Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Là Gì Và Những Thông Tin Hữu Ích

Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Là Gì Và Những Thông Tin Hữu Ích

Bên cạnh đau dạ dày thì trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa mà các bạn phải dè chừng. Bởi cũng giống với đau dạ dày, nếu bạn có thể sớm phát hiện và kịp thời can thiệp điều trị thì trào ngược dạ dày thực quản sẽ không phải là một chứng bệnh quá đỗi đáng sợ nhưng nếu bạn chủ quan lơ là thì lâu ngày, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Tóm lại trào ngược dạ dày thực quản là gì? Có biểu hiện gì giúp bạn nhận biết được tình trạng này không?…. hay vô vàn các câu hỏi khác xoay quanh vấn đề này sẽ được chúng tôi – nhóm Dược sỹ, Bác sỹ của Scurma Fizzy giải đáp cho các bạn trong bài viết này. 

1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Có gì giống và khác với trào ngược dạ dày, dịch mật?

1.1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

  • Khái niệm và bản chất của trào ngược dạ dày thực quản:

Trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi với một cái tên khác là GERD – chữ viết tắt của cụm từ Gastroesophageal Reflux Disease, được định nghĩa là tình trạng lượng dịch vị kèm theo các chất chứa bên trong dạ dày có chiều hướng đi ngược (trào ngược) lên phía trên thực quản. Tình trạng này đôi khi có thể xảy ra khi bạn ăn quá no, vận động ngay sau khi ăn hoặc ngủ không đúng tư thế. Tuy nhiên, khi các triệu chứng do hiện tượng trào ngược này gây ra trong một khoảng thời gian dài và lặp đi lặp lại thì trào ngược dạ dày thực quản lúc này được xác định là một bệnh lý. Và căn bệnh này không hề hiếm gặp ở các nước phương Tây và hiện nay đang ngày một gia tăng ở một số quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi

Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Có nguy hiểm không?

Ở điều kiện sinh lý bình thường, khi các bạn ăn uống, dung nạp vào trong cơ thể của mình bất kỳ một loại thực phẩm nào thì chúng đều sẽ đi theo một con đường chung từ thực quản xuống dạ dày để được xử lý. Và trước khi lượng thực phẩm mà bạn đã sử dụng xuống được đến chiếc túi tiêu hóa mang tên dạ dày thì nó sẽ phải vượt qua một “cánh cửa tự động” chính là cơ thắt thực quản dưới. Cánh cửa này sẽ mở ra để lượng thực phẩm đi qua và di chuyển xuống bao tử của bạn. Sau khi tất cả thực phẩm bạn dung nạp đều qua cửa thì cơ thắt thực quản dưới sẽ đóng lại, không cho chúng có cơ hội quay trở lại với thực quản. Tuy nhiên, khi “cánh cửa tự động” này gặp một vài sự cố khiến nó không thể hoạt động theo cơ chế bình thường thì lượng thức ăn đã được đưa xuống bao tử sẽ không được “lưu giữ” tốt và có thể theo lượng acid dịch vị trào ngược lại phía thực quản mang lại một cảm giác không mấy dễ chịu cho người mắc phải.

  • Trào ngược dạ dày thực quản được gây ra bởi cơ chế bệnh sinh nào?

Cơ chế bệnh sinh của tình trạng dạ dày thực quản trào ngược cũng giống như viêm loét dạ dày – tá tràng chính là sự mất cân bằng giữa các yếu tố xâm hại và yếu tố phòng thủ của thực quản. Trong đó:

  • Các “tấm khiên” bảo vệ thực quản:
  • Cơ thắt dưới thực quản (Lower Esophageal Sphincter) còn gọi là cơ LES: Bộ phận này nằm dưới cùng của thực quản, nối thông với dạ dày, có tác dụng như một cái nắp đậy, không cho các chất chứa trong bao tử có cơ hội trào ngược lên phía trên.
  • Hoạt động co thắt của thực quản – nhu động: Đây được coi là cơ chế “tự làm sạch” của thực quản khi có các tác nhân như acid dịch vị xâm nhập bằng việc co thắt để tống các chất đó từ thực quản xuống dạ dày. 
  • Các “kẻ thù” có hại đối với thực quản:
  • Rối loạn chức năng của bộ máy tiêu hóa dẫn đến tích đọng thức ăn lâu ngày trong dạ dày.
  • Cơ hoành bị suy yếu (thoát vị).

