Bệnh Loét Dạ Dày, Phương Pháp Điều Trị Phòng Ngừa Hiệu Quả

Bệnh Loét Dạ Dày, Phương Pháp Điều Trị Phòng Ngừa Hiệu Quả

Bệnh loét dạ dày đã không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người. Hiện nay, tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh loét dạ dày đang ngày một tăng và vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm vi khuẩn Hp, do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học,… Tuy nhiên, việc hiểu rõ tình trạng bệnh để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả vẫn còn hạn chế với nhiều người. 

1. Bệnh loét dạ dày là gì?

benh-loet-da-day

Bệnh loét dạ dày là gì?

Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong việc tiêu hóa thức ăn. Hàng ngày, dạ dày của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với những đồ ăn, thức uống được đưa từ bên ngoài vào. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao bạn lại bị bệnh loét dạ dày không?

  • Cơ chế loét dạ dày

Dạ dày của bạn được cấu tạo gồm 5 lớp và bên trong cùng, nơi tiếp xúc với thức ăn bạn đưa vào hàng ngày chính là lớp niêm mạc.

Bình thường, lớp niêm mạc dạ dày được bảo vệ bởi lớp chất nhầy để tránh sự tấn công của acid HClmen pepsin (hai chất có vai trò quan trọng đối với việc tiêu hóa thức ăn dạ dày của bạn).

Khi bạn đi khám bệnh và phát hiện mình bị loét dạ dày, đó chính là biểu hiện của việc lớp niêm mạc dạ dày của bạn không còn lớp chất nhầy đảm bảo vai trò bảo vệ và đã bị các yếu tố là acid và pepsin dịch vị tấn công, gây tổn thương.

Bệnh loét dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những ổ loét tại những vị trí hay gặp như bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị,…

Bên cạnh đó, loét còn là một bệnh mạn tính, diễn biến từng đợt theo chu kỳ, để lại không ít khó khăn cho những ai mắc phải. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Top 9 Nguyên Nhân Loét Dạ Dày Phổ Biến Ai Cũng Phải Biết

2. Nguyên nhân bệnh loét dạ dày

Phần trên có lẽ đã giúp bạn hiểu được phần nào về bệnh loét dạ dày. Và chắc rằng bạn cũng đang tự hỏi  “nguyên nhân nào dẫn đến bệnh loét dạ dày?”.

Bệnh loét dạ dày được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng hai nguyên nhân chính gây ra bệnh và chiếm tỷ lệ cao đó là do vi khuẩn Hp và do tình trạng căng thẳng kéo dài.

Ngoài ra, các nguyên nhân như chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs),… cũng là yếu tố gây nên bệnh loét dạ dày của bạn.

2.1. Vi khuẩn Hp gây bệnh loét dạ dày

Vi khuẩn Hp (tên khoa học là Helicobacter pylori) là nguyên nhân được nghĩ đến nhiều nhất khi bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (AGA) cho rằng “Khoảng 80-90% bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày được xác định là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori”.

Helicobacter pylori là một loại xoắn khuẩn Gram âm, thường khu trú ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày của bạn.

  • Cơ chế gây loét dạ dày của vi khuẩn Hp

Chúng làm tổn thương niêm mạc dạ dày bằng cơ chế là giảm khả năng tiết chất nhầy của dạ dày và sản sinh ra các men nhằm gây tổn thương lên các tế bào niêm mạc.

Khi kí sinh ở phần niêm mạc, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra men urease để phục vụ cho quá trình thuỷ phân ure thành amoniac (NH3) gây ra độc tính cho niêm mạc dạ dày, đồng thời nó cũng tham gia quá trình ngăn cản sự tổng hợp của lớp chất nhầy, khiến cho chất nhầy sinh ra không đủ số lượng và chất lượng để bảo vệ.

Và khi đó sẽ dẫn đến tình trạng dạ dày của bạn bị tấn công bởi các yếu tố là acid và pepsin dịch vị cũng như các thức ăn, gây ra tổn thương là các vết viêm loét.

benh-loet-da-day

Vi khuẩn Hp- Nguyên nhân chính gây bệnh loét dạ dày

2.2. Nguyên nhân gây bệnh do căng thẳng

Bên cạnh nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn Hp thì căng thẳng cũng là yếu tố quan trọng gây nên bệnh loét dạ dày của bạn.

