Chia Sẻ Của Chuyên Gia Về Triệu Chứng Bị Đầy Bụng

Chia Sẻ Của Chuyên Gia Về Triệu Chứng Bị Đầy Bụng

Bị đầy bụng là một trong những phàn nàn về tiêu hóa phổ biến nhất mà các bác sĩ nghe được từ bệnh nhân. Cảm giác bị đầy bụng sau khi ăn một bữa ăn lớn là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu dạ dày của bạn thường xuyên cảm thấy đầy và căng tức mà không có lý do rõ ràng, điều đó có thể báo hiệu một bệnh lý tiềm ẩn. Căng thẳng, thói quen ăn uống và các yếu tố lối sống đều có thể gây ra tình trạng căng tức, đầy bụng. Các điều kiện ảnh hưởng đến tiêu hóa và nội tiết tố cũng có thể gây ra cảm giác này. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân có thể khiến ta bị đầy bụng, cách điều trị, biện pháp khắc phục tại nhà.

1. Các triệu chứng khi bị đầy bụng

Bạn cảm thấy gì khi bị đầy bụng?

Đầy bụng khiến người mắc vô cùng khó chịu

Bị đầy bụng là cảm giác bụng của bạn bị no quá mức hay cảm thấy tức bụng một cách khó chịu. Một số người mô tả đầy bụng là cảm giác họ có một quả bóng trong bụng. Thông thường, đầy hơi sẽ tự hết, nhưng cũng sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra triệu chứng này.

Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân, cảm giác đầy bụng có thể xảy ra cùng với những triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • bụng đầy hơi hoặc chướng lên
  • khó chịu hoặc áp lực ở bụng
  • đau bụng hoặc chuột rút
  • cảm thấy no nhanh chóng khi ăn
  • buồn nôn
  • ợ nóng
  • ợ hơi hoặc đầy hơi
  • thay đổi trong nhu động ruột

>>> Xem thêm ngay: Đầy Bụng Khó Tiêu Nên Làm Gì Và Không Nên Làm Gì

2. Các nguyên nhân gây ra tình trạng bị đầy bụng

2.1. Nguyên nhân tạm thời

Nhiều yếu tố có thể giải thích cho tình trạng bị đầy bụng.

2.1.1. Thói quen ăn uống

  • Cách bạn ăn có thể góp phần gây ra cảm giác no khó chịu sau bữa ăn. Ví dụ như ăn quá nhiều, ăn quá nhanh hoặc ăn khi căng thẳng
  • Không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ: Khi bạn ngủ, hệ tiêu hóa của bạn không hoạt động mạnh như khi bạn thức và nằm ở tư thế nằm nghiêng có thể gây ra một số khó chịu vào ban đêm.
Ăn trước khi đi ngủ sẽ làm hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi gây đầy bụng

Ăn trước khi đi ngủ sẽ làm hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi gây đầy bụng

  • Một số loại thực phẩm cũng có nhiều khả năng gây ra đầy bụng sau bữa ăn, điều này có thể khiến bạn cảm thấy bị đầy bụng nếu ăn nhiều chúng. Các thực phẩm gây đầy bụng khi tiêu thụ quá nhiều gồm những đồ ăn giàu chất xơ, chẳng hạn như đậu, hành tây và bắp cải, măng non…. Đồ uống có gas cũng có thể làm cảm giác no tăng nhanh chóng.

2.1.2. Táo bón

  • Một nguyên nhân phổ biến gây ra đầy bụng là táo bón. Táo bón xảy ra khi bạn đi ngoài với số lượng ít hơn ba lần một tuần. Điều này có thể gây ra cảm giác bị đầy bụng và khó chịu. 

Bác sĩ Linda Lee tốt nghiệp tại Trường Y Pritzker thuộc Đại học Chicago, thành viên của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ có nói: “Phân của bạn nằm trong ruột già càng lâu thì vi khuẩn càng có nhiều thời gian để lên men những gì ở đó. Bạn sẽ trở nên khó chịu hơn và bạn sẽ cảm thấy đầy hơi hơn rất nhiều.”

2.2. Nguyên nhân mãn tính

2.2.1. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một nhóm các triệu chứng như đầy bụng, ứ khí và khó chịu. Theo báo NIDDK, những người bị IBS cũng trải qua:

  • đau quặn bụng
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn, nôn
  • đi tiêu không hoàn toàn
  • đầy bụng kéo dài

2.2.2. Viêm loét dạ dày

Loét dạ dày tá tràng là một nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đầy bụng

Loét dạ dày tá tràng là một nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đầy bụng

Helicobacter pylori là một loài vi khuẩn có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Loét dạ dày cũng có thể xảy ra do sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid (NSAID) trong thời gian dài hoặc hội chứng Zollinger-Ellison , một tình trạng hiếm gặp gây ra các khối u phát triển ở phần trên ruột non. 

Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng là đau âm ỉ hoặc nóng rát. Cơn đau có thể xảy ra nhiều lần trong nhiều ngày, có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Bên cạnh đó loét dạ dày-tá tràng còn có các triệu chứng khác bao gồm:

  • bị đầy bụng, tức bụng
  • ợ hơi
  • buồn nôn, nôn
  • chán ăn, giảm cân
  • đau và nóng rát

2.2.3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng làm cho người bệnh bị đầy bụng

Nếu những người bị trào ngược axit hoặc ợ chua thường xuyên, kéo dài, họ hoàn toàn có khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) . Những người bị GERD thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • bị đầy bụng khó chịu
  • đau rát ở bụng trên hoặc ngực
  • buồn nôn hoặc nôn mửa
  • hơi thở hôi
  • khó nuốt
  • vấn đề hô hấp
  • răng bị mòn

2.2.4. Chứng rối loạn dạ dày

Rối loạn dạ dày là một tình trạng gây ra sự chậm tháo rỗng dạ dày. Điều này có nghĩa là các chất chứa trong dạ dày không đổ hết xuống ruột non như bình thường, khiến dạ dày có cảm giác no. Báo NIDDK đã liệt ke một danh sách các triệu chứng bao gồm:

  • cảm thấy no nhanh chóng
  • buồn nôn hoặc nôn mửa
  • đầy bụng
  • ợ hơi, ợ nóng
  • đau bụng trên
  • ăn mất ngon

2.3. Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây cảm giác bị đầy bụng, căng tức bao gồm:

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt: Phụ nữ có thể bị đầy bụng, đau bụng và chuột rút ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt. Điều này là bình thường và thường là do sự thay đổi nội tiết tố điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt
  • Viêm dạ dày 
  • Viêm tụy, gây đau ở vùng bụng trên bên trái, vị trí đau khá dễ nhầm lẫn với đau dạ dày và đầy bụng

>>> Xem thêm ngay: Cách Chữa Đầy Bụng Buồn Nôn Không Cần Dùng Đến Thuốc

3. Biện pháp khắc phục tại nhà khi bị đầy bụng

3.1. Các thực phẩm tốt nhất khi bạn bị đầy bụng

  • Chế độ ăn uống của bạn đóng một vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh lượng khí sinh ra trong đường tiêu hóa và giúp cải thiện việc phân bị ứ lại bên trong đường tiêu hóa của bạn hay còn gọi là tình trạng táo bón. 
  • Để làm được điều đó, bạn cần đảm bảo ăn một chế độ ăn giàu chất xơ, mục tiêu khoảng 25–30 gam mỗi ngày hoặc thậm chí nhiều hơn. Nhưng hãy nhớ rằng bị đầy bụng là do toàn bộ lối sống của bạn, nó không chỉ đơn giản phụ thuốc vào loại thức ăn mà bạn ăn.
  • Một số loại thực phẩm tốt nhất để giúp chống đầy hơi chướng bụng bao gồm:
    • Probiotics: Lợi khuẩn hay còn được gọi là probiotics hoạt động như những vi khuẩn đường ruột có lợi cho đường tiêu hóa của bạn, cạnh tranh với các vi khuẩn có hại cũng như cân bằng lại môi trường vi sinh trong ruột. Bạn có thể bổ sung probiotics thông qua các thực phẩm chứa probiotic tự nhiên như dưa chua, kim chi, cải bắp muối chua, sữa chua .v.v…
Cân bằng hệ sinh vật đường ruột bằng lợi khuẩn phòng ngừa đáng kể đầy bụng

Cân bằng hệ sinh vật đường ruột bằng lợi khuẩn phòng ngừa đáng kể đầy bụng

  • Rau và trái cây mọng nước : Rau và trái cây cung cấp nước, chất điện giải quan trọng và các enzym có lợi là một lựa chọn tuyệt vời của bạn khi giúp giảm đầy bụng, chướng bụng một cách tự nhiên. Hãy thử ăn nhiều rau lá xanh sống hoặc nấu chín, dưa chuột, cần tây, thì là, atisô, dưa, quả mọng…
  • Các loại thảo mộc, gia vị và trà: Các loại thảo mộc làm dịu tiêu hóa tự nhiên như gừng, bồ công anh, lô hội và thì là đã được sử từ rất lâu đời để làm dịu cơn đau bụng khó chịu. 
  • Nhiều loại thảo mộc hoạt động giống như thuốc lợi tiểu và giúp cơ thể giải phóng thêm chất lỏng, trong khi một số loại như gừng cũng có thể giúp dạ dày giải phóng chất chứa trong đó và thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, giúp giảm táo bón. 
  • Thử ăn các loại thảo mộc tươi xay sẵn (mùi tây, rau kinh giới, hương thảo, v.v.), củ gừng tươi gọt vỏ, nước ép lô hội, trà thảo mộc hoặc sử dụng tinh dầu. 
  • Bên cạnh đó, nước hầm xương và trà xanh cũng là những chất chống viêm và là những lựa chọn tuyệt vời để tăng cường sức khỏe đường ruột.

