Đau Dạ Dày K Nên Ăn Gì, Thực Phẩm Cần Hạn Chế Và Một Số Thực Phẩm Cần Bổ Sung
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến, hiện nay có tới 70% người Việt mắc bệnh lý này, trong đó tỷ lệ người trẻ mắc bệnh lý này ngày càng gia tăng. Các cơn đau cũng như các triệu chứng do đau dạ dày gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nhưng không phải ai khi mắc đau dạ dày cũng biết cách để hạn chế các cơn đau cũng như các triệu chứng khác. Cách giải quyết khi đau dạ này như thế nào ? Đau dạ dày nên ăn gì? Đau dạ dày k nên ăn gì? và làm sao để hạn chế tình trạng đau đó. Hãy cùng Scurma fizzy tìm hiểu trong bài viết dưới đây
1.Tình trạng đau dạ dày
1.1 Định nghĩa đau dạ dày
Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử) là tình trạng các niêm mạc của thành dạ dày bị tổn thương, viêm loét, xuất huyết… dẫn đến những cơn đau âm ỉ, gây những khó chịu cho người mắc phải. Đây là bệnh rất phổ biến của đường tiêu hóa hiện nay và gặp nhiều ở người trẻ tuổi. Giai đoạn đầu các cơn đau thường xuất hiện ít, tình trạng đau nhẹ làm cho người bệnh chủ quan và bỏ qua các triệu chứng ấy. Khi tình trạng đau xuất hiện nhiều, các cơn đau với mức độ nặng hơn thì bệnh lý đau dạ dày đã ở giai đoạn nặng hơn và có thể tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm khác.
1.2 Các triệu chứng bất lợi khi mắc đau dạ dày
Đau dạ dày sẽ làm cho bệnh nhân gặp phải các tình trạng khó chịu sau:
- Đau: các cơn đau dạ dày là triệu chứng phổ biến và xuất hiện nhiều nhất. Các cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị, đau nhiều về đêm, đau tăng khi đói, kèm theo các cơn nóng rát khó chịu. Các cơn đau dạ dày gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
- Ợ chua nóng rát cổ: ở bệnh nhân đau dạ dày, thông thường lượng acid dư thừa khá nhiều, kèm theo việc dạ dày co bóp quá mức, gây đẩy ngược dịch lên trên thực quản, gây ra hiện tượng ợ chua nóng rát cổ.
- Buồn nôn, nôn, chán ăn: việc nhu động dạ dày tăng, lượng dịch vị lớn không chỉ gây ợ chua nóng rát cổ mà còn gây ra hiện tượng nôn, buồn nôn.
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa: đa phần các bệnh nhân đau dạ dày đều gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Đau dạ dày làm cho chức năng nghiền nhỏ, thấm dịch vị vào thức ăn của dạ dày bị ảnh hưởng, dẫn tới việc hấp thu thức ăn ở giai đoạn sau bị ảnh hưởng, kéo theo tình trạng rối loạn tiêu hóa xuất hiện, có thể là táo bón hoặc tiêu chảy tùy vào cơ địa mỗi người.
- Chán ăn, sụt cân: việc ợ chua nóng rát cổ, kèm theo hiện tượng buồn nôn có thể làm cho bệnh nhân cảm giác chán ăn, không muốn ăn. Tình trạng chán ăn lâu ngày có thể làm cho bệnh nhân bị sút cân, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn cơ thể.
>>>XEM THÊM: Đau Dạ Dày Triệu Chứng Là Gì? 12 Triệu Chứng Đau Dạ Dày Dễ Nhận Biết Nhất
Đau Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Và 5 Lưu Ý Cần Biết
Không chỉ các cơn đau dạ dày mà các triệu chứng của đau dạ dày đều làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, nghiêm trọng hơn có thể làm suy nhược cơ thể, sa sút sức khỏe… Vậy phải làm gì khi bị đau dạ dày?
1.3 Cách giải quyết khi đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày, bạn cần giảm nhanh các cơn đau cũng như các triệu chứng khó chịu của dạ dày để giảm những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày. Bạn cần tới các cơ quan y tế để kiểm tra tình trạng dạ dày của mình và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh việc “ đau dạ dày k nên ăn gì”, bạn có thể áp dụng một vài cách sau để cải thiện tình trạng đau dạ dày:
- Xem lại chế độ ăn uống. Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng có thể chất mềm và dễ tiêu hóa để giảm gánh nặng cho dạ dày, hạn chế thực phẩm khó tiêu, thực phẩm cay nóng và các thực phẩm làm ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày.
