Chức Năng Của Dạ Dày, Một Cơ Quan Quan Trọng Của Cơ Thể

Chức Năng Của Dạ Dày, Một Cơ Quan Quan Trọng Của Cơ Thể

Chức năng của dạ dày là gì mà dạ dày được xếp vào top những cơ quan quan trọng bậc nhất của cơ thể. Dạ dày hay dân gian còn gọi là bao tử là một phần của hệ tiêu hóa và là bộ phận thuộc đường tiêu hóa trên của cơ thể. Cấu tạo của dạ dày rất đặc biệt để phù hợp với những chức năng mà dạ dày đảm nhận. Vì những đặc điểm cấu tạo và chức năng đặc biệt mà dạ dày cũng là một bộ phận thường xuyên xảy ra những vấn đề liên quan. Trong chương trình Sức khỏe đời sống, Phó giáo sư. Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân- Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai đã có những chia sẻ về chức năng của dạ dày.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm về điều trị Tiêu hóa, PGS. TS. BS Nguyễn Thị Vân Hồng đã có vốn kinh nghiệm dày dặn trong việc điều trị các căn bệnh về hệ tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Bà hiện nay ngoài tham gia việc khám chữa bệnh tại khoa Tiêu hóa- Gan mật bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, bà còn tham gia giảng dạy bộ môn Tiêu hóa tại Đại học Y Hà Nội. Khi được hỏi về cấu tạo, chức năng của dạ dày bà đưa ra cái nhìn y học tổng quát, dễ hiểu cho người xem. Hãy cùng đi tìm hiểu chức năng của dạ dày.

Chức năng của dạ dày- cơ quan quan trọng của cơ thể

Chức năng của dạ dày- cơ quan quan trọng của cơ thể

1. Dạ dày- túi chứa lớn có cấu tạo đặc biệt.

Theo giải phẫu hệ tiêu hóa người, hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóamột số cơ quan phụ thuộc. Ống tiêu hóa được chia thành ống tiêu hóa trên và ống tiêu hóa dưới.

Mỗi phần của ống tiêu hóa lại gồm theo những bộ phận riêng, ống tiêu hóa trên bắt đầu từ miệng qua hầu, họng theo thực quản xuống tới dạ dày.

Còn ống tiêu hóa dưới gồm ruột non( tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng), manh tràng,  đại tràng hay còn gọi là ruột già, tiếp theo là trực tràng và kết thúc là hậu môn.

Thức ăn sẽ được đưa vào từ miệng, đi theo con đường của ống tiêu hóa, đến các cơ quan và tiếp nhận những biến đổi, hấp thụ tại cơ quan đó và cuối cùng được thải ra ngoài theo đường hậu môn.

Sơ đồ giải phẫu hệ tiêu hóa người

Sơ đồ giải phẫu hệ tiêu hóa người

Theo PGS. TS. BS Nguyễn Thị Vân Hồng “ dạ dày có thể gọi là một túi chứa thức ăn lớn, lớn nhất trong cơ thể có đảm nhận nhiều chức năng quan trọng và nằm ở vị trí nối tiếp với thực quản và là cửa ngõ xuống ruột non”.

Dạ dày là một túi thức ăn lớn với sức chứa 30ml ở trẻ sơ sinh, khoảng 1000ml ở tuổi dậy thì và lên tới 1500ml khi đã trưởng thành hoàn thiện. Tuy nhiên dung tích của dạ dày phụ thuộc vào những vấn đề như giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khỏe.

Về vị trí, dạ dày nằm ở giữa thực quản và ruột non, nằm ở các vùng thượng vị, rốn, hạ sườn trái của bụng. Trong khoang bụng, dạ dày chiếm một ngách được giới hạn ở phía sau trái, phía trước phải và ở sau các tạng bụng trên, hoàn thiện ở phía trước- bên bởi thành bụng trước và cơ hoành.

Theo hình chụp X- quang, nhìn tổng thể dạ dày có hình như sừng bò giống hình chữ J. Tuy nhiên hình dạng cũng như kích thước của dạ dày còn phụ thuộc và tuổi tác, thời điểm, sức khỏe. Ví dụ, ở một người béo, người già, trẻ nhỏ dạ dày thường có xu hướng nằm ngang do đó không thể hiện rõ hình dạng chữ J. Ở người cao gầy, dạ dày hình chữ J móc cao dài.