>>>Xem thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Quả Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

1.2. Điểm giống và khác nhau giữa trào ngược dạ dày dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản là gì?

  • Giống nhau:

Tuy trào ngược dạ dày thực quản không phải là một tình trạng hiếm gặp ngày nay nhưng vẫn còn một số người khó phân biệt được nó với một hiện tượng khác chính là trào ngược dạ dày dịch mật. Vậy điểm chung giữa trào ngược dạ dày dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản là gì mà lại có thể gây nên sự nhầm lẫn đó? 

  • Trước tiên phải nói đến cơ chế hình thành hai tình trạng bệnh này. Trào ngược dạ dày dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản đều là hậu quả do sự sai sót của “cánh cửa tự động” là cơ thắt thực quản dưới gây ra, làm cho các loại dịch (acid dịch vị và dịch mật) di chuyển qua dạ dày ngược lên trên thực quản.
  • Kế đến là các biểu hiện khi bạn mắc phải hai tình trạng này khá là giống nhau như ợ nóng, ợ chua, đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn,…khiến bạn khó có thể xác định chắc chắn mình đang bị trào ngược dạ dày dịch mật hay trào ngược dạ dày thực quản.
  • Và cuối cùng là thời gian xảy ra hai tình trạng trên cũng là một trong những điểm khiến bạn gặp khó khăn trong việc xác định xem mình đang bị vấn đề bệnh lý nào. Bởi trào ngược dịch mật có thể xảy ra cùng lúc với trào ngược dịch vị dạ dày vào thực quản.
  • Khác nhau:

Mặc dù có một số điểm chung nhất định nhưng hai chứng bệnh này vẫn là hai tình trạng riêng biệt trong y khoa. Vậy điểm khác biệt giữa trào ngược dạ dày dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản là gì? Có hai điểm khác nhau cơ bản giữa trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược dạ dày dịch mật:

  • Đối với tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, acid dịch vị chỉ cần vượt qua một “hàng rào” duy nhất chính là cơ thắt thực quản dưới là có thể tiến tới thực quản nhưng ở trào ngược dạ dày dịch mật thì lại khác. Dịch mật muốn trào lên được tới thực quản cần phải băng qua rất nhiều “chướng ngại vật” là van môn vị (bộ phận nằm ở cuối dạ dày, cửa thông giữa dạ dày và hành tá tràng – đoạn trên của ruột non) và van tâm vị (lỗ thông thương của thực quản và dạ dày).
  • Và nếu như ở trào ngược dạ dày thực quản, bạn có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng cũng như cải thiện tình trạng của bệnh bằng việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý hay thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày thì trào ngược dạ dày dịch mật lại không thể được kiểm soát bằng những biện pháp trên. Khi bị trào ngược dạ dày dịch mật bạn dù muốn hay không bạn vẫn phải điều trị bằng thuốc. Thậm chí ở một số trường hợp nghiêm trọng sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật. 
trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi

Điểm giống và khác giữa trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản là gì?

2. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Tương tự như các bệnh lý đường tiêu hóa khác như đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng,… thì dạ dày thực quản bị trào ngược cũng là hậu quả do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dựa vào các yếu tố tấn công và bảo vệ thực quản đã được đề cập ở trên thì các nguyên nhân đó có thể chia thành 3 nhóm nhỏ: nguyên nhân tại thực quản, nguyên nhân tại dạ dày và một số nguyên nhân khác (có thể là hệ quả của bệnh khác hoặc do một vài yếu tố ngoại cảnh gây bệnh). Vậy để nắm được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là gì, mời các bạn tiếp tục đọc những thông tin mà nhóm Dược sĩ, Bác sĩ chúng tôi cung cấp ngay dưới đây.

