Đau Dạ Dày Nên Uống Nước Gì Thì Không Gây Hại Thêm

Đau Dạ Dày Nên Uống Nước Gì Thì Không Gây Hại Thêm

Đau dạ dày một căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện đại, theo Hội Khoa học Tiêu hóa ở Việt Nam thì đau dạ dày là căn bệnh phổ biến hàng đầu tại Việt Nam. Cũng theo số liệu thống kê của hội khoa học này thì tỷ lệ những người có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh dạ dày chiếm tới 70% dân số. Đau dạ dày có nguyên nhân chính đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Vì vậy bạn cần loại bỏ các thói quen xấu, tạo cho bản thân lối sống lành mạnh và xây dựng cho bản thân một thực đơn dựa theo các nguyên tắc được chia sẻ từ các chuyên gia. Bài viết dưới đây chia sẻ kiến thức bổ ích, hỗ trợ xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày, giúp các bệnh nhân nhanh chóng loại bỏ cơn đau dạ dày ra khỏi cuộc sống. Đặc biệt, bài viết tổng hợp những loại nước uống giúp hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân đau dạ dày. Vậy đau dạ dày nên uống nước gì mới không gây ra những tác động nghiêm trọng hơn cho cơn đau?

1. Bệnh đau dạ dày là gì? Biểu hiện của đau dạ dày?

1.1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày đang bị tổn thương, chủ yếu là do các vết viêm loét trong dạ dày. Cơn đau dạ dày được miêu tả là các cơn đau xảy ra âm ỉ, cực kỳ khó chịu gây ra cho người bệnh.

dau-da-day-nen-uong-nuoc-gi

Đau dạ dày nguyên nhân và biểu hiện? Đau dạ dày nên uống nước gì?

1.2. Biểu hiện của đau dạ dày

Dạ dày nằm ở vị trí trong ổ bụng, nên việc nhận định đau dạ dày với các cơn đau của cơ quan nội tạng khác là khá khó phân biệt. Nắm được một số biểu hiện của đau dạ dày dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc nắm bắt được tình trạng của bản thân có phải là đau dạ dày hay không hoặc giúp đỡ bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt nhất khi đi khám.

– Đau ở vị trí vùng bụng trên rốn (thượng vị): Đôi khi đau dạ dày cũng có thể là các cơn đau ở phần bụng bên trái. Các cơn đau có tính chu kỳ vào sau mỗi bữa ăn hoặc tại một thời điểm trong ngày. Mức độ thường xuyên và sự dữ dội của mỗi cơn đau có xu hướng tăng lên.

– Trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu hóa: Các cơn đau thường đi kèm với các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, cảm giác khó chịu vùng thượng vị.

– Ợ hơi, ợ chua, có khi ợ đắng ở họng: Nguyên nhân do đau dạ dày dẫn tới rối loạn các hoạt động tiêu hóa ở dạ dày làm thức không tiêu, tồn tại lâu ngày trong dạ dày và lên men. Bạn nên chú ý, thận trọng khi gặp phải triệu chứng này, bởi đây có thể là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

– Nôn và buồn nôn: Là triệu chứng thường gặp của người mới bị đau dạ dày hoặc đau dạ dày mức độ nhẹ. Tuy nhiên người bệnh cần hết sức lưu ý khi bị nôn thường xuyên, vì khi nôn có cả acid dạ dày trộn cùng thức ăn đi qua thực quản và qua miệng ra ngoài. Từ đó gây tổn thương, viêm loét thực quản và khoang miệng.

– Nôn ra máu, đi ngoài ra máu: Đau dạ dày làm máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào ống tiêu hóa. Biểu hiện của viêm loét dạ dày thực quản, ung thư dạ dày.

– Chảy máu đường tiêu hóa: Đây là triệu chứng nặng và nguy hiểm nhất của đau dạ dày có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Chảy máu đường tiêu hóa được biểu hiện bằng một loạt các triệu chứng khác như: Đau thượng vị rất dữ dội sau đó nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phân có màu đen,… đi kèm theo đó là cảm giác chán ăn mệt mỏi, choáng váng suy nhược cơ thể,…

– Sờ thấy cục, khối u bất thường trong bụng: Khi đã xuất hiện trường hợp này bạn cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ uy tín hoặc khám tại cơ sở y tế chất lượng để chẩn đoán tốt nhất tình trạng từ đó có pháp đồ điều trị hợp lý.

