Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Liệu Có Nguy Hiểm Không

Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Liệu Có Nguy Hiểm Không

Mang thai có lẽ là một trong những thời kỳ nhạy cảm nhất và cơ thể người mẹ xảy ra nhiều vấn đề về sức khỏe do sự thay đổi nội tiết tố cũng như tâm sinh lý. Đặc biệt về những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi ngày một phát triển, mẹ bầu sẽ càng gặp khó khăn trong ăn uống, tiêu hóa thức ăn, dẫn đến bị đau dạ dày. Vậy, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối là do đâu, có ảnh hưởng thế nào và làm sao để hạn chế? Những câu hỏi trên sẽ được giải thích cụ thể ở bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân của đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối là gì?

Mẹ bầu bị đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối do một số nguyên nhân trực tiếp dưới đây:

Nội tiết tố gây đau dạ dày

Lượng hormone có tác dụng làm giãn cơ trong hệ tiêu hóa, nội tiết tố bị rối loạn đồng thời không kiểm soát được lượng acid dịch vị dạ dày trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối. Điều này khiến lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn và gây nên đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối

Tử cung phát triển 

Cuối thai kỳ thì thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất, bởi vậy để tạo điều kiện cho thai nhi lớn lên, tử cung càng phải mở rộng hơn.

Sự mở rộng của tử cung lớn làm tăng áp lực cho hệ thống tiêu hóa, chèn ép lên dạ dày, khiến thay đổi vị trí ban đầu của dạ dày, gây nên tình trạng ứ đọng thức ăn. Đó là lý do khiến các mẹ bầu thường bị đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối.

>>> Xem thêm: Lỡ Uống Thuốc Đau Dạ Dày Khi Mang Thai

Vấn đề tâm lý

Sự thay đổi tâm lý cũng như nội tiết tố trong cơ thể khiến mẹ bầu có nhiều thay đổi, nhất là  vào những tháng đầu và cuối thai kỳ.

Trong 3 tháng cuối, thai nhi phát triển nhanh dễ khiến cho các mẹ thường trong trạng thái nặng nề, gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển cũng như vận động. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn rất lo lắng cho lần vượt cạn sắp tới.

Chính tâm lý căng thẳng ấy đã gây ức chế hoạt động của hệ tiêu hóa.

dau-da-day-khi-mang-thai-3-thang-cuoi-avt

Đau dạ dày nguyên nhân do đâu khi mang thai 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới tình trạng đau dạ dày

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Chế độ ăn uống với hàm lượng dinh dưỡng cao của các mẹ bầu để giúp bé phát triển toàn diện lại làm tăng áp lực cho dạ dày.

Thức ăn vào dạ dày không được tiêu hóa hết, ứ đọng lại cũng là gây ra tình trạng ợ hơi, ợ nóng – một trong những triệu chứng của đau dạ dày.

Thường xuyên ăn đồ chua, cay nóng hay thức ăn chế nhanh, nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối càng trở nên nghiêm trọng.

Tiền sử bị đau dạ dày

Mẹ bầu đã từng bị dạ dày trước khi mang thai sẽ dễ tái phát bệnh trong 3 tháng cuối thai kỳ do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng như chế độ sinh hoạt, ăn uống. Họ sẽ dễ cảm thấy buồn nôn, đau thượng vị với tần suất cao.

2. Triệu chứng đau dạ dày thường gặp khi mang thai 3 tháng cuối

Đau bụng vùng thượng vị

Là đau vùng trên của phần bụng, từ rốn tới xương ức là triệu chứng thường gặp ở người bị đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối. Có thể xuất hiện các kiểu đau như:

  • Đau âm ỉ, lâm râm hoặc có cảm giác bỏng rát ở vùng thượng vị, hoặc đau quặn từng cơn vào nửa đêm về sáng hay 2-3 tiếng sau ăn hoặc khi quá đói.
  • Những cơn đau dạ dày xuất hiện theo chu kỳ thời gian trong ngày và trong năm.

