Bị Đ au Dạ Dày Nên Làm Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh Và Tránh Biến Chứng

Bị Đ au Dạ Dày Nên Làm Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh Và Tránh Biến Chứng

Đau dạ dày không phải một bệnh lý đặc biệt của một nhóm đối tượng nào mà nó có thể gặp ở bất cứ ai không phân biệt tuổi tác, giới tính. Vậy khi bị đau dạ dày nên làm gì để người bệnh mau khỏi bệnh và không để lại biến chứng sau đó? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Scurma Fizzy

1. Những ai dễ bị đau dạ dày?

Người dễ bị đau dạ dày là người mang các yếu tố nguy cơ gây bệnh đến từ môi trường, di truyền, thói quen sinh hoạt… Thông thường, yếu tố di truyền hầu như không có vai trò quyết định trong trường hợp bệnh lý này. 

Các yếu tố nguy cơ từ môi trường và thói quen sinh hoạt có thể kể tới đó là:

1.1. Nhiễm vi khuẩn HP 

Không phải tất cả trường hợp nhiễm vi khuẩn HP đều dẫn tới tình trạng đau dạ dày. Đôi khi, người mới nhiễm vi khuẩn HP thậm chí không có biểu hiện bệnh rõ rệt. Khi gặp điều kiện thích hợp như người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… vi khuẩn mới phát triển và làm ảnh hưởng tới dạ dày. Chỉ tới khi có hiện tượng đau vùng thượng vị thường xuyên và đi khám, người bệnh mới phát hiện ra. 

Ngoài ra, bên cạnh vi khuẩn HP còn có một số các vi khuẩn đường tiêu hóa khác cũng có thể gây ra bệnh đau dạ dày nhưng ít gặp hơn. 

1.2. Người thường xuyên ăn uống không lành mạnh

Có rất nhiều thói quen xấu trong bữa ăn có thể tác động tiêu cực tới dạ dày của chúng ta, ví dụ như:

  • Tập trung học tập, làm việc, hoạt động mạnh… trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn no xong: Điều này vô tình khiến dạ dày của chúng ta phải làm việc quá tải dễ dẫn tới tình trạng đau. 
  • Ăn quá nhanh hoặc nhai không kỹ: Thức ăn chưa được nghiền nhỏ kỹ ở miệng khi xuống đến dạ dày khiến dạ dày phải co bóp, hoạt động nhiều và mạnh hơn. Không những thế, một số loại thực phẩm khó tiêu hóa tại dạ dày do chưa được phân hủy bởi các enzyme có trong nước bọt khiến thức ăn bị lưu trữ lâu hơn tại dạ dày. Từ đó dẫn tới hiện tượng đau viêm dạ dày. 
  • Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ chua: Các loại thực phẩm này có chứa các thành phần ảnh hưởng xấu tới lớp niêm mạc dạ dày, làm dạ dày nóng lên hoặc bị bào mòn, lâu ngày gây nên tình trạng đau và viêm loét. 
  • Ăn uống không đúng giờ, ăn khuya: Việc thay đổi nhịp sinh học của cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng sẽ phần nào ảnh hưởng không tốt tới dạ dày, điều này cũng có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh. 
  • Để tình trạng quá no hoặc quá đói, bỏ bữa xảy ra thường xuyên: Khi quá no, dạ dày sẽ phải làm việc liên tục không được nghỉ ngơi, còn khi quá đói, dạ dày sẽ dễ bị loét bởi dịch vị dạ dày tiết ra nhiều. Cả hai điều này đều không tốt cho dạ dày bình thường. 
  • Sử dụng các chất kích thích thường xuyên như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…: Tế bào trên niêm mạc dạ dày cũng đồng thời bị kích thích bởi những chất này gây ra bệnh lý đau dạ dày. 

1.3. Thói quen sinh hoạt không điều độ

bi-dau-da-day-nen-lam-gi-1

Bị đau dạ dày nên làm gì?

Thói quen sinh hoạt không điều độ tưởng như không liên quan gì tới hệ tiêu hóa nhưng nếu nó kéo dài liên tục thì sẽ ảnh hưởng không tốt lên dạ dày. Một số thói quen có thể liệt kê tới đó là:

  • Thức khuya thường xuyên.
  • Vận động ngay sau khi ăn no. 

Những thói quen trên đều khiến dạ dày bị kích thích hoặc làm việc quá tải mà không được nghỉ ngơi, từ đó gây ra đau dạ dày. 

