Cách Làm Giảm Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất – Chia Sẻ Của Chuyên Gia

Cách Làm Giảm Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất – Chia Sẻ Của Chuyên Gia

Cách Làm Giảm Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất – Chia Sẻ Của Chuyên Gia

Đau dạ dày là một căn bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến hiện nay nhưng nhiều người còn rất chủ quan, không điều trị kịp thời dẫn tới tình trạng nghiêm trọng. Vậy đâu là cách làm giảm đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả? Lời khuyên của chuyên gia về cách làm giảm đau dạ dày an toàn như thế nào?

 1. Đau dạ dày là gì

Dạ dày là nơi phình to nhất của hệ tiêu hóa, thường có hình chữ J. Dạ dày là trung gian nối thực quản với tá tràng. Dạ dày thực hiện chức năng chứa đựng thức ăn và tiết enzyme để tiêu hóa chúng. Đây là một cơ quan quan trọng của cơ thể có liên quan chặt chẽ với các vùng tuyến tụy, lá lách, gan,… 

Triệu chứng đau dạ dày

Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp hiện nay. Hơn 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Đau dạ dày là cảm giác đau quanh vùng bụng, kéo dài từ xương sườn đến xương chậu của bạn. Hiện tượng này là do lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương từ các nguyên nhân tác động khác nhau. Chế độ ăn uống không lành mạnh hay sinh hoạt không điều độ đều có thể dẫn tới đau dạ dày.

Ở giai đoạn đầu, đau dạ dày thường bị nhầm với những cơn đau bụng thông thường. Những cơn đau ở giai đoạn này xuất hiện với tần số ít, cường độ nhỏ nên không gây cản trở quá nhiều đối với người bệnh. Bởi vậy, người bệnh thường chủ quan mà bỏ qua thời điểm vàng để chữa trị là khi bệnh mới chớm. Điều này, khiến niêm mạc ngày một bị tổn thương nghiêm trọng, lâu dần từ viêm loét thông thường có thể dẫn tới thủng dạ dày hay ung thư dạ dày.

2. Bệnh đau dạ dày vì những nguyên do nào?

Một trong những chuyên nhân dẫn đến đau dạ dày phải kể đến như:

2.1. Do vi khuẩn HP xâm nhập đường tiêu hóa

Vi khuẩn HP xâm nhập vào hệ tiêu hóa chủ yếu qua đường ăn uống. Môi trường acid trong dạ dày là điều kiện thích hợp và thuận lợi để vi khuẩn HP phát triển. Qua thời gian, vi khuẩn HP cư trú trong dạ dày, tiết độc tố gây ra tình trạng viêm loét hay làm co thành niêm mạc dạ dày.

>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Bệnh Đau Dạ Dày Gây Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ

Nguyên nhân gây đau dạ dày

2.2. Chế độ ăn uống 

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày có thể xuất phát từ việc ăn uống không lành mạnh. Bệnh nhân ăn quá nhiều, tốc độ ăn nhanh, ăn không đúng bữa, bỏ bữa hay tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo chất lượng… là những nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày. Chế độ ăn uống không lành mạnh như vậy kích thích dạ dày co bóp và hoạt động gấp nhiều lần bình thường, về lâu dài sẽ gây nên những cơn đau dạ dày kéo dài.

2.3. Bệnh nhân gặp stress, áp lực kéo dài

Stress, áp lực trong công việc kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh nhiều hormon corticoid. Hormon này là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Bởi vậy sắp xếp công việc hợp lý, giữ đầu óc thoải mái là cách làm giảm đau dạ dày hiệu quả.

Nguyên nhân gây đau dạ dày

2.4. Sử dụng bia rượu thường xuyên

Cồn trong bia, rượu là tác nhân chủ yếu gây nên các vấn đề về dạ dày. Việc thường xuyên sử dụng bia rượu sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ trở lên nguy cấp có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

2.5. Sử dụng chất kích thích

Chất kích thích tác động mạnh mẽ vào các cơ niêm mạc dạ dày. Điều đó khiến cho dạ dày co bóp với cường độ lớn, ma sát giữa mặt trong niêm mạc tăng gây ra những cơn đau dạ dày dữ dội. Chất kích thích khiến cho dạ dày tăng tiết dịch vị gây loét dạ dày. Bên cạnh đó, ngoài việc gây hại cho dạ dày. Chất kích thích còn ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể.

