Các Bệnh Về Dạ Dày Thường Gặp, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Các Bệnh Về Dạ Dày Thường Gặp, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Các bệnh về dạ dày thường gặp – Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Dạ dày là một phần của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ cũng như là tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nếu không may bị các bệnh về dạ dày sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm tính mạng. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị của chúng là rất cần thiết. Sau đây là 5 căn bệnh dạ dày thường gặp.

benh-ve-da-day

Các bệnh về dạ dày

1. Bệnh thực quản – dạ dày trào ngược

1.1. Trào ngược dạ dày – thực quản là cụm từ diễn tả bệnh lý gì?

Trào ngược dạ dày thực quản ( GERD) là tình trạng axit dạ dày thường xuyên trào ngược vào trong thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày (trào ngược axit).

1.2. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày – thực quản

Nguyên nhân có thể do thực quản, dạ dày hoặc ảnh hưởng từ các cơ quan khác trong cơ thể.

  • Nguyên nhân trực tiếp là do suy cơ thắt dưới thực quản 

Cơ thắt dưới thực quản là cơ nối thực quản với dạ dày. Bình thường cơ vòng này chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho thức ăn và các dịch tiêu hóa trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, vẫn có lúc cơ vòng trở nên yếu và không thể đóng lại. Điều này khiến thức ăn và axit dễ bị trào ngược.

  • Nguyên nhân do dạ dày 

Khi dạ dày quá tải, thức ăn bị ứ đọng không thể chuyển xuống ruột non làm tăng áp lực trong dạ dày dẫn đến trào ngược lên thực quản.

  • Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, người bệnh bị trào ngược dạ dày còn do các vấn đề sau: 

– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Sử dụng thuốc huyết áp, Cholecystokinine, kháng sinh histamin, aspirin, thuốc an thần.

– Thói quen dùng các chất kích thích: cafe, thuốc lá, rượu bia và ăn quá no, ăn các đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.

– Béo phì

1.3. Triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản

 

benh-ve-da-day

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản

 

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

 Xảy ra sau khi người bệnh ăn no, thức ăn được trộn lẫn với axit ở dạ dày vì một nguyên nhân nào đó trào ngược lên thực quản gây nên các hiện tượng trên.

  • Buồn nôn

Đây là những triệu chứng điển hình của người bị trào ngược dạ dày. Vào bất cứ một thời điểm nào trong ngày, buồn nôn cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên vào ban đêm, lúc này tư thế nằm ngang hoặc nằm sau khi ăn dễ khiến trào ngược xảy ra thì cảm giác buồn nôn sẽ cao hơn.

  • Đau tức ngực thượng vị 

Người bệnh có cảm giác thắt ở ngực và trên rốn, lan ra cả lưng và cánh tay.

  • Một số các triệu chứng khác

Khó nuốt khi ăn uống, khàn giọng, xuất hiện triệu chứng ho, miệng tiết nhiều nước bọt, đắng miệng, bệnh nhân có thể bị sụt cân, chán ăn…

1.4. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống nghỉ ngơi, điều trị nội khoa và ngoại khoa.

  •  Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm để trung hòa axit ( bánh mì, bột yến mạch, đạm dễ tiêu… ) và hạn chế thực phẩm có hàm lượng axit cao, hạn chế các đồ uống có chất kích thích.
benh-ve-da-day

Bị trào ngược dạ dày-thực quản nên ăn gì ?

  • Không nên ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn, không uống nhiều nước trong khi ăn.
  • Thay đổi tư thế ngủ 

Khi ngủ nằm tư thế nghiêng sang bên trái, đầu nâng cao

  • Sử dụng các loại thuốc có công dụng đặc trị trào ngược dạ dày – thực quản

>>>> Tham khảo thêm: Có Thể Giảm Các Triệu Chứng Của Trào Ngược Bằng Loại Thực Phẩm Gì?

2. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

 Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về dạ dày thường gặp nhất, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi hẳn, nếu không, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh để phòng bệnh và điều trị bệnh tốt hơn.

2.1. Tổng quát về viêm loét dạ dày-tá tràng

 Là căn bệnh gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Các tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (là lớp sâu nhất từ ngoài vào trong ) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và để lộ ra các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột. 

Ở những vị trí viêm loét khác nhau mà bệnh sẽ được chẩn đoán cụ thể với nhiều tên gọi khác như , loét hang vị, loét môn vị, viêm loét tá tràng, viêm tâm vị,…

benh-ve-da-day

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

 

Yếu tố tiềm ẩn gây nên viêm loét dạ dày – tá tràng

  • Di truyền

Loét tá tràng có tính di truyền, tần suất cao ở một số gia đình và đồng thời xảy ra ở cả 2 anh (chị) em sinh đôi cùng trứng hơn là khác trứng. 

  • Yếu tố tâm lý ( stress )

Những người hay bị áp lực, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng tiết axit trong dạ dày dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về dạ dày.

  • Lối sống

Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia. Chất nicotine trong thuốc lá kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol – tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày.

Ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa nhất là bữa sáng, thức khuya, lười vận động…

2.2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

  • Do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là tác nhân hàng đầu khiến dạ dày bị viêm loét. Khi xâm nhập vào dạ dày, chúng sẽ chui vào trong lớp nhầy và tiết ra chất độc khiến lớp bảo vệ niêm mạc mất tác dụng. Vì thế khi tiếp xúc với axit dịch vị thường xuyên, niêm mạc dạ dày dễ bị bào mòn dẫn đến viêm loét.

Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày

 

  • Do thuốc NSAIDs 

Sử dụng thuốc nhóm NSAIDs kéo dài quá 10 ngày gây nguy cơ cao viêm loét dạ dày – tá tràng.Chính vì thế, có thể sử dụng NSAIDs cùng với các thuốc bảo vệ dạ dày.

  • Ợ chua, ợ nóng, buồn nôn

Thức ăn từ dạ dày không được tiêu hóa có thể tràn ngược lên thực quản cộng thêm axit dạ dày gây ra ợ nóng, ợ chua và buồn nôn.

  • Rối loạn tiêu hóa

Bao gồm vả tình trạng tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, người bệnh còn sụt cân hoặc tăng cân nhanh.

  • Các dấu hiệu đi kèm khác 

Khó thở, mất ngủ, ngất xỉu, phân lẫn máu hoặc có màu đen.

2.3. Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng

  • Duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, hạn chế ăn các thức ăn có tính kích thích.
  • Nếu có các dấu hiệu trên thì cần đến ngay phòng khám, bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị.

>>>> Đọc thêm: Ăn Uống Gì Để Giảm Hiệu Quả Đau Do Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng?

3. Bệnh xuất huyết dạ dày

3.1. Bệnh xuất huyết dạ dày là gì ?

benh-ve-da-day

Bệnh dạ dày xuất huyết

 

Xuất huyết dạ dày là một bệnh về dạ dày mà ở đó có hiện tượng niêm mạc dạ dày bị chảy máu do các tổn thương chưa được điều trị kịp thời. Đây là một biến chứng cấp tính nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm.

Tỉ lệ nam giới bị bệnh này nhiều hơn nữ giới là do nam giới thường uống rượu bia nhiều hơn

3.2. Nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày 

Biết được nguyên nhân sẽ giúp chúng ta thuận lợi trong việc phòng tránh căn bệnh này

  • Do bệnh nhân có tiền sử mắc phải các bệnh như: ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính,…. những bệnh này gây bào mòn, tổn thương niêm mạc dạ dày và các mạch máu, lâu dần dẫn đến xuất huyết dạ dày.
  • Chấn thương mạnh tác động vào vùng bụng cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng xuất huyết dạ dày
  • Chảy máu do rối loạn đông máu, cầm máu’