1.4. Tâm lý không ổn định

Tình trạng căng thẳng, lo lắng hay áp lực kéo dài làm cho cơ thể tiết ra một loại hormon gây tăng tiết acid ở dạ dày, đó là cortisol. Lâu dần, các tế bào niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mòn dẫn tới tình trạng đau, viêm, loét dạ dày. 

1.5. Biến chứng từ các bệnh lý khác

Một số bệnh lý ở khu vực gần dạ dày có thể dẫn tới tình trạng đau dạ dày đó là viêm ruột, viêm túi thừa, viêm túi mật, viêm tuyến tụy hay hội chứng ruột kích thích. 

Ngoài ra, khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm dài ngày cũng có thể có tác dụng phụ lên dạ dày như đau dạ dày, xuất huyết dạ dày… 

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Đau Dạ Dày Thường Gặp Và Cách Phòng Tránh

2. Dấu hiệu nhận biết là gì

Để biết bị đau dạ dày nên làm gì thì trước hết cần xác định chính xác mình có bị đau dạ dày hay không. Có thể thông qua các dấu hiệu nhận biết thường thấy ở bệnh hoặc đi khám tại các cơ sở y tế. 

Một số triệu chứng của người bị đau dạ dày có thể liệt kê như bên dưới. 

2.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ hơi là hiện tượng lượng khí dư thừa trong dạ dày, gây áp lực lên thành dạ dày nên được đẩy ra ngoài qua thực quản, mũi và miệng. Khi ợ hơi kèm theo hơi nóng thoát ra ngoài thì đó là hiện tượng ợ nóng. Còn trong trường hợp ợ hơi kèm theo mùi chua thì hiện tượng đó được gọi là ợ chua. 

Đây là một trong những triệu chứng tiêu biểu để nhận biết bệnh đau dạ dày. Khi bị đau dạ dày, hoạt động tiêu hóa thức ăn bị rối loạn dẫn tới việc thức ăn bị lưu trữ lâu hơn trong dạ dày và dễ dàng lên men. Đi kèm với hiện tượng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng có thể là hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. 

Cần lưu ý tới các triệu chứng đi kèm khác để tránh nhầm lẫn với một số bệnh cũng có triệu chứng ợ như trào ngược dạ dày – thực quản, rối loạn tiêu hóa… 

2.2. Buồn nôn, nôn 

Đây cũng là một biểu hiện thường gặp ở người bị viêm dạ dày cấp tính. Việc tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn dễ khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và khó chịu. Nôn nhiều sẽ không chỉ gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác của đường tiêu hóa như thực quản, đại tràng, ruột non… mà còn làm cơ thể bị mất nhiều nước và chất điện giải rất nguy hiểm. 

Cần lưu ý các triệu chứng đi kèm khác để phân biệt với bệnh xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… 

2.3. Đau vùng thượng vị 

bi-dau-da-day-nen-lam-gi-2

Đau vùng thượng vị

Những cơn đau được lặp lại có tính chu kỳ vào những thời điểm gần như cố định và thường âm ỉ kéo dài (khác với cơn đau dữ dội như bệnh đau ruột thừa). Người bệnh thường đau ở vùng bụng trên, đôi khi lan cả ra sau lưng và lên khoang ngực hoặc có cảm giác nóng rát. Đặc biệt những cơn đau hay xuất hiện khi bệnh nhân đói hoặc ăn vào. 

Đây cũng là triệu chứng của một số bệnh lý đường tiêu hóa khác như viêm đại tràng, viêm loét tá tràng… 

2.4. Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa (hay xuất huyết tiêu hóa) là triệu chứng đáng báo động của căn bệnh đau dạ dày và có thể nguy hiểm tới tính mạng. Khi đó, rất có thể cơn đau dạ dày đã chuyển biến sang các bệnh khác như thủng dạ dày, ung thư dạ dày… 

Chảy máu tiêu hóa được nhận biết bởi các dấu hiệu chính như nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, tụt huyết áp, chóng mặt… 

Do tính chất nguy hiểm và cấp bách nên người bệnh cần được đưa đị cấp cứu và điều trị kịp thời. 

2.5. Chán ăn

Do việc tiêu hóa thức ăn không diễn ra với tốc độ bình thường, người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng, khó tiêu dẫn tới mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng này kéo dài khiến đa số người bệnh bị đau dạ dày sụt cân đáng kể sau vài tháng. 

