Dạ Dày Kiêng Ăn Gì Và Những Thực Phẩm Nào Cần Bổ Sung, Hạn Chế
Dạ dày là cơ quan quan trọng trong hệ thống đường tiêu hóa, nhưng hiện nay dạ dày là nơi gặp phải nhiều bất thường nhất trong ống tiêu hóa do nó phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn hàng ngày, gây ảnh hưởng tới niêm mạc nếu như thức ăn không đảm bảo. Vậy ” dạ dày kiêng ăn gì” để bảo vệ cũng như đảm bảo chức năng của nó. Hãy cùng SCurma Fizzy tìm hiểu trong bài viết sau.
1.Tổng quan về dạ dày
1.1 Cấu tạo dạ dày
Dạ dày được cấu tạo bởi 5 lớp ( lớp thanh mạc, lớp phúc mạc, lớp cơ, lớp tấm lưới niêm mạc và lớp niêm mạc dạ dày) được liên kết chặt chẽ với nhau, và liên kết với các cơ quan nội khác trong khoang bụng. Các lớp cấu tạo nên dạ dày liên kết và phối hợp với nhau để thực hiện chức năng co bóp của dạ dày.
Lớp cơ của dạ dày gồm cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo. Các cơ này hoạt động linh hoạt, giúp cho dạ dày co bóp để nghiền nát thức ăn và thấm đều dịch vị.
Lớp niêm mạc dạ dày chứa nhiều tuyến, các tuyến này có tác dụng tiết ra các chất khác nhau có thể là để tiêu hóa thức ăn hoặc để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Dạ dày là ống phình to nhất của hệ thống tiêu hóa, phía trên là tâm vị nối liền với thực quản, phía dưới là môn vị nối liền với ruột non, bên dưới là tá tràng và đại tràng. Hệ thống tiêu hóa trải dài từ miệng xuống đại tràng, dưới cùng là hậu môn, trong đó dạ dày là cơ quan tuyến đầu, thường có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên cũng là cơ quan hay bị tổn thương nhất do chịu tác động trực tiếp từ thức ăn và các yếu tố nội tạng khác.
1.2 Chức năng của dạ dày
Dạ dày là một cơ quan quan trọng trong ống tiêu hóa, tham gia vào việc tiêu hóa thức ăn, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra dạ dày còn là nơi chứa đựng thức ăn, nghiền nhỏ thức ăn và co bóp để thấm đều dịch vị vào thức ăn để dễ dàng cho hoạt động tiêu hóa thức ăn ở giai đoạn sau.
Khi dạ dày bị ảnh hưởng hay niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các chức năng tiêu hóa của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, đồng thời làm ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của đoạn tiêu hóa phía sau.
Lớp cơ của dạ dày giúp dạ dày co bóp và nghiền nhỏ thức ăn, tạo điều kiện cho dịch dạ dày thấm đều vào thức ăn để quá trình chuyển hóa đạt hiệu quả hơn. Dạ dày tác động lực làm thay đổi kích thước của thức ăn, ngược lại thức ăn tác động một lực ma sát lớn lên niêm mạc dạ dày. Do đó thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày và là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý dạ dày. Vậy dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe toàn diện, các bác sĩ của Scurma fizzy sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi này.
1.3 Dấu hiệu bất thường của dạ dày
Đau: các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau nhiều ở vùng thượng vị, đau bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng chủ yếu vào ban đêm.
Chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa: Khi dạ dày bị ảnh hưởng, việc tiêu hóa thức ăn sẽ bị rối loạn, thức ăn tồn trữ trong dạ dày lâu làm cho thức ăn bị lên men, gây ra nhiều khí, làm đầy hơi chướng bụng, gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa.
Buồn nôn, nôn: khi dạ dày co bóp quá mức sẽ gây ra áp lực làm cho thức ăn bị đẩy ngược lên trên, gây ra các hiện tượng nôn, buồn nôn, kèm theo đó là ợ chua, nóng rát cổ họng. Các biểu hiện trên làm cho người bệnh chán ăn, không muốn dung nạp thức ăn cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới các cơ quan bộ phận khác.