2.1. Nguyên nhân tại thực quản có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là gì?

  • Hoạt động chức năng của cơ thắt thực quản dưới bị suy giảm: 

Tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện có thể là tín hiệu cho thấy trạng thái hoạt động bất thường đến từ phía cơ thắt thực quản dưới. Như chúng tôi đã nói ở phần trên, ở trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể, cơ thắt thực quản dưới chỉ giãn mở trong một vài giây (khoảng 2 – 5 giây) khi các bạn thực hiện hành động nuốt (thức ăn, nước bọt,…), để lượng “chất” đó có thể di chuyển xuống dạ dày chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa tiếp theo. Ngay sau đó, cơ thắt thực quản dưới sẽ thắt lại, đóng kín con đường thông giữa thực quản và dạ dày, ngăn không cho acid dịch vị cũng như các chất chứa trong bao tử có cơ hội di chuyển ngược (trào ngược) trở lại. Nhưng khi hoạt động chức năng của cơ thắt thực quản dưới không còn ở trạng thái bình thường, nghĩa là cơ thắt đó đã bị suy yếu thì khoảng thời gian mà nó giãn mở sẽ dài hơn, tạo điều kiện cho acid dịch vị kéo theo một số chất khác (thức ăn,…) có cơ hội trào ngược lên phía trên gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Một số “thủ phạm” có thể làm cơ thắt thực quản dưới hoạt động sai chức năng bình thường:

  • Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, coffee,…: Khi vào cơ thể, các chất kích thích chứa trong rượu, bia, thuốc lá, coffee như cafein, nicotine,… có khả năng kích thích làm tăng bài tiết acid dịch vị gây sức ép cho phần cơ thắt thực quản dưới khi phải ngăn cản không cho lượng acid này trào lên phía trên. Lâu dần chức năng của cơ quan này sẽ bị suy giảm.
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc Tây (aspirin, ibuprofen,…).
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo là một trong những đối thủ đáng gờm đối với bộ máy tiêu hóa. So với các loại thức ăn chứa nhiều glucid như trái cây, bún, cháo,… thì để có thể tiêu hóa được hết đống thực phẩm có chứa dầu mỡ, chất béo, dạ dày sẽ phải sử dụng một khoảng thời gian dài hơn và mất nhiều công sức hơn. Điều này sẽ khiến hiện tượng ứ đọng thức ăn trong bao tử xảy ra gây sức ép làm suy yếu cơ thắt dưới thực quản…
trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi

Một số yếu tố làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới

  • Tình trạng thoát vị hoành:

Ngoài các cơ thắt trên và dưới thì còn một loại cơ nữa cũng có một vai trò khá quan trọng trong hệ thống khiên bảo vệ thực quản chính là “cơ hoành”. Cơ hoành là mảng cơ hình vòm dẹt, là ranh giới phân chia giữa khoang bụng và khoang ngực. Trên mảng cơ này có một số “cánh cửa” nối thông giữa các cấu trúc của khoang ngực và khoang bụng chính là các lỗ hoặc các khe. Trong đó có một lỗ với tên gọi là “lỗ cơ hoành thực quản” bao quanh phía dưới của cơ thắt thực quản dưới. 

Ở trạng thái sinh lý bình thường, lỗ cơ hoành thực quản sẽ khép lại chặt hơn khi co cơ hoành, tiếp thêm sức mạnh cho cơ LES, giúp tăng sức cản đối với tình trạng trào ngược trong trường hợp áp lực ổ bụng tăng bởi các hoạt động gắng sức như hắt hơi hay ho.