Để biết chắc chắn có bị đau dạ dày hay không và khi bị đau dạ dày nên làm gì, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế và nội soi nếu được chỉ định để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất và nhanh chóng chữa trị kịp thời. 

>>>Xem thêm: TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY – DẤU HIỆU CẢNH BÁO DẠ DÀY BẠN ĐANG TỔN THƯƠNG

3. Bị đau dạ dày nên làm gì tại nhà?

bi-dau-da-day-nen-lam-gi-3

Bị đau dạ dày nên làm gì tại nhà?

Sau khi đã xác định được tình trạng bệnh lý, người bệnh sẽ đặt ra câu hỏi bị đau dạ dày nên làm gì. Đối với người bị đau dạ dày cấp tính, nên nhanh chóng chữa trị dứt điểm để bệnh không có thêm những chuyển biến xấu mới. Đối với người bị đau dạ dày mạn tính, có thể áp dụng một số phương pháp đông tây y kết hợp để làm giảm bớt các triệu chứng. 

4. Bị đau dạ dày nên làm gì để tránh biến chứng?

Các biến chứng thường gặp có thể kể tới là loét dạ dày – tá tràng, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… Nếu không phát hiện sớm, bệnh rất dễ trở thành bệnh mạn tính và để lại các ảnh hưởng rất xấu khác. 

Chính vì thế, hãy cùng tham khảo các mẹo trị đau dạ dày bên dưới đây. 

4.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống

Để tránh tình trạng bệnh nặng hơn, cần lưu ý trong việc thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt trước tiên. Hạn chế tối đa các yếu tố có nguy cơ gây bệnh bằng cách thay đổi thực đơn ăn uống (hạn chế đồ chua, cay, nóng, rượu, bia, thuốc lá, cà phê…, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồ ăn chín và mềm…), có thời gian ăn uống cố định và khoa học (tránh ăn khuya, ăn khi đang làm việc khác).

Ngoài ra, nên xây dựng cho bản thân các thói quen lành mạnh như uống nhiều nước để làm loãng dịch vị dư trong dạ dày, tập thể dục, tập yoga, đi ngủ sớm để giảm căng thẳng, áp lực, lo âu. 

Khi lên cơn đau ở dạ dày, trong trường hợp đau nhiều thì bệnh nhân nên được chườm nóng và mát xa nhẹ nhàng vùng bụng. 

4.2. Sử dụng các bài thuốc dân gian

bi-dau-da-day-nen-lam-gi-4

Bị đau dạ dày nên làm gì? Trị đau dạ dày bằng phương pháp dân gian

Một số bài thuốc dân gian cũng vô cùng hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng bệnh như:

  • Chanh và mật ong
  • Tinh bột nghệ và mật ong
  • Chuối xanh và mật ong
  • Gừng tươi hoặc trà gừng
  • Trà hoa cúc, táo đỏ và kỉ tử
  • Nha đam
  • Cam thảo
  • Lá mơ 
  • Chè dây 
  • Bạc hà
  • Mộc hương, đương quy, phụ linh, kỉ tử và trần bì

… 

Cần chú ý sử dụng các nguyên liệu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, áp dụng theo đúng tỉ lệ pha chế và cách dùng để đạt hiệu quả nhanh hơn. 

>>>Xem thêm: Trị đau dạ dày an toàn, hiệu quả từ 6 bài thuốc dân gian quen thuộc

4.3. Kết hợp điều trị bằng các loại thuốc tây y 

Một số loại thuốc tây y cũng rất hiệu quả trong việc chữa trị. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả điều trị diễn ra nhanh chóng nhưng giá thành đắt hơn so với các bài thuốc dân gian đã nêu trên. 

Thông thường, khi đi khám, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc ngay lúc đó. Tuy nhiên khi sử dụng cần hỏi kĩ bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn hoặc tránh các tương tác thuốc trong trường hợp đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý không liên quan khác. 