>>>>>> Xem thêm: Các Dấu Hiệu Nhận Biết Của Bệnh Đau Dạ Dày Mà Bạn Cần Nằm Lòng

dau-da-day-nen-uong-nuoc-gi

Biểu hiện của cơn đau dạ dày? Đau dạ dày ở vị trí nào?

2. Các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày đến từ rất nhiều các nguyên nhân và các lý do khác nhau. Nắm rõ các nguyên nhân này sẽ giúp người bệnh có thể hạn chế tối đa mức độ các cơn đau dạ dày, bên cạnh đó đối với những người khỏe mạnh sẽ giúp làm giảm nguy cơ đau dạ dày cùng các bệnh lý khác liên quan.

Dược sĩ bác sĩ Scurma Fizzy tổng hợp cho bạn những nguyên nhân chính gây đau dạ dày mới nhất:

2.1. Đau dạ dày do thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày của bạn và những thói quen xấu chính là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Hãy điều chỉnh lại cách ăn uống của mình khi bạn có những thói quen xấu sau đây, nếu không bệnh đau dạ dày sẽ trở thành “bạn đồng hành” bám theo bạn dai dẳng mọi lúc mọi nơi:

  • Ăn không đúng giờ, ăn lúc tùy thích, ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu.
  • Ăn một cách vội vàng, ăn quá nhanh, không tập trung khi ăn (vừa ăn vừa xem TV, vừa bấm điện thoại, vừa làm việc,…), lao động mạnh ngay sau bữa ăn (chơi thể thao, nô đùa,…).
  • Sai tư thế khi ăn (vừa nằm vừa ăn, đứng ăn, cúi gằm mặt khi ăn,…).
  • Nhai không kỹ thức ăn trước khi nuốt, nuốt chửng.
  • Ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán, đồ ăn cay nóng, các loại hoa quả có vị chua (bưởi, cam, chanh, me, khế,…), các món ăn có vị chua (dưa cà, dưa chua, nem chua,…).
dau-da-day-nen-uong-nuoc-gi

Nguyên nhân chính gây đau dạ dày đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

2.2. Đau dạ dày cũng là hậu quả do việc lạm dụng trong cách dùng rượu bia, thuốc lá  

Rượu bia, thuốc lá được xem như kẻ thù số 1 của các bệnh nhân đau dạ dày và là nguyên nhân chính gây đau dạ dày ở nam giới. Ngoài ra đây còn tác nhân gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm khác ở các cơ quan như: Gan mật, tim mạch, phổi, thận,… Các bệnh nhân đau dạ dày nếu tiếp tục sử dụng rượu bia, thuốc lá thì tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng trong các trường hợp như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Ngược lại nếu bệnh nhân ngừng sử dụng rượu bia, thuốc lá trong khoảng thời gian dài thì tình trạng đau dạ dày có thể chấm dứt, các cơ quan nội tạng phục hồi lại cho đến khi các chức năng hoạt động lại bình thường. Nhưng cách tốt nhất vẫn là dừng hẳn việc sử dụng rượu bia, thuốc lá, vì khi sử dụng lại các chất này thì tình trạng bệnh có thể tái phát và xu hướng của nó sẽ tăng nặng hơn các triệu chứng.

dau-da-day-nen-uong-nuoc-gi

Rượu bia, thuốc lá là tác nhân số 1 gây bệnh đau dạ dày

2.3. Đau dạ dày do vi khuẩn HP 

Vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng từ đó dẫn tới tình trạng đau dạ dày thường xuyên. Không chỉ có thế, vi khuẩn HP còn là thủ phạm chính của hầu hết các bệnh đường tiêu hóa. Với sức sống bền dai của mình cộng với sự liên tục tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày người, cho nên nếu không có phương pháp làm hạn chế vi khuẩn này thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng nề. Nếu bệnh nhân đau dạ dày thường xuyên thì cần thiết phải đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế chất lượng để làm xét nghiệm vi khuẩn HP, từ đó có một liệu trình điều trị phù hợp, dứt điểm.