Chính vì thế mà khi cơ hoành bị thoát vị (suy yếu), cơ thắt dưới thực quản cùng với một phần nhỏ phía trên của dạ dày sẽ chui lên trên cơ hoành làm phần cấu trúc giữa thực quản và dạ dày bị phá vỡ. Lúc này tình trạng trào ngược dạ dày thực quản rất dễ xảy ra do vị trí của lỗ cơ hoành thực quản và cơ LES đã có sự thay đổi, không còn nằm cùng một mức khiến cho cơ thắt dưới thực quản bị hở, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vị cùng các chất chứa trong bao tử đi ngược lên phía trên.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi

Thoát vị cơ hoành gây trào ngược dạ dày thực quản

  • Hoạt động co thắt thực quản (nhu động) bị rối loạn:

Nuốt là một hành động có vai trò vô cùng quan trọng trong việc loại bỏ lượng acid trong thực quản nếu xảy ra hiện tượng trào ngược. Khi nuốt, bạn sẽ tạo ra được những cơn co thắt thực quản bắt đầu từ thực quản trên – y học gọi nó là “nhu động”. Nhu động sẽ giúp đẩy nước bọt, thức ăn,… hay bất cứ thứ gì đang hiện diện ở thực quản xuống dưới dạ dày. Khi hoạt động co thắt thực quản bị rối loạn, nhu động bị suy giảm khiến cho sự đào thải lượng acid dịch vị và các chất có trong thực quản sẽ không được diễn ra gây kích ứng và lâu dần có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác cho thực quản như viêm thực quản,… khiến cho hoạt động của các bộ phận có ở thực quản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có cơ LES. Chính vì vậy, “hoạt động co thắt thực quản bị rối loạn” là một trong những nguyên nhân góp phần làm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.

>>>Xem thêm: Cơ Chế Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản – 6 Vấn Đề Hữu Ích Bạn Nên Biết

2.2. Tại bao tử những nguyên nhân có thể dẫn tới chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

  • Sự gia tăng đột ngột của áp lực ổ bụng:

Khi bạn ho hoặc hắt hơi, áp lực ổ bụng sẽ bị gia tăng đột ngột gây sức ép lên cơ thắt dưới thực quản và dạ dày. Lúc này, cơ thắt thực quản dưới sẽ phải chịu một áp lực nặng nề và nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian dài mà không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho “cánh cửa” thông giữa thực quản – bao tử của bạn bị suy yếu nghiêm trọng, hoạt động đóng mở sẽ diễn ra bất thường. Khi đó, acid dịch vị cùng thức ăn trong dạ dày sẽ thuận lợi tiến ngược lên trên thực quản. Ngoài lúc ho và hắt hơi thì áp lực ổ bụng cũng có thể tăng lên trong một số trường hợp khác như người béo phì, đường ruột có khối u, phụ nữ mang thai,…

  • Quá trình tiêu hóa gặp rắc rối gây ứ đọng thức ăn trong bao tử:

Nguyên nhân này có thể xuất phát từ một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa mà bạn đang mắc phải như viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, trợt niêm mạc dạ dày,… khiến cho hoạt động tiêu hóa thức ăn của bao tử bị ảnh hưởng gây tích đọng thức ăn lâu ngày. Khi lượng thức ăn mà bạn đã sử dụng không được kịp thời tiêu hóa mà bị ứ lại lâu ngày trong dạ dày sẽ khiến cơ thắt dưới thực quản phải chịu một gánh nặng do sự đè nén của khối lượng thức ăn đó. Lâu dần, cơ quan này sẽ ngày càng suy yếu, hoạt động chức năng bị rối loạn, từ đó tạo cơ hội cho các chất chứa trong dạ dày và dịch vị trào ngược lên thực quản.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi

Việc tích đọng thức ăn trong dạ dày là nguyên nhân gây trào ngược

2.3. Các yếu tố khác góp phần tạo ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là gì?

  • Thói quen ăn uống tùy tiện, thiếu lành mạnh, khoa học:

Việc bạn ăn uống như thế nào là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hệ tiêu hóa. Khi bạn ăn uống không lành mạnh, khoa học có thể sẽ dẫn tới một số bệnh lý làm cho hoạt động tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn, lượng thức ăn sẽ vì thế mà tồn đọng lâu ngày trong dạ dày, gây sức ép cho cơ thắt thực quản dưới. Lâu dần nó sẽ bị yếu đi, hoạt động đóng mở trở nên bất thường tạo điều kiện để chứng trào ngược dạ dày thực quản dễ dàng xảy ra. Để biết ăn uống như thế nào là không khoa học và lành mạnh một cách chi tiết các bạn có thể tham khảo trong bài viết về đau dạ dày của Scurma Fizzy chúng tôi.

