Đau Dạ Dày Là Gì, Tìm Hiểu Thuốc Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả

Đau Dạ Dày Là Gì, Tìm Hiểu Thuốc Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả

Ai cũng có thể gặp phải các triệu chứng của đau dạ dày. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng đau dạ dày. Khi có các dấu hiệu của đau dạ dày bạn có thể cảm thấy cơ thể không thoải mái, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Tìm ra được nguyên nhân tức là bạn sẽ tìm được thuốc chữa đau dạ dày thật hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cụ thể nguyên nhân gây đau dạ dày và các loại thuốc chữa đau dạ dày an toàn, hiệu quả năm 2021.

1. Đau dạ dày là gì?

Dạ dày là một trong số những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, nó có vai trò chứa đựng thức ăn nối thực quản với tá tràng, thực hiện chức năng bài tiết, vận động và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày được chia thành hai phần chính là thân dạ dày và hang vị dạ dày. Thành dạ dày thì chia thành 4 lớp là thanh mạc, hạ niêm mạc, niêm mạc, lớp cơ. Bên cạnh đó, dạ dày có bờ cong nhỏ và bờ công lớn được nuôi dưỡng bởi động mạch từ thân tạng

Đau dạ dày là hiện tượng dạ dày gặp phải các tổn thương, thường là do viêm loét. Người bệnh khi bị đau dạ dày thường có cảm giác đau âm ỉ, khó chịu vùng bụng. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn quá no hoặc để bụng quá đói cũng đều có thể bị đau dạ dày. Không những thế, khi người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng, những cơn đau dạ dày sẽ xuất hiện. Tâm trạng thất thường, không ổn định cũng khiến cho tình trạng đau diễn biến xấu hơn. Đây chính là một căn bệnh thường xuyên gặp phải của đường tiêu hóa. Theo thống kê, có đến 80% số người bị đau dạ dày là do vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori)

thuoc-chua-dau-da-day-1

 

Đau dạ dày là gì?

2. Nguyên nhân đau dạ dày

Một số nguyên nhân đau dạ dày do thói quen sống hàng ngày có thể kể tên đến như:

  • Bị nhiễm vi khuẩn Hp
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Tinh thần bất ổn, stress, căng thẳng làm cho lượng acid dạ dày tiết ra nhiều hơn
  • Có tiền sử phẫu thuật dạ dày hoặc đang gặp phải các chấn thương dạ dày
  • Người bệnh bị thiếu máu ác tính
  • Người bệnh từng làm xạ trị
  • Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh để giảm đau hoặc thuốc giảm đau
  • Thường xuyên ăn những thực phẩm quá cứng
  • Ăn quá nhiều và quá no
  • Nhịn đói một khoảng thời gian lâu
  • Hút thuốc lá, dùng các chất kích thích, uống rượu bia

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân từ bên trong cơ thể liên quan tới các bệnh lý cũng có thể gây ra các triệu chứng đau dạ dày như:

  • Sỏi mật: những viên sỏi được hình thành và lớn lên bên trong túi mật chèn ép dạ dày khiến người bệnh bị đau. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều vào ban đêm và tiêu thụ các chất béo là nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày
  • Trào ngược acid dạ dày: Khi bạn ăn quá no, quá nhanh, quá nhiều loại thức ăn rất dễ gây ra trào ngược dạ dày. Không những thế, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới loét dạ dày thực quản, chảy máu dạ dày, sẹo thực quản…
  • Viêm túi thừa: khi tình trạng này xuất hiện, cơ thể bắt đầu có các triệu chứng như đau bụng, sốt, buồn nôn. Viêm túi thừa khiến cho các túi mô nhỏ phát triển, làm lớp mô lót ở dạ dày phồng lên, khiến cho dạ dày bị đau.
  • Loét dạ dày: loét dạ dày gây ra các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm hoặc đau giữa lúc đang trong bữa ăn
  • Tụ khí gas: khí gas bị tích tụ sâu bên trong dạ dày do việc tiêu thụ các đồ ăn, đồ uống có gas làm cho bụng bị chướng, đau và nhói ở vùng dạ dày.

>>>Xem thêm: Bieu Hien Dau Da Day Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Chữa Trị

3. Triệu chứng thường gặp của đau dạ dày

3.1. Đau thượng vị

Đau thượng vị là một trong số những biểu hiện đau dạ dày hay gặp nhất. Rất nhiều người hay nhầm lẫn đau thượng vị với người bệnh nhân bị đau tá tràng. Người bị đau vùng thượng vị sẽ thấy đau âm ỉ vùng bụng bên trên, kèm theo đó là cảm giác nóng rát và khó chịu. 

