Dạ Dày Và Bao Tử Là Gì, Kiến Thức Về Dạ Dày Và Bao Tử

Dạ Dày Và Bao Tử Là Gì, Kiến Thức Về Dạ Dày Và Bao Tử

Dạ dày và bao tử là hai cách gọi khác nhau của cùng một cơ quan tiêu hóa trong cơ thể. Dạ dày hay bao tử là từ đồng nghĩa nên ta có thể dùng cách gọi nào cũng đều được. Tùy vào thói quen hay cách gọi thông dụng ở vùng miền mà ta sử dụng các từ khác nhau.

1. Vị trí dạ dày và bao tử trong cơ thể

Dạ dày hay bao tử là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối giữa đoạn cuối thực quản và phần đầu tá tràng. Dạ dày và bao tử nằm dưới sát vòm hoành trái, phần lớn nằm bên trái của đường chính giữa bụng và một phần nằm ở thượng vị và hạ sườn phải.

vi-tri-da-day-va-bao-tu

Vị trí dạ dày và bao tử

Dạ dày có thể tích lớn từ 2 đến 2,5 lít có thể hơn do tùy cơ địa mỗi người, rất co giãn, dễ di động nên không có hình dạng nhất định. Đa phần khi dạ dày rỗng sẽ có hình chữ J, tùy thuộc và lượng thức ăn, tư thế, tuổi tác, kích thước lồng ngực và khoang bụng mà dạ dày có hình dạng khác nhau.

Dạ dày gồm các phần từ trên xuống theo thứ tự: Tâm vị, đáy vị, thân vị, phần môn vị bao gồm hang môn vị,ống môn vị, lỗ môn vị nằm giữa môn vị và thông với hành tá tràng.

Tính từ ngoài vào trong thành dạ dày được tạo thành từ bốn lớp: lớp thanh mạc ngoài cùng, tiếp đến là lớp cơ trơn rất dày gồm cơ dọc cơ vòng và cơ chéo, tiếp theo là lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc nằm ở trong cùng.

cau-tao-da-day

Cấu tạo dạ dày và bao tử

2. Chức năng của dạ dày và bao tử

2.1 Chứa đựng thức ăn

Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, có chức năng chứa đựng thức ăn. Khả năng đàn hồi lớn nên khi ta đưa lượng lớn thức ăn vào cơ thể, dạ dày có thể giãn ra mà áp suất không tăng lên.

Thức ăn được chứa trong dạ dày có thể lên tới 1,5 lít trong 2 đến 3 giờ sau khi ngấm dịch vị và tan rã dần sẽ được nhu động dạ dày tống dần xuống hang vị và tiếp tục chu trình tiêu hóa.

>>>> Đọc thêm: Cùng Các Bác Sĩ Chuyên Khoa Tiêu Hóa Tìm Hiểu Về Vị Trí Và Chức Năng Của Bao Tử

2.2 Đóng mở tâm vị

Tâm vị là phần nằm giữa thực quản và dạ dày, nó giống như một cái khóa tạm thời của ống tiêu hóa.

Khi thức ăn vào đến đoạn cuối của thực quản,kích thích tâm vị mở ra đưa thức ăn xuống dạ dày. Thức ăn làm giảm tính acid của dạ dày nên kích thích tâm vị đóng lại.

Tâm vị mở ra rồi đóng lại ngay, đưa thức ăn vào dạ dày tránh trào ngược lại thực quản. Nếu acid dịch vị của dạ dày tăng, lamg tâm vị dễ mở ra gây tình trạng ợ chua, ợ hơi.

2.3 Co bóp nhu động và tống thức ăn khỏi dạ dày

Dạ dày co bóp tạo các con sóng tống thức ăn xuống tá tràng. Co bóp nhu động ở thân vị giúp ngấm đều dịch vị vào thức ăn, làm rã thức ăn. Các cơn co bóp ở hang vị đưa thức ăn xuống môn vị, dồn vị trấp xuống tá tràng.

Co bóp nhu động của hang vị giúp đóng và mở môn vị, đưa thức ăn từ dạ dày từng chút một xuống ruột non, giúp việc tiêu hóa dễ dàng và triệt để.

2.4 Co bóp đói

Bình thường khi có thức ăn, dạ dày có các cơn co bóp trương lực và co bóp nhu động để tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi dạ dày rỗng, còn có một loại co bóp khác gọi là “co bóp đói”. Lúc đầu là những cơn co bóp nhẹ rồi mạnh dần kèm theo cảm giác đói cồn cào. Các hoạt động co bóp và đóng mở môn vị tạo thành những bữa tiêu hóa và hấp thụ liên tục trong ngày, phục vụ cho nhu cầu chuyển hóa của cơ thể.