Cuộc sống hối hả hàng ngày chắc hẳn đã tạo ra cho bạn không ít áp lực, làm cho bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng.

Đã từng xuất hiện các trường hợp bệnh nhân đến khám và chẩn đoán là loét dạ dày mà nguyên nhân là bị áp lực trong học tập, thi cử, công việc hay các vấn đề về tình cảm…Và nếu như tình trạng này cứ diễn ra thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày là không nhỏ.

  • Cơ chế gây loét dạ dày do căng thẳng

Điều này được lý giải là do khi bạn bị căng thẳng kéo dài, dạ dày của bạn sẽ tăng tiết acid HCl, tấn công vào lớp niêm mạc và tạo điều kiện cho các ổ viêm loét hình thành nên ở dạ dày.

Ngoài ra, thần kinh ở hệ tiêu hóa sẽ ngưng trệ khi bạn căng thẳng, gây ảnh hưởng đến việc giảm tiết các chất trong quá trình tiêu hóa và co bóp.

Nếu thường xuyên phải đối mặt với những căng thẳng và đã có những dấu hiệu đau dạ dày, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có những giải pháp thích hợp để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.

2.3. Thói quen ăn uống và sinh hoạt không đúng cách 

  • Thói quen ăn uống

Có lẽ bạn sẽ ít ngờ rằng thói quen ăn uống không hợp lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh loét dạ dày.

Việc bạn tiêu thụ các đồ ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ… các đồ uống như rượu, bia, cafe,… sẽ gây ra kích ứng lên niêm mạc dạ dày, gây ra nhiều thương tổn và khiến cho tình trạng loét dạ dày xảy ra.

  • Thói quen sinh hoạt

Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt của bạn không khoa học, nhất là việc bạn thường xuyên thức khuya sẽ gây nên bệnh loét dạ dày bởi acid dạ dày sẽ được tiết nhiều vào ban đêm cộng thêm việc bạn tiêu thụ các đồ ăn nhanh như mì tôm, snack, đồ ăn hộp,… gây gánh nặng lên dạ dày và khiên tình trạng loét dạ dày càng trở nên nặng hơn.

Thói quen hút thuốc là cũng được đề cập đến là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày.

Điều này được các chuyên gia giải thích rằng thuốc lá là tác nhân gây ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin (chất có vai trò kích thích việc sản xuất chất nhầy và bicarbonat) làm giảm sự bảo vệ của niêm mạc dạ dày và gây ra tình trạng viêm loét.

>>>> Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

2.4. Các nguyên nhân khác gây ra bệnh loét dạ dày

  • Lạm dụng thuốc

Một trong những nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày có thể kể đến là việc bệnh nhân lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) để điều trị các bệnh như viêm khớp, viêm phổi, viêm chân răng,… bởi các thuốc này cũng có vai trò ức chế Prostaglandin kể trên. 

  • Người có nhóm máu O

Một số nghiên cứu khoa học cho rằng, các bệnh nhân bị loét dạ dày thường có tiền sử gia đình (những người có mối quan hệ ruột thịt đã bị loét dạ dày) và những người có nhóm máu O có tỷ lệ loét dạ dày cao hơn những người có các nhóm máu khác 1,4 lần.

  • Hội chứng Zollinger- Ellison

Hội chứng Zollinger- Ellison cũng là nguyên nhân được nhắc đến nhiều khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh loét dạ dày.

Đó là một bệnh mà trong đó các khối u khiến cho dạ dày tiết ra quá nhiều acid, gây tổn thương lên niêm mạc dạ dày và dẫn đến loét.

3. Bệnh loét dạ dày – dấu hiệu nhận biết

Dưới đây là một số triệu chứng có liên quan đến bệnh loét dạ dày và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của vết loét.

Biểu hiện hay gặp nhất ở người mắc bệnh loét dạ dày là cảm giác nóng rát hoặc đau ở vùng thượng vị. Cơn đau của bạn sẽ dữ dội hơn khi đói, có thể kéo dài vài phút đến vài tiếng đồng hồ và thường lan ra sau lưng của bạn.

benh-loet-da-day

Đau bụng thượng vị

Các dấu hiệu và triệu chứng hay gặp khác của bệnh loét dạ dày bao gồm:

  • Bệnh nhân có biểu hiện đau âm ỉ trong dạ dày, đôi khi không muốn ăn vì đau
  • Có các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn
  • Bệnh nhân bị đầy hơi, ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược acid dạ dày (hay còn gọi là trào ngược dạ dày- thực quản)
  • Cơn đau có thể được cải thiện khi bạn ăn, uống hoặc dùng thuốc kháng acid
  • Bệnh nhân có thể bị thiếu máu , gặp các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, da nhợt nhạt

Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh loét dạ dày của bạn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng. Hiện nay, những biến chứng này ít phổ biến hơn nhiều do có nhiều phương pháp để điều trị hiệu quả.