>>>>>>>> Đọc thêm: Xét Nghiệm Hp Cho Kết Quả Dương Tính Có Nguy Hiểm Không?

dau-da-day-nen-uong-nuoc-gi

Vi khuẩn HP phổ biến trong đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây bệnh đau dạ dày

2.4. Đau dạ dày do một số nguyên nhân khác

  • Tình trạng đau dạ dày có thể xảy đến do sử dụng một số các loại thuốc tây khi điều trị các bệnh khác. Trong trường hợp này, chắc chắn bạn phải đến tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để có hướng khắc phục và điều trị tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Đau dạ dày do stress, lo lắng, căng thẳng mệt mỏi: Tình trạng căng thẳng thần kinh cũng là một trong số nguyên nhân điển hình gây đau dạ dày. Vì vậy hãy tạo cho bản thân sự thoải mái cần thiết, không quá căng thẳng lo lắng và hãy tạm thời nghỉ ngơi, thư giãn nếu như bắt đầu thấy biểu hiện của đau dạ dày.
  • Tần suất công việc dày đặc, làm các công việc nặng trong thời gian dài cũng có nguy cơ làm hệ thống tiêu hóa rối loạn dẫn đến đau dạ dày.

3. Chế độ ăn uống cho bệnh nhân đau dạ dày

Đau dạ dày đến từ tác nhân chính đó là thói quen ăn uống của bệnh nhân. Nếu có một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, đủ chất dinh dưỡng thì chắc chắn đau dạ dày sẽ không còn cơ hội xuất hiện. Nhưng chế độ ăn uống như thế nào mới là hợp lý? Đau dạ dày nên uống nước gì? Đau dạ dày không nên uống nước gì để tránh cho tình trạng cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn?

Hãy theo dõi tiếp bài viết để nhận được câu trả lời cho những câu hỏi trên:

3.1. Nguyên tắc ăn uống cho người đau dạ dày

Tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống sau không chỉ làm đẩy lùi cơn đau dạ dày mà còn giúp bạn phòng chống các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa rất hiệu quả. Dược sĩ bác sĩ Scurma Fizzy tổng hợp các nguyên tắc ăn uống cho người đau dạ dày được tư vấn bởi các chuyên gia hiệu quả nhất hiện nay:

  • Ăn chín, uống sôi, ăn những đồ ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng đồ ăn quá chua, các gia vị cay, chua, mặn.
  • Tạo thói quen nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, ăn những món mềm, dễ nhai dễ nuốt. Cần tránh các món quá dai, cứng, nóng, lạnh, các món ăn lạ.
  • Chế biến thức ăn theo phương pháp luộc, hấp, hầm, ninh nhừ bên cạnh đó phải hạn chế các món xào, chiên, rán, các món tái, sống, đồ ăn nhanh,…
  • Không nhịn đói quá lâu, không bỏ bữa chính cũng không được ăn quá no, không ăn lúc đêm khuya, không nằm ngay sau ăn. Nên chia các bữa chính ra thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn, cố định giờ các bữa chính và cả nhỏ đó trong ngày.
  • Ăn lượng thịt, cá, trứng vừa đủ không ăn quá nhiều, ăn đa dạng các loại đồ ăn, thường xuyên ăn rau củ xanh để bổ sung đầy đủ chất xơ, các vitamin, khoáng chất cùng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Mỗi người, đặc biệt là các bệnh nhân đau dạ dày cần lên cho mình một thực đơn ăn uống bao gồm các món ăn và lượng thức ăn đã sử dụng qua mỗi bữa, để dễ dàng tính toán, điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho hợp lý.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cũng là cách để hạn chế các cơn đau dạ dày. Các chuyên gia khuyên bạn cần duy trì việc tập thể dục ít nhất từ 20- 30 phút mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng trừ mọi loại bệnh tật.
dau-da-day-nen-uong-nuoc-gi

Đau dạ dày nên uống nước gì? Một số nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân đau dạ dày

3.2. Đau dạ dày không nên uống nước gì?