2.5 Điều hòa hoạt động cơ học

Tốc độ co bóp và tống thức ăn khỏi dạ dày phụ thuộc bởi sự điều hòa của các tính hiệu thần kinh và hormon từ dạ dày và tá tràng.

Các tính hiệu thần kinh: Các sợi phó giao cảm của dây phế vị làm tăng trương lực cơ của thành dạ dày. Các sợi giao cảm của dây thần kinh tạng làm giảm trương lực cơ và co bóp dạ dày.

Các hormon tiêu hóa: hormon kích thích có tác dụng tăng co bóp dạ dày và các nhóm hormon ức chế làm giảm trương lực và giảm co bóp dạ dày.

2.6 Hoạt động bài tiết

Dịch tiêu hóa hay còn gọi là dịch vị của dạ dày và bao tử có tác dụng tiêu hóa thức ăn và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Dịch vị bao gồm các enzym tiêu hóa, các chất vô cơ, chất nhầy, và yếu tố nội ở đáy vị bài tiết ra. 

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Là Bệnh Gì? – Mọi Thông Tin Mà Bạn Nên Biết Về Bệnh Lý Này

3. Triệu chứng đau dạ dày và bao tử

Đau rát vùng thượng vị từng cơn hoặc liên tục: Các cơn đau thường trước hoặc sau bữa ăn. Chủ yếu do lượng acid dịch vị dư thừa dẫn đến các cơn đau dạ dày và bao tử. Dạ dày bị co bóp với cường độ cao cùng với lượng acid lớn nên gây cảm giác đau rát vùng thượng vị và xung quanh dạ dày. Khi dạ dày đã bị hình thành các ổ viêm loét thì cảm giác đau càng dữ dội, có khi đau từng cơn hay liên tục khi bệnh chuyển biến nặng.

Chướng bụng, căng tức, khó chịu, buồn nôn, nôn trớ thức ăn, ợ nóng, ợ hơi: Dạ dày tổn thương làm suy giảm chức năng tiêu hóa, ứ đọng thức ăn ở dạ dày gây chướng bụng, tâm vị bị ảnh hưởng làm tăng tình trạng ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn trớ.

Đau bụng nhưng khó đi ngoài: Các cơn đau dạ dày gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đau lan ra các vùng bụng nhưng tiêu hóa bị ứ trệ nên khó đi ngoài, nếu có thường sẽ gây tiêu chảy hoặc táo bón..

Mệt mỏi, cơ thể suy nhược: Các cơn đau dạ dày kéo dài liên tục kèm các triệu chứng khác khiến suy giảm vị giác, sụt cân và khả năng miễn dịch. Lâu ngày bệnh nhân dần suy yếu, chán ăn, thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặt biệt khi dạ dày bị tổn thương dễ khiến người bệnh bị mất nước do hấp thu không tốt và không cung cấp kịp thời nước và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

4. Nguyên nhân đau dạ dày và bao tử

4.1 An toàn thực phẩm

Sử dụng hoặc ăn nhầm các thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân dễ dàng khiến nhiễm khuẩn đường ruột. Vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người bệnh gây nên các tổn hại cơ thể và đường tiêu hóa. Một số gây hại và kí sinh ở dạ dày gây đau dạ dày và bao tử.

4.2 Thói quen sinh hoạt

Các thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là dạ dày như thức khuya, ăn đồ ăn cay nóng, thời gian giữa các bữa ăn không đều độ hay thường bỏ bữa, làm đảo lộn hay mất cân bằng chu trình tiêu hóa dẫn đến suy yếu và gây tổn hại đến dạ dày và bao tử.

4.3 Thuốc lá, rượu bia

Thuốc lá, rượu bia hay các chất kích thích gây tổn hại đến hệ thống thần kinh và các cơ quan trong cơ thể, trong đó có dạ dày và bao tử. Rượu bia, thuốc lá làm nặng thêm tình trạng viêm loét ở dạ dày, thay đổi nồng độ acid dịch vị, gây tổn thương đến dạ dày.

4.4 Tâm lý căng thẳng, Stress

Tâm lý cũng là một nguyên nhân quan trọng gây nên những cơn đau dạ dày. Stress dẫn đến tâm trạng u uất, hệ tiêu hóa hoạt động theo sự điều khiển của các dây thần kinh trung ương nên cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài ra, stress còn tác động đến sự co thắt của dạ dày và thực quản kích thích tăng tiết acid dịch vị, dư thừa dẫn đến đau, viêm, loét dạ dày.