Do giảm số lượng tiểu cầu và các yếu tố đông máu, dùng thuốc chống đông máu như heparin, kháng vitamin K…

  • Chế độ ăn uống : sử dụng những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất kích thích tác động lên những vết loét thêm nghiêm trọng và chảy máu

3.3. Triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày

Để bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh một cách trọn vẹn nhất, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều nên biết triệu chứng xuất huyết dạ dày.

benh-ve-da-day

Xuất huyết dạ dày gây buồn nôn

 

  • Nôn ra máu

Nôn ra máu là dấu hiệu cơ bản của người bị xuất huyết dạ dày. Người bệnh thường cảm thấy tanh trong miệng do máu chảy trong lòng ống tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn ra máu có lẫn thức ăn.

  • Đi ngoài ra máu

Người bệnh có thể đi ngoài ra máu tươi hoặc phân đen ( do tác dụng của dịch tiêu hóa làm hồng cầu biến chất ), có mùi hôi tanh,là biểu hiện xuất huyết dạ dày điển hình. Màu sắc của phân đen sệt như hắc ín thì người bệnh đang tiến đến giai đoạn xuất huyết nặng.

  • Đau vùng thượng vị

Cơn đau dữ dội xuất hiện ở vùng trên rốn, kèm theo vã mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt. Khi thấy triệu chứng này, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế.

  • Thiếu máu

Tình trạng chóng mặt, hoa mắt, mạch đập yếu, da tái nhợt,… là hậu quả của tình trạng thiếu máu

3.4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày

  • Tránh stress, áp lực quá mức; luôn giữ một tinh thần thoải mái
  • Sinh hoạt điều độ, hợp lý: 

Không ăn quá no hoặc để quá đói, bỏ bữa, không ngủ ngay sau khi ăn

Ăn chín uống sôi, hạn chế bia rượu, cafe, nước ngọt có gas..

  • Không được lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm
  • Khi có những dấu hiệu của bệnh trên cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị

>>>> Xem thêm: Các Món Ăn Nhất Định Phải Bổ Sung Vào Thực Đơn Khi Bị Chảy Máu Dạ Dày

4. Bệnh nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Tỷ lệ người bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày hiện nay là rất cao. Chúng là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh về dạ dày rất nguy hiểm.Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu căn bệnh này.

4.1. Vi khuẩn HP là gì ?

benh-ve-da-day

Vi khuẩn HP sống trong dạ dày

 

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường axit và dạ dày là một nơi trú ngụ thích hợp. Vi khuẩn HP có thể sản sinh ra urease – một chất gây phá hủy và phân giải hàng rào chất nhầy bảo vệ niêm mạc, lớp niêm mạc mất đi chất nhầy bảo vệ sẽ dần bị tổn thương dẫn đến viêm loét.

Chúng rất dễ bị lây nhiễm qua nhiều con đường như : miệng – miệng, phân – miêng hay việc dùng chung các dụng cụ nội soi khám đường tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm. Vì thế, bệnh nhiễm vi khuẩn HP đang dần trở nên phổ biến.

Một trong những môi trường lý tưởng để Hp có thể tồn tại được chính là môi trường acid bên trong dạ dày. Trong quá trình sinh sống ở đây, Hp sẽ sản sinh tăng cường các enzyme urease nhằm trung hòa độ acid trong dạ dày.

4.2. Biểu hiện của bệnh nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Bệnh nhiễm vi khuẩn HP thường không gây ra các dấu hiệu đặc trưng riêng. Đến khi dạ dày bị vi khuẩn Hp làm tổn thương thì lúc đó người bệnh sẽ phải đối mặt với vô số sự nguy hiểm tới từ các bệnh lý.