Một số đồ uống khi được con người tiêu thụ đi sẽ đi vào dạ dày và gây tình trạng tổn thương cơ quan nội tạng này, nhất là đối tượng đang bị đau dạ dày, mắc các bệnh lý dạ dày. Cùng dược sĩ bác sĩ Scurma Fizzy tìm hiểu những đồ uống cần tránh xa khi bị đau dạ dày mới nhất hiện nay:

– Rượu bia: Chắc chắn rồi! Như đã trình bày ở trên thì rượu bia là kẻ thù số 1 của các bệnh nhân đau dạ dày, vì vậy là đồ uống xứng đáng liệt kê đầu tiên trong danh sách và lọt top 1 các đồ uống nghiêm cấm sử dụng khi bị đau dạ dày.

Tác động của rượu bia lên dạ dày là rất to lớn, trong một số trường hợp thì việc sử dụng một lượng nhỏ vừa đủ bia rượu, các loại nước hoa quả lên men sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc tiêu hóa ở dạ dày. Bởi vì rượu bia là chất rất nhạy khi mà kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid, dịch vị hơn điều này hoàn toàn vô hại hoặc thậm chí là có lợi trong việc tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng rượu bia đến mức nào là có lợi thì không thể tính toán hay căn chỉnh chính xác, điều này dẫn đến sử dụng quá mức rượu bia, có khi là lạm dụng nó. Tác hại của lạm dụng rượu bia lên dạ dày là làm tăng tiết quá nhiều acid, các vết loét dạ dày ngày càng sâu và lan rộng dẫn đến đau dạ dày dữ dội, mức nặng nhất là có thể gây tử vong do bục dạ dày hoặc chảy máu dạ dày.

– Nước ngọt nhiều gas, các loại nước chứa Cafein: Đây là những loại đồ uống rất được yêu thích vì hương vị thơm ngon, dễ uống có tác dụng giải khát hiệu quả và có thể dễ dàng mua ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên đối với người bị đau dạ dày thì cần hạn chế tới mức thấp nhất loại đồ uống này. Bởi trong nước ngọt thành phần chính là các chất hóa học, kết hợp cùng lượng khí gas- khí CO2 sẽ làm cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày bị suy giảm, rối loạn sự co bóp dạ dày, gây nên các chứng đầy hơi, trướng bụng, ợ hơi,… Đối với các loại nước uống chứa Cafein, điển hình là cà phê thì các hoạt chất trong nó là tác nhân kích ứng dạ dày tăng bài tiết acid làm tăng nồng độ acid dạ dày từ đó khiến cho cơn đau dạ dày càng trở nên gay gắt hơn.

– Nước ép hoa quả có vị chua: Các hoa quả có vị chua rất có thể chứa nhiều acid, khi đi vào dạ dày sẽ làm tăng nồng độ acid dịch vị hoặc kích thích dạ dày tiết thêm acid HCl, pepsin khiến gia tăng tình trạng viêm loét dẫn đến cơn đau dạ dày trở nên dữ dội hơn. Một số loại trái cây có vị chua mà người đau dạ dày không nên ăn hoặc uống nước xay sinh tố của chúng là: Nước ép cam, nước ép dứa, sinh tố xoài, nước chanh,…

>>>>>>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Có Thể Uống Được Nước Dừa Hay Là Không?

dau-da-day-nen-uong-nuoc-gi

Không nên uống nước ép trái cây từ những loại quả có vị quá chua

– Sữa và các chế phẩm từ sữa: Ngoại trừ sữa chua được các bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng trong các bệnh lý dạ dày ra, thì sữa và các chế phẩm từ sữa là những thực phẩm được nhận định là lưu ý khi  sử dụng nhất là trường hợp bị đau dạ dày.

Mặc dù trong sữa và các chế phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng hiện nay, trên thế giới tỷ lệ lượng người không thể dung nạp được đường Lactoso (đường chủ yếu có trong sữa) là rất cao, theo các số liệu thu thập được thì tỷ lệ này có thể không dưới 65%. Nếu không may, những bệnh nhân đau dạ dày đó lại nằm trong số những người không dung nạp Lactoso, thì sữa và các chế phẩm lại trở thành tác nhân gây ra rất nhiều vấn đề cho hệ tiêu hóa. Các triệu chứng có thể xảy ra như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,… sẽ làm cơn đau dạ dày đã dữ dội lại càng trở nên khủng khiếp. Bệnh nhân đau dạ dày cần rất cẩn thận khi sử dụng sữa đặc biệt không uống sữa lúc đói, nếu có các triệu chứng như trên thì cần dừng ngay việc uống sữa và các chế phẩm.