Tuy nhiên, các biến chứng có thể rất nghiêm trọng như:

  • Chảy máu từ vết loét

Tình trạng này có thể diễn biến từ ‘chảy nhỏ giọt’ đến chảy máu đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Nếu đột ngột chảy máu nhiều thì bạn sẽ bị nôn ra máu và khiến bạn cảm thấy choáng váng và ngất xỉu.

Ngoài ra, một lượng máu nhỏ dần dần sẽ đi qua ruột và làm cho phân của bạn có màu rất sẫm hay thậm chí là phân đen.

  • Thủng dạ dày

Đây là tình trạng mô tả vết loét đã xuyên qua thành dạ dày khiến thức ăn và acid trong dạ dày sau đó bị rò rỉ ra ngoài dạ dày. Điều này thường gây ra các cơn đau dữ dội và khiến bạn rất khó chịu. Thủng dạ dày là một cấp cứu y tế và bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện càng sớm càng tốt.

  • Hẹp môn vị

Tình trạng này hiện nay hiếm gặp. Vết loét ở phần cuối của dạ dày (môn vị) có thể làm cho đường ra của dạ dày (phần dạ dày đi vào hành tá tràng) bị thu hẹp và gây tắc nghẽn. Điều này có thể gây ra nôn mửa nghiêm trọng thường xuyên.

Mặc dù ban đầu bạn cảm thấy cảm giác khó chịu có thể là nhẹ, nhưng vết loét có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bạn không điều trị kịp thời. Các vết loét lâu ngày không chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng kể trên và trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào của bệnh loét dạ dày để có giải pháp điều trị kịp thời để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

4. Bệnh loét dạ dày – các xét nghiệm chẩn đoán

Khi bạn đi khám, nếu bác sĩ cho rằng bạn có thể bị loét dạ dày, các xét nghiệm ban đầu bạn sẽ thực hiện bao gồm một số xét nghiệm máu. Các xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu do bất kỳ vết loét nào chảy máu hay không. 

Sau đó bạn sẽ được chỉ định thực hiện một trong những xét nghiệm sau đây để có thể chẩn đoán chính xác bệnh loét dạ dày.

4.1. Nội soi dạ dày chẩn đoán bệnh loét dạ dày

Nội soi dạ dày là thủ tục được ưu tiên để nhận biết xem liệu bạn có bị loét dạ dày hay không. 

Nội soi dạ dày được tiến hành theo các bước như sau:

  • Bạn được chỉ định nằm nghiêng trên một chiếc ghế dài và được yêu cầu đặt một miếng bảo vệ miệng bằng nhựa giữa các răng của bạn để bảo vệ răng của bạn và ngăn bạn cắn ống nội soi.
  • Tiếp đến, bác sĩ nội soi sẽ yêu cầu bạn nuốt phần đầu tiên của ống nội soi và điều này có thể không thoải mái và bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đẩy ống nội soi xuống sâu hơn trong ống dẫn (thực quản) và vào dạ dày và phần đầu tiên của ruột (hành tá tràng). Máy quay video ở đầu ống nội soi sẽ gửi hình ảnh đến màn hình. 
  • Trong trường hợp nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh nhân bị loét, không khí sẽ được thổi vào dạ dày của bạn khi ống nội soi vào bên trong. Điều này cho phép bác sĩ nội soi thấy bất kỳ vết đỏ, lỗ, hay tắc nghẽn bất thường nào để đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh của bạn.
noi-soi-da-day

Nội soi dạ dày chẩn đoán bệnh loét dạ dày

Bạn sẽ được nhận kết quả ngay sau khi thực hiện nội soi dạ dày từ bác sĩ nội soi của bạn. Và sau đó bạn sẽ được tư vấn và nhận được lộ trình điều trị bệnh loét dạ dày hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh của bạn.