- Sử dụng các mẹo giảm đau sau để hạn chế sự khó chịu của các cơn đau dạ dày: sử dụng bánh mì để giảm bớt lượng dịch vị dư thừa, uống trà thảo dược hằng ngày để giảm tần suất các cơn đau, sử dụng một cốc nước đường ấm để làm dịu các cơn đau, kết hợp với xoa nóng bụng và nghỉ ngơi để làm giảm các cơn đau nhanh chóng.
- Khi bị đau dạ dày bạn cần sớm đi kiểm tra dạ dày sớm. Hiện nay nội soi được xem là phương pháp kiểm tra nhanh chóng và chính xác nhất, đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn cần kiểm tra chức năng dạ dày, kết hợp với sự tư vấn của bác sĩ để có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Cùng với đó tìm ra các điều trị tốt nhất, có hiệu quả nhất cho bản thân.
2.Đau dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm cần bổ sung
Với bệnh nhân mắc đau dạ dày, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thay đổi thói quen sinh hoạt thì cần phải thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Vậy bệnh nhân đau dạ dày cần bổ sung gì để vừa đảm bảo chức năng dạ dày, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể. Một số loại thực phẩm bạn có thể áp dụng, bổ sung thêm trong khẩu phần ăn hàng ngày :
- Cần bổ sung vào cơ thể các loại thực phẩm mềm, đã được chế biến kỹ hoặc hầm nhừ, đảm bảo dạ dày có thể tiêu hóa dễ dàng và đơn giản. Việc sử dụng thực phẩm mềm vừa giúp giảm gánh nặng cho dạ dày, vừa giúp cho quá trình hấp thu thức ăn đạt hiệu quả tối đa nhất.
- Bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm đầy đủ thịt, cá, trứng, hoa quả, rau xanh… bên cạnh đó bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng qua các dòng thực phẩm chức năng.
- Dạ dày có thể dung nạp tất cả các loại thịt. Nhưng bạn cần chế biến thành các món mềm sao cho dễ tiêu hóa, hạn chế các dòng thịt đỏ vì nó khó tiêu hóa hơn các loại thịt khác.
- Bệnh nhân đau dạ dày cần bổ sung nhiều các loại rau xanh, đặc biệt là các loại rau họ cải, vừa tốt cho dạ dày, vừa tốt cho hệ tiêu hóa cũng như các hệ cơ quan khác trong bộ cơ thể.
- Với bệnh nhân mắc đau dạ dày cần lựa chọn những loại hoa quả ngọt nhiều vitamin cũng như khoáng chất, ít chua để đảm bảo niêm mạc dạ dày được bảo vệ tốt nhất, tránh các cơn đau do dạ dày gây ra. Các loại hoa quả tốt cho dạ dày được nhiều người sử dụng hiện nay là: các loại hoa quả chín, vị ngọt như bơ, xoài chín, thăng long, nhãn, vải….
- Bệnh nhân đau dạ dày nên bổ sung nhiều bánh mì, khoai lang, ngô, ngũ cốc, các loại hạt sấy khô, chuối, táo và các loại rau thơm như thì là, bạc hà … Đó đều là những thực phẩm tốt cho dạ dày, giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày, và giảm tần suất xuất hiện các cơn đau do dạ dày gây ra.
3.Đau dạ dày k nên ăn gì? Thực phẩm cần hạn chế
Bên cạnh bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng như tốt cho dạ dày, bạn cũng cần tìm hiểu các thực phẩm không nên ăn để hạn chế tối đa các triệu chứng bất lợi của đau dạ dày. Vậy đau dạ dày k nên ăn gì để hạn chế các cơn đau dạ dày một cách tối đa nhất:
3.1 “ Đau dạ dày k nên ăn gì?” – Đau dạ dày k nên ăn thịt đỏ
Thịt đỏ là các loại thịt nạc động vật, có màu đỏ, chứa nhiều protein cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, bên cạnh đó trong thịt đỏ chứa nhiều sắt, vitamin, các chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Thịt đỏ đóng vai trò cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày, đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên thịt đỏ là thực phẩm khó tiêu, để tiêu hóa hết một lượng thịt đỏ dạ dày phải tăng cường hoạt động, tăng co bóp, sử dụng nhiều dịch vị hơn, điều đó làm cho việc đau dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại thịt đỏ cần hạn chế là: thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa, hay thịt dê và các loại thịt chó…Đặc biệt cần hạn chế các loại thịt có chứa các đầu sụn hay các loại xương cứng khó tiêu hóa.