Khi đón thức ăn vào dạ dày, dạ dày giãn ra để chứa đủ lượng thức ăn đưa vào. Và khi đói dạ dày co lại và xuất hiện những phức hợp vận động di chuyển tức là những sóng nhu động đi từ dạ dày dọc theo ruột non đến van hồi manh tràng. 

Dạ dày được bao bởi hai thành là thành trước và thành sau, bờ cong lớn, bờ cong bé, hai đầu là tâm vị ở trên nối thực quản và môn vị ở dưới nối tá tràng.

Về mặt giải phẫu hình thể, theo chiều thức ăn đi xuống, cấu tạo dạ dày gồm phần tâm vị, đáy vị, thân vị và cuối cùng là phần môn vị.

Tâm vị hay phần tâm vị đó là vùng dạ dày bao quanh lỗ tâm vị. Vị trí của tâm vị nằm ở bên trái đường giữa, sau xương sườn số VII và cách xương ức khoảng 2.5 cm nằm trên cùng một đường thẳng với đốt sống ngực số XI. Lỗ tâm vị là nơi đóng mở để thức ăn từ thực quản đi xuống dạ dày.

  • Môn vị là vùng dạ dày bao quanh lỗ môn vị- lỗ thông từ dạ dày xuống tá tràng, đóng mở để vị chấp( thức ăn được trộn với acid dạ dày, pepsin, chất nhầy thành một chất sệt lỏng như cháo) được đưa xuống tá tràng với tốc độ phù hợp.
  • Bờ cong nhỏ là bờ phải của dạ dày, từ tâm vị đi xuống rồi cong sang phải cho đến môn vị.
  • Bờ cong lớn bắt đầu từ khuyết tâm vị bao trọn vùng bờ trái của dạ dày đi xuống tới môn vị. Nơi vòng cao nhất của bờ cong lớn nằm ở gian liên sườn số V về bên trái.
  • Phần cách thực quản bởi khuyết tâm vị, nằm ở bên trái lỗ tâm vị, phía trên của dạ dày được gọi là đáy vị. Bên dưới đáy vị là thân vị.
  • Khác với phần tâm vị, phần môn vị không chỉ gồm môn vị mà còn gồm hang vị và ống môn vị.
Cấu tạo giải phẫu của dạ dày phù hợp với chức năng của dạ dày

Cấu tạo giải phẫu của dạ dày phù hợp với chức năng của dạ dày

Dạ dày được cấu tạo bằng các lớp mô. Vì phải thực hiện chức năng là co bóp cơ học do đó các lớp cơ của dạ dày ngoài cơ dọc và cơ vòng dạ dày còn có thêm những sợi chéo nằm trong các sợi vòng. Lớp cơ vòng dày lên quanh lỗ môn vị tạo thành cơ thắt môn vị chi phối sự đóng mở của môn vị.

Tuy nhiên có thể chia dạ dày làm hai phần theo sinh lý là dạ dày phần gần( gồm vùng đáy và ⅓ trên của thân dạ dày), dạ dày phần xa( ⅔ còn lại của vùng thân dạ dày và gồm cả vùng hang).

Dạ dày được cấu tạo gồm năm lớp là lớp áo thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, áo cơ, tấm dưới niêm mạc, niêm mạc( gồm lớp niêm bào trụ giúp bao phủ toàn bộ lớp niêm mạc của dạ dày và các tuyến của dạ dày).

Nếu có xuất hiện những tổn thương đến tận niêm mạc dạ dày được gọi là những tổn thương sâu và gây viêm loét niêm mạc dạ dày, đau dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. 

Với cấu tạo phức tạp cùng lớp cơ dày, dạ dày đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn của cơ thể.

>>> Xem thêm Đồ Ăn Tốt Cho Dạ Dày Và Các Chế Độ Ăn Uống Để Bảo Vệ Dạ Dày Khỏe Mạnh

2. Chức năng của dạ dày- cơ quan độc nhất vô nhị của cơ thể

Nói về chức năng của dạ dày, PGS. TS. BS Nguyễn Thị Vân Hồng có chia sẻ “ Vì là túi chứa thức ăn lớn như vậy, chức năng của dạ dày là chứa đựng thức ăn, nhào trộn thức ăn, co bóp làm nhỏ thức ăn, bài tiết ra các chất để tiêu hóa thức ăn và giúp quá trình hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn”

Để hiểu rõ hơn về chức năng của dạ dày, hãy cùng Scurma Fizzy  theo dõi tiếp bài viết.