3.3. Đau dạ dày nên uống nước gì?

Trái ngược hoàn toàn với tác hại của những loại nước kiêng kỵ trong cơn đau dạ dày, thì lại có nhiều loại nước có tác dụng rất hiệu quả trong làm giảm cơn đau dạ dày. Vậy khi bị đau dạ dày nên uống nước gì mới không gây tác động xấu tới bệnh tình đang có? hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu ngay nhé!

– Nước gừng hay trà gừng: Khi có ai đó đặt câu hỏi: “Đau dạ dày nên uống nước gì?“, mọi người đều có liên tưởng ngay đến trà gừng. Vậy có phải thực sự có phải nước gừng chữa được đau dạ dày không?

Theo các nghiên cứu khoa học trong củ gừng có nhiều chất chống viêm các chất chống oxy hóa và các chất này thực sự có tác động lên các tổn thương ở dạ dày. Do vậy bạn hãy chuẩn bị sẵn gừng tươi đã rửa sạch để trong tủ lạnh nếu bản thân hoặc có người thân trong gia đình mình bị đau dạ dày. Hãm gừng bằng nước sôi và sử dụng khi bắt đầu cơn đau dạ dày sẽ giúp xoa dịu bớt cảm giác đau đớn khó chịu, giúp dạ dày ổn định trở lại. Bạn cũng có thể kết hợp pha với một thìa cà phê mật ong sẽ giúp hương vị của trà gừng trở nên hấp dẫn và dễ uống hơn.

dau-da-day-nen-uong-nuoc-gi

Đau dạ dày nên uống nước gì? Trà gừng là một lựa chọn tốt cho người đau dạ dày

– Nước dừa: Nước dừa là một thức uống rất thiên nhiên, hương vị ngọt dịu mát lành nên rất được yêu thích. Nước dừa thiên nhiên có chứa các thành phần hoạt chất như canxi, kali, photpho, magie và kèm theo đó là lượng lớn các Enzym tự nhiên. Các hoạt chất này rất cần thiết cho cơ thể khi bị mất nước, cơ thể suy nhược nhất là trong cơn đau dạ dày. Tác dụng của nước dừa là làm dịu lại cơn đau dạ dày, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, bù nước, bù chất điện giải, giúp bệnh nhân mau hồi phục sau cơn đau dạ dày hoặc mới ốm dậy.

– Nước ép táo, sinh tố táo: Trả lời tiếp cho câu hỏi đau dạ dày nên uống nước gì? -Sử dụng nước ép táo để chữa đau dạ dày là một phương pháp không quá xa lạ với nhiều người, nhưng chưa chắc họ đã hiểu được hết tác dụng tuyệt vời của táo đối với hệ tiêu hóa. Nước ép táo hay sinh tố từ táo hỗ trợ tốt cho dạ dày giải tỏa lượng lớn thức ăn dư thừa, giảm áp lực cho dạ dày từ đó đẩy lùi các cơn đau bụng do đầy hơi trướng bụng. Ngoài trong táo có các chất có chức năng kháng khuẩn, giúp làm dịu lại cơn đau dạ dày.

– Sinh tố đu đủ: Đu đủ chín là loại hoa quả rất có lợi cho dạ dày của bạn. Ngay từ cái tên gọi của nó – đu đủ (không thiếu thứ gì mà mọi thứ vừa đủ chứ không thừa) chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, các vitamin,… Đu đủ rất tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm triệu chứng nôn, buồn nôn, đầy hơi khó tiêu giúp cho dạ dày được giải tỏa. Các dưỡng chất có trong đu đủ cũng thúc đẩy việc làm lành vết thương do viêm loét, ngăn chặn các cơn đau có thể gặp phải. Đối với trong cơn đau dạ dày nước ép đu đủ giúp hỗ trợ, xoa dịu, hạn chế bớt sự dữ dội của cơn đau dạ dày một cách rất hiệu quả. Tuy nhiên, hãy sử dụng sinh tố đu đủ ít một cho người bệnh, bởi tùy vào cơ địa mỗi người nên không phải ai cũng phù hợp với loại trái cây này.