Các đợt đau có thể  kéo dài vài tuần rồi hết, cũng có thể là vài tháng hoặc cả năm sau lại xuất hiện lại một đợt đau. Bệnh càng nặng, tính chu kỳ của các cơn đau sẽ càng mất dần, đợt đau cũng tăng dần cả về số lượng lẫn mức độ đau.

>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Vùng Thượng Vị Về Đêm

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng là triệu chứng do lượng acid dư thừa từ dạ dày bị đẩy ngược lên khoang miệng. Điều này khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đầy bụng, chua miệng. Điều này cho thấy chức năng tiêu hóa của dạ dày đang có vấn đề.

Buồn nôn, nôn

Thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh do thức ăn khó được vận chuyển cũng như tiêu hóa ở dạ dày vì niêm mạc dạ dày bị tổn thương và sẽ bị trào ngược từ dạ dày đẩy lên khoang miệng khiến người bệnh nôn và buồn nôn.

Các mẹ bầu có thể phân biệt giữa nôn do nghén và nôn do đau dạ dày là nôn do dạ dày thường kèm theo nước hoặc thức ăn. 

Người bệnh trở nên chán ăn

Ăn không thấy ngon miệng dù đói. Từ đó, cơ thể người bệnh sẽ dần dần bị thiếu chất dinh dưỡng, điều này sẽ càng nguy hiểm khi người bệnh đang ở 3 tháng cuối chu kỳ mang thai vì đây là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ.

Đầy bụng và khó tiêu

Do dạ dày của phụ nữ mang thai tổn thương làm cho suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn bị ứ đọng lâu ngày, gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu cho mẹ bầu.

Đây cũng chính là lúc dạ dày tạo kích thích cơ thể sản sinh ra các cơn buồn nôn hoặc nôn nhằm giải phóng lượng thức ăn cũng như các dịch dư thừa ra ngoài.

>>> Xem thêm: Cách Chữa Đầy Bụng Khó Tiêu Khi Mang Thai

dau-da-day-khi-mang-thai-3-thang-cuoi-1

Triệu chứng đầy bụng khó tiêu khi mang thai 3 tháng cuối

Tuy vậy, các triệu chứng trên chỉ có mang tính chất gợi ý do nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác.

Tốt hơn hết nếu gặp phải các triệu chứng đó, nên bên cạnh việc thực hiện một số cách dân gian để giảm đau dạ dày tại nhà, người bệnh hãy đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả nhất. 

3. Đối với các mẹ bầu đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có những nguy hiểm gì?

Các mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan, xem thường tình trạng đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối. Bởi đây là thời điểm mà các mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng những gì tốt nhất cho kỳ sinh nở sắp diễn ra.

Tình trạng đau dạ dày trong giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi dạ dày bị tổn thương, việc tiêu hóa, chuyển hóa và hấp thu thức ăn sẽ bị trì trệ trong khi 3 tháng cuối này là lúc trẻ cần đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể phát triển toàn diện trước khi chào đời.

Bên cạnh đó, tình trạng đau dạ dày thường xảy ra vào ban đêm cùng tình trạng nặng nề khi thai ngày một lớn của mẹ bầu sẽ khiến cho các mẹ mất ngủ, lo lắng, stress. Bởi vậy mà tinh thần của mẹ bầu dễ sa sút, điều này tạo điều kiện phát sinh những vấn đề sức khỏe khác.

Vấn đề đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối sẽ trở nên trầm trọng hơn khi các mẹ bầu chủ quan, nhầm lẫn với tình trạng các bệnh lý khác. Ví dụ như một số bệnh về gan, chấn thương lách hoặc viêm tụy cũng có thể kích hoạt cơn đau thắt ở thượng vị giống như đau dạ dày.

Bởi vậy cần kiểm tra kĩ xem có đúng là bị đau dạ dày không, tránh gây cản trở quá trình phát hiện và điều trị bệnh. Ngoài ra, nếu triệu chứng đau dạ dày không được kiểm soát khiến các mẹ dễ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe khác.