Nóng rát cổ họng: tình trạng buồn nôn kèm theo thể tích dịch vị tăng hơn mức bình thường, dịch vị bị đẩy lên cổ họng, tạo ra cảm giác nóng rát và có vị chua ở cổ. Tần suất xuất hiện ợ chua nóng rát cổ tăng là biểu hiện của các bệnh lý dạ dày. Khi đó bạn cần chú ý tới chức năng dạ dày của chính bản thân.
1.4 Các bệnh lý dạ dày có thể gặp
Đau dạ dày
Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, đau chủ yếu ở vùng thượng vị, có thể gặp các cơn đau với mức độ tăng dần, đau nhiều về đêm, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như lao động hàng ngày.
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Dạ dày là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và các chất dung nạp vào cơ thể qua đường tiêu hóa, do đó niêm mạc dạ dày chịu tác động trực tiếp của các chất đi vào dạ dày. Do đó nếu không chú ý tới chế độ ăn uống và các chất dung nạp vào cơ thể thì sẽ làm tăng tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày.
>>> Xem thêm Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng và những điều chưa biết
Xuất huyết dạ dày
Thức ăn thô cứng hay có các góc sắc nhọn có thể làm bào mòn niêm mạc dạ dày, dần dẫn tới thủng lớp niêm mạc dạ dày. Lâu ngày gây ra các vết xuất huyết ở ngay bề mặt niêm mạc. Tình trạng xuất huyết dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
>>>> Tham khảo bài viết Bị Xuất Huyết Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Về Xuất Huyết Dạ Dày
Viêm tắc dạ dày
Thức ăn vào dạ dày là những khối to, khó nghiền nhỏ có thể tồn tại ở dạ dày lâu, dẫn tới lên men tại dạ dày, gây ra các vết viêm trên bề mặt niêm mạc. Nguy hiểm hơn khi khối thức ăn lớn không xuống được ruột non, nó có thể bị tắc tại môn vị, làm ảnh hưởng tới chức năng dạ dày.
Ung thư dạ dày
Khi dạ dày làm việc quá sức hay các bệnh lý dạ dày không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới ung thư dạ dày. Hiện nay tỷ lệ ung thư dạ dày xếp thứ 4 trong tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam.
>>>> Xem thêm: Hiện Tượng Ung Thư Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết
Rối loạn tiêu hóa
Mọi rối loạn chức năng của dạ dày sẽ dẫn tới các rối loạn trên toàn hệ thống ống tiêu hóa. Khi chức năng co bóp nghiền nhỏ thức ăn bị ảnh hưởng sẽ làm hạn chế quá trình hấp thu chất dinh dưỡng ở giai đoạn sau.
Có thể thấy dạ dày có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tiêu hóa, tuy nhiên dạ dày phải chịu lực tác dụng ngược của thức ăn lên niêm mạc. Do đó cần cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên cũng cần hạn chế một vài đồ ăn để bảo vệ chức năng dạ dày. Vậy dạ dày kiêng ăn gì, hãy cùng các bác sĩ của Scurma Fizzy tìm hiểu:
2.” Dạ dày kiêng ăn gì”. Thức ăn cần hạn chế để bảo vệ dạ dày
Khi người bệnh mắc các bệnh lý dạ dày như viêm loét, xuất huyết, ung thư… đa phần niêm mạc của những bệnh nhân này đã từng bị tổn thương, vì thế cần chú ý tới chế độ ăn để không làm cho tình trạng tổn thương niêm mạc bị nghiêm trọng hơn. Vậy với người bị bệnh lý dạ dày kiêng ăn gì.
2.1 “ Dạ dày kiêng ăn gì”. Kiêng ăn đồ ăn nhanh và đồ đóng hộp
Đồ ăn nhanh và đồ đóng hộp thường khó tiêu hơn các loại thực phẩm khác do có dầu mỡ và các chất bảo quản, đặc biệt ở đồ ăn đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản hóa học nên làm cho thức ăn trở khó nghiền nhỏ và khó hấp thu hơn các thực phẩm tự nhiên khác.
Hiện nay đa phần các bạn trẻ thường thích các nhóm đồ ăn như xúc xích, gà rán, bánh gạo cay, mì trộn… Nhóm đồ ăn này thường bị chế biến qua lớp dầu mỡ được sử dụng nhiều lần, khi đó dầu mỡ đã bị oxy hóa, biến đổi thành chất khác, gây nguy hiểm cho cơ thể. Việc sử dụng các chất ăn nhanh cũng làm cho dạ dày phải tăng cường co bóp để có thể nghiền nhỏ và thấm đều dịch vị. Điều đó cũng làm cho niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng và có nguy cơ bị bào mòn.