4.5 Sử dụng thuốc có các tác dụng bất lợi với dạ dày và bao tử

Một số thuốc khi dùng điều trị thường kèm theo các tác dụng không mong muốn như đau dạ dày và bao tử. Điển hình như các thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm, thuốc điều trị ung thư… Khi sử dụng các thuốc thường kèm dùng theo các thuốc hỗ trợ điều trị dạ dày, phòng chống các vấn đề bất lợi.

nguyen-nhan-dau-da-day

Nguyên nhân đau dạ dày và bao tử

5. Các bệnh thường gặp ở dạ dày và bao tử

5.1 Viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh mãn tính, diễn biến có tính chu kỳ. Những ổ loét ở niêm mạc dạ dày tá tràng, có thể nặng và sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc.

Thường là một ổ loét, nhưng cũng có thể có hai hay ba ổ. Thường gặp nhất ở bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị của dạ dày hay hành tá tràng.

Ổ loét hình thành do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ dạ dày và các yếu tố tấn công (acid, pepsin, H.pylori…).

Các triệu chứng điển hình của bệnh thường gặp như: đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, nặng hơn bệnh nhân có thể bị nôn hay đi ngoài ra máu.

Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và xem xét tình trạng bệnh: nội soi dạ dày – tá tràng, X-quang dạ dày, xét nghiệm H.pylori,…

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị, hay ung thư dạ dày xuất phát từ các ổ loét tiêu hóa.

>>>>> Đọc thêm: Điều Trị Bệnh Lý Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất

benh-ly-viem-loet

Viêm loét dạ dày và bao tử

5.2 Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày – thực quản hay GERD là hiện tượng khí hay thức ăn tồn đọng ứ trệ từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Do dạ dày bị tổn thương, acid dịch vị dư thừa làm tâm vị không đóng lại như hoạt động bình thường.

Các hoạt động co bóp của dạ dày khiến người bệnh bị trào ngược. GERD gây hiện tượng nóng rát khó chịu lòng ngực, ợ nóng, ợ chua, khan họng, đau rát vùng thượng vị, buồn nôn, nôn trớ thức ăn… ngoài ra, trào ngược dạ dày – thực quản còn gây ho, viêm họng, viêm thanh quản, mất ngủ hay khó ngủ.

GERD bình thường có thể được kiểm soát và điều trị tại nhà thông qua việc thay đổi lối sống và áp dụng các bài thuốc dân gian như trà hoa cúc, gừng, nghệ,… Nhưng nếu bệnh chuyển biến nặng vẫn cần sự can thiệp của bác sĩ và hướng điều trị kịp thời, tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nôn Ra Máu Nguy Hiểm Đến Mức Độ Nào?

benh-ly-da-day-va-bao-tu

Trào ngược dạ dày thực quản

5.3 Xuất huyết dạ dày và bao tử

Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là tình trạng tổn thương nghiêm trọng của dạ dày và bao tử, cần được cầm máu và chữa trị ngay. Bệnh thường xuất phát từ các ổ viêm loét không được điều trị hay điều trị chưa hợp lý khi acid dịch vị quá cao.

Người bị tổn thương viêm loét dạ dày sử dụng rượu bia, thuốc lá thường xuyên có nguy cơ gây xuất huyết dạ dày cao hơn bình thường nhiều lần. Ngoài ra, bệnh có thể do các bệnh lý như máu khó hay chậm đông, xơ gan, ung thư dạ dày, suy tủy… gây nên.

Triệu chứng của xuất huyết dạ dày khá rõ ràng như: đau đột ngột vùng thượng vị lan ra khắp bụng, nóng ran cồn cào, cơ thể suy yếu mệt mỏi, buồn nôn, nôn hay đi ngoài ra máu.

Người bị xuất huyết dạ dày cần được cấp cứu cầm máu và điều trị ngay lập tức, thường ít để lại di chứng. Nhưng nếu bệnh không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến mất máu nhiều, sốc và nguy cơ tử vong rất cao.

>>>> Tìm hiểu thêm: Khi Bị Xuất Huyết Dạ Dày Nên Ăn Thực Phẩm Gì? Các Biện Pháp Để Phòng Ngừa Xuất Huyết Dạ Dày

5.4 Nhiễm khuẩn dạ dày và bao tử

Nhiễm khuẩn dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây nên các biến chứng bệnh khác của dạ dày và bao tử như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày… Người bệnh nhiễm khuẩn thường do vi khuẩn H.pylori gây ra, một loại vi khuẩn sống ký sinh ở môi trường dạ dày. Bệnh thường lây qua đường ăn uống, sinh hoạt, dùng chung các vật dụng cá nhân với người đã mắc bệnh.

Bệnh thường không có triệu chứng cụ thể lúc đầu, khi bệnh đã chuyển biến nặng người bệnh thường cảm thấy sôi ruột, cồn cào dạ dày, ợ hơi, đau râm ran từng cơn vùng thượng vị,…lúc này dạ dày đã xuất hiện các ổ viêm loét do vi khuẩn gây ra.