Đặc biệt là khi những cơn co thắt dạ dày kích hoạt ở mức độ nặng sẽ rất nguy hiểm. Điều này khiến cho các mẹ bầu có thể gặp tình trạng tiền sản giật hay sinh non

>>> Xem thêm: Đau Bao Tử Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Với Mẹ Bầu Không?

4. Các phương pháp cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Bởi các lý do trên, các mẹ bầu chớ nên chủ quan khi bị đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối. Trước hết, mẹ bầu cần thực hiện một số vấn đề và có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để giảm đau dạ dày được trình bày sau đây:

4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng đau dạ dày

Theo nghiên cứu gần đây đã cho biết chế độ ăn là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Việc thực hiện và duy trì một chế độ ăn uống khoa học giúp giảm nguy cơ gặp các vấn đề tiêu hóa, mà nói đến ở đây là đau dạ dày một cách đáng kể.

Bởi vậy trong trường hợp bị đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống, chế độ dinh dưỡng hợp lý, sao cho vừa đảm bảo độ dinh dưỡng cho bé vừa ít gây áp lực lên đường tiêu hóa.

Điều này sẽ giúp các triệu chứng đau dạ dày thuyên giảm, thậm chí là biến mất. Cần chú ý thực hiện một số nguyên tắc sau đây:

  • Nên tăng cường  ăn các thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột hoặc thức ăn dễ tiêu như trứng, sữa…
  • Chế biến thức ăn mềm  như các món hầm để vừa tăng khả năng hấp thu của mẹ và bé, vừa giảm áp lực cho bóp cho dạ dày.
  • Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, nhai kỹ, nuốt chậm giúp dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
  • Không nên để cơ thể trong trạng thái quá đói hoặc ăn quá no
  • Tránh thức ăn chế biến sẵn, đồ chua, cay, rượu bia và chất kích thích vì những thực phẩm chế biến sẵn này thường khó tiêu.
  • Sau khi ăn không vận động mạnh hoặc nằm ngay.
  • Uống nhiều nước hơn, có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây tươi.

4.2. Duy trì lối sống lành mạnh

Thực hiện và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối. Mẹ bầu cần chú ý đến một số vấn đề sau để có một lối sống lành mạnh:

  • Sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, điều độ. Tránh bỏ bữa, ăn đêm hoặc thức quá khuya.
  • Ngủ đủ hoặc có thể nhiều hơn 8 tiếng một ngày.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Gạt bỏ mọi căng thẳng, áp lực trong cuộc sống cũng như công việc.
  • Có thể rèn luyện bằng cách tập các bài thể dục nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu, ví dụ như ngồi thiền, yoga đơn giản hoặc đi bộ,…. Điều này không chỉ giúp các mẹ bầu cải thiện tâm lý, giảm áp lực mà việc sinh nở cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Nên nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn sau khi làm việc căng thẳng
  • Không làm những việc nặng hay những việc cần gắng sức nhiều.

4.3. Thận trọng với việc dùng thuốc

Trong thời kỳ mang thai, việc sử dụng bất kì loại thuốc Tây nào cũng sẽ không được khuyến khích. Cũng như vậy, việc dùng thuốc điều trị đau dạ dày kể cả trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi đã lớn vẫn tiềm ẩn những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bởi vậy, tuyệt đối các mẹ bầu không được tự ý mua thuốc giảm đau hay bất kỳ thuốc nào để tự điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chú ý tình trạng bệnh của mình để khám chữa kịp thời trong trường hợp bị đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối bởi một sai sót dù nhỏ cũng có thể khiến sức khỏe em bé bị ảnh hưởng.

Tốt hơn hết các mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, nếu có vấn đề bất thường nào xuất hiện, cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.

Phía trên là những thay đổi cần thiết cho các mẹ bầu vừa để phòng tránh, vừa để giảm triệu chứng trong trường hợp đau dạ dày  mang thai 3 tháng cuối. Muốn bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, các mẹ bầu hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.

