Đau Dạ Dày Tá Tràng Và Những Điều Cần Nhớ

Đau Dạ Dày Tá Tràng Và Những Điều Cần Nhớ

Đau dạ dày tá tràng là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Hãy cùng SCurma Fizzy tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện thông thường và mẹo chữa trào ngược dạ dày tá tràng qua bài viết dưới đây sau đây.

1. Cấu tạo dạ dày tá tràng

da-day-ta-trang1

Cấu tạo dạ dày tá tràng

1.1 Cấu tạo và chức năng của dạ dày

Vị trí: Dạ dày (còn gọi là bao tử) có dạng hình túi, là nơi phình to nhất của ống tiêu hóa. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị.Nó nằm sát dưới vòm hoành và phía trái thượng vị, phía sau cung sườn.

 Cấu tạo:

  • Tâm vị: Là vùng chỉ có niêm mạc nối liền dạ dày và thực quản chiếm diện tích khá nhỏ trong dạ dày, chỉ 5-6 cm vuông
  • Đáy vị: Nằm dưới tâm vị, chủ yếu chứa khí.
  • Thân vị: Là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa chính ở dạ dày, với các tuyến dịch đổ vào để tiêu hóa thức ăn. 
  •  Môn vị: là 1 phần của dạ dày chứa lỗ môn vị thông với tá tràng
  • Thành trước dạ dày: Nằm ở vùng tiếp giáp với thùy gan trái, cơ hoành, thành ngực.
  • Thành sau dạ dày: Vùng tiếp xúc với cơ quan như thận, tụy, lách, mạc treo kết tràng ngang.
  • Bờ cong lớn, bờ cong bé: Bờ cong lớn có chiều dài dài hơn bờ cong bé, có dạng lồi về phía ngoài bên trái ổ bụng, còn bờ cong bé thì ngược lại, có chiều dài ngắn hơn bờ cong lớn và có dạng lõm và nằm ở trung tâm thượng vị

Chức năng: Dạ dày có chức năng dự trữ thức ăn từ miệng đưa vào, nghiền thức ăn thấm dịch vị nhờ sự co bóp cơ trơn và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa dịch vị với độ PH phù hợp ở lớp niêm mạc, giúp chuyển hóa thức ăn thành dạng dễ hấp thu hơn ở ruột non.

  •  Dạ dày có cấu tạo hình chữ J với dung tích từ 3,5-4,5 lít tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Giúp dạ dày tiếp nhận lượng lớn thức ăn từ miệng theo nhu động thực quản đi vào.
  • Với cấu tạo từ các lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo đan xen nhau bền vững, giúp dạ dày tạo ra một lực co bóp mạnh đủ nghiền nhỏ và nhào trộn thức ăn tại đây.
  • Cùng với các tuyến dịch tiết enzym ở lớp niêm mạc như hcl, pepsin đổ trực tiếp vào dạ dày, giúp biến đổi thức ăn thành các dạng đơn giản hơn trước khi đến phần tiếp theo của ống tiêu hóa.

>>>Tìm hiểu thêm: Vị Trí Bao Tử Nằm Ở Đâu, Các Bệnh Lí Gây Đau Ở Vị Trí Bao Tử 

1.2 Cấu tạo và chức năng của tá tràng

Vị trí : Tá tràng là đoạn nối giữa dạ dày và ruột non. Người ta thường gọi nó là đoạn ruột đầu của ruột non, dài khoảng 25cm, hình chữ C ôm lấy đầu tụy và được cố định vào thành bụng sau bởi mạc dính tá tụy.

Cấu tạo: 

Tá tràng được chia làm 4 phần như sau:

  • Tá tràng trên: Trong y khoa còn gọi là hành tá tràng, thông dạ dày qua lỗ môn vị
  • Tá tràng xuống: chạy dọc bên phải cột sống. 
  • Tá tràng ngang: là phần tấ tràng chạy ngang qua cột sống từ phải sang trái.
  • Tá tràng lên: Đây là phần hướng lên trên sang trái, nơi tiếp nối với hỗng tràn 
  • Tá tràng được cấu tạo gồm 5 lớp gồm: lớp thanh mạc, dưới thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Đây cũng là đặc điểm chung của dạ dày, ruột non và ruột già.