2.1: Chức năng của dạ dày- Túi chứa thức ăn lớn nhất trong cơ thể.

Như đã tìm hiểu ở trên, dung tích chứa của dạ dày rất lớn, tùy từng thời điểm trong ngày mà độ lớn của dạ dày là khác nhau.

Dạ dày- túi chứa thức ăn của cơ thể

Dạ dày- túi chứa thức ăn của cơ thể

Sự co bóp của dạ dày được điều khiển bởi cơ trơn. Hệ thống cơ trong cơ thể được chia thành ba loại chính là cơ vân( hay còn gọi là cơ xương) giúp cơ thể thực hiện được những động tác có ý thức, cơ trơn là loại cơ chi phối những hoạt động, cử chỉ không ý thức trong đó có sự co bóp của dạ dày và loại cơ đặc biệt nhất là cơ tim- cơ mang đặc tính của cả cơ trơn và cơ vân cộng với một số đặc tính riêng- giúp duy trì sự co bóp nhịp nhàng, quy luật của cơ tim để duy trì sự sống.

Cơ trơn có những đặc điểm phù hợp với hoạt động co bóp của dạ dày. Cơ trơn co bóp có tính tự động, bền bỉ, lâu dài. Thời gian tiềm tàng của cơ trơn rất lớn, lên tới 50- 100 mgy trong đó thời gian tiềm tàng của cơ vân chỉ có 10 mgy. Năng lượng duy trì sự co bóp của cơ trơn nhỏ do đó nó có thể đảm nhiệm nhiệm vụ co bóp mạnh thường xuyên của dạ dày. Ngoài ra một đặc điểm quan trọng của cơ trơn là cơ trơn có khả năng duy trì hằng định tương đối lực co cơ ban đầu sau khi co hoặc giãn căng.

Vì những lý do trên mà dạ dày có thể giãn tối đa khi ăn và co lại khi đói và trở lại bình thường để duy trì hoạt động tiêu hóa bình thường của cơ thể. 

Những phản xạ giãn tiếp nhận thức ăn của dạ dày được bắt đầu khi thức ăn đến họng kích thích receptor thụ thể tiếp nhận nhận cảm cơ học ở họng, từ đó xung động truyền về hành não rồi truyền theo dây X đến ức chế nơron vận động của hệ thần kinh ruột- hệ thần kinh thứ hai của cơ thể.

Một phản xạ tiếp theo của dạ dày là phản xạ dây X làm giảm trương lực thành dạ dày phần gần khi thức ăn đến làm căng thành dạ dày.

Nhờ hai phản xạ này mà dạ dày phần gần phình dần ra phía ngoài giúp dạ dày tăng khả năng chứa đựng thức ăn. Chức năng của dạ dày là chứa đựng thức ăn do đó nếu lượng thức ăn quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự co bóp của dạ dày.

Chức năng của dạ dày quan trọng bậc nhất đó là vai trò co bóp, nhào trộn thức ăn để phân cắt thức ăn thành nhỏ hơn thuận tiện tối đa cho việc tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng ở ruột non.

2.2. Co bóp, nhào trộn cơ học giúp thức ăn nhỏ hơn và phối hợp với tá tràng điều hòa sự thoát thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng.

Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất của dạ dày. Dưới sự điều khiển của cơ trơn, dạ dày co bóp giúp nhào trộn thức ăn cùng dịch tiết tiêu hóa của dạ dày.

Chức năng của dạ dày- co bóp, nhào trộn thức ăn

Chức năng của dạ dày- co bóp, nhào trộn thức ăn

2.2.1. Co bóp hang vị- chức năng của dạ dày.

Khi thức ăn xuống đến dạ dày, bắt đầu xuất hiện những sóng nhu động yếu( cũng có thể gọi là sóng nhào trộn) từ giữa chuyển động dọc theo thành dạ đến hang vị dạ dày. Khi đến hang vị, sóng nhu động dần mạnh hơn tạo thành vùng co bóp nhu động mạnh mẽ. Chính những sóng nhu động này vừa có tác dụng ấn sâu vào thức ăn để nghiền nát thức ăn vừa có tác dụng đẩy thức ăn qua môn vị xuống tá tràng.