Nguyên nhân gây đau dạ dày

2.6. Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày thường có những triệu chứng điển hình giúp cho người bệnh phân biệt được chúng với các bệnh khác. Việc chẩn đoán đúng triệu chứng của bệnh đau dạ dày, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng, hiệu quả điều trị cao.

2.7. Đau thượng vị dạ dày

Những cơn đau vùng thượng vị dạ dày là triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày. Vùng thượng vị dạ dày nằm ở chính giữa hai bên xương sườn, tiếp giáp với mũi dưới xương ức. Bệnh nhân thường bắt gặp những cơn đau vùng thượng vị dạ dày sau khi ăn no hay lúc cơ thể đói chưa được bổ sung năng lượng kịp thời.

 

2.8. Chướng bụng, khó tiêu

 Tổn thương niêm mạc dạ dày khiến cho dạ dày hoạt động kém đi nhiều lần. Tần số co bóp của dạ dày cũng giảm đáng kể. Điều đó khiến cho lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày nhiều hơn và lâu hơn gây ra cảm giác chướng bụng, khó tiêu cho người bệnh.

2.9. Trào ngược acid dạ dày

Dạ dày bị viêm loét, kích thích niêm mạc tiết acid nhiều hơn. Đây là nguyên nhân khiến cho những vết loét ngày càng ăn sâu vào niêm mạc. Ngoài ra, lượng acid trong dạ dày nhiều dẫn đến tình trạng trào ngược acid dạ dày. Bên cạnh đó, acid trong dạ dày dư thừa sẽ làm lên men thức ăn dẫn tới đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Triệu chứng đau dạ dày

2.10. Buồn nôn

Việc dạ dày kém hoạt động do các ổ viêm loét khiến cho hoạt động tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn. Vào giai đoạn đầu của bệnh đau dạ dày, bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn do thức ăn bị trào ngược đẩy lên miệng. Tình trạng này khiến vùng tâm vị phải đóng mở thường xuyên hơn, đẩy thức ăn ra ngoài khiến cho cơ thể mất nước và điện giải.

3. Cách làm giảm đau dạ dày tại nhà đạt hiệu quả cao nhất

Ngoài việc sử dụng thuốc làm giảm bớt các triệu chứng đau dạ dày, người bệnh có thể áp dụng một số cách làm giảm đau dạ dày tại nhà đơn giản hiệu quả. Những cách làm này dễ dàng thực hiện mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể của bệnh nhân.

3.1. Cách làm giảm đau dạ dày bằng phương pháp chườm nóng

Từ lâu phương pháp chườm nóng đã được biết đến là cách làm giảm đau dạ dày cho người bệnh đơn giản và dễ thực hiện nhất. Xuất phát từ y học cổ truyền, phương pháp này đã được đưa vào sử dụng từ lâu đời. Ngày nay chườm nóng được đánh giá cao về hiệu quả cũng như mức độ an toàn để làm giảm đau dạ dày.

Cách làm giảm đau dạ dày

Túi chườm ở nhiệt độ thích hợp, cung cấp nhiệt làm giãn các mao mạch quanh vùng thượng vị. Nhờ đó dạ dày có bóp ít hơn, giảm đau dạ dày đáng kể. Ngoài ra chườm nóng còn giúp bệnh nhân tránh khỏi các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.

Người bệnh có thể sử dụng túi chườm, bên trong chứa nước ấm, nhiệt độ từ 50 – 56 độ, thời gian từ 10 – 20 phút. Đặt túi chườm lên vùng bụng, nơi xuất hiện cảm giác đau hoặc vùng thượng vị dạ dày. Kết hợp chườm nóng với điều hòa nhịp thở sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát các cơn đau, qua đó giảm đau dạ dày hiệu quả.