Chức năng:

Chức năng chủ yếu của tá tràng là chuyển tiếp thức ăn giữa dạ dày và ruột non. Tại đây, tá tràng còn làm nhiệm vụ trung hòa axit của dịch mật và tụy trước khi thức ăn xuống hỗng tràng và hồi tràng của ruột non.

Các loại dịch tụy và dịch mật sẽ cùng với dịch ruột chuyển hóa phần lớn các chất trong thức ăn thành dinh dưỡng. Ruột non sẽ hấp thụ và đưa các chất dinh dưỡng này theo đường tĩnh mạch chủ đến gan lọc bỏ chất độc hại rồi đến tim, tim sẽ bơm máu chứa chất dinh dưỡng đến tận các cơ quan để nuôi sống cơ thể.

Do đó, nếu dạ dày tá tràng hoạt động không tốt thì quá trình hoạt động của toàn bộ ống tiêu hóa sẽ gặp trở ngại dẫn đến hàng loạt bệnh lý. Các bệnh này không chỉ ở tá tràng mà còn có thể gặp ở dạ dày, ruột già và ruột non.

>>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Phổ Biến Trên Thị Trường

2. Đau dạ dày tá tràng và những điều cần biết

2.1 Đau dạ dày tá tràng là gì?

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng bị tổn thương, chủ yếu là do bị trầy xước, viêm loét. Bệnh nhân đau dạ dày sẽ cảm thấy bụng dạ khó chịu, khi ăn quá no hoặc quá đói đều cảm thấy đau. Cơn đau có thể xuất hiện khi bệnh nhân làm việc quá sức, tâm trạng thay đổi thất thường, shock tâm lí…

2.2 Nguyên nhân gây nên triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Theo các chuyên gia về tiêu hóa thì bệnh nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày có thể bắt nguồn do 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân do nhiễm trùng và một số nguyên nhân không phải do nhiễm trùng như tổn thương niêm mạc dạ dày do nuốt vật sắc nhọn hoặc hóa chất…

da-day-ta-trang2

Nguyên nhân gây bệnh dạ dày tá tràng thường gặp

2.2.1 Bệnh dạ dày tá tràng do nhiễm trùng

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp nhầy dạ dày. Khi chúng hoạt động mạnh mẽ, sẽ khiến nồng độ axit dạ dày tăng cao, đồng thời nó còn tiết ra độc tố làm hại niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn này cũng có khả năng làm giảm yếu tố bảo vệ chống lại nồng độ axit cao của niêm mạc dạ dày.

Nhiễm virus như: Herpes virus, CMV

Nhiễm ký sinh trùng: Strongyloides species, Diphyllobothrium

>>> Xem thêm về: Vi Khuẩn Helicobacter Pylori Là Gì?-Đặc Điểm Gây Bệnh Và Điều Trị 

2.2.2 Bệnh dạ dày tá tràng không liên quan đến nhiễm trùng

Ăn uống không khoa học:

Thường xuyên bỏ bữa, ăn uống thất thường, ăn quá muộn hoặc ăn quá no hay nhịn đói và sử dụng các thực phẩm có hại khiến tình trạng bệnh thường nghiêm trọng hơn.

Thường xuyên tiêu thụ rượu bia và những thức uống chứa cồn hay cafein, chất kích thích khiến lớp lót niêm mạc dạ dày bị bào mòn, kích thích dạ dày tăng cường co bóp cũng như bài tiết acid dịch vị.

Lạm dụng thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm không steroid (còn có tên gọi khác là NSAIDs) như: Ibuprofen, Ketoprofen, Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib, Rofecoxib…hay các thuốc chống viêm corticoid như: prednisolon, dexamethason…

Sử dụng các thuốc này với liều cao kéo dài có thể gây ra tình trạng ức chế tiết ra prostaglandin E2 bảo vệ dạ dày đồng thời làm tăng nguy cơ chảy máu và bào mòn niêm mạc dạ dày.

