Dạ Dầy Và Các Bệnh Lý Dạ Dầy Thường Gặp

Dạ Dầy Và Các Bệnh Lý Dạ Dầy Thường Gặp

Dạ dầy là cơ quan quan trọng trong cơ thể người, là nơi tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn. Trong những năm gần đây, các bệnh lý về đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh dạ dầy gia tăng chóng mặt. Tìm hiểu về các bệnh lý về thường gặp là một điều cần thiết để phát hiện, phòng tránh và điều trị bệnh. Hãy cũng Scurma Fizzy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1.Tổng quan về dạ dầy

1.1.Vị trí

Dạ dầy là bộ phận lớn nhất của đường tiêu hóa, nằm ở sát dưới vòm hoành, sau cung sườnở vùng thượng vị, hơi lấn sang bên trái. Đây là cơ quan nối giữa thực quản và tá tràng (phần đầu ruột non). 

1.2.Hình thể ngoài

vi-tri-da-day

Cấu tạo dạ dày

Dạ dầy thường trông giống như sừng bò, móc câu hoặc giống như một cái túi lớn hình chữ J. Hình dạng và vị trí của dạ dày có thể phình to ra và thay đổi phụ thuộc tư thế, tuổi, thể tích, dung lượng thức ăn chứa bên trong nó.

Ở trẻ em dung tích dạ dày khoảng 30ml, trong khi đó ở người trưởng thành nó có sức chứa lên tới 2-4 lít.

Dạ dầy có 2 mặt: mặt trước và mặt sau, 2 bờ: bờ cong nhỏ ở bên phải và bờ cong lớn ở bên trái dài gấp 5 lần bờ cong nhỏ, được chia thành các phần sau:

Tâm vị (Cardia part)

Đây là điểm nối giữa thực quản và dạ dầy. Từ thực quản, thức ăn sẽ đi qua tâm vị để vào xuống dạ dày. Tâm vị chiếm khoảng 5-6 cm2, có lỗ tâm vị thông thực quản với dạ dày. Lỗ này không có cơ thắt hay van đóng kín, chỉ có nếp gấp niêm mạc ngăn cách giữa thực quản và dạ dầy.

Đáy vị (Fundus of stomach)

Phần phình to ra hình chỏm cầu, nằm phía trên, bên trái lỗ tâm vị, phía dưới cơ hoành. Đáy vị bình thường chứa không khí, ngăn với thực quản bởi khuyết tâm vị.

Thân vị (Body of stomach)

Đây là phần chính của dạ dầy, hình ống, có 2 bờ và 2 thành. Thân vị nối tiếp dưới đáy vị, phía trên giới hạn bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua lỗ tâm vị, phía dưới giới hạn bởi mặt phẳng xiên đi qua khuyết góc của bờ cong nhỏ. Thân vị có các tuyến tiết ra pepsinogene và acid HCl.

Phần môn vị (Pyloric part)

Phần nằm ngang, hình chiếc phễu, giúp nối dạ dày với tá tràng. Môn vị gồm có: ống môn vị và hang môn vị. Hang môn vị tiếp nối với thận vị chạy về bên phải, tiết ra Gastrine.

Ống môn vị thu hẹp lại và đổ vào môn vị, có cơ rất phát triển. Cơ thắt môn vị khi phì đại sẽ gây bệnh co thắt môn vị phì đại hay xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Mặt ngoài môn vị có các tĩnh mạch.

1.3.Cấu tạo 

Dạ dầy gồm có 5 lớp:

Lớp thanh mạc

Lớp thanh mạc nằm ở ngoài cùng, là lớp tạng phúc mạc bao bọc dạ dầy

Tấm dưới thanh mạc

Tấm dưới thanh mạc rất mỏng, gần như dính chặt vào lớp cơ. Ở gần 2 bờ cong vị lớn và bờ cong vị bé thì dày hơn do chứa mỡ và các bó mạch thần kinh nên dễ bóc tách hơn.

Lớp cơ

Lớp này gồm có 3 lớp kể từ ngoài vào là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo. Ở quanh lỗ môn vị, lớp cơ vòng dày lên tạo thành cơ thắt môn vị. Niêm mạc khi dạ dày rỗng có những nếp dọc gọi là nếp vị.