2.2 “Dạ dày kiêng ăn gì”. Kiêng sử dụng đồ uống có ga, có cồn và các chất kích thích
Đồ uống có ga, có cồn và các chất kích thích là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý dạ dày, nó gây viêm loét niêm mạc dạ dày. Ngoài ra với các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng tới thần kinh, kích thích dây thần kinh thực vật làm cho dạ dày tăng co bóp và tăng tiết acid dịch vị, là 2 yếu tố tác động làm bào mòn niêm mạc dạ dày, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh lý như viêm loét, xuất huyết dạ dày.
Khi bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày mà sử dụng các chất có kích thích sẽ làm tăng tình trạng đau dạ dày, làm rộng vết viêm loét ở niêm mạc và tăng nguy cơ biến chứng sang ung thư dạ dày.
Với bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày cần kiêng sử dụng các đồ uống sau: đồ uống có ga ( coca, pepsi…), đồ uống có cồn ( rượu, bia), các chất kích thích như rượu, cà phê, ma túy, bóng cười…
Không chỉ với bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày, để bảo vệ sức khỏe toàn diện thì tất cả mọi người, mọi đối tượng cần hạn chế đồ uống có cồn và các chất kích thích.
2.3 “ Dạ dày kiêng ăn gì”. Kiêng ăn đồ cay nóng
Khi mắc các bệnh lý dạ dày, người bệnh cần kiêng sử dụng các thực phẩm cay nóng. Những thực phẩm cay nóng sẽ làm tổn thương sâu niêm mạc dạ dày, làm cho các vết viêm cũ lâu lành và kích ứng toàn bộ ống tiêu hóa ngay từ đoạn đầu thực quản.
Đồ ăn cay nóng cũng làm kích thích dạ dày, tăng tiết acid và tăng co bóp, điều đó làm cho niêm mạc cũng như toàn hệ thống dạ dày bị ảnh hưởng.
Đồ ăn cay nóng hiện nay hay được các bạn trẻ sử dụng: bánh gạo cay, bò khô, gà khô, kimchi… đa phần các thực phẩm này trông rất bắt mắt và thường hấp dẫn người trẻ tuổi. Nhưng nó thuộc vào tốp các sản phẩm cần hạn chế sử dụng vì ảnh hưởng của nó tới dạ dày rất lớn.
2.4 “ Dạ dày kiêng ăn gì”. Kiêng các loại rau củ quả có chứa nhiều chất chua
Một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày hiện nay là do việc tăng quá mức acid dịch vị, PH dạ dày thấp, do đó việc sử dụng hoa quả hay các chất chua nhiều sẽ làm cho PH dạ dày giảm thấp hơn mức quy định. Điều đó sẽ làm cho quá trình bào mòn bề mặt niêm mạc trở nên nguy hiểm hơn, làm nặng thêm tình trạng viêm loét hay xuất huyết vốn có.
Việc sử dụng nhiều thực phẩm có chứa acid sẽ làm gia tăng tần suất các cơn đau dạ dày, giảm PH, sẽ làm cho niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng hơn mức bình thường.
Các loại hoa quả cần kiêng sử dụng để bảo vệ dạ dày: dứa, xoài chua, cam, chanh, đu đủ xanh, chuối xanh và các loại hoa quả chua khác.
Đa phần các loại rau xanh thường không ảnh hưởng tới dạ dày, nhưng với cách chế biến như muối sổi, muối chua thì có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới niêm mạc dạ dày. Với bệnh nhân mắc dạ dày cần kiêng các thực phẩm như: dưa muối, cà muối, dưa bóp…
>>> Xem thêm Top 5 Thuốc Giảm Đau Dạ Dày Nhanh Và Hiệu Quả Bạn Nên Biết
2.5 “ Dạ dày kiêng ăn gì”. Kiêng ăn thịt đỏ
So với thực phẩm có nguồn gốc thực vật, thịt đỏ cung cấp lượng protein lớn hơn, nhưng cũng là thực phẩm khó tiêu hóa hơn. Hiện nay thịt là thức ăn chủ yếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Nhưng với bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày cần hạn chế sử dụng thịt đỏ đặc biệt là thịt còn lẫn sụn hay các đầu xương cứng rắn khác.