3.2 “ Đau dạ dày k nên ăn gì?” – Đau dạ dày k nên ăn các loại hoa quả chua
Hoa quả chua chứa nhiều acid, làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng tần suất các cơn đau dạ dày gây ra. Các loại hoa quả chua bạn cần hạn chế khi bị đau dạ dày gồm: xoài xanh, cóc, mận, chanh, cam chua, dứa, măng cụt…
Bên cạnh các loại hoa quả chua, bạn cũng nên hạn chế các loại hoa quả gây nóng trong như nhãn, vải, chôm chôm, sầu riêng… Đa phần các loại quả ngọt này có hàm lượng đường cao, gây nóng trong và có thể gây táo bón.
Bệnh nhân đau dạ dày cũng không nên ăn các loại hoa quả xanh do hàm lượng tanin cao, sẽ làm cho dạ dày bị tổn thương, gây đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Các loại hoa quả không nên sử dụng khi còn xanh là: quả ổi, quả hồng, hồng xiêm…
3.3 “ Đau dạ dày k nên ăn gì?” – không ăn chứa nhiều dầu mỡ
Dầu mỡ khi sử dụng ở một hàm lượng vừa đủ sẽ có tác dụng nhuận tràng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều dầu mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ làm cho dạ dày phải tăng cường hoạt động, do dầu mờ khó tiêu hơn các loại thức ăn khác. Do đó với bệnh nhân đau dạ dày k nên ăn các thịt mỡ cũng như các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
Thức ăn chiên xào khó tiêu điển hình như: các món xào, nem rán, gà rán, khoai tây chiên, vịt quay… đa phần các món chiên xào trên đều là các món ăn ngon và được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên đó đều là các món ăn khó tiêu và gây đau dạ dày nặng hơn. Do đó bạn cần hạn chế các món này, thay vào đó là các món luộc hay các món chế biến ít dầu mỡ hơn.
3.4 “ Đau dạ dày k nên ăn gì?” – Đau dạ dày k nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa không chỉ gây khó tiêu mà còn sinh ra nhiều hơi, gây đầy hơi chướng bụng, ảnh hưởng rất nhiều tới hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó sữa làm cho các vết viêm ở niêm mạc dạ dày lâu phục hồi, làm cho tình trạng đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng, mức độ đau tăng cao và các cơn đau sẽ diễn ra nhiều hơn, liên tục hơn.
Tuy nhiên người đau dạ dày có thể sử dụng sữa mà vẫn đảm bảo chức năng dạ dày khi sử dụng đúng cách đúng thời điểm. Có thể sử dụng sữa vào sau bữa sáng hoặc bữa trưa, sử dụng sữa ấm sẽ tốt hơn cho dạ dày, sử dụng dưới 500ml một ngày và có thể ăn kèm cùng hoa quả, ngũ cốc, hay các thực phẩm dinh dưỡng khác.
Với các sản phẩm làm từ sữa cũng cần chú ý cách sử dụng, thời điểm dùng vì những sản phẩm này cũng gây nên hiện tượng đầy bụng khó tiêu ở người đau dạ dày.
3.5 Đau dạ dày k nên ăn thực phẩm sống chưa qua chế biến vì nó không tốt cho dạ
Thực phẩm sống, chưa qua chế biến có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường ruột. Không chỉ bệnh nhân đau dạ dày, mà với những người có chức năng dạ dày bình thường cũng cần hạn chế tối đa các nhóm thực phẩm chưa qua chế biến đó. Bạn cần tuân thủ ăn chín uống sôi để đảm bảo dạ dày và sức khỏe toàn cơ thể một cách hiệu quả nhất.
Các thực phẩm sống hay được sử dụng hiện nay là gỏi cá, tiết canh, mật động vật ngâm rượu… Sử dụng các thực phẩm này có nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, nhiễm khuẩn huyết, sốt cao, viêm các cơ quan nội tạng… đều là các bệnh nguy hiểm tới tính mạng con người. Như vậy có thể thấy thực phẩm sống rất nguy hiểm, đặc biệt ở bệnh nhân đau dạ dày, thực phẩm sống sẽ làm nặng hơn các vết viêm loét, có thể gây xuất huyết dạ dày và làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên nguy hiểm hơn.