Tấm dưới niêm mạc

Tấm dưới niêm mạc dễ bị xô đẩy do tổ chức này liên kết rất lỏng lẻo.

Lớp niêm mạc

Lớp lót bên trong dạ dầy, chứa các tuyến tiết ra các chất giúp tiêu hóa thức ăn, giúp bảo vệ dạ dầy (chất nhầy).

1.4.Chức năng 

Dạ dầy là một phần quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người. 

Chức năng cơ học

Chức năng có nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn, sau đó trộn lẫn chúng với dịch vị nhờ các cơ co thắt (nhu động)

Chức năng hóa học

Dạ dày giúp phân hủy thức ăn sau khi nghiền nát nhờ dịch vị:

Nhóm men tiêu hóa

Pepsin có tác dụng cắt protein thành các chuỗi polypeptid và tiêu hóa colagen (mô liên kết của protein). Lipase có tác dụng chuyển lipid thành acid béo và monoglycerid. Genlatinase giúp tiêu hóa các phần tử proteoglycan ở trong thịt.

Nhóm các chất vô cơ

HCl giúp thủy phân cellulose của thực vật và diệt các vi khuẩn có trong thức ăn.

Nhóm các yếu tố nội tại

Chức năng giúp hấp thu vitamin B12

2.Các bệnh lý dạ dầy thường gặp

2.1.Đau dạ dày

Đây là một căn bệnh phổ biến, gặp ở rất nhiều người, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Tìm hiểu những bệnh lý dạ dầy thường gặp

Tìm hiểu những bệnh lý dạ dầy thường gặp

2.1.1.Nguyên nhân gây bệnh 

Đau dạ dày có nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như:

Do vi khuẩn HP

HP là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đau dạ dầy. Vi khuẩn HP sẽ tấn công thành dạ dày, gây tổn thương, loét dạ dầy, thậm chí có thể xuất huyết và ung thư dạ dầy.

Stress, căng thẳng

Lo lắng, căng thẳng quá mức sẽ gây co thắt, ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dầy.

Hút thuốc lá

Thuốc lá có chứa nhiều nicotine, thúc đẩy bài tiết dịch vị dạ dày. Do đó, sử dụng thuốc lá thường xuyên sẽ khiến niêm mạc bao tử dễ dàng bị bào mòn, gây nên các cơn đau dạ dầy.

>>>>Tham khảo thêm: Đau Dạ Dày – Những Thông Tin Chi Tiết Và Đầy Đủ Xung Quanh Bệnh Lý

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá

Uống nhiều bia rượu

Sử dụng bia rượu thường xuyên sẽ khiến lớp nhầy phủ bên ngoài niêm mạc bị phá hủy, tạo điều kiện cho các vi khuẩn và dịch vị tấn công niêm mạc dạ dầy.

2.1.2.Vị trí đau dạ dầy

Đau vùng thượng vị

Đau ở vị trí trên vùng rốn, dưới vùng xương ức. Đau có thể lan tới vùng vùng ngực, lưng. Đau có tính chất âm ỉ kéo dài nhiều giờ, thỉnh thoảng đau quặn thành từng cơn.

Triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn, kèm theo chướng bụng, ợ hơi. Khi bị đau ở vị trí này, người bệnh nên hạn chế các đồ uống có cồn, hạn chế ăn đồ cay nóng.

Đau ở giữa ổ bụng

Giữa ổ bụng tập trung rất nhiều cơ quan nội tạng của cơ thể nên triệu chứng thường không rõ rệt. Chính vì thế, việc xác định nguyên nhân có phải do dạ dầy không là điều khá khó khăn.

Người bệnh có cảm giác đau xung quanh rốn, lan xuống vùng bụng về phía bên phải. Triệu chứng thường xuất hiện: khó tiêu, đầy bụng, ợ chua, buồn nôn, đi kèm các cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt thành từng cơn.

Khi xuất hiện các triệu chứng này, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp.

Đau bụng phía bên trái

Người bệnh sẽ đau vùng phía bên trái thượng vị, đi kèm với cảm giác nóng bụng, đói, xót ruột. Các cơn đau dữ dội hơn khi đói và có xu hướng giảm dần sau khi ăn.