Các loại thịt đỏ hiện nay hay được người dân sử dụng gồm thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt ngựa, thịt trâu… Đây đều là các loại thịt chứa nhiều đạm và cần thiết trong sự phát triển thể chất. Tuy nhiên với bệnh nhân mắc dạ dày cần hạn chế sử dụng để bảo vệ dạ dày và ổn định chức năng của dạ dày.
2.6 “ Dạ dày kiêng ăn gì” – Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Các loại thịt mỡ hay các món ăn chứa nhiều dầu mỡ đều không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe, việc dung nạp nhiều dầu mỡ vào cơ thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý như mỡ máu cao, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường và nhiều bệnh lý khác. Với người có chức năng dạ dày bình thường thì việc sử dụng thực phẩm dầu mỡ là việc làm không tốt cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh lý và có thể làm rối loạn hoạt động của dạ dày. Với bệnh nhân mắc dạ dày, việc tiêu hóa thực phẩm dầu mỡ sẽ làm cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, tăng co bóp để tiêu hóa hết lượng thức ăn khó tiêu ấy.
Việc sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ làm nặng thêm các bệnh lý dạ dày. Do đó với bệnh nhân mắc dạ dày cần hạn chế tối đa thực phẩm nhiều dầu mỡ để có thể bảo vệ dạ dày được tốt nhất.
3.Thực phẩm tốt cho dạ dày
Dạ dày có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống ống tiêu hóa. Do đó ngoài việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bạn cũng cần bổ sung các chất tốt cho dạ dày để dạ dày luôn trong trạng thái tốt nhất. Vậy cần bổ sung gì để đảm bảo chức năng dạ dày:
Sử dụng các loại trà hàng ngày để bảo vệ niêm mạc, chống viêm, nhanh liền sẹo và làm ấm dạ dày. Các loại trà nên sử dụng là trà gừng, trà hoa cúc mật ong, trà bạc hà, trà cam thảo… Ngoài tác dụng bảo vệ dạ dày, các loại trà này còn có tác dụng thư giãn, bổ sung vitamin và các dưỡng chất cho cơ thể rất tốt.
Bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ: rau bắp cải, súp lơ, các loại rau thơm…
Bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể như trứng, sữa, thịt, cá hồi…
Các thực phẩm cần được nấu chín, ninh mềm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Cần ăn uống đúng giờ để dạ dày có thể làm việc hiệu quả theo giờ sinh học của nó. Cần ăn đủ bữa, ăn chậm ,nhai kỹ, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ, nghỉ ngơi sau ăn khoảng 30 phút rồi trước khi nằm.
Kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, tập thể dục hàng ngày để đảm bảo dạ dày được bảo vệ hiệu quả nhất.
Vậy cụ thể các loại thực phẩm đó là gì, cùng tham khảo một số loại được liệt kê dưới đây nhé:
- Yến mạch
Yến mạch là chúng là một loại thực phẩm prebiotic, không đắt và có thể được sử dụng cho nhiều công thức nấu ăn khác nhau, từ bát cháo yến mạch vào buổi sáng cho đến một thành phần trong bánh mì chuối của bạn. Prebiotics về cơ bản là thức ăn cho các vi khuẩn tốt sống trong ruột của bạn và giữ cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt.
- Dưa cải bắp
Dưa cải và các loại thực phẩm lên men khác có chứa probiotics, giúp bổ sung lượng vi khuẩn tốt giúp cân bằng lại hệ đường ruột của bạn (rất hiệu quả trong trường hợp bạn dùng một số loại thuốc kháng sinh, stress kéo dài…). Probiotics đã được chứng minh là làm giảm đầy hơi, đầy hơi và các triệu chứng tiêu hóa không mong muốn khác . Giống như việc ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, việc bổ sung nhiều chủng loại men vi sinh là điều cần thiết.
Một phân tích cho thấy rằng dưa cải bắp chứa tới 28 chủng khác nhau, nhiều hơn những gì bạn sẽ tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm giàu probiotic khác hoặc bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào. Mỗi bữa ăn bổ sung chỉ cần dùng khoảng một bát con và sử dụng xen kẽ, cách ngày để đổi khẩu vị.