Bạn nên tái khám sau một thời gian điều trị bệnh để biết được rằng tình trạng bệnh của mình đã thuyên giảm chưa cũng như có những giải pháp kịp thời nếu bệnh diễn biến phức tạp hơn.

4.2. Xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp 

Để chẩn đoán liệu bạn có bị nhiễm vi khuẩn Hp, nguyên nhân chính gây ra bệnh loét dạ dày hay không, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

4.2.1. Kiểm tra hơi thở 

Hay còn được gọi là kiểm tra hơi thở urea là xét nghiệm kiểm tra sự nhiễm khuẩn trong dạ dày bằng cách đo một số chất trong hơi thở của bạn

Quy trình kiểm tra hơi thở được thực hiện thông qua các bước như sau:

  • Bạn sẽ đưa một mẫu hơi thở của bạn bằng cách thở vào túi thở được bác sĩ chỉ định.
  • Sau đó, bạn sẽ được chỉ định nuốt một viên thuốc 14C hoặc dung dịch có chứa C13 và cung cấp một mẫu hơi thở khác.
  • Bác sĩ của bạn sẽ so sánh hai mẫu trên. Nếu mẫu thứ hai có nồng độ carbon dioxide (CO2) cao hơn bình thường thì đó chính là dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn Hp.

4.2.2. Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp

Bạn sẽ được chỉ định lấy phân để chẩn đoán xác định vi khuẩn Hp trong dạ dày. 

Bằng phương pháp xét nghiệm phân để xác định kháng nguyên (phân tử có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn), bác sĩ có thể dễ dàng xác định được liệu trong dạ dày bệnh nhân có xuất hiện vi khuẩn Hp không.

4.2.3. Xét nghiệm máu để xác định vi khuẩn Hp

Khi vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể bạn, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để chống lại vi khuẩn này. Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ xác định được sự có mặt của kháng thể kháng vi khuẩn Hp trong huyết tương ở những bệnh nhân dương tính với vi khuẩn này.

Tuy nhiên, hiện nay biện pháp này ít được các bác sĩ chỉ định vì nó đem lại hiệu quả không cao và đôi khi cho kết quả không chính xác.

>>>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm máu HP có chính xác không?

5. Điều trị bệnh loét dạ dày

Như bạn đã biết, loét dạ dày là một bệnh mạn tính và cần phải kết hợp nhiều phương pháp để điều trị bệnh  hiệu quả.

Dưới đây sẽ là một số phương pháp mà Scurma Fizzy bật mí cho bạn để có thể giúp bạn sớm cải thiện tình trạng bệnh loét dạ dày của mình.

5.1. Điều trị bệnh loét dạ dày bằng việc sử dụng thuốc

Để giúp bạn điều trị bệnh loét dạ dày hiệu quả, các bác sĩ thường kê cho bạn các thuốc và hướng dẫn bạn sử dụng cho đúng cách. Dưới đây sẽ là một số thuốc bạn có thể tham khảo trong quá trình điều trị bệnh loét dạ dày.

thuoc-dieu-tri-loet-da-day

Thuốc điều trị bệnh loét dạ dày

5.1.1. Thuốc kháng acid dạ dày (antacid) 

Đây là những thuốc có khả năng trung hòa acid dịch vị. Các thuốc nhóm này bao gồm các hydroxyd và muối của magie hoặc nhôm, điển hình là các thuốc như Maalox, Gastropulgite, Phosphalugel,…

5.1.2. Các thuốc có tác dụng chống bài tiết của acid dạ dày HCl 

Nhóm thuốc này bao gồm:

  • Thuốc ức chế thụ thể H2

Là thuốc ức chế các tác động của histamin tại vị trí thụ thể histamin H2 của các tế bào thành trong dạ dày và nhờ đó làm giảm sự bài tiết của acid dịch vị. Các thuốc nhóm này gồm Cimetidin, Famotidin, Ranitidin, Nizatidin,…

  • Thuốc ức chế sự hoạt động của bơm proton

Là những thuốc có khả năng giảm sự bài tiết của acid dịch vị có hồi phục, gồm các thuốc như Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol,…

5.1.3. Các thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp băng bó các ổ loét 

Các thuốc này bao gồm:

  • Thuốc băng bó ổ viêm loét: Aluminum saccharose sulfat
  • Các thuốc có vai trò kích thích dạ dày sản sinh dịch nhầy và bicarbonat: Misoprostol, teprenone…
  • Các vitamin bao gồm: B1, B6, PP có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày, điều hoà nồng độ acid dịch vị, giúp cơ thể có thể hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng.