4.4. Trà hoa cúc giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày

dau-da-day-khi-mang-thai-3-thang-cuoi-3

Trà hoa cúc giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày

Cách thực hiện: 

  • Cho trà hoa cúc vào ấm, hãm với nước sôi
  • Đợi một thời gian để trà tiết ra dưỡng chất
  • Nên uống khi còn ấm, có thể cho vào bình giữ nhiệt

Lưu ý

Các mẹ bầu không nên uống trà hoa cúc vào ban đêm vì nó có thể gây mất ngủ.

Công dụng

Theo y học hiện đại, các thành phần được tìm thấy trong hoa cúc có khả năng giảm tình trạng trào ngược dạ dày cùng nhiều triệu chứng khác. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn giúp kháng viêm tại ổ loét, chống kích ứng.

Ngoài ra, nhờ dùng loại trà này, các mẹ bầu sẽ thư giãn đầu óc hơn, chống lo âu, trầm cảm. 

4.5. Bài thuốc từ cây nha đam giảm nhẹ triệu chứng đau dạ dày

Nha đam

Nha đam giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối

Cách thực hiện

  • Tách lấy phần thịt bên trong nhánh nha đam
  • Cho phần đó vào ấm đun sôi với nước. 
  • Uống 1 – 2 cốc nước nha đam/ ngày

Công dụng

Các thành phần trong cây nha đam, trong đó có glycoprotein có tác dụng chống viêm, kích thích hệ tiêu hóa, trị táo bón, giúp ức chế lượng acid trong dịch vị dạ dày cũng như thúc đẩy quá trình làm lành vết loét nhanh hơn cho người bệnh.

Bởi vậy, phương pháp này làm giảm triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối một cách rõ rệt.

4.6. Chữa đau dạ dày cho mẹ bầu với cây bắp cải 

Bắp cải

Bắp cải giúp cải thiện tình trạng đua dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Cách thực hiện

  • Rửa sạch 1  -2 lá bắp cải, trần qua nước sôi để loại bỏ vi khuẩn. 
  • Xay nhuyễn những lá bắp cải này rồi lọc qua rây để lấy nước ép uống.
  • Uống 1 ly nước ép bắp cải/ ngày 

Công dụng

Bắp cải chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp cho việc nhanh chóng làm liền các vết thương của đường tiêu hóa. Đó là lý do các mẹ bầu nên sử dụng bắp cải để chữa đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối.

Trên đây đều là những bài thuốc đơn giản, an toàn, dễ làm, với những nguyên liệu có sẵn xung quanh chúng ta nhưng lại mang lại hiệu quả đến bất ngờ trong việc thuyên giảm triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối của các mẹ bầu.

Bên cạnh đó vẫn nên xây dựng lối sống lành mạnh cũng như chế độ ăn uống phù hợp.

5. Một số điều mẹ bầu cần chú ý khi đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

  • Hãy duy trì thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý để vừa giảm các triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.
  • Cần tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ ngay khi các tình huống sau xảy ra:
  • Đau vùng thượng vị dữ dội, đau đến mức không thể chịu đựng được
  • Đau bụng kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo
  • Các cơn co thắt dạ dày kích hoạt đều đặn ở mức độ nặng bởi điều này khiến mẹ bầu dễ gặp tình trạng tiền sản giật hoặc sinh non vô cùng nguy hiểm.
  • Đau thượng vị kèm theo sốt
  • Đau thượng vị kèm theo chóng mặt, khó thở, đau đầu… 

Việc thăm khám lúc này để bác sĩ loại trừ hay dự phòng các vấn đề nguy hiểm là rất cần thiết. Đồng thời các mẹ bầu sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất cho tình trạng đau dạ dày trong 3 tháng cuối mang thai của mình.

Bài viết trên là những thông tin liên quan đến hiện tượng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối và các cách ứng phó. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.  

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm những thông tin bổ ích, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sớm bệnh đau dạ dày mang thai 3 tháng cuối.

Liên hệ ngay đội ngũ chuyên gia Scurma Fizzy qua HOTLINE 18006091 ngay bị có triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường của dạ dày,…để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091