– Sinh tố chuối: Các nhà khoa học đã chứng minh trong chuối có khả năng hỗ trợ làm lành các vết loét ở dạ dày. Các thành phần hóa học trong chuối giúp tăng tạo lớp nhầy của niêm mạc dạ dày từ đó làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày. Ngoài ra chuối giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp thức ăn “dễ tiêu” như dân gian vẫn thường gọi về công dụng của nó, bên cạnh đó chuối còn giúp cải thiện chứng ợ chua hay sôi bụng.

– Nước tinh bột nghệ: Trong nghệ có thành phần Curcumin rất quý giá có tác dụng hiệu quả trong cải thiện phục hồi các tổn thương trong dạ dày, điều trị các bệnh lý khác ở dạ dày. Mặc dù vậy, lượng Curcumin trong thành phần bột nghệ khá thấp, phải uống một lượng rất lớn bột nghệ thì mới đủ số lượng Curcumin cần thiết để phục hồi dạ dày, mặt khác nghệ có vị đắng mùi hắc nên khá khó uống.

>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Top 7 Loại Nước Ép Cực Tốt Cho Dạ Dày Lại Dễ Dàng Thực Hiện

Biết được tầm quan trọng, tác dụng quý giá của nghệ bên cạnh những nhược điểm đi kèm, hiện nay các nhà khoa học đã điều chế thành công, tạo ra những dạng thực phẩm chức năng làm từ nghệ. Rất nhiều các thực phẩm chức năng có thành phần Curcumin chiết xuất từ nghệ đang được bày bán trên thị trường hiện nay. Với hàm lượng Curcumin cao hơn nhiều so với sử dụng bột nghệ thông thường, cộng với sự hiệu quả hơn gấp bội trong điều trị các bệnh dạ dày trong đó có đau dạ dày. Sử dụng thực phẩm chức năng chứa Curcumin đang là xu hướng mới trong phòng ngừa và điều trị bệnh dạ dày.

Nắm được xu thế đó, các nhà khoa học ở Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ và Đại Học Quốc Gia Hà Nội sau 3 năm nghiên cứu và thử nghiệm đã cho ra sản phẩm viên sủi Scurma Fizzy. Viên sủi Scurma Fizzy với công nghệ  Nano Curcumin hướng đích có tăng hiệu quả tác dụng lên gấp 70 lần so với Nano Curcumin thông thường đồng thời tăng hiệu quả làm lành các vết loét, chống oxy hóa tốt hơn so với các dạng bào chế khác (Nano Curcumin là các phân tử Curcumin đưa về kích thước siêu nhỏ, giúp khả năng hấp thu tăng gấp 40 lần so với tinh bột nghệ thông thường).

dau-da-day-nen-uong-nuoc-gi

Viên sủi Scurma Fizzy với công nghệ Nano Curcumin hướng đích là lựa chọn ưu việt cho bệnh nhân đau dạ dày

Để tìm hiểu thêm công dụng, khả năng chữa trị, hiệu quả sử dụng và xem các nhận xét đánh giá của các bệnh nhân đã được chữa khỏi các bệnh dạ dày nhờ viên sủi Scurma Fizzy hãy bấm vào đây!

Bài viết trên “Đau dạ dày nên uống nước gì?” có thể đã giúp bạn trả lời phần nào các thắc mắc về nguyên nhân, triệu chứng đau dạ dày, trả lời các câu hỏi đau dạ dày nên uống nước gì? Không nên uống nước gì? Quan trọng nhất là chúng ta đã có thể xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp cho bản thân và mọi người xung quanh để đẩy lùi và hạn chế bệnh đau dạ dày.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy đặt câu hỏi ngay cho chúng tôi ở hòm thư khán giả hoặc quý vị cũng có thể nhấc máy gọi ngay đến đường dây nóng MIỄN PHÍ 1800 6091 để có thể giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.

Cảm ơn quý vị đã theo dõi!

Chúc quý vị cùng người thân luôn khỏe mạnh và có một cuộc sống chất lượng!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091