>>> Xem thêm: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Tại Nhà

                           Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Dễ Thực Hiện

3.2. Xoa bóp vùng bụng – cách làm giảm đau dạ dày với kỹ thuật đơn giản

Xoa bóp quanh vùng bụng là cách làm giảm đau dạ dày một cách dễ dàng nhất chỉ với các động tác đơn giản. Đây là cách làm giảm đau dạ dày không khó để thực hiện đối với tất cả mọi người. Tác động cơ học nhẹ nhàng lên vùng xuất hiện triệu chứng đau giúp giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, giảm đau dạ dày. Đặc biệt, khi bạn ăn quá no, chướng bụng đi kèm đầy hơi, khó tiêu, việc xoa bóp tạo áp lực giúp bạn đẩy khí thừa ra ngoài.

Theo các chuyên gia, bạn nên xoa bóp vùng bụng kết hợp sử dụng dầu nóng. Dầu xoa bóp giúp ta tăng nhiệt độ, tăng giãn mạch máu, làm ấm bụng giúp giảm đau dạ dày. Cách làm giảm đau dạ dày bằng phương pháp xoa bóp nên được áp dụng sau ăn 1 tiếng để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Cách làm giảm đau dạ dày

3.3. Sử dụng trà thảo mộc – cách làm giảm đau dạ dày lành tính nhất

Một số loại trà thảo mộc như trà cam thảo được biết đến với công dụng giảm đau dạ dày, thanh lọc cơ thể. Cam thảo tính bình, khi pha có vị ngọt dịu dễ uống. Sử dụng trà cam thảo hỗ trợ cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa. Ngoài tác dụng giảm đau dạ dày, trong trà cam thảo còn có chứa chất chống oxy hóa, giúp trung hòa acid dư thừa có trong dịch vị dạ dày. Hơn nữa, sử dụng trà cảm thảo ức chế sự hoạt động của vi khuẩn Hp, tác nhân chính gây bệnh đau dạ dày. Tốc độ phục hồi vết loét niêm mạc cũng được cải thiện rõ rệt.

Người bệnh có thể sử dụng cách làm giảm đau dạ dày bằng trà cam thảo 2 đến 3 lần/ tuần. Phần rễ cam thảo nên được hãm với nước sôi trong thời gian 10 tới 15 phút. Sử dụng trà cam thảo sau khi thức dậy là cách làm giảm đau dạ dày một cách tối đa.

Cách làm giảm đau dạ dày

3.4. Tinh bột nghệ kết hợp mật ong – cách làm giảm đau dạ dày tức thì

Việc sử dụng tinh bột nghệ kết hợp mật ong là cách làm giảm đau dạ dày hữu hiệu và được nhiều người ưa chuộng. Hỗn hợp tinh bột nghệ mật ong rất dễ sử dụng và thuận tiện để giảm đau dạ dày. Nghệ và mật ong giúp chữa lành những tổn thương tại lớp niêm mạc dạ dày nhanh chóng.

Người bệnh có thể sử dụng hỗn hợp nghệ mật ong pha với nước ấm, uống theo từng đợt để đạt hiệu quả tối ưu. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể sử dụng tinh bột nghệ mật ong dưới dạng viên, uống theo từng đợt, không dừng liên tục. Sử dụng tinh bột nghệ là cách làm giảm đau dạ dày rõ rệt. Bên cạnh đó, một cách làm giảm đau dạ dày cũng xuất phát từ nghệ có độ an toàn tuyệt đối đó là sử dụng Scuma Fizzy. Scurma Fizzy hiện nay đã có mặt trên thị trường và được nhiều người bệnh lựa chọn và tin tưởng sử dụng.

Cách làm giảm đau dạ dày

3.5. Dùng trà gừng – cách giảm đau dạ dày nhanh chóng

Gừng với tính ấm, được ví như một loại kháng sinh tự nhiên với tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm đau dạ dày vượt bậc. Trong thành phần của gừng có chứa các hợp chất như: Ginger oil, Methadone, 6-zingiberol,…có lợi cho đường mật. Nhờ vậy, hoạt động của hệ thống ống mật được điều hành ổn định, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra một cách trơn tru. Bởi vậy, sử dụng các chế phẩm của gừng nhằm ức chế cơn đau, chống viêm hiệu quả là cách làm giảm đau dạ dày nhanh chóng.