  • Đau ở vùng thượng vị, cơn đau âm ỉ và sau đó tự biến mất
  • Ợ chua, buồn nôn 

Nôn ngay cả khi không có thức ăn, nôn vào buổi sáng sớm, nôn khan

  • Dễ bị đầy bụng dù ăn ít và hay bị sụt cân mà không rõ lý do
  • Ở giai đoạn nặng : thiếu máu, đi đại tiện ra máu

4.3. Phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày

  • Xét nghiệm hơi thở
benh-ve-da-day

Xét nghiệm hơi thở chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP

 

Phương pháp này được sử dụng phổ biến để chẩn đoán vi khuẩn tồn tại trong dạ dày. Bệnh nhận được uống một lượng 1 viên thuốc có chứa đồng vị C13 hoặc C14 của nguyên tử Carbon. Một giờ sau khi uống thuốc, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu hơi thở để làm xét nghiệm vi khuẩn HP. Nếu kết quả có bọt khi chứng tỏ vi khuẩn HP dương tính

  • Xét nghiệm phân tìm kiếm vi khuẩn HP

Thu thập mẫu phân của bệnh nhân. Một chất tạo màu vào sau khi mẫu phân được thu thập, nếu phân chuyển sang màu xanh dương thì người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp.

  • Xét nghiệm máu

Lấy mẫu huyết thanh của người bệnh, xác định chỉ số kháng thể kháng vi khuẩn H.pylori

Phòng ngừa và điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

  • Thực hiện các biện pháp hạn chế đường lây nhiễm của vi khuẩn

Nên từ bỏ thói quen dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình, cha mẹ không nên nhai và mớm thức ăn cho trẻ

  • Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
  • Ăn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng
  • Việc chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm là rất cần thiết. Bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các loại thuốc đặc trị trong trường hợp vi khuẩn chỉ mới vừa phát triển ở mức viêm dạ dày. Đa số các trường hợp người bệnh đạt hiệu quả điều trị 90% khi sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn.
  • Dùng thuốc kháng sinh cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn HP. Nhưng một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nên cần được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

>>>> Tham khảo thêm: Hp Dạ Dày Là Cụm Từ Nói Về Tình Trạng Gì?

5. Bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến hiện nay ở nước ta và một số nước trên thế giới. Vì triệu chứng giai đoạn đầu của ung thư dạ dày rất mơ hồ và không đặc hiệu nên người bệnh thường hay chủ quan, do đó, ung thư dạ dày dễ di căn và có khả năng gây tử vong cao. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm để tiến hành điều trị là vô cùng cần thiết.

5.1. Bệnh ung thư dạ dày là gì ?

benh-ve-da-day

Bệnh ung thư dạ dày

 

Ung thư dạ dày là căn bệnh về dạ dày khá nguy hiểm, gây ra do hiện tượng các tế bào trong dạ dày tăng sinh một cách vô độ, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể dẫn đến hình thành các khối u. Khác với các khối u lành tính, khối u ác tính có thể di căn đến các hạch bạch huyết và nhiều tạng xung quanh khác, thậm chí là tử vong.

 

5.2. Các giai đoạn của ung thư dạ dày

  • Giai đoạn 0:  tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc cấu tạo từ biểu mô của dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm nhập vào dưới lớp niêm mạc, chưa lây sang các cơ quan xung quanh.
  • Giai đoạn 2: tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày đến lớp cơ
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn sang các tạng khác, tiên lượng rất xấu.

5.3. Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày

  • Các tổn thương tiền ung thư 

Viêm dạ dày mãn tính kéo dài dẫn đến teo niêm mạc dạ dày; dị sản ruột, thiếu máu ác tính, tế bào dạ dày biến đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể, phân chia mất kiểm soát.

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Chúng tiết ra enzym phá hủy lớp nhầy bao bọc bảo vệ niêm mạc làm niêm mạc dần bị ăn mòn, gây tổn thương dẫn đến ung thư.