Những cơn đau bụng xảy ra không quá dữ dội, vị trí hay gặp nhất là từ bụng lên ngực, thậm chí có thể lan ra cả sau lưng. Người bị đau dạ dày thường xuất hiệu triệu chứng này trong thời gian 1 đến 2 tuần đầu của bệnh.

3.2. Chán ăn

Khi đau dạ dày, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ăn không ngon, chán ăn lâu dần dẫn đến cơ thể bị suy nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi ăn bệnh nhân thường thấy nặng nề, đầy bụng, chướng bụng do thức ăn đi vào cơ thể nhưng được tiêu hóa rất chậm. Một số trường hợp khác, bệnh nhân còn có thể cảm thấy buồn nôn, phần xương ức nóng và bỏng rát.

3.3. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Những triệu chứng đau dạ dày không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn làm cho chất lượng cuộc sống giảm sút đáng kể. Lý do chính làm cho các dấu hiệu này xuất hiện là do dạ dày bị rối loạn hoạt động, vì thế lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể không được tiêu hóa, chúng lên men ngay trong cơ thể chúng ta. Lúc này, người bệnh cảm thấy có vị đắng trong miệng, một số khác có thể lên tận trên họng, nhưng không lên hết mà lên nửa chừng, vì vậy cảm giác đau ở ức mũi và sau xương ức là rất rõ ràng.

>>>Xem thêm: Ợ Hơi Ợ Chua Và Những Điều Cần Biết

3.4. Nôn và buồn nôn

Hai triệu chứng này là của bệnh viêm dạ dày cấp, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Khi bệnh nhân nôn dẫn tới niêm mạc thực quản bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của họ. Không những thế, nôn quá nhiều còn làm cho bệnh nhân mất nước, mất chất điện giải. Nghiêm trọng hơn nữa, người bệnh bị hạ huyết áp, trụy tim, sụt cân nhanh kèm theo phù nề, thiếu máu.

4. Thuốc chữa đau dạ dày phổ biến hiện nay trên thị trường

4.1. Thuốc kháng sinh dùng để chữa đau dạ dày

Nếu vi khuẩn H. pylori được tìm thấy trong đường tiêu hóa của bạn gây ra chứng đau dạ dày, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn này. Các thuốc này có thể bao gồm amoxicillin (Amoxil), clarithromycin (Biaxin), metronidazole (Flagyl), tinidazole (Tindamax), tetracycline và levofloxacin.

Kháng sinh có ưu điểm là diệt được tận gốc, ngăn ngừa các tiến triển xấu của bệnh, phòng bệnh tái phát. Tùy thuộc vào khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân khác nhau mà các bác sĩ sẽ có lựa chọn thuốc phù hợp. Tuy nhiên, nếu muốn tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh về dạ dày, phác đồ sử dụng khác sinh phải được tìm hiểu kỹ và chắc chắn, nên phối hợp từ hai loại kháng sinh trở lên. Bên cạnh đó, việc uống thuốc chữa đau dạ dày là kháng sinh cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn và yêu cầu của bác sĩ điều trị, tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải ở bệnh nhân bị đau dạ dày như:

  • Xảy ra các phản ứng dị ứng, trên da xuất hiện những nốt ban đỏ, có cảm giác ngứa ngáy trên người…
  • Có thể khó thở ở mức độ nhẹ thậm chí ngạt mũi nặng khi bạn phải hoạt động quá mức
  • Một số bệnh nhân có thể bị đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy
  • Cảm giác khó chịu ở phần đầu, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt
  • Thường xuyên bị mất ngủ, có thể bị động kinh khi thay đổi đột ngột hành vi của mình

Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, cân nặng, dạng bào chế của thuốc, mức độ nhiễm khuẩn, khả năng đào thải của cơ thể bệnh nhân. Bình thường, người trưởng thành thường uống 2 đến 3 lần trong một ngày, tùy vào liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Với những người bệnh có chức năng thận suy giảm, bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều hoặc thay đổi dạng bào chế khác của thuốc. Tùy vào từng loại kháng sinh khác nhau mà bạn có thể dùng vào bữa ăn hoặc không. Tuy nhiên, để hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên chia đều khoảng cách dùng thuốc giữa các lần với nhau.

4.2. Thuốc ức chế thụ thể histamin H2

Thuốc ức chế thụ thể histamin H2 hay còn được biết đến với tên gọi là thuốc chẹn acid, nó làm giảm lượng acid trong dạ dày tiết ra vào đường tiêu hóa của bạn, vì vậy làm giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh. Thuốc ức chế thụ thể histamin H2 có thể bao gồm các thuốc: Famotidin (Pepcid AC), Cimetidine( Tagamet HB) và nizatidin (acid AR).