  • Stress, căng thẳng kéo dài:

Bên cạnh thói quen ăn uống không hợp lý, quá mức tùy tiện của bản thân thì việc bạn phải chịu đựng những căng thẳng, stress trong một khoảng thời gian dài cũng là một trong những nguyên do dẫn tới tình trạng dạ dày thực quản bị trào ngược. Stress và căng thẳng kéo dài ngoài việc gây ra một số bệnh lý hệ tiêu hóa (viêm loét dạ dày, đau dạ dày,…) thì nó còn làm cơ thể tăng sản sinh một loại hormon thượng thận là Cortisol. Loại hormon này có khả năng kích thích bài tiết acid dịch vị, làm dạ dày tăng co bóp, tăng cường đẩy ngược lượng dịch chứa trong dạ dày lên trên thực quản.

  • Thừa cân béo phì:

Tình trạng cân nặng của bạn vượt quá mức cho phép có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản khó chịu. Bởi nó sẽ khiến áp lực vùng bụng tăng lên gây sức ép với cơ thắt thực quản dưới và dần dần làm hoạt động của cơ quan này bị suy giảm. Từ đó, xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

  • Yếu tố bẩm sinh:

Chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra ở những người bẩm sinh có thoát vị cơ hoành hay cơ thắt dưới thực quản bị suy yếu,…

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi

Một số nguyên nhân khác dẫn tới chứng dạ dày thực quản trào ngược

3. Các triệu chứng khi bị trào ngược dạ dày thực quản là gì?

3.1. Các biểu hiện điển hình khi bạn mắc phải trào ngược dạ dày thực quản là gì?

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua:

Đây là triệu chứng đầu tiên mà những người đang mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ gặp phải. Lượng thức ăn mà bạn thu vào cơ thể nếu không được kịp thời tiêu hủy sẽ bị tích đọng trong dạ dày, lâu dần chúng sẽ lên men và thúc đẩy sự sản sinh acid dịch vị nhiều hơn. Khi đó, áp lực mà cơ thắt thực quản dưới phải chịu sẽ tăng lên đáng kể và lượng acid này có cơ hội trào lên trên kéo theo không khí trong lòng dạ dày gây ra các cơn ợ hơi kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu ở khoang ngực và vị chua trong khoang miệng của bạn. Triệu chứng này thường xuất hiện sau mỗi lần bạn ăn quá no, khi sử dụng các loại đồ uống có gas, đồ có vị chua hoặc khi bạn nằm ngủ thấp vào ban đêm.

  • Đau, nóng rát vùng thượng vị:

Khi dạ dày thực quản bị trào người, bạn có thể phải trải qua cảm giác đau, nóng rát khó chịu vô cùng ở vùng thượng vị. Cơn đau đó có thể lan lên đến ngực thậm chí là xuyên ra cả sau lưng của bạn. Nhiều người khi gặp phải biểu hiện này đã nghĩ mình bị bệnh tim nhưng không phải như vậy. Triệu chứng này xuất hiện do khi lượng acid dịch vị trào ngược lên thực quản đã kích thích vào các đầu mút dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau nằm trên bề mặt niêm mạc của thực quản, sinh ra cảm giác đau tức ở vùng ngực và vùng bụng dưới xương ức (vùng thượng vị).

  • Buồn nôn, nôn:

Đây cũng là một trong những hiện tượng điển hình mà bạn có thể gặp phải khi mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Buồn nôn và nôn sẽ xảy ra khi thức ăn cùng lượng acid dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Bởi trong quá trình đi ngược lên thực quản, acid dịch vị sẽ kích thích các dây thần kinh cảm nhận ở cổ họng gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến bạn buồn nôn. Hiện tượng này có thể xảy ra trong ngày ở bất kỳ thời điểm nào, tuy nhiên cảm giác buồn nôn sẽ cao hơn lúc bạn nằm nghiêng khi ngủ vào ban đêm.