Do căng thẳng kéo dài

Căng thẳng, lo âu, stress chính là nguyên nhân gây tăng tiết dịch vị dạ dày, từ đó tạo nguy cơ gây viêm loét dạ dày  – tá tràng.

Ngoài các nguyên nhân trên còn các nguyên nhân khác liên dẫn đến bệnh dạ dày như: tăng ure máu, do xạ trị, do phì đại ha một số bệnh tự miễn khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày và đường tiêu hóa.

2.3 Triệu chứng của bệnh đau dạ dày tá tràng

2.3.1 Đau

Vị trí đau điển hình của cơn đau dạ dày là vùng thượng vị (đau từ vùng rốn đến phía dưới các xương sườn). Có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội kèm theo cồn cào, nóng rát.

da-day-ta-trang3

Đau dạ dày tá tràng

Thời gian xuất hiện cơn đau: có thể sau khi ăn quá no, nhịn đói quá lâu hoặc sau bữa ăn khoảng 2 giờ. Khi ăn quá no thức ăn vào sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày nơi đang bị viêm, sung huyết và khi nhịn đói quá lâu lượng acid trong dạ dày tăng tác động vào vết loét gây bỏng rát. Cơn đau tăng dần  lúc nửa đêm, gần sáng gây mất ngủ, mệt mỏi.

Cơn đau dạ dày thường kéo dài vài phút đến vài giờ và lặp lại có tính chu kỳ. Khi ăn no, Cơn đau do loét tá tràng có dấu hiệu giảm đi rõ rệt.

>>> Tìm hiểu ngay: Hành Tá Tràng Nằm Ở Đâu, Điều Trị Loét Tá Tràng Như Thế Nào

2.3.2 Buồn nôn và nôn là một trong những triệu chứng không thể bỏ qua ở người bị loét dạ dày tá tràng

Người bị đau dạ dày thường xuyên xảy ra tình trạng buôn nôn và nôn sau khi ăn. Sau mỗi bữa ăn dạ dày hoạt động mạnh sẽ tiêu hóa thức ăn, co bóp để nghiền nhỏ thức ăn, cơn đau sẽ làm dạ dày co thắt mạnh theo phản xạ thức ăn sẽ bị đẩy ra ngoài. Thông thường sau khi nôn xong bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ đau và dễ chịu hơn. Trong trường hợp bệnh nhân nôn quá nhiều cần có biện pháp can thiệp tránh tình trạng mất nước quá nhiều, gây rối loạn điện giải, mệt mỏi, nhược nhạt.

Ngoài ra, người bị đau dạ dày thường xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, trướng bụng, sôi bụng…

2.3.3 Xuất hiệu dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm ở người bị loét dạ dày tá tràng và cần phải điều trị ngay

Xuất huyết dạ dày ( Gastrointestinal Bleeding) là tình trạng chảy máu ra ngoài lòng mạch của dạ dày, với những triệu chứng cơ bản là đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu (có thể là máu tươi hoặc có màu cà phê). Đây là một tình trạng cần được cấp cứu hoặc phải điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày trong đó viêm loét dạ dày tá tràng dẫn đến xuất huyết chiếm 40%.

Mức độ xuất huyết tùy thuộc vào các giai đoạn của bệnh. Xuất huyết kéo dài có thể làm có bệnh trở nặng hơn, thiếu máu dẫn đến tụt huyết áp, da trở nên nhợt nhạt, co giật, thiếu oxy não, một số trường hợp bệnh nhân sốt nhẹ và ngất đột ngột.