Các thuốc chữa đau dạ dày nhóm này thường được sử dụng để chữa trị đau dạ dày do loét trong thời gian ngắn. Nó ngăn ngừa các ổ loét phát triển, chứng trào ngược dạ dày thực quản, hỗ trợ chữa trị loét tá tràng với liều sử dụng thấp khi ổ loét có dấu hiệu lành lại.

Tuy nhiên, các thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ mà bác sĩ cũng như người bệnh cần lưu ý trong quá trình sử dụng:

  • Tiêu chảy, khó chịu vùng bụng, buồn nôn nôn
  • Cảm thấy buồn ngủ, tinh thần không minh mẫn, đau đầu, chóng mặt
  • Gặp phải ảo giác, mất phương hướng
  • Một số ít có thể bị phát ban, sốt, tăng creatinin huyết, sốc phản vệ

Bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường nói trên.

Thông thường, các thuốc ức chế thụ thể histamin H2 được dùng với liều duy trì, trong mỗi trường hợp đau dạ dày khác nhau, bạn cần sử dụng theo chế độ khác nhau. Nếu như bạn bị loét tá tràng, bác sĩ thường kê thuốc này trong vòng 4 tuần có kèm kết hợp các thuốc khác, và 6 tuần nếu như bạn bị loét dạ dày. Luôn chú ý người bệnh phải uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không sử dụng với lượng quá nhiều hoặc quá ít, sử dụng đúng thời gian được yêu cầu. Khi bạn có các dấu hiệu của suy thận, liều dùng sẽ được các bác sĩ cùng các chuyên gia hiệu chỉnh sao cho phù hợp nhất. Dùng nhóm thuốc này kèm với bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ nếu triệu chứng đau dạ dày của bạn xuất hiện về ban đêm.

Ví dụ như khi sử dụng Cimetidine, bạn cần chú ý không nên uống cùng với các thuốc antacid vì nó có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc. Bên cạnh đó, so với các thuốc cùng nhóm khác, cimetidine có thể gây ra tác dụng không mong muốn là tăng tiết sữa ở nữ hay vú to ở nam với tần số thấp. Cimetidine cũng có khả năng tương tác với một số thuốc khác làm tăng hoặc giảm hiệu quả của chúng khi được dùng cùng nhau.

thuoc-chua-dau-da-day-2

Cimetidine – thuốc chữa đau dạ dày thuộc nhóm kháng thụ thể histamin H2

4.3. Thuốc ức chế bơm proton PPI

Một loại thuốc chữa đau dạ dày khác nữa là thuốc ức chế bơm proton PPI. Nhóm thuốc này cũng có khả năng làm giảm acid dạ dày bằng cách ngăn chặn các hoạt động của tế bào để tạo ra acid. Các thuốc trong nhóm này bao gồm có: Omeprazole (Prilosec), Lansoprazole (Prevacid), Rabeprazole (Aciphex), Esomeprazole (Nexium) và Pantoprazole (Protonix). Những thuốc chữa đau dạ dày này thường được sử dụng dưới dạng bào chế là viên nang hoặc viên nén để sử dụng theo đường uống. Chú ý, không nên nhai hay bẻ gãy viên thuốc mà nên uống nguyên cả viên để tác dụng của thuốc là tốt nhất. Ngoài ra, esomeprazole và pantoprazole có thể được bào chế dưới dạng hạt nhỏ, uống bằng cách hòa tan với nước lọc hoặc nước trái cây. 

Bên cạnh tác dụng là một thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả, các thuốc ức chế bơm proton PPI cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ như:

  • Hầu như tất cả các PPI đều có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy
  • Một số ít trường hợp bệnh nhân có thể bị khô miệng, phù ngoại vi, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ, đau nhức xương khớp, dị ứng, viêm thận kẽ…
  • Do tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mà các thuốc nhóm này có thể gây tăng nguy cơ nhiễm trùng từ các căn nguyên của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, hiện tượng này rất hiếm gặp.
  • Acid dịch vị giảm, một số chất dinh dưỡng vì thế cũng bị giảm hấp thu, nên cơ thể rất dễ bị suy nhược.