Nếu môn vị mở trong khi sóng hang vị đầu tiên xuống đến môn vị nó sẽ đẩy vài ml vị trấp xuống tá tràng. Tuy nhiên sau khoảng từ hai đến ba giây tiếp theo, sóng hang vị kế tiếp đi tới, môn vị đóng, thức ăn bị đẩy trở lại vào phía thân dạ dày. Chính quá trình đẩy thức ăn trở lại dạ dày giúp thức ăn được nhào trộn kỹ hơn, nhỏ hơn. Thức ăn vào dạ dày trước sẽ được xếp xung quanh dạ dày còn những thức ăn được đưa từ thực quản vào dạ dày sau sẽ ở giữa dạ dày. Sự bố trí thức ăn trong dạ dày như vậy góp phần trộn đều được thức ăn không có tình trạng chỗ được nghiền nát kỹ, chỗ lại không. Những sóng nhu động này diễn ra liên tiếp từ đó giúp thức ăn được nhào trộn một cách kỹ lưỡng hơn trong dạ dày.

Những co bóp hang vị còn được gọi là bơm môn vị do chúng có tác dụng đẩy thức ăn từ dạ dày qua môn vị để xuống tá tràng.

Ngoài ra, cơ trơn vùng hang có độ dày chỉ bằng khoảng một nửa so với độ dày của cơ vòng môn vị. Cơ vòng môn vị còn được gọi là cơ thắt môn vị do nó luôn trong trạng thái co trương lực nhẹ. Khi trương lực cơ thắt môn vị giảm xuống, môn vị sẽ hé mở tuy nhiên chỉ hé nhỏ đủ để dịch lỏng và những thức ăn đã được nghiền nát đạt kích thước yêu cầu mới lọt qua được. Những thức ăn chưa được nhào trộn kỹ có kích thước to sẽ không lọt qua được lỗ môn vị do đó phải quay trở lại dạ dày để tiếp tục được co bóp, nhào trộn, nghiền nát.

Những co bóp hang vị chịu sự chi phối, điều khiển của dây thần kinh X và những kích thích giao cảm. Khi kích thích vào dây X tần số và cường độ co bóp vùng hang sẽ tăng lên. Do đó nếu hoạt động của dây X bị rối loạn hay dây X bị cắt đứt, lực co bóp của co bóp hang vị sẽ giảm mạnh làm thức ăn không được nghiền nát kỹ và tốc độ thoát thức ăn khỏi dạ dày xuống môn vị sẽ chậm lại. Trái với những tác dụng của dây X, thần kinh giao cảm khi bị kích thích lại làm giảm cường độ, tần số của sóng hang vị.

Vậy thức ăn xuống tá tràng được điều hòa nhờ cơ chế gì, đó là nhờ các tín hiệu thần kinh và những hormone từ dạ dày và từ tá tràng.

Tín hiệu từ dạ dày, khi thức ăn xuống và làm căng dạ dày sẽ kích thích thụ cảm của dây thần kinh X và tác động lên những phản xạ thần kinh ruột tại chỗ đồng thời sự kết hợp của cảm giác căng dạ dày và kích thích thần kinh sẽ tác động tế bào G niêm mạc vùng hang bài tiết gastrin. Tác dụng thần kinh và hormone đồng thời sẽ làm tăng lực bơm môn vị, giảm trương lực cơ thắt môn vị, từ đó làm môn vị mở ra, vị trấp từ dạ dày sẽ được đẩy xuống tá tràng qua môn vị.

Ngoài tín hiệu từ dạ dày, những tín hiệu từ tá tràng cũng có tác dụng quan trọng trong việc điều hòa sự thoát thức ăn từ dạ dày. Một trong những cơ chế tự điều hòa của cơ thể là cơ chế điều hòa ngược âm tính. Cơ chế này có tác dụng kích thích hoặc ức chế khi hoạt động của cơ quan giảm hoặc tăng quá mức. Những tín hiệu điều hòa ngược âm tính từ tá tràng xuất hiện làm giảm lực bơm môn vị, tăng trương lực cơ thắt môn vị từ đó đóng môn vị khiến trấp vị từ dạ dày không xuống được tá tràng nữa khi có quá nhiều trấp vị dồn xuống tá tràng khiến ruột non không kiểm soát được.