- Quả dứa
“Dứa không chỉ là một loại trái cây ngon để thưởng thức mà nó còn có thể hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh nhờ chứa enzym tiêu hóa có tên là bromelain. Bromelain được biết đến với chức năng phân hủy protein trong thực phẩm chúng ta ăn, do đó giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Bromelain cũng đã được chứng minh là có khả năng chống lại một số mầm bệnh đường ruột, giảm tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa khác đối với một số người.
- Hạt Chia
Những hạt nhỏ này là một nguồn chất xơ đáng kinh ngạc. Chỉ khoảng 2 muỗng canh hạt này mà chứa tới chứa 11 gam chất xơ, cao hơn một phần ba lượng khuyến nghị hàng ngày. Đó là chất xơ hòa tan thực sự giúp hấp thụ nước trong ruột của bạn. Bên cạnh đó, loại chất xơ này còn giúp thúc đẩy và hỗ trợ vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn mà còn có thể làm giảm táo bón bằng cách thúc đẩy nhu động ruột đều đặn và khỏe mạnh.
- Táo
Táo có chứa một loại chất xơ gọi là pectin đã được chứng minh là mang lại lợi ích bảo vệ niêm mạc ruột – có khả năng ngăn chặn các mầm bệnh không mong muốn và có thể tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên một số người khi sử dụng lại có thể gây đầy hơi hoặc khó chịu ở bụng ở những người có tình trạng tiêu hóa không ổn định.
- Bông cải xanh
Bông cải xanh, cùng với các loại rau họ cải khác như bắp cải, súp lơ và cải Brussels, có liên quan đến sức khỏe tiêu hóa tốt hơn và sự đa dạng của hệ vi sinh vật trong đường ruột của bạn. Các loại rau họ cải cũng được biết đến với tác dụng giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và giảm viêm ruột kết. Nhiều nghiên cứu cho rằng quá trình lên men đường ruột của chất xơ prebiotic trong các loại rau này giúp hình thành các axit béo chuỗi ngắn có thể làm giảm viêm. Điều này có thể sinh nhiều khí hơn trong đường tiêu hóa, gây gia tăng đầy bụng, ợ hơi hoặc trung tiện, vì vậy nếu bạn không thường xuyên ăn các loại rau thuộc họ cải, hãy thêm chúng vào chế độ ăn uống của bạn với một lượng nhỏ để bắt đầu.
- Chuối
Chuối, đặc biệt là những loại chuối xanh, chứa các chất nuôi các vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn, cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột. Chuối là một loại trái cây có nhiều công dụng, vì vậy hãy sáng tạo với cách bạn ăn chúng cho bữa sáng, như một món ăn nhẹ trước khi tập luyện hoặc nhúng sô cô la hoặc bơ hạt để tráng miệng.
- Nước
Và cuối cùng, có vẻ đơn giản nhưng thực sự là mang lại hiệu quả không ngờ cho hệ tiêu hóa của bạn. Nước khi vào đường ruột có tác dụng làm môi trường phân hủy thức ăn bạn ăn đồng thời tăng hấp thụ những chất dinh dưỡng đó để giữ cho bạn có một sức khỏe tốt. Nước và chất xơ kết hợp với nhau để giúp bạn duy trì trạng thái loại bỏ chất cặn một cách ổn định và giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh, chất xơ có khả năng kéo chất lỏng vào ruột kết để giúp tạo ra phân mềm hơn và dễ dàng đi ngoài hơn.
>>> Tham khảo ngay các bài viết dưới đây để thiết lập một chế độ ăn phù hợp
Mọi thực phẩm bạn dung nạp vào cơ thể đều mang lại những hiệu quả nhất định, tuy nhiên cũng có nhiều thực phẩm lại gây hại, đặc biệt là đối với dạ dày. Do đó bạn cần chú ý tới chế độ ăn của bản thân và đặc biệt khi mắc các bệnh lý dạ dày bạn cần tìm hiểu cụ thể các thông tin “ dạ dày kiêng ăn gì” để đảm bảo sức khỏe của dạ dày. Mọi thắc mắc của quý vị xin liên hệ hotline 18006091, các bác sĩ của Scurma Fizzy sẽ giải đáp giúp bạn mọi lúc mọi nơi. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy bảo vệ sức khỏe của mình thông qua chính chế độ ăn hàng ngày.