Để sử dụng các thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton, bác sĩ thường kê theo hai chế độ liều là liều chuẩn và chế độ liều thấp. Uống các thuốc PPI trong thời gian ngắn có thể ngăn chặn những rối loạn acid dạ dày gây ra đau dạ dày cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân mắc phải loét dạ dày, các bác sĩ thường phối hợp PPI cùng với các thuốc kháng sinh, các thuốc chẹn thụ thể H2 trong phác đồ điều trị để chữa lành cho người bệnh.

thuoc-chua-dau-da-day-3

Omeprazol – thuốc chữa đau dạ dày ức chế bơm proton

>>>Xem thêm: Cách Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Bằng Thuốc Nam Hiệu Nghiệm Tại Nhà

4.4. Thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày (antacid)

Thuốc kháng acid thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, tuy nhiên nó không được sử dụng nhằm mục đích chữa lành tận gốc vết loét của bạn. Khác với các thuốc chữa đau dạ dày khác, thuốc kháng acid hoạt động bằng cách giảm hoặc ngăn chặn quá trình sản xuất acid dạ dày. Vì vậy nó thường được dùng chữa đau dạ dày trong các trường hợp: trào ngược acid, ợ nóng, khó tiêu… Một số loại thuốc kháng acid phổ biến hay gặp trên thị trường hiện nay như: Nhôm hydroxyd, magie hydroxid, calci carbonat, sodium bicarbonate…

Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày, các thuốc kháng acid cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp như:

  • Gây ra hiện tượng táo bón hoặc có tác dụng nhuận tràng
  • Một số người có thể gặp phải phản ứng dị ứng với một số thực phẩm khi sử dụng thuốc
  • Nếu bạn sử dụng nhóm thuốc này không đúng cách, chẳng hạn như sử dụng thuốc kháng acid chứa quá nhiều canxi bạn có thể bị buồn nôn, nôn, sỏi thận.

Bạn nên dùng thuốc kháng acid theo đúng liều mà bác sĩ quy định, thời gian để thuốc phát huy được hiệu quả tác dụng là ngay sau bữa ăn hoặc trước lúc đi ngủ. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài hơn nếu được dùng cùng với thức ăn. Chú ý rằng, nhóm thuốc này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc khác, vì vậy người bệnh có thể uống các thuốc khác sau từ 2 đến 4 giờ khi uống các thuốc nhóm atacid. Trẻ em thường ít sử dụng hơn là người lớn.

thuoc-chua-dau-da-day-4

Mallote – Hỗn hợp nhôm hydroxyd và magie hydroxid để chữa đau dạ dày

4.5. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non

Trong một số trường hợp đau dạ dày khác, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc được gọi là tác nhân bảo vệ tế bào giúp bảo vệ các mô lót ở dạ dày và cả ruột non của bạn. Các lựa chọn của bác sĩ bao gồm thuốc kê đơn Sucralfate (Carafate) và Misoprostol (Cytotec).

Misoprostol là một prostaglandin tổng hợp. Nhờ vậy, tác dụng chính của nó là bảo vệ các tế bào niêm mạc dạ dày thông qua việc tiết mucin, bài tiết bicarbonat, tăng lượng máu đến niêm mạc dạ dày. 

Tác dụng không mong muốn của thuốc này có thể gặp phải đó là: làm tăng co bóp tử cung, đau bụng, tiêu chảy, chuột rút…

thuoc-chua-dau-da-day-5

Misoprostol – thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Bên cạnh đó, Sucralfate cũng là một thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày theo cơ chế ngăn ngừa tác động của acid và pepsin lên niêm mạc dạ dày tại ổ loét. Trong môi trường có pH acid, nó tạo thành một màng polymer bám trên niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa sự phá hủy protein và bảo vệ tế bào di kích thích sản xuất prostaglandin, thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào biểu mô. Sucralfate được dùng trước bữa ăn khoảng 1h, ngày nên uống 4 lần với liều 1g. Trong trường hợp dùng liều duy trì có thể dùng 2 lần trong 1 ngày.

thuoc-chua-dau-da-day-6

Thuốc chữa đau dạ dày Sucralfate

4.6. Thuốc bao vết loét dạ dày Bismuth

Bismuth thường được sử dụng điều trị đau dạ dày khi xuất hiện các ổ loét. Thuốc được bào chế với nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên hai dạng được sử dụng phổ biến nhất là viên nén và hỗn dịch uống. Bismuth có tính kháng acid yếu, vì vậy nó thường được sử dụng chung với các kháng sinh trong phác đồ điều trị loét dạ dày.

Trong quá trình sử dụng, Bismuth cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, hại cho thận và độc với não nếu sử dụng quá liều.