Tuy trong vai trò kiểm soát sự thoát thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng, các tín hiệu điều hòa từ dạ dày chỉ đóng vai trò thứ yếu nhưng nhờ sự phối hợp của các tín hiệu điều hòa xuất phát từ dạ dày, sự thoát thức ăn xuống tá tràng mới diễn ra được cân bằng, mượt mà, giới hạn giúp quá trình tiêu hóa, xử lý thức ăn trong ruột non được ổn định.

>>> Xem thêm Top 7 Loại Nước Ép Tốt Cho Dạ Dày Dễ Thực Hiện

2.2.2. Co bóp đói của dạ dày.

Bằng cách nào đó, khi cơ thể cần thức ăn, dạ dày sẽ xuất hiện những cơn co bóp đói báo hiệu con người cần đi tìm nguồn thức ăn. Giữa các bữa ăn, khi dạ dày rỗng được một vài giờ, những co bóp nhu động theo nhịp của thân dạ dày bắt đầu xuất hiện. Lúc đầu là yếu và rời rạc, sau đó mạnh dần lên và hình thành những cơn co cứng liên tục kéo dài từ hai đến ba phút khiến có cảm giác nhói đau vùng thượng vị. Đó được gọi là những cơn co bóp đói của dạ dày. 

Những cơn co bóp đói ở những người trẻ, khỏe mạnh và có trương lực dạ dày cao thì mạnh nhất. Đặc biệt khi có hiện tượng hạ đường huyết những cơn co bóp đói cũng mạnh lên.

Do đó cũng có thể nói chức năng của dạ dày bao gồm cả việc là yếu tố điều hòa quan trọng nhắc nhở mọi người ăn đúng giờ, đúng bữa. 

2.3. Tiết những chất dịch tiêu hóa để tiêu hóa một phần thức ăn.

Một trong những vai trò quan trọng chính của dạ dày không thể không kể đến chức năng bài tiết, sản xuất một số enzym, dịch tiêu hóa để trộn lẫn cùng thức ăn, tiêu hóa một phần thức ăn, hỗ trợ việc tiêu hóa cũng như hấp thụ tối ưu dinh dưỡng trong quá trình tiêu hóa ở ruột non tiếp sau.

Mỗi ngày dạ dày tiết khoảng từ một đến ba lít dịch vị. Trong dịch vị bao gồm những thành phần là acid clohydric HCl( thành phần chính trong dịch vị). pepsin, lipase, yếu tố nội và chất nhầy.

Hầu hết dịch vị được bài tiết từ các tuyến sinh acid nằm ở niêm mạc vùng thân và đáy của dạ dày. Tuyến sinh acid gồm bốn loại tế bào, mỗi loại tế bào lại có những vai trò, chức năng riêng trong việc tiêu hóa của dạ dày.

Tế bào viền bài tiết HCl và những yếu tố nội, pepsinogen và lipase dạ dày do các tế bào chính bài tiết ra. Ngoài ra tế bào nội tiết gồm tế bào ưa crôm bài tiết histamin, tế bào D sản xuất somatostatin và cuối cùng tế bào cổ bài tiết chất nhầy có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi acid dạ dày và các enzym phân giải.

Vai trò được tìm thấy của acid clohydric HCl được tìm thấy là tạo pH tối ưu để hoạt hóa pepsinogen cũng như hoạt động của pepsin. Với tính acid mạnh và độ pH thấp HCl còn có vai trò sát khoản, diệt một số loại vi sinh vật trong thức ăn chỉ sống được ở môi trường trung tính hoặc ưa kiềm. Do đó những người lượng HCl được bài tiết ít thì rất dễ nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Ngoài ra HCl còn có tác dụng phá vỡ các lớp protein vỏ bọc sợi cơ thịt, thủy phân cellulose ở thực vật và tham gia cơ chế đóng mở môn vị và tâm vị. Tuy nhiên việc thừa hay thiếu HCl đều gây hại cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Dư acid dạ dày có thể gây nên các bệnh lý như viêm loét dạ dày do acid ăn mòn hay trào ngược acid dạ dày,…

Pepsin trong dịch vị được bài tiết dưới dạng tiền chất là pepsinogen. Khi được hoạt hóa, pepsinogen chuyển thành dạng hoạt động là pepsin có tác dụng thủy phân protein thành proteose, peptone và polypeptide. Ngoài ra pepsin cũng tiêu hóa được collagen- thành phần mô liên kết trong thịt. Tuy nhiên pepsin chỉ tiêu hóa được khoảng 10 đến 20% protein thức ăn.