Người bệnh cần được tiến hành xét nghiệm xem có phải thực sự nhiễm H.pylori hay chỉ do viêm dạ dày gây nên các triệu chứng. Cũng như tiến hành điều trị theo đúng phát đồ và hướng dẫn điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Phòng tránh lây nhiễm bệnh, người nhà cần phải ăn chín uống sôi, hạn chế dùng chung các vật dụng cá nhân như bát đũa, rửa tay kỹ trước và sau khi ăn.

5.5 Ung thư dạ dày và bao tử

Ung thư dạ dày có thể xuất phát từ bất cứ đâu trong dạ dày, và di căn sang nhiều cơ quan khác như gan, phổi, thực quản… bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng như khó tiêu, ăn không ngon, đầy bụng, chướng bụng, ợ chua, ợ hơi, nôn mửa hay tiêu chảy…, chỉ khi đã di căn thì mới biểu hiện cụ thể. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khó phát hiện điều trị bệnh sớm.

Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư dạ dày là do nhiễm khuẩn H.pylori gây ra, ngoài ra yếu tố di truyền cũng là một nguy cơ cao khiến người bệnh dễ biến chứng sang ung thư dạ dày.

Người bệnh cần thăm khám kiểm tra các triệu chứng bằng các xét nghiệm cụ thể như: nội soi dạ dày, chụp X-quang, chụp cắt lớp… và các thử nghiệm liên quan để tìm nguyên nhân của triệu chứng và xác định tình trạng bệnh cụ thể để được đưa ra các hướng điều trị cụ thể từ bác sĩ.

>>>>> Xem thêm: Cẩm Nang Dinh Dưỡng Dành Cho Bệnh Nhân Bị Ung Thư Dạ Dày

6. Phòng tránh các vấn đề bệnh lý ở dạ dày và bao tử

6.1 Thực hiện lối sống lành mạnh

Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Cần xây dựng một khẩu phần ăn vừa đủ (cả về số lượng và chất lượng), không được ăn quá no. Tránh bỏ bữa hay thời gian ăn giữa các bữa không hợp lý. Đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh thực phẩm ôi thiu. Hạn chế ăn đồ ăn chua, cay, nóng có hại cho dạ dày, đồ ăn nhanh, chiên xào khó tiêu. Ăn chín, uống sôi, rửa tay kỹ trước và sau ăn.

Hạn chế lạm dụng bia, rượu, các chất kích thích gây tác động xấu đến dạ dày và cơ thể.

Không thức khuya, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi ngắn buổi trưa. Không ăn nhiều trước khi ngủ, thường các bữa ăn nên cách nhau 5 giờ và trước ngủ 3 giờ để thức ăn được tiêu hóa thuận lợi.

Thường xuyên tập thể dục thể thao, hoạt động tích cực để rèn luyện sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng. Phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh dạ dày và bao tử hay các bệnh khác liên quan của cơ thể.

phong-ngua-benh-da-day-và-bao-tu

Dinh dưỡng phòng ngừa bệnh dạ dày và bao tử

6.2 Tránh lo âu, phiền muộn ảnh hưởng dạ dày và bao tử

Giảm căng thẳng mệt mỏi, hạn chế suy nghĩ áp lực, giải tỏa tâm trạng tránh các tác động của hệ thần kinh lên dạ dày và bao tử. Stress hay căng thẳng gây tăng lượng acid dịch vị trong cơ thể có thể gây đau, viêm dạ dày.

Thực hiện các biện pháp thư giãn tại nhà như thiền, yoga, xông hơi, tinh dầu… để tinh thần được thoải mái tránh phiền muộn, lo âu, điều hòa các chức năng sinh lý cơ thể như nhịp thở, lưu lượng máu, cường độ co bóp của dạ dày.

6.3 Tích cực điều trị các vấn đề tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa nên được quan tâm và tích cực điều trị ngay từ lúc mới phát sinh nhẹ hay có dấu hiệu ban đầu để kịp thời ngăn chặn các biến chứng về sau.

Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi được tình hình sức khỏe bản thân và gia đình. Phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý về tiêu hóa hay các cơ quan khác để kịp thời chữa trị. Nhận các lời khuyên hữu ích về bệnh và phòng chống bệnh dạ dày và bao tử từ các chuyên gia hay bác sĩ.

Dạ dày và bao tử đều là khái niệm chỉ cơ quan tiêu hóa quan trọng trong cơ thể, cần được chăm sóc hàng ngày qua cách sinh hoạt và bữa ăn hợp lý. Trên đây là các kiến thức cơ bản về dạ dày các bệnh thường gặp cũng như các cách phòng chống các vấn đề bất lợi đối với dạ dày.

Để biết thêm thông tin chi tiết hay được giải đáp các thắc mắc các vấn đề về dạ dày và bao tử liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn các trường hợp cụ thể hiệu quả nhất!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091