  • Di truyền

Tỉ lệ người mẹ có thể di truyền gen viêm teo dạ dày sang con của mình là 48%. Ngoài ra, sự đột biến gen CDH1 (là gen ức chế tế bào dạ dày phát triển) cũng liên quan đến ung thư dạ dày.

  • Béo phì

Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư.

  • Nhóm máu

Chưa chứng minh được yếu tố di truyền có liên quan đến ung thư dạ dày  nhưng thực nghiệm những người nhóm máu A dễ bị bệnh hơn các nhóm B,O,AB

  • Tuổi tác, giới tính

Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc các bệnh dạ dày càng cao

Nam giới dễ mắc bệnh ung thư hơn nữ giới ( gấp khoảng 2 lần )

  • Thói quen sinh hoạt

Chế độ ăn nhiều muối, những thức ăn khô, thức ăn hun khói, những thức ăn chứa nhiều nitrosamine được xác định có liên quan đến ung thư dạ dày.

5.4. Biểu hiện bệnh ung thư dạ dày

benh-ve-da-day

Bệnh ung thư dạ dày gây xuất huyết

 

  • Mặc dù đã dùng thuốc nhưng các cơn đau bụng vẫn xuất hiện theo từng đợt, thậm chí là ngày càng trầm trọng hơn.
  • Sau khi ăn có hiện tượng sưng bụng, đầy bụng bất thường kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn.
  • Ợ nóng.
  • Sụt cân nhanh chóng.
  • Đi ngoài phân đen hoặc có máu lẫn bên trong phân
  • Đầy bụng, chán ăn,rối loạn tiêu hóa, cơ thể suy nhược là những dấu hiệu tương đối sớm
  • Nôn ra máu.

Thăm khám lâm sàng giai đoạn sớm thường không phát hiện được gì, những trường hợp sờ thấy u thì đã muộn.

5.5. Phòng bệnh ung thư dạ dày

  • Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, nếu có béo phì thì nên giảm cân, tập luyện thể thao thường xuyên
  • Ăn uống khoa học, an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, những thức ăn chứa nhiều vitamin C có thể trung hòa được các chất gây ung thư.
  • Hạn chế đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia, không nên hút thuốc lá

5.6. Điều trị bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp sau

Phẫu thuật 

Toàn bộ hay 1 phần của dạ dày sẽ được các bác sĩ phụ trách tiến hành cắt bỏ. Đối với ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thì đây là phương pháp được lựa chọn chủ yếu để điều trị.

Hóa trị

 Điều trị hóa chất bằng đường tĩnh mạch với  5FU, adriamycin mitomycin C…

Xạ trị 

Tia xạ vào u, và hạch trong phẫu thuật. Tia phóng xạ còn dùng để điều trị các ổ di căn.

Điều trị đích

Là phương pháp trị ung thư bằng thuốc tấn công vào các gen hay protein chuyên biệt được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc những tế bào có liên quan đến tình hình khối u phát triển.

Điều trị nội tiết 

Sử dụng các loại thuốc tác động vào hệ nội tiết (hormon) của người bệnh,gây tác động đến sự phát triển tế bào ung thư.

>>>> Đọc thêm: 13 Mối Đe Dọa Dễ Gây Ung Thư Dạ Dày Nhất Mà Bạn Nên Biết Để Phòng Tránh

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, để bảo vệ dạ dày của mình luôn khỏe mạnh thì chúng ta cần có một chế độ sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thân thể và khi xuất hiện dấu hiệu của các bệnh về dạ dày của cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây Scurma Fizzy mang đến cho bạn đọc những thông tin về “5 bệnh về dạ dày thường gặp phải” để giải đáp thắc mắc . Bạn hãy tham khảo các phương pháp để có thể hỗ trợ chữa các bệnh về dạ dày một cách hiệu quả. Chúc bạn luôn khỏe mạnh !

Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về những vấn đề gặp phải khi bị các bệnh dạ dày.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091