5.1.4. Thuốc diệt vi khuẩn H. pylori

  • Các muối Bismuth hữu cơ gồm các thuốc như Pepto- Bismol, Trymo…
  • Các kháng sinh diệt Hp bao gồm các thuốc như Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin.
  • Các thuốc nhóm imidazol có tác dụng diệt trừ vi khuẩn Hp, điều trị bệnh loét dạ dày gồm: Metronidazol, Tinidazol...

Khi sử dụng các thuốc trên, bạn nên tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ cũng như phác đồ điều trị để điều trị hiệu quả bệnh loét dạ dày cũng như hạn chế các tác dụng phụ mà thuốc gây ra!

5.2. Xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để cải thiện bệnh loét dạ dày

Để sớm cải thiện bệnh loét dạ dày của mình, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên xây dựng cho mình một kế hoạch lâu dài với một chế độ ăn uống dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. 

  • Thay đổi thói quen ăn uống

Để dạ dày sớm phục hồi, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, rượu, bia… và thay vào đó là sử dụng các loại thực phẩm như

  • Thực phẩm giàu vitamin A, B, D, K, B12,…,
  • Các khoáng chất (sắt, kẽm, canxi) và chất chống oxy hóa chứa nhiều trong hoa quả và rau xanh.
  • Các loại thực phẩm có thể kể đến như: chuối, táo, bơ, gừng, nghệ và mật ong, sữa chua…

Để thuận lợi cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng và giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh loét dạ dày, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Khi ăn, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ để vừa có cảm giác ngon miệng cũng như giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn.

Bạn không nên ăn quá no và không nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày của bạn trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

che-do-an-dinh duong

Chế độ ăn dinh dưỡng

Bên cạnh một chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng, bạn nên rèn luyện cho bản thân thói quen sinh hoạt thật hiệu quả, khoa học.

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bạn nên hạn chế thức khuya và ăn vào ban đêm, các tình trạng căng thẳng, lo âu và thay vào đó bằng việc đi ngủ đều đặn, đúng giờ (bạn nên đi ngủ trước 23h), giảm căng thẳng bằng việc nghe nhạc, tập thể dục, tập yoga…

Ngoài ra, bạn nên hạn chế hoặc thậm chí là bỏ các thói quen hút thuốc lá, việc lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm (NSAIDs) để bảo vệ dạ dày của bạn.

Khi bạn gặp phải các tình trạng bệnh lý mà cần sử dụng thuốc giảm đau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh thuốc phù hợp, hạn chế tác dụng phụ trên dạ dày của bạn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì Cùng 6 Loại Thực Phẩm Nên Sử Dụng

5.3. Một số phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả

Ở phần trên, chắc hẳn bạn cũng hình dung ra rằng việc ăn uống hợp lý không những cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp dạ dày của bạn phục hồi ở trạng thái tốt nhất.

Để giúp bạn hình dung dễ hơn nữa, sau đây Scurma Fizzy sẽ gợi ý cho bạn một số bài thuốc chữa loét dạ dày hiệu quả ngay tại nhà.

5.3.1. Chữa bệnh loét dạ dày bằng mật ong và nghệ

Nghệ và mật ong được biết đến với công dụng và được nhiều người Việt tin dùng để chữa bệnh loét dạ dày

  • Mật ong được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời như diệt trừ vi khuẩn, chữa lành các vết thương, làm giảm sự hình thành khí trong dạ dày và tăng cường sức đề kháng bên trong cơ thể bạn.
  • Còn nghệ có những công dụng hữu ích như kháng viêm, kích thích cơ thể của bạn bài tiết mật hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa tiêu hóa thức ăn đồng thời giúp giảm sản sinh khí và làm cho các cơn co thắt và loét diễn ra chậm hơn.
  • Khi bạn kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ đối với dạ dày của bạn: giúp giảm đau, giảm sự kích thích lên niêm mạc, hỗ trợ băng bó các ổ loét tạo ra sự dịu nhẹ cho dạ dày.
  • Đồng các triệu chứng như đầy hơi, ợ hơi nhanh chóng sẽ nhanh chóng biến mất giúp bạn có cảm giác ăn ngon hơn và cơ thể khỏe mạnh trở lại.
mat-ong-va-nghe

Chữa bệnh loét dạ dày từ mật ong và nghệ

Cách thực hiện cũng khá đơn giản: bạn cần chuẩn bị 1 thìa mật ong và 2 thìa tinh bột nghệ, sau đó khuấy đều  với 200ml nước ấm. Bạn nên sử dụng bài thuốc này hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh loét dạ dày của mình.