  • Khó nuốt:

Khi tình trạng trào ngược dạ dày thực quản của bạn diễn ra với tần suất lớn sẽ khiến các tế bào niêm mạc của thực quản tiếp xúc trực tiếp với acid dịch vị một thời gian dài gây viêm khiến thực quản bị sưng tấy và làm đường kính của nó bị thu hẹp lại. Điều này gây cản trở rất nhiều cho người bệnh trong việc nuốt thức ăn. Hiện tượng khó nuốt này sẽ tăng lên khi các vết viêm thực quản lành lại và để lại sẹo.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi

Các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản là gì?

3.2. Một số triệu chứng không điển hình có thể có của trào ngược dạ dày thực quản là gì?

  • Đắng miệng:

Tình trạng dạ dày thực quản bị trào ngược có thể làm cho hoạt động chức năng của dạ dày bị rối loạn từ đó dẫn đến các bộ phận, cơ quan có liên quan đến “chiếc túi chứa” này cũng theo đó mà bị liên lụy, trong đó có van môn vị. Khi hoạt động đóng mở của van môn vị trở nên không bình thường, dịch mật từ túi mật sẽ có cơ hội trào ngược qua tá tràng vào trong lòng dạ dày và cùng với lượng acid dịch vị tràn ngược lên đến thực quản gây cảm giác đắng bên trong khoang miệng. Hiện tượng này không thường xuyên xảy ra nhưng thường gặp khi bạn nôn hoặc vào buổi sáng khi bạn ngủ dậy.

  • Đau họng, ho, khàn giọng:

Trong quá trình trào ngược từ dạ dày lên tới thực quản, acid dịch vị có thể làm thương tổn các dây thanh quản khiến chúng bị viêm và sưng lên dẫn đến tình trạng khàn giọng cho người bệnh kèm theo cảm giác đau họng không mấy dễ chịu. Lâu dần hình thành những cơn ho khi dịch dạ dày chảy xuống phế quản làm tổn thương đường dẫn khí.

  • Khó thở:

Biểu hiện khó thở khi bạn bị trào ngược dạ dày thực quản có thể liên quan đến sự co thắt của cơ trơn phế quản bởi lượng acid dạ dày có thể xâm nhập vào các đường dẫn khí hô hấp khi nó có cơ hội chảy ngược lên thực quản, đặc biệt là khi bạn ngủ. Khi tiếp xúc với đường dẫn khí, acid dạ dày có thể gây viêm khiến cho đường thở sưng lên, giảm thể tích thông khí dẫn tới cảm giác khó thở cho người bệnh. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn tới hen suyễn và hình thành mảng xơ phổi.

  • Lượng nước bọt trong miệng sản sinh nhiều:

Lượng nước bọt được tiết ra trong khoang miệng có rất nhiều vai trò, một trong số đó là trung hòa lượng acid dịch vị nếu chẳng may chúng có cơ hội vượt qua thực quản và xâm nhập được vào khoang miệng. Chính vì thế mà khi bạn bị chứng trào ngược dạ dày thực quản, lượng nước bọt trong miệng có thể sẽ được sản sinh nhiều hơn như một phản xạ đáp ứng tự nhiên để thanh thải lượng acid dịch vị không chịu yên phận ở dạ dày. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra kéo dài có thể làm tăng lượng không khí đi vào trong dạ dày khiến cho tình trạng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua gia tăng.

>>>Xem thêm: Triệu Chứng Trào Ngược Thực Quản Bạn Cần Lưu Ý

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi

Một số triệu chứng không điển hình của chứng dạ dày thực quản trào ngược

4. Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên thì chứng trào ngược dạ dày thực quản là hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và các yếu tố bảo vệ thực quản. Chính vì thế mà việc ưu tiên sử dụng những biện pháp giúp tăng cường sức mạnh của các tấm khiên bảo vệ thực quản sẵn có trước khi sử dụng thuốc hay can thiệp phẫu thuật là việc làm cần thiết. Vậy những việc mà bản thân người bệnh có thể làm để tự cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là gì? Dưới đây là một số lưu ý mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn dựa vào những nguyên nhân gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản.