Bạn có thể dùng Bismuth theo đường uống, tuy nhiên không nên nghiền hay nhau nhỏ viên nén để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn của thuốc. Bình thường, dạng viên nén được uống hai lần mỗi ngày, còn hỗn dịch thì nên uống cách từ 30 phút đến 1h mỗi lần.

thuoc-chua-dau-da-day-7

Thuốc chữa đau dạ dày ducas dạng viên nén

5. Một số loại thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày

5.1. Gừng có thể làm giảm buồn nôn và nôn mửa

Buồn nôn và nôn mửa là những triệu chứng chúng ta thường gặp khi đau bụng. Gừng là một loại củ ăn được có mùi thơm với màu vàng tươi, có tác dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp cải thiện cả hai triệu chứng trên. 

Gừng có thể được dùng sống, nấu chín, hay ngâm trong nước nóng, và dùng như một chất bổ sung có hiệu quả tương tự một loại thuốc chữa đau dạ dày.

5.2. Cam thảo có thể giảm chiều chứng khó tiêu và ngăn ngừa loét dạ dày

Cam thảo là một phương thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả khi gặp phải các chứng khó tiêu, đau bụng. Thông thường, người ta sử dụng rễ của cam thảo để loại trừ các triệu chứng đau dạ dày.

thuoc-chua-dau-da-day-8

Sử dụng cam thảo chữa đau dạ dày

5.3. Táo

Trong táo có chứa chất chống oxy hóa là polyphenol, chất này có thể giảm bớt các triệu chứng viêm dạ dày. Theo nghiên cứu, táo có thể giúp:

  • Điều chỉnh phản ứng miễn dịch của cơ thể một người, kiểm soát tình trạng viêm
  • Bảo vệ lớp niêm mạc ruột không bị hư hại
  • Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột

5.4. Chuối

Chuối có thể giúp bổ sung kali và các chất điện giải khác mà một người có thể bị mất khi nôn mửa hoặc tiêu chảy. Chuối thường hay xuất hiện trong các chế độ ăn kiêng, vì vậy chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng đau dạ dày xuất hiện ngày càng nhiều.

5.5. Hạt lanh điều trị táo bón

Những người bị táo bón thường sử dụng dầu hạt lanh để tăng năng lượng nạp vào cơ thể. Sự kết hợp này sẽ thúc đẩy phân mềm, giúp cho người ta có thể đi ngoài đều đặn hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử rắc hạt lanh vào ngũ cốc ăn sáng của mình và thêm chúng vào sinh tố để sử dụng. Việc uống càng nhiều nước hạt lanh sẽ giúp cho tình trạng táo bón được cải thiện và người bệnh đau dạ dày cảm thấy thoải mái hơn.

5.6. Thực phẩm giàu probiotic

Probiotics mang đến lợi ích sức khỏe cho hệ tiêu hóa và miễn dịch. Mọi người có thể tự bổ sung probiotic hoặc các thực phẩm giàu probiotic tự nhiên. Tiêu thụ probiotics sau khi kết thúc trị liệu đau dạ dày bằng kháng sinh được xem là một phương thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả, cũng như giúp ích cho các vấn đề tiêu hóa mãn tính.

Thực phẩm giàu probiotic không phù hợp với những người đang bị đau bụng kèm theo nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, sau khi hồi phục các vấn đề này, bạn có thể tiêu thụ thêm men vi sinh để bổ sung các lợi khuẩn cho cơ thể.

Thực phẩm giàu probiotic bao gồm:

  • Sữa chua tự nhiên không đường
  • Dưa cải bắp
  • Kimchi

5.7. Dầu oliu

Vi khuẩn đường ruột và vi sinh vật thích một chế độ ăn uống gồm acid béo và polyphenol. Những chất này được phát hiện thấy trong dầu ô liu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chất này giúp giảm tình trạng viêm ruột. Dùng nó để chế biến salad hoặc rưới lên rau đã nấu chín. Một số nghiên cứu cũng cho thấy dầu ô liu có lợi trong việc giảm bớt các vấn đề khó tiêu và cũng có thể có lợi cho bệnh đau dạ dày của bạn.

>>>Xem thêm: Bị Đau Dạ Dày Ăn Gì, Các Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày

Bài viết vừa rồi đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho bạn về căn bệnh đau dạ dày là gì? cũng như nguyên nhân, triệu chứng, các loại thuốc chữa đau dạ dày vừa an toàn lại hiệu quả. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã có thêm cho mình những kiến thức cần thiết về đau dạ dày và những việc nên làm. Chúc các bạn có một sức khoẻ tốt bởi có sức khoẻ là có tất cả. Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc hay câu hỏi cần được giải đáp hãy liên hệ tới các dược sĩ của Scurma Fizzy theo hotline 1800 6091 để được tư vấn và trả lời một cách nhanh nhất nhé!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091