3.6 “ Đau dạ dày k nên ăn gì?” , đó là các thực phẩm lên men
Người mắc đau dạ dày cần kiêng sử dụng các thực phẩm chua, do đó với thực phẩm lên men tự nhiên như nem chua, nem nắm, cà muối, các loại rau muối xổi… tất cả đều làm cho PH dạ dày giảm, niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề hơn, do đó tình trạng đau sẽ nghiêm trọng hơn và có thể làm xuất hiện các bệnh lý dạ dày nguy hiểm hơn.
Bên cạnh các nhóm thực phẩm lên men, người bị đau dạ dày cũng cần hạn chế các nhóm thực phẩm chua như nộn, các món canh chua… Các món đó đều làm ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
>>>XEM THÊM: Chua Benh Da Day Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì
Đau Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì Cùng 6 Loại Thực Phẩm Nên Sử Dụng
3.7 “ Đau dạ dày k nên ăn gì?” – Đau dạ dày k nên sử dụng các loại đồ uống có ga và có cồn
Các loại đồ uống có ga và có cồn gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tổn thương các vết loét, và tăng nhu động dạ dày, và là nguyên nhân gây ra các bệnh lý dạ dày. Việc sử dụng đồ uống có ga và đồ uống có cồn làm tăng thêm tình trạng đau và tần suất đau, làm suy giảm sức khỏe một cách nghiêm trọng.
Việc sử dụng bia rượu và các loại nước uống có ga thường xuyên không chỉ là nguyên nhân gây bệnh dạ dày mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác có hại cho cơ thể như: mỡ máu, tiểu đường, thần kinh, các bệnh gan…
3.8 “ Đau dạ dày k nên ăn gì?” – Đau dạ dày k nên ăn ớt và các thực phẩm cay
Ớt làm tổn thương niêm mạc dạ dày, làm nặng thêm các vết viêm loét, gây nóng dạ dày và nóng trong cơ thể. Ớt có thể gây bỏng từ niêm mạc miệng trở xuống ống tiêu hóa, khi sử dụng ớt không đúng cách hay sử dụng quá nhiều ớt thì sẽ gây ra nhiều tác hại cho dạ dày cũng như cho hệ tiêu hóa, gây táo bón và có thể gây nên bệnh trĩ.
Các thực phẩm cay nóng cũng làm cho dạ dày tổn thương nghiêm trọng hơn, tình trạng đau xuất hiện với biểu hiện dữ dội hơn, tần suất các cơn đau cũng xuất hiện nhiều hơn, tác hại do thực phẩm cay nóng tới dạ dày có thể xuất hiện sớm, ngay sau khi sử dụng khoảng 5-10 phút.
Các món cay nóng hiện nay được ưa chuộng nhiều như: kim chi, bánh gạo cay, mì cay, thịt nướng… Tất cả các món cay đều dễ ăn và được nhiều người sử dụng, nhưng nếu bị đau dạ dày bạn cần hạn chế tối đa để bảo vệ dạ dày của chính mình.
4.Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày
Chú ý tới chế độ ăn, cần ăn đúng bữa, đúng giờ, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế các nhóm thực phẩm khó tiêu, các thực phẩm cay nóng hay các nhóm thực phẩm hại cho dạ dày.
Có chế độ sinh hoạt phù hợp, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao thể trạng, tạo ra thói quen tốt và luôn xây dựng trạng thái thoải mái nhất.
Tìm hiểu các bệnh lý dạ dày có thể gặp, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như cách phòng tránh để có thể đưa ra phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất.
Sử dụng trà thảo dược tự nhiên hàng ngày để thanh lọc cơ thể, tăng cường chức năng dạ dày và tốt cho hệ tiêu hóa cũng như giải tỏa căng thẳng mệt mỏi
>>>XEM THÊM: Nguyên nhân đau dạ dày thường gặp và cách phòng tránh đau dạ dày
Đau thượng vị dạ dày có nguy hiểm không? Cách phòng tránh và mẹo chữa đau thượng vị dạ dày hiệu quả?
Đau dạ dày k nên ăn gì là vấn đề rất nhiều người quan tâm khi mắc các bệnh dạ dày. Mong rằng qua bài viết, bạn có thể xây dựng cho mình chế độ ăn hợp lý nhất để dạ dày được khỏe mạnh và ổn định. Nếu còn nhiều thắc mắc về chế độ ăn khi mắc đau dạ dày, bạn có thể gọi tới hotline 1800 6091, các bác sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn trực tiếp phù hợp với thể trạng của bạn. Hãy quan tâm tới sức khỏe của bản thân và cần phòng bệnh trước khi mắc bệnh. Sức khoẻ tốt là tài sản quý báu của mỗi người.