Tuy nhiên, khi ăn no bệnh nhân thường có cảm giác đầy bụng, chướng hơi, rất khó chịu. Khi xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần hạn chế ăn các đồ ăn khó tiêu, cà phê, bia rượu.

>>>> Tham khảo thêm: Cách Xác Định Và Phân Biệt Các Bệnh Lý Dựa Vào Vị Trí Bị Đau Dạ Dày

2.2.Viêm loét dạ dầy 

Bệnh viêm loét dạ dầy xảy ra phổ biến trong những năm gần đây, xuất hiện cả ở người lớn và thanh thiếu niên. Bệnh rất khó phòng tránh nhưng rất dễ để tái phát trở lại. 

2.2.1.Nguyên nhân gây bệnh 

Dạ dầy luôn chịu sự tác động của hai nhóm yếu tố là yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra khi mất cân bằng giữa các nhóm yếu tố này: yếu tố gây loét tăng lên hoặc yếu tố bảo vệ giảm đi.

Nhóm yếu tố gây loét

  • Acid, pepsin
  • Các yếu tố bên trong: lysolecithin, dịch mật.
  • Các yếu tố bên ngoài: stress, rượu, vi khuẩn HP, thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs, Corticoid, Aspirin…

Nhóm yếu tố bảo vệ

  • Lớp chất nhầy mucin bao phủ trên bề mặt niêm mạc dạ dầy.
  • Lớp đệm bicarbonate HCO3- tạo môi trường pH trung tính cho bề mặt tế bào biểu mô.
  • Lớp tế bào biểu mô tăng sinh nhanh chóng, tái tạo các tế bào tổn thương.
  • Dòng máu tưới cho lớp niêm mạc dạ dầy cung cấp bicarbonat, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho biểu mô. Đông thời, hệ thống tưới máu giúp vận chuyển các ion H+ bị khuếch tán ngược từ lòng ống vào niêm mạc dạ dầy.

2.2.2.Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dầy

Đau bụng thượng vị

đây là triệu chứng điển hình, hay gặp nhất.  Đau thường có tính chất âm ỉ đến dữ dội từng cơn. Đau diễn biến theo chu kỳ hoặc xuất hiện từng đợt. Sau khi ăn, đau thường khởi phát.

Ợ hơi, ợ chua

Đầy bụng, chướng hơi

Nôn

Bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn, nặng có thể xuất huyết

Rối loạn tiêu hóa

Người bệnh xuất hiện tình trạng táo bón hoạc tiêu chảy

Phân đen, có mùi hôi

Mất ngủ

Bệnh nhân thường bị gián đoạn giấc ngủ lúc nửa đêm do dạ dầy rỗng gây đau bụng

2.3.Bệnh trào ngược dạ dầy

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dầy có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện kịp thời và có hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên bệnh trào ngược dạ dầy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

2.3.1.Nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn cơ thắt thực quản dưới (LES)

  • Cơ thắt thực quản có vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn: mở ra khi chuyển thức ăn từ thực quản xuống dạ dầy và đóng lại ngay sau đó. Khi cơ này bị giãn sẽ làm thức ăn và dịch vị trào ngược lên trên dạ dầy. Ngoài nguyên nhân trực tiếp này, cơ thắt thực quản suy yếu còn có thể do:
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây: aspirin, glucagon, cholecystokinine, thuốc huyết áp…
  • Dùng các chất kích thích quá nhiều: thuốc lá, cafein…
  • Các bệnh lý thực quản: nhiễm trùng thực quản, tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản…

Dịch vị tăng tiết acid

  • Trào ngược rất dễ xảy ra khi lượng acid tăng đột ngột, dư thừa ở dạ dầy. Nguyên nhân là do:
  • Các bệnh lý dạ dầy sẵn có: viêm loét dạ dầy, hẹp hang môn vị,…
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn các thức ăn khó tiêu, nhiều đạm…

Do mang thai

Vào những tháng cuối thai kỳ tử cung mở rộng dần, chèn ép lên các bộ phận khác, gây hiện tượng buồn nôn, trào ngược.

Thừa cân, béo phì

Gây áp lực lên các cơ vùng bụng dễ xuất hiện tình trạng trào ngược.