3.2. Thay đổi lối sống để giảm triệu chứng khi bị đầy bụng một cách tự nhiên

3.2.1. Đi dạo

Hoạt động thể chất có thể giúp cho chức năng của ruột được cải thiện hơn, giúp thải khí và phân dư thừa. Làm cho tăng nhu động ruột là đặc biệt quan trọng nếu một người đang cảm thấy táo bón. Đi bộ xung quanh khu nhà có thể giúp giảm áp suất khí nhanh chóng từ đó giảm các triệu chứng khi bị đầy bụng.

3.2.2. Thử các tư thế yoga

  • Một số tư thế yoga nhất, định có thể định vị các cơ ở bụng theo cách thúc đẩy việc thải khí thừa ra khỏi đường tiêu hóa
  • Tư thế Trẻ em, Tư thế ngồi xổm.v.v..đều có thể giúp mọi người giải tỏa tình trạng tích tụ khí một cách nhanh chóng

>>> Xem ngay: Tập yoga tri trị bệnh trào ngược dạ dày: top 8 bài tập hiệu quả nhất

3.2.3. Sử dụng bạc hà

trà bạc hà

Bạc hà làm giảm các vấn đề đường tiêu hóa trong đó có đầy bụng

Một chế phẩm của bạc hà – Viên nang dầu bạc hà cũng có thể hữu ích cho chứng khó tiêu, đầy bụng và ứ khí liên quan. Bạc hà hoạt giúp cho  thư giãn các cơ thành ruột, giúp khí và phân di chuyển trơn tru hơn. Tuy nhiên, mọi người khi dùng nên tuân theo theo hướng dẫn trên gói để đảm bảo liều lượng. Nếu bạn dễ bị ợ chua thì nên cân nhắc tránh sử dụng bạc hà.

3.2.4. Dùng thử viên nang giảm khí

Thuốc simethicone là những loại thuốc chống đầy hơi có thể giúp di chuyển không khí dư thừa ra ngoài đường tiêu hóa, giảm đi tfnh trạng dầy bụng khó chịu nhanh chóng. Cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hoặc theo liệu trình của bác sĩ. Mọi người có thể tìm thấy thuốc này ở các cửa hàng thuốc hoặc mua trực tuyến.

3.2.5. Thử massage bụng

Xoa bóp vùng bụng có thể giúp cải thiện hiệu suất tiêu hóa. Mát-xa theo đường đi của ruột già vô cùng hữu ích. 

  • Để hai tay trên xương hông bên phải.
  • Xoa lên phía bên phải của lồng ngực và theo chuyển động tròn với áp lực nhẹ 
  • Xoa toàn bộ vùng bụng trên, về phía khung sườn bên trái.
  • Di chuyển chậm dần về phía xương hông bên trái.
  • Lặp lại khi cần thiết.

Tốt nhất là bạn nên dường lại ngay lập tức nếu việc xoa bóp gây ra bất kỳ cơn đau nào.

3.2.6. Sử dụng tinh dầu

  • Một nghiên cứu từ năm 2016 đã kiểm tra hiệu quả của các chế phẩm bổ sung có chứa sự kết hợp thì là và tinh dầu curcumin khi sử dụng cho 116 người bị IBS mức độ nhẹ đến trung bình. Sau 30 ngày báo cáo cho thấy rằng có sự cải thiện các triệu chứng IBS ở các bệnh nhân này, bao gồm đầy hơi và đau bụng.
  • Mọi người không nên tiêu thụ tinh dầu mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Điều này là do một số công thức có thể độc hại hoặc có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thuốc và không có quy định về liều lượng.

>>> Xem ngay: Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Bụng Mẹ Nên Ăn Gì – SCurma Fizzy New

3.2.7. Tắm nước ấm, ngâm mình và thư giãn

Hơi nóng của bồn tắm có thể giúp giảm cảm giác bị đầy bụng. Thư giãn nhẹ nhàng trong bồn tắm yêu thích cả bạn sẽ góp phần điều hòa tâm trạng và sức khỏe tinh thần, giảm stress – một nguy cơ thường gặp gây ra các vấn đề đường tiêu hóa.