Sử dụng trà gừng là liệu pháp đơn giản nhất hỗ trợ giảm đau dạ dày một cách an toàn. Trà gừng giúp tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng, điện giải cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bệnh nhân sử dụng gừng tươi giã nhỏ pha với nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng. Duy trì sử dụng trà gừng trong thời gian dài sẽ giúp giảm đau dạ dày một cách triệt để cũng như phòng tránh các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh đau dạ dày.

>>> Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

                           Món Ăn Dễ Tiêu Cho Người Đau Dạ Dày Cực Đơn Giản

4. Chia sẻ của chuyên gia về bệnh đau dạ dày và cách làm giảm đau dạ dày hiệu quả

Trong chương trình “ Thuốc và sức khỏe”, Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Văn Long đã có những giải đáp vô cùng bổ ích về cách làm giảm đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Văn Long còn chia sẻ một số thông tin hữu ích về bệnh đau dạ dày vô cùng cần thiết để phát hiện cũng như điều trị bệnh ở giai đoạn đầu. Dưới đây là chuyên mục giải đáp hữu ích về cách làm giảm đau dạ dày của Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Văn Long. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

4.1. Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Văn Long là ai?

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Văn Long – nguyên trưởng khoa tiêu hóa, bệnh viện Bạch Mai. Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội năm 1983, tốt nghiệp nội trú ngay 3 năm sau đó và trở thành tiến sĩ Y khoa vào năm 1993. Giáo sư, tiến sĩ Đào Văn Long hiện nay là giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tổng thư kí trực thuộc hội khoa học tiêu hóa Việt Nam.

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Văn Long

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Văn Long là bác sĩ đầu ngày có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và gan mật. Thường xuyên được mời đến những buổi phỏng vấn hay chuyên mục sức khỏe quan trọng trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó bạn đọc có thể thấy được bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực trị bệnh về đường tiêu hóa của Bác sĩ Đào văn Long. Bên cạnh đó, Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Văn Long không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, tiếp thu nền y học tiên tiến của nước ngoài và ứng dụng chúng tại Việt Nam một cách hợp lí và tối ưu. Qua đó, góp phần đưa nền y học nước nhà vươn tầm thế giới

4.2. Hỏi đáp cùng chuyên gia

Câu hỏi: Vi khuẩn Hp đã được biết đến rất nhiều, vậy cụ thể Hp là từ viết tắt của vi khuẩn nào và cơ chế gây bệnh của vi khuẩn này ra sao thưa bác sĩ?

Trả lời: “Hp là viết tắt của 2 chữ Helicobacter và pylori. Đây là vi khuẩn có mặt ở hơn 50% dân số thế giới. Loại vi khuẩn này, khi sống trong dạ dày của người, tiết ra rất nhiều enzyme cũng như nội độc tố. Những enzym, nội độc tố này có những tác dụng sau đây:

Một là, làm cho bề mặt của vết loét dạ dày, cụ thể là lớp nhầy dạ dày bị loãng ra dẫn đến khả năng bảo vệ dạ dày của lớp nhầy niêm mạc bị yếu đi.

Hai là, những chất gây viêm ở nội độc tố làm lớp niêm mạc dạ dày bị viêm. Các tế bào phủ trên bề mặt niêm mạc sẽ bị tổn thương, bị hủy hoại và chết. Đây là cơ chế gây bệnh hình thành nên các loại tổn thương như: viêm dạ dày cấp, viêm dạ dày mạn, loét dạ dày tá tràng, ung thư biểu mô trên dạ dày.”

Câu hỏi: Theo như tôi được biết, trong dạ dày có một hệ thống các loại vi khuẩn. Những vi khuẩn Hp lại mang đến những tác hại đối với cơ thể. Vậy bên cạnh những tác hại đó, thì đầu tiên những dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết bệnh đau dạ dày do Hp là gì?