5.3.2. Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh loét dạ dày từ gừng tươi

Gừng được biết đến là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của bạn với công dụng hữu hiệu như hạ sốt, chống buồn nôn, say tàu xe,…

Nhưng có lẽ, bạn sẽ ngạc nhiên với công dụng của gừng đối với tình trạng bệnh loét dạ dày của bạn.

  • Công dụng của gừng trong điều trị loét dạ dày

Gừng có thể giúp cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa, góp phần làm giảm các triệu chứng của loét dạ dày cùng với các biểu hiện như đầy hơi, khó tiêu.

  • Cách sử dụng gừng

Để dùng gừng trong việc điều trị bệnh loét dạ dày, bạn nên thái gừng thành các lát mỏng rồi cho vào ấm để đun sôi với 100ml nước.

Sau khi nước sôi, bạn cho nước gừng vào cốc rồi thêm vài lát gừng tươi, để trong khoảng 5 phút và sử dụng.

Bạn hãy thực hiện phương pháp đơn giản, hiệu quả trên để giúp dạ dày của bạn hồi phục hiệu quả nhé!

5.3.3. Cải thiện tình trạng bệnh loét dạ dày bằng nha đam

Nhắc đến nha đam, chắc hẳn bạn cũng nghĩ ngay đến công dụng làm đẹp da của các chị em phụ nữ. Nhưng bên cạnh đó, nha đam còn được biết đến với công dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng,… rất hiệu quả.

nha-dam

Chữa loét dạ dày từ nha đam

  • Cách sử dụng nha đam

Để có bài thuốc chữa loét dạ dày hiệu quả từ nha đam, bạn chuẩn bị 1 đến 2 nhánh nha đam lớn, tươi.

Tiếp đến, bạn nên đem nha đam đi rửa sạch rồi gọt vỏ để lấy phần thịt trắng bên trong.

Sau đó, bạn cho phần thịt trắng đó vào trong máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn.

Bạn nên uống một cốc nước nha đam trước khi ăn khoảng 20 phút hàng ngày để sớm cải thiện tình trạng bệnh của mình nhé!

5.3.4. Chuối xanh giúp chữa bệnh loét dạ dày hiệu quả

Đây là bài thuốc hữu hiệu trị loét dạ dày được nhiều người quan tâm. 

Khi lựa chọn chuối, bạn nên chọn loại chuối tiêu xanh vì nó có khả năng hỗ trợ điều trị loét dạ dày hiệu quả. Chuối tiêu xanh có khả năng kích thích dạ dày của bạn sản sinh lớp chất nhầy để bảo vệ niêm mạc, ức chế sự ăn mòn của dịch vị dạ dày, đồng thời cũng ngăn các vi khuẩn có hại tấn công vào dạ dày của bạn.

Để có bài thuốc chữa loét dạ dày hiệu quả, bạn nên chuẩn bị chuối tiêu xanh, sau đó đem rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Sau khi chuối chín, bạn lột vỏ và dùng để ăn trực tiếp hoặc bạn có thể chấm với muối tiêu để dễ ăn hơn. 

Bạn hãy dùng phương pháp này đều đặn trong khoảng từ 2 đến 3 ngày để triệu chứng của bệnh được thuyên giảm và cải thiện!

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Không Nên Ăn Gì, Thực Phẩm Cần Hạn Chế

5.4. Khắc phục bệnh bằng các bài tập yoga ngay tại nhà

Yoga từ lâu đã được biết đến là các bài tập có thể giúp điều trị bệnh rất hiệu quả và trong đó có bệnh loét dạ dày.

Căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm cho hơi thở của bạn bị trì trệ và khiến cho hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng theo. Yoga sẽ giúp bạn điều chỉnh hơi thở của mình sâu và nhịp nhàng hơn, tạo điều kiện cho cơ hoành hoạt động nhiều hơn, tác động đến vùng bụng dưới cơ hoành vận động theo nhịp thở.