da-day-ta-trang4

Xuất huyết dạ dày

2.3.4 Chán ăn, cơ thể suy nhược, sụt cân

Ở các bệnh nhân bị đau dạ dày tá tràng thường hay xuất hiện trình trạng chán ăn. Trình trạng này xảy ra do dạ dày bị giảm chức năng nhu động ruột, dạ dày giảm co bóp thức ăn không được tiêu hóa gây chướng bụng, đắng miệng, giảm vị giác tạo cảm giác không muốn ăn. Chán ăn nhiều ngày cơ thể trở nên thiếu dinh dưỡng, kèm theo tình trạng thiếu máu do xuất huyết (nếu có) sẽ làm cơ thể sụt cân nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Dấu Hiệu Bị Dạ Dày Điển Hình – SCurma Fizzy New

2.3.5 Mất ngủ   

Bệnh nhân bị đau dạ dày tá tràng thì cơn đau thường xuất hiện và tăng dần vào ban đêm đến gần sáng gây khó ngủ, mất ngủ.

2.3.6 Rối loạn tiêu hóa

da-day-ta-trang5

Rối loạn tiêu hóa do bệnh dạ dày tá tràng gây ra

Ợ chua: Nhũ trấp do thức ăn nhào trộn với dịch dạ dày, trong đó có cả acid do dạ dày tiết ra trào ngược lên thực quản, nên bệnh nhân có cảm giác miệng chua. Kèm theo theo ợ chua là cảm giác đau rát ở vụng họng – thực quản. Nguyên nhân là do dịch vị đi qua thực quản từ đó làm tổn thương các tế bào niêm mạc ở đây.

Ợ hơi: Hiện tượng rất hay gặp ở những người có vấn đề về dạ dày, không điển hình và cũng có thể xuất hiện ở nhiều căn bệnh khác. Ợ hơi cũng xảy ra khi bạn ăn no và đây là dấu hiệu sinh lý hầu như không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, hoặc tiếng ợ kéo dài và nhiều lần liên tục, thì bạn cần hết sức lưu ý về khả năng bản thân đã mắc bệnh dạ dày.

Đầy bụng, khó tiêu: Dạ dày hoạt động không ổn định, kém hiệu quả là nguyên nhân làm cho thức ăn được tiêu hóa chậm, sau khi ăn, người bệnh cảm thấy nặng bụng, khó chịu.

3. Cách giảm đau dạ dày tá tràng

3.1 Giảm đau dạ dày tá tràng đơn giản tại nhà

3.1.1 Chườm nóng

Phương pháp này giúp giảm cơn đau dạ dày tá tràng vô cùng nhanh chóng bằng cách làm giãn các cơ, tăng sự lưu thông máu, từ đó tăng lượng máu đến dạ dày. Bạn có thể chườm túi nước nóng hoặc muối rang lên vùng thượng vị để giảm đau.

3.1.2 Uống trà hoa cúc La Mã

Loại trà này có tác dụng kháng viêm và chống co thắt nên rất thích hợp giảm đau dạ dày tá tràng.

Cách làm như sau: Cho 5 đến 7 bông cúc khô đã rửa sạch vào ấm, hãm bằng 200ml nước sôi, trong vòng 10 phút. Nên uống khi nước trà còn ấm, nếu uống buổi tối thì nên uống trước 45-60 phút trước khi đi ngủ.

da-day-ta-trang6

Uống trà hoa cúc la mã giúp chữa đau dạ dày tá tràng

3.1.3 Uống nước gừng ấm

Với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu cơn co thắt dạ dày tá tràng, gừng là một dược liệu từ lâu được dùng để giảm các chứng đau bụng nói chung cũng như cơn đau dạ dày tá tràng nói riêng.

Cách làm như sau: Dùng nước của 1-2 gam gừng tươi được hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút để uống vào mỗi sáng hoặc chiều sẽ giúp cơn đau dạ dày được giảm đi nhanh chóng, giúp bạn dễ chịu hơn.

Mỗi ngày chỉ cần dùng một cốc nhỏ là có thể đem lại hiệu quả giảm đau dạ dày tá tràng rất tốt.