3.2.8. Uống đủ nước

uống đủ nước

Duy trì đủ lượng nước mỗi ngày bạn sẽ giảm nguy cơ bị đầy bụng

  • Để đảm bảo chất xơ có thể hoạt động chính xác, bạn cũng cần uống đủ nước để giảm đầy bụng. Uống đủ nước là điều cần thiết để giảm các nguyên nhân của người bệnh khi bị đầy bụng, nhưng khi chọn đồ uống, hãy lựa chọn một cách khôn ngoan.
  • Đồ uống có ga, đặc biệt là nếu chúng chứa nhiều thành phần nhân tạo và chất làm ngọt, có thể khiến chứng đầy hơi thậm chí trở nên tồi tệ hơn. Rượu cũng có thể khiến bạn bị đầy hơi, và đồ uống có chứa caffein cũng gây ra đối với một số người. 
  • Tốt nhất bạn nên chọn nước lọc, nước pha với các lát trái cây tươi hoặc các loại thảo mộc (như chanh, bưởi, húng quế, v.v.), hoặc trà thảo mộc.

3.2.9. Giảm căng thẳng

  • Khi bạn lo lắng, mệt mỏi, buồn bã hoặc quá tải, quá trình tiêu hóa của bạn sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Đó là bởi vì ruột và não của bạn giao tiếp rất chặt chẽ thông qua dây thần kinh phế vị , hay còn gọi là “kết nối não-ruột”. Trong lớp niêm mạc của đường tiêu hóa của bạn chứa một mạng lưới các mô mạch thần kinh được gọi là hệ thần kinh ruột (ENS). 
  • Bộ não của bạn kích hoạt ENS để sản xuất các enzym, nước bọt và dịch tiết để giúp tiêu hóa, cùng với việc kiểm soát các hormone chịu trách nhiệm về sự thèm ăn của bạn.
  • Lo lắng hoặc buồn bã có thể gây ra những thay đổi trong hệ thần kinh này. Hiểu một cách đơn giản, bộ não của bạn chuyển hướng sự chú ý khỏi việc tiêu hóa và sử dụng nó tập trung vào một ý nghĩ hoặc hành động khác từ đó giảm hiệu suất của việc tiêu hóa. 
  • Mức độ căng thẳng cao làm tăng nồng độ cortisol, có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và thay đổi cách tiết ra các hormone khác, đôi khi khiến bạn trở nên quá đói, táo bón.
  • Trên hết, căng thẳng không giúp bạn dễ dàng ăn một chế độ ăn lành mạnh và thay vào đó, bạn thường tìm đến các loại thực phẩm nhanh thường gây đầy bụng. 
  • Kết hợp hệ thống tiêu hóa và trao đổi chất chậm chạp với quá nhiều thức ăn nhanh làm cho tiêu hóa bị quá tải dẫn đến một loạt các triệu chứng, điển hình là bị đầy bụng sau ăn. 
  • Do đó, hãy làm những gì bạn có thể để thực hiện một lối sống lành mạnh hơn,  giảm căng thẳng nếu có thể, bao gồm ngồi thiền và các hoạt động thể dục, thể thao mà bạn yêu thích.

4. Khi nào đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đầy bụng

Bất kỳ ai có cảm giác no, đầy bụng hoặc chướng bụng dai dẳng nên đến các cơ sở y tế để thăm khám nếu có thể. Đây có thể là một dấu hiệu của một tình trạng bệnh lí nào đó.

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau đây, chẳng hạn như :

  • Thay đổi bất thường về số lần đi tiêu hoặc đi tiểu
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Máu trong phân hoặc nước tiểu
  • Chảy máu từ trực tràng
  • Đau bụng dai dẳng hoặc đau
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Khó thở

Như vậy, bởi vì rất nhiều rối loạn, yếu tố và bệnh lý khác nhau có thể gây ra chứng đầy hơi trong dạ dày, bạn nên tiến hành một số xét nghiệm do bác sĩ thực hiện nếu bạn không thể tìm ra vấn đề cơ bản. 

Bác sĩ thu thập thêm thông tin để góp phần dưa ra chẩn đoán, tìm căn nguyên của bệnh thông qua các xét nghiệm như: phân tích phân, xét nghiệm máu, siêu âm để kiểm tra tắc nghẽn, các xét nghiệm thụt tháo và làm rỗng dạ dày, đo thực quản, kiểm tra hơi thở, nội soi hoặc nội soi đại tràng với sinh thiết.

5. Tóm lược

Nếu bạn cảm thấy no, đầy bụng, bạn có thể thấy nhẹ nhõm hơn bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Đối với chứng khó tiêu hoặc táo bón, các thuốc không kê đơn có thể làm giảm các triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu một người thường xuyên bị đầy bụng một cách khó chịu và không có nguyên nhân rõ ràng, họ có thể mắc một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán nguyên nhân thực sự và đề xuất phương pháp điều trị.

Trên đây là những kiến thức bổ ích mà các chuyên gia của Scurma Fizzy cung cấp cho những người bị đầy bụng. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan đến các bệnh lý đường tiêu hóa, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi thông qua HOTLINE 18006091 để được tư vấn tận tình.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091