2.3.2.Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dầy

Ợ nóng, ợ chua: thường xảy ra sau ăn (nhất là ăn quá no, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị). 

Trớ: thức ăn trào lên vùng hầu họng, xuất hiện nhiều khi cúi hay vận động mạnh.

Tăng tiết nước bọt: làm loãng acid trào lên miệng – phản xạ tự bảo vệ cơ thể.

Đau tức ngực: đau dữ dội, cảm giác như bị tảng đá nặng đè lên, khó thở, ngột ngạt.

Buồn nôn: xảy ra khi ăn no hoặc nằm ngay sau ăn

Khó nuốt, khàn tiếng

Ho nhiều kèm theo ợ nóng, ợ chua

2.4.Viêm hang vị dạ dầy

Viêm hang vị xảy ra khi hang vị của dạ dầy tổn thương dẫn tới viêm loét, khiến các mạch máu niêm mạc xung huyết và đỏ hơn vùng khác.

2.4.1.Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn HP: sản xuất ra các enzyme và nội độc tố làm tổn thương tế bào niêm mạc gây ra các bệnh lý dạ dầy. 

Do tác dụng phụ của thuốc Tây: các thuốc kháng viêm, giảm đau non steroid nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ bào mòn niêm mạc, gây nên bệnh.

Nuốt phải dị vật: khi bạn nuốt phải dị vật (kẹp, ghim…), hoặc các chất có khả năng ăn mòn (dung dịch acid, kiềm…)

Do các biến chứng sau phẫu thuật: bị nhiễm trùng do điều trị tại các cơ sở y tế không đảm bảo.

Rối loạn hệ miễn dịch, Stress, ăn uống và sinh hoạt không khoa học

Do ảnh hưởng của bệnh HIV/AIDS, nhiễm ký sinh trùng…

2.4.2.Biểu hiện của bệnh viêm hang vị dạ dầy

Rất khó để phát hiện được bệnh ngay ở giai đoạn đầu. Khi các phản ứng viêm phát triển, biểu hiện bệnh rõ ràng hơn nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. 

Khó tiêu

Triệu chứng phổ biến nhất khi tình trạng viêm diễn biến nặng. 

Đau bụng

Ở giai đoạn đầu, mức độ đau nhẹ, các cơn đau xuất hiện thưa thớt. Khi bệnh diễn biến nặng hơn, các cơn đau xuất hiện tăng dần và mức độ đau tăng lên.

Đau bụng

Đau bụng

Chướng bụng, ơ hơi

Buồn nôn

Tình trạng này thường đi kèm với khó tiêu.

Suy nhược cơ thể

Bệnh nhân thể trạng yếu, người xanh xao, mệt mỏi, sụt cân rõ rệt.

2.5.Polyp dạ dầy

Polyp dạ dầy là tình trạng bề mặt dạ dầy xuất hiện các khối u kích thước to nhỏ khác nhau. Khi tình trạng viêm loét càng nặng thì số lượng polyp xuất hiện càng nhiều. Hầu hết, các polyp thường lành tính. 

2.5.1.Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn HP

HP là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương niêm mạc, gây viêm loét làm biến đổi lớp tế bào lót dạ dầy. Đây là căn nguyên gây bệnh polyp dạ dầy

Vi khuẩn HP bệnh lý dạ dầy thường gặp

Vi khuẩn HP bệnh lý dạ dầy thường gặp

Lạm dụng các thuốc ức chế bơm proton trong một khoảng thời gian dài

Bệnh lý dạ dầy, bệnh thiếu máu ác tính, bệnh đa polyp tuyến gia đình

2.5.2.Triệu chứng bệnh polyp dạ dầy

Polyp dạ dày thường không có triệu chứng đặc trưng. Thông thường, polyp thường được phát hiện khi bệnh nhân được chỉ định nội soi nhằm các vấn đề khác của dạ dầy.

2.6.Xuất huyết dạ dầy

Xuất huyết dạ dầy là một biến chứng nguy hiểm của bệnh lý dạ dày. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.

>>>> Tìm hiểu thêm: Dạ Dày Bị Xuất Huyết (Chảy Máu) Có Thể Dẫn Tới Biến Chứng Nào?