3.1.4 Dùng nghệ và mật ong

Curcumin trong nghệ có tác dụng giảm sưng, chống viêm, từ đó làm dịu cơn đau dạ dày tá tràng và làm lành vết loét rất hiệu quả. Dùng nước ấm khuấy đều một thìa mật ong và hai thìa tinh bột nghệ, uống trước khi đi ngủ sẽ giúp tăng cường khả năng chống chịu của dạ dày tá tràng cũng như cung cấp thêm nhiều vitamin, dưỡng chất.

Cách làm như sau: Trộn tinh 1 thìa cà phê bột nghệ và 1 thìa mật ong nguyên chất, hòa với 50 ml nước ấm dùng trước mỗi bữa ăn, 2 đến 3 lần trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.

da-day-ta-trang7

Nghệ mật ong với công dụng lâu đời trị đau dạ dày tá tràng hiệu quả

3.1.5 Massage giúp giảm đau dạ dày tá tràng

Tăng lượng máu đến bụng bằng cách xoa bóp, massage là một phương pháp đơn giản, có thể thực hiện ở nhà mà có thể mang lại hiệu quả giảm đau trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với 2 tay chồng lên nhau.
  • Ấn lực vừa phải lên bụng, kết hợp thở sâu.
  • Ấn nhẹ lên vị trí đau, tiếp tục cho đến khi cơn đau giảm bớt.

3.2 Giảm viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc

dạ-dày-tá-tràng8

Thuốc tây giúp giảm nhanh chóng triệu chứng các cơn đau dạ dày tá tràng

3.2.1 Thuốc kháng acid (Nhôm, magie hydroxit)

Tác dụng chính của nhóm thuốc này là trung hòa axit dạ dày, từ đó giảm nhanh cơn đau cho viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh nhân nên sử dụng các thuốc antacid trước bữa ăn 30 phút và trước khi đi ngủ hoặc cũng có thể sử dụng ngay khi có cơn đau dạ dày.

3.2.2 Thuốc giảm tiết acid

Nhóm này gồm 2 loại là thuốc ức chế thụ thể histamin H2 (cimetidin 800 mg, ranitidine 300 mg, famotidin 40 mg, ranitidine 300 mg) và ức chế bơm proton PPI (Esomeprazol 40 mg, Omeprazol 20 mg, Lansoprazole 30mg,…). Tác dụng chính của nhóm thuốc ức chế thụ thể histamin H2 là giảm sản xuất acid dịch vị từ tế bào viền, từ đó giảm lượng axit, giúp phục hồi các vết loét. Bệnh nhân nên uống vào ban đêm để có hiệu quả cao nhất. Tác dụng chính của thuốc ức chế bơm proton là ức chế kênh vận chuyển H+ trong dạ dày, từ đó giảm sản sinh acid dịch vị. Thuốc nên được uống trước ăn 30 phút.

>>> Xem thêm: Những Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Tốt Nhất Năm 2021

3.2.3 Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (misoprostol 200mcg, sucralfat…)

Nhóm thuốc này bao phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự tấn công của acid dịch vị, các enzyme vào vết loét, giúp vết loét có thời gian để phục hồi cũng như phòng các cơn đau dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, để phòng ngừa cơn đau tái phát, người bệnh nên có những thay đổi trong lối sinh hoạt hằng ngày:

  • Tránh để bản thân quá căng thẳng, cố gắng luyện tập các phương pháp để cân bằng công việc, cân bằng cảm xúc.
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ với lượng thức ăn hợp lý.  
  • Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo, các loại đồ uống kích thích…
  • Luôn nhắc nhở bản thân sinh hoạt với tư thế đúng và tránh ngồi lâu ở một tư thế để máu lưu thông được dễ dàng hơn.
  • Ăn uống đúng giờ, uống nhiều nước, dùng thực phẩm chín kỹ, tránh thức quá khuya.

Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người bệnh đau dạ dày tá tràng. Bên cạnh tạo thói quen ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao giảm stress, căng thẳng… người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị để hiệu quả điều trị được cải thiện nhanh chóng, hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc tây.

Tìm hiểu về Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.

Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày tá tràng đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia đến từ SCurma Fizzy.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091