Việc này góp phần giúp thức ăn ở trong dạ dày của bạn được tiêu hóa tốt hơn, giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu… Ngoài ra, yoga sẽ giúp giúp bạn thư giãn, giúp hệ thần kinh bớt căng thẳng và giảm tình trạng loét dạ dày.

Dưới đây sẽ là một số bài tập yoga giúp bạn thư giãn, giảm bớt căng thẳng cũng như hỗ trợ việc điều trị bệnh loét dạ dày của bạn một cách hiệu quả.

5.4.1. Cải thiện tình trạng bệnh loét dạ dày bằng kỹ thuật thở

Đây là một bài tuyệt vời và luôn được ưu tiên để điều trị bệnh loét dạ dày. Kỹ thuật thở giúp bạn tập trung tuyệt đối vào hơi thở của mình, góp phần làm giảm căng thẳng cho các cơ quan bên trong cơ thể của bạn. 

Thực hiện bài tập với tư thế ngồi thẳng lưng trên một tấm thảm, giữ cho vai và eo của bạn phải thẳng.Tiếp đến, bạn hãy hít thở thật sâu và tiếp tục điều này càng lâu càng tốt cho đến khi bạn cảm thấy mệt.

Bạn hãy thực hiện bài tập này liên tục trong 1 đến 5 phút và thực hiện đều đặn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh loét dạ dày và giúp tinh thần thoải mái, thư giãn.

tap-yoga-voi-ki-thuat-tho

Kĩ thuật thở hỗ trợ điều trị loét dạ dày

5.4.2. Bài tập chữa bệnh loét dạ dày với tư thế gập người về phía trước

Bài tập yoga với tư thế gập người về phía trước có tác dụng tốt đối với dạ dày của bạn. Khi bạn đang bị đau bụng hay đau dạ dày, tư thế này có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả.

Bên cạnh đó, tư thế này còn có tác dụng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp chữa chứng táo bón. 

Bạn thực hiện bài tập với tư thế ngồi vuông góc với sàn nhà, hai chân duỗi ra một cách thoải mái nhất có thể. Sau đó, bạn hãy từ từ gập cong người xuống, để ngón tay trỏ chạm ngón chân cái.

Trong quá trình tập, hãy cố gắng giữ cho khuôn mặt nằm giữa hai đầu gối và hai cánh tay trên mặt sàn nhà.

Bạn nên thực hiện với tư thế vừa thư giãn vừa hít thở sâu và thực hiện động tác này từ 2 – 3 lần, sau đó nâng người lên rồi trở về trạng thái ban đầu.

benh-loet-da-day

Tư thế gập người về phía trước

5.4.3. Bài tập yoga với tư thế nâng chân 

Đây là tư thế yoga chữa loét dạ dày có giúp tăng cường sức khỏe cho vùng bụng của bạn. 

Nằm thẳng trên thảm, đặt lòng bàn tay của bạn xuống sàn và dưới hông. Kế tiếp, hãy bắt đầu nhấc chân của bạn lên và giữ nó ở một góc 30 độ so với sàn và đếm cho đến giây thứ 5.

Tiếp tục nâng cao chân của bạn thêm một chút, lần này ở góc 60 độ so với mặt sàn. Một lần nữa, hãy giữ tư thế đó trong năm giây.

Cuối cùng, bạn dừng lại ở góc 90 độ cho đến khi chân vuông góc với cơ thể. Với tư thế hạ chân xuống, bạn vẫn giữ nguyên kiểu này và thực hiện ngược lại. Trong suốt bài tập, bạn nên cố gắng không uốn cong đầu gối của bạn. 

benh-loet-da-day

Tư thế nâng chân chữa loét dạ dày

Bạn hãy thực hiện kết hợp các bài tập trên với nhau để giúp cơ thể được thư giãn, giúp giảm căng thẳng, cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là giúp cải thiện bệnh loét dạ dày của bạn nhé! 

Trên đây là những kiến thức bổ ích mà Dược sĩ chuyên gia Scurma Fizzy cung cấp cho các bạn về bệnh loét dạ dày. Hi vọng những thông tin này có thể giải đáp những thắc mắc của bạn và có thể giúp được bạn trong việc điều trị bệnh loét dạ dày hiệu quả. Bạn hãy tham khảo để có thể cải thiện tình trạng của mình và luôn chăm sóc, giữ gìn để có một sức khỏe thật tốt nhé!

Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về tình trạng loét dạ dày của mình hiệu quả nhất!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091