Trả lời: “Đơn giản nhất là cảm giác ấm ách, khó tiêu. Bên cạnh đó là ợ hơi, ợ chua hay đau ở vùng thượng vị. Những cơn đau này có nhiều mức độ, từ đau âm ỉ cho đến đau mạnh, một số trường hợp gây ra triệu chứng cấp tính hoặc có thể gây thủng dạ dày mang tới cơn đau dữ dội. Ngoài ra, khi có biến chứng có thể gây nên xuất huyết, hẹp môn vị nếu ổ loét làm cho đường tiêu hóa không lưu thông. Một số biến chứng nặng hơn có thể gây ung thư.”

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Câu hỏi: Theo như Bác sĩ, khi nào cần tiến hành những xét nghiệm để biết được cơ thể có vi khuẩn Hp hay không?

Trả lời: “Trước hết, những trường hợp có những triệu chứng nêu trên, chắc chắn nên kiểm tra dạ dày và bắt buộc phải xét nghiệm vi khuẩn Hp. Có những trường hợp tuy không có triệu chứng những vẫn phải kiểm tra xem có vi khuẩn Hp hay không? Ví dụ: Nhưng gia đình có bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có nhiễm Hp, bắt buộc những người có quan hệ trực tiếp cần phải xét nghiệm vi khuẩn Hp.”

Câu hỏi: Hiện nay một số bệnh nhân có sử dụng tinh bột nghệ trị đau dạ dày, theo giáo sư phương pháp này có đúng hay không?

Trả lời: “Tinh bột nghệ là một loại thực phẩm chức năng giúp giảm đau dạ dày. Chế độ ăn của người bị bệnh đau dạ dày nên bổ sung nghệ trong bữa ăn có thể giúp ức chế vi khuẩn Hp.”

Câu hỏi: Giáo sư có thể đưa ra một số ví dụ về sử dụng tinh bột nghệ không đúng cách và gây ra những hậu quả ?

Trả lời: “Curcumin là 1 hợp chất có tác dụng dược lý được nhắc đến nhiều nhất khi nói tới nghệ. Trong curcumin có chất ức chế vi khuẩn Hp phát triển, chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả. Nếu dùng tinh bột nghệ với mức độ vừa phải, được tinh chế lấy thành phần được gọi là curcumin sẽ có một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên khi sử dụng quá mức sẽ gây nên những tác dụng không mong muốn. Trường hợp, một bệnh nhân trên 70 tuổi, sử dụng bột nghệ hòa mật ong hay viên tán nghệ. Khi vào đến dạ dày, viên này gây ra hiện tượng vón cục, che lấp toàn bộ phần dạ dày còn lại. Ngoài ra, nếu dùng quá nhiều có thể gây buồn nôn, mệt mỏi. 

Ở những nước phát triển, có những thực phẩm chức năng thành phần curcumin, khi sử dụng giúp cơ thể khỏe mạnh. Nhưng curcumin không dễ dàng hấp thu vào cơ thể, bởi vậy phải ứng dụng công nghệ phức tạp mới có thể thực hiện được điều này. Tinh bột nghệ hỗ trợ bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, hoàn toàn không phải là thuốc. Ở tuần lễ tiêu hóa của Mỹ, Người ta cũng đề cập đến vai trò của curcumin trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hiện nay, curcumin có lợi trong loét dạ dày tá tràng, nhiễm khuẩn, viêm dạ dày.

thuoc-tri-da-day-7

Scurma Fizzy

Câu hỏi: Cách làm giảm đau dạ dày sử dụng tinh bột nghệ đúng nhất? Uống ở dạng nào? Tình trạng nào chống chỉ định dùng tinh bột nghệ?

Trả lời: Hiện nay, không có trường hợp nào chống chỉ định dùng tinh bột nghệ. Nên dùng tinh bột nghệ theo từng đợt. Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, khi đang dùng thuốc có thể dùng tinh bột nghệ hỗ trợ theo từng đợt kéo dài vài tháng chứ không nên uống mỗi ngày.”

Qua bài viết trên đây, bạn đọc có thể nắm bắt sơ bộ về bệnh đau dạ dày cũng như cách làm giảm đau dạ dày. Bên cạnh đó là một số chia sẻ vô cùng hữu ích của Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Văn Long về cách làm giảm đau dạ dày bằng tinh bột nghệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp về tình trạng bệnh, cũng như cách làm giảm đau dạ dày hiệu quả.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091