Các nhóm thuốc trị đau dạ dày hiện nay bao gồm 4 nhóm chính như sau: 

  • Nhóm thuốc trung hòa acid: Thường gồm các thành phần chính có tính kiềm để trung hòa acid như canxi carbonat, nhôm hydroxid… Được các bác sĩ ghi nhận là khá an toàn cho bệnh nhân khi sử dụng tuy nhiên sẽ có một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn… 
  • Nhóm thuốc kháng histamin: Có tác dụng kháng tiết acid trong dạ dày. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm Cimetidin, Ranitidin, Famotidin… Có ưu điểm là giá rẻ và ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên khả năng giảm tiết acid kém hơn so với nhóm thuốc ức chế bơm proton. 
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Có khả năng ức chế tiết acid dạ dày khá mạnh. Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này bao gồm Omeprazol, Esomeprazol, Rabeprazol… Ưu điểm của nhóm thuốc này là tác dụng nhanh, tuy nhiên có một số ít trường hợp được ghi nhận là gặp phải tác dụng phụ như phát ban, đau đầu, táo bón, chóng mặt… 
  • Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách phủ một lớp trùm lên che vết loét, tạo rào cản chống lại acid tiếp xúc với niêm mạc dạ dày. Một số loại thuốc tiêu biểu của nhóm này bao gồm Bismuth, Misoprostol, Sucralfat… Nhược điểm của các loại thuốc trên là gây một số phản ứng như táo bón, dị ứng, phát ban… 

Ngoài ra, một số bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP còn được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để ức chế sự sinh sôi của loài vi khuẩn này. 

Thông thường, để đạt hiệu quả điều trị cao hơn, các bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng kết hợp ít nhất hai trong số các nhóm thuốc trên. Nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ theo từng trường hợp và không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được kê đơn. 

5. Lưu ý

Một số đối tượng như bà bầu, trẻ em nếu bị đau dạ dày thì cần thận trọng hơn trong cách chữa trị bởi đây là những đối tượng dễ có phản ứng phụ với các thành phần có trong thuốc. 

5.1. Bà bầu bị đau dạ dày nên làm gì?

bi-dau-da-day-nen-lam-gi-5

Bà bầu bị đau dạ dày nên làm gì?

Giai đoạn mang thai là giai đoạn người mẹ cần giữ sức khỏe thật tốt để hạn chế tối đa việc mắc bệnh và sử dụng các loại thuốc điều trị. Vậy trong trường hợp bà bầu bị đau dạ dày nên làm gì?

Người mẹ bị đau dạ dày có thể do các yếu tố nguy cơ như đã nêu gây nên hoặc do khi mang thai, tử cung chèn ép lên các cơ quan ở khoang bụng (trong đó có bao gồm dạ dày) khiến dạ dày bị ảnh hưởng và không hoạt động bình thường được. Người mẹ cũng thường có mắc một số triệu chứng của các bệnh có liên quan như trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày… 

Khi đã xác định rõ nguyên nhân, việc điều trị cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Với nguyên nhân thứ hai, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn bởi sau quá trình sinh nở, bệnh tình cũng sẽ thuyên giảm dần. Đa phần, nếu tình trạng đau dạ dày không quá nặng, bà bầu nên sử dụng các bài thuốc dân gian thay vì sử dụng thuốc tây y để tránh tác động xấu tới bào thai. 

Xem thêm: Top 7 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà, an toàn cho thai nhi

5.2. Trẻ em bị đau dạ dày nên làm gì?

Theo một cuộc khảo sát, hiện nay số trẻ em mắc đau dạ dày ngày càng tăng lên. Nguyên nhân do các em chưa có nhận thức hoàn toàn về bệnh và chế độ sinh hoạt, ăn uống còn chưa cố định. Nên xây dựng một thực đơn riêng dành cho con (giàu chất xơ, vitamin, các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, không quá lạnh) và hạn chế các yếu tố nguy cơ do ăn uống gây nên. 

Để tránh việc lạm dụng thuốc tây y làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, cha mẹ nên tham khảo các bài thuốc đông y trong các bài viết trước đây của Scurma Fizzy

Nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì nên đưa trẻ tới khám bác sĩ để tránh những rủi ro không mong muốn. 

Bên cạnh đó, nên hạn chế việc cho trẻ chạy nhảy hay học bài trong khi ăn và sau khi ăn no. Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chua, cay… vốn là các món ăn yêu thích của trẻ. 

>>>Xem thêm:10 Cách Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn

6. Tổng kết

Trên đây là các thông tin cùng lời khuyên hữu ích dành cho câu hỏi bị đau dạ dày nên làm gì. Có 2 hướng điều trị chính đó là theo phương pháp đông y và phương pháp tây y. Việc sử dụng phương pháp nào nên cân nhắc tùy theo ưu nhược điểm và tình trạng bệnh. Một số trường hợp có thể sử dụng kết hợp cả hai phương pháp để đạt hiệu quả cao và nhanh hơn. 

Hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày bạn đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ và chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091