Giống với pepsin, lipase dịch vị có cùng nguồn gốc với pepsinogen. Tuy nhiên, tác động thủy phân của lipase dịch vị yếu, chúng chỉ có tác dụng trên những lipid đã được nhũ tương hóa như lipid của trứng, sữa. Lipase dịch vị có tác dụng phân giải triglycerid cấu trúc phức tạp thành các phân tử acid béo và diglycerid nhỏ hơn. Acid béo trong dạ dày sẽ kích thích sự bài tiết hormone cholecystokinin( CCK) ở niêm mạc tá tràng. Hormone này kích thích sự bài tiết lipase của tuyến tụy.

Yếu tố nội trong dịch vị có vai trò quan trọng trong việc hấp thu vitamin B12 ở hồi tràng. Vitamin B12 có vai trò quan trọng cho sự chín hồng cầu của tủy xương. Nếu thiếu vitamin B12 sẽ gây ra tình trạng thiếu máu trong cơ thể.

Nhờ những hoạt động cơ học bài tiết của tiêu hóa dạ dày, thức ăn được nghiền trộn với dịch vị. Ở dạ dày một phần lipid đã được nhũ tương hóa được phân giải, một phần protein, collagen, được thủy phân. Còn mỡ hầu như chưa được phân giải. Thời gian các loại thịt cá ở trong dạ dày khoảng từ 3 đến 4 giờ đồng hồ, ngũ cốc như cơm ở trong dạ dày khoảng hai giờ đồng hồ còn các loại rau của chỉ cần một giờ. Do đó ăn những chất giàu protein như thịt, cá thường có cảm giác no lâu hơn.

Thời gian ở trong dạ dày của một số thực phẩm

Thời gian ở trong dạ dày của một số thực phẩm

Với những chức năng quan trọng kể trên dạ dày phải được bảo vệ. Vị trí đặc biệt, chức năng quan trọng, dạ dày luôn là nơi dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh. Nếu những biến đối của dạ dày khiến dạ dày không thể hoàn thành những chức năng của mình, thức ăn xuống ruột non sẽ rất khó để hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ đó gây suy dinh dưỡng và nhiều biến chứng khác.

PGS. TS. BS Nguyễn Thị Vân Hồng khẳng định rằng lý do khiến các bệnh lý về dạ dày ngày càng tăng cao là do vị trí đặc biệt quan trọng của dạ dày và trong thức ăn có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác nhau, ngoài ra còn nhiều những độc tố gây hại cho cơ thể.

Một số bệnh lý thường gặp nhất ở dạ dày hiện nay đó là viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.

Hiện nay những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm hay lối sống sinh hoạt không khoa học của mọi người đã từng bước gây hại lên dạ dày. Do đó việc duy trì một lối sống lành mạnh, một thực đơn khoa học sẽ giúp bảo vệ dạ dày. Nếu thấy bất kỳ những dấu hiệu nào báo hiệu những vấn đề về dạ dày hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

>>> Tham khảo thêm bài viết

Biểu Hiện Bệnh Dạ Dày – Vén Màn Nguy Cơ Bệnh Dạ Dày Thường Gặp

>> Tham khảo một số bệnh về dạ dày thường gặp qua các bài viết:

Viêm Loét Dạ Dày Là Gì

Bị Xuất Huyết Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Về Xuất Huyết Dạ Dày

Lời kết.

Chức năng của dạ dày được kể đến như chứa đựng thức ăn, nhào trộn, co bóp cơ học và tiêu hóa một phần thức ăn. Do đó bảo vệ dạ dày là một việc làm rất cần thiết để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chức năng của dạ dày hay những bệnh lý liên quan đến dạ dày và giải pháp tối ưu cho những vấn đề đó, đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến HOTLINE 180006091 để nhận được sự tư vấn, chăm sóc nhiệt tình nhất. Scurma Fizzy luôn đồng hành cùng bạn để có một sức khỏe tốt.

Mong những chia sẻ trên đây đã giúp ích được cho bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091