  • Xây dựng một chế độ ăn uống  phù hợp:
  • Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn tốt nhất nên thực hiện chế độ ăn ít tinh bột và đường được gọi là chế độ Low – Carbs. Với chế độ ăn này, cơ thể của bạn sẽ không bị rơi vào trạng thái quá no, từ đó làm giảm thiểu các triệu chứng thực quản dạ dày trào ngược một cách đáng kể. Khi ăn uống theo chế độ Low – Carbs, bạn không chỉ có thể tránh được tình trạng dạ dày thực quản bị trào ngược mà còn có thể phòng ngừa được một số bệnh lý khác như cao huyết áp, béo phì,…
  • Bên cạnh đó, bạn không nên ăn quá no trong mỗi bữa đặc biệt là bữa tối, chỉ nên ăn vừa đủ no để giảm sức ép cho các bộ máy tiêu hóa trong cơ thể. 
  • Không nên ăn uống quá khuya, tốt nhất tất cả hoạt động ăn uống nên dừng lại 3 tiếng trước khi bạn đi ngủ.
  • Ngoài ra, những người bệnh đang bị trào ngược dạ dày thực quản nên chú trọng trong vấn đề sử dụng những thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, coffee, nước có gas,… Bạn thật sự cần phải hạn chế dùng những đồ uống này và tốt nhất là nên bỏ.
trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi

Ăn uống lành mạnh – giảm trào ngược dạ dày thực quản

  • Điều chỉnh lại tư thế nằm khi ngủ:

Việc nằm ngủ đúng tư thế hay không cũng là một trong những yếu tố trực tiếp tác động lên tình trạng của một số bệnh lý, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Vậy làm thế nào để cải thiện vấn đề bệnh lý này cũng như phòng ngừa mắc phải nó chỉ với việc thay đổi tư thế nằm lúc ngủ? Và đây chính là đáp án cho câu hỏi này:

  • Nằm gối cao khi ngủ : Điều này có thể hạn chế đường đi lên thực quản của acid dạ dày từ đó làm giảm trào ngược bởi khi nằm gối cao đầu phần dạ dày của bạn sẽ nằm ở vị trí thấp hơn so với thực quản.
  • Nằm nghiêng về bên trái: Với tư thế nằm này, bạn sẽ giúp cho việc vận chuyển các chất từ các bộ máy tiêu hóa phía trên xuống phía dưới trở nên dễ dàng hơn nhiều, tránh được những vấn đề rối loạn tiêu hóa từ đó làm giảm khả năng gây ra chứng trào ngược.
trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi

Tư thế ngủ đúng góp phần giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

  • Nghỉ ngơi khoa học cũng là một cách phòng ngừa và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản:

Việc bạn thường xuyên thức quá khuya (sau 23 giờ) không chỉ góp phần làm chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản thêm phần nghiêm trọng mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn hệ nội tiết,… và còn ảnh hưởng tới cả vấn đề thẩm mỹ của bạn (mụn trứng cá, da lão hóa sớm,…)

>>>Xem thêm: Kinh Nghiệm Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Mang Lại Hiệu Quả

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi

Chế độ nghỉ ngơi khoa học tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản mà nhóm Dược sĩ, Bác sĩ chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Hy vọng sau một vài phút đọc bài viết của chúng tôi, các bạn đã có thể phần nào tự giải đáp được những khúc mắc liên quan đến tình trạng bệnh lý này của mình như: Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Nó có thể gây ra cho người mắc phải những cảm giác (triệu chứng) khó chịu như thế nào? hay Liệu bản thân người bệnh có thể làm gì để cải thiện tình trạng bệnh không?… Nếu như bạn vẫn còn bất kỳ vấn đề gì chưa thực rõ hoặc muốn tìm hiểu cụ thể về tình trạng bệnh hiện tại của bản thân thì còn chần chừ gì nữa hãy liên hệ ngay tới Hotline: 18006091 của chúng tôi để được nhận những tư vấn, giải đáp có tính chuyên môn và nhiệt tình nhất từ nhóm Dược sĩ, Bác sĩ của Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091