2.6.1.Nguyên nhân gây bệnh

Viêm loét dạ dầy gây chảy máu

Xuất huyết có thể xảy ra nếu viêm loét không được điều trị đúng cách, làm các ổ loét tiến triển nặng, ăn sâu vào lòng mạch gây xuất huyết.

Hội chứng Mallory Weiss

Bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, tăng lên khi uống bia rượu. Nôn quá nhiều sẽ gây tổn thương, trầy xước niêm mạc dạ dầy, dễ gây xuất huyết dạ dầy.

Ung thư dạ dầy

Gây chảy máu kéo dài, khó cầm

Polyp dạ dầy

Những khối u ở dạ dầy sẽ ma sát với thức ăn gây ra các tổn thương ở trong lòng mạch

Bệnh Hemophilia

Bệnh máu khó đông khiến khả năng cầm máu chậm và lâu hơn bình thường. Những bệnh nhân bị Hemophilia thường bị xuất huyết tiêu hóa cao hơn người bình thường.

Một số nguyên nhân khác

Lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm tiểu cầu, xơ gan, thiếu vitamin K…

2.6.2.Biểu hiện của bệnh xuất huyết dạ dầy

Đau dữ dội vùng thượng vị

Cơn đau đột ngột, mức độ nặng hơn bình thường rất nhiều. Bệnh nhân có triệu chứng cồn cào, mệt lả, toát mồ hôi lạnh, chóng mặt, mặt tái xanh, nôn ra máu và đại tiện phân đen.

Nôn ra máu

Bệnh nhân nôn ra máu đỏ tươi hoặc sẫm đen, có khi lẫn thức ăn. Số lượng có thể từ vài chục ml đến vài lít máu.

Thay đổi sắc tố da

Da nhợt nhạt, cơ thể yếu do dạ dầy không thể chuyển hóa được chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Một số triệu chứng khác như

Hoa mắt, ù tai, vã mồ hôi, thở gấp, mệt lịm, tiểu ít hoặc vô niệu…

2.7.Ung thư dạ dầy

Đây là một biến chứng của bệnh dạ dầy nguy hiểm và nặng nề nhất. Biểu hiện của bệnh khá tương đồng với với các bệnh khác nên rất dễ gây nhầm lẫn: đau bụng, chán ăn, ợ chua, tiêu chảy, buồn nôn…

Nếu có tiền sử mắc các bệnh lý dạ dầy, bạn nên thường xuyên thăm khám, theo dõi diễn biến của bệnh để có hướng điều trị đúng cách, tránh để bệnh chuyển biến xấu.

3.Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dầy

3.1.Chế độ ăn uống khoa học

  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo ăn đủ chất.
  • Ăn đúng và đủ bữa, hạn chế ăn khuya, không vừa ăn vừa làm việc.
  • Không ăn các thức nhiều mỡ dầu, nóng cay.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống là nước ngọt và đồ uống chứa cồn.
  • Hạn chế nằm và vận động mạnh sau khi ăn.
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây…)

3.2.Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Nâng cao sức đề kháng cá nhân bằng việc tập thể dục thường xuyên

Lưu ý không nên tập luyện ngay sau khi ăn.

Duy trì tinh thần lạc quan trong khi tập

Tập thể dục thể thao

Tập thể dục thể thao

Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc 

Ngủ đủ 8 tiếng/ ngày

Không dậy quá sớm, thức quá khuya, có giấc ngủ trưa ngắn.

Thư giãn tinh thần, tránh lo lắng, stress quá độ

Duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan, tích cực trong mọi tình huống.

Cân bằng giữa các khoảng thời sử dụng để nghỉ ngơi và làm việc

Hạn chế sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau NSAIDs, Corticoids, Aspirin

Không sử dụng thuốc lá

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh kịp thời (nếu có)

Bài viết là những thông tin về dạ dầy – cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể và các bệnh lý thướng gặp. Hy vọng đối với bạn, bài viết của chúng tôi có thể đem tới nhiều lợi ích. Truy cập trang web https://scurmafizzy.com/  để cập nhật các thông tin hữu ích về bệnh lý dạ dày hoặc liên hệ HOTLINE 18006091 để được đội ngũ y bác sĩ tư vấn miễn phí nhé!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091