8 Nguyên Nhân Bà Bầu Đau Dạ Dày Và Khi Nào Cần Liên Hệ Bác Sĩ

8 Nguyên Nhân Bà Bầu Đau Dạ Dày Và Khi Nào Cần Liên Hệ Bác Sĩ

Đau bụng, buồn nôn là điều khó tránh trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, khi bà bầu đau dạ dày, bạn có từng tự hỏi liệu đây có phải là một biểu hiện bình thường hay bất thường? 

Làm thế nào bạn biết được những cơn đau bụng trên là do em bé của bạn đang phát triển hoặc cơ thể bạn cần được giúp đỡ?  Những thông tin sau đây sẽ giải thích nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu đau dạ dày và một số hướng dẫn xử trí tại nhà.

1. Bà bầu đau dạ dày trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Có lẽ không ít những mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi bị đau dạ dày thời kỳ này, cùng với chế độ ăn và thay đổi về tâm sinh lí kéo theo sự biến đổi hàng loạt cơ quan trong cơ thể.

Trong số đó có đau dạ dày. Việc bà bầu đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ như ăn không ngon, do không cấp đủ năng lượng nên mệt mỏi khó chịu, kém tập trung…Điều này ảnh hưởng đến cả sự phát triển của bé. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý hơn và liên hệ đến cán bộ y tế khi cần thiết.

Đau bụng khi mang thai không phải là bất thường, nhưng nó có thể nguy hiểm khi cơn đau xảy ra thường xuyên và dữ dội. Đó là một thách thức lớn khi xác định xem cơn đau của bạn là nặng hay nhẹ, điều quan trọng là phải biết những gì bình thường và khi nào nên gọi bác sĩ.

Bụng bạn ngày càng to lên, sự xác định giữa đau dạ dày và đau ở vị trí hay cơ quan khác rất dễ nhầm lẫn với nhau. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến trong trường hợp này.

nguyen-nhan-ba-bau-dau-da-day1

Nguyên nhân bà bầu đau dạ dày

2.Nguyên nhân khiến bà bầu đau dạ dày là gì?

2.1 Đầy hơi

Đầy hơi có thể gây đau bụng dữ dội. Nó có thể tập trung tại một vị trí hoặc khắp bụng, lưng và ngực của bạn. Điều này khá dễ nhầm với việc bà bầu đau dạ dày. Theo Mayo Clinic (trung tâm y tế học thuật tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ  có trụ sở tại Rochester, Minnesota) đầy hơi khi mang thai do tăng progesterone. Progesteron làm cho cơ ruột thư giãn và kéo dài thời gian cần thiết để thức ăn đi qua ruột. Thực phẩm tồn tại trong đại tràng lâu hơn, cho phép tích tụ nhiều khí như CO2, Nh3,…

Tử cung phát triển, gây thêm áp lực lên các tạng xung quanh, tức là các bộ phận cơ quan xung quanh , điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa hơn nữa và tích tụ khí nhiều hơn.

Nếu đau bụng do đầy hơi sẽ đáp ứng thay đổi lối sống. Hãy thử ăn những bữa ăn nhỏ trong ngày và uống nhiều nước. Tập thể dục cũng hỗ trợ tiêu hóa. Trách những thực phẩm gây đầy hơi như đồ chiên, dầu mỡ, đồ uống có gas,…

>>> Xem thêm: Dạ Dày Đầy Hơi Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

                           Mẹo Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu An Toàn, Đơn Giản Tại Nhà

2.2 Táo bón

Khoảng 75% phụ nữ mang thai có thể táo bón tại một số thời điểm trong thai kỳ của họ. Đau do ứ đọng chất thải có thể nhầm với việc bà bầu đau dạ dày. Bổ sung sắt, chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước hoặc hormone có thể liên quan đến vấn đề này.

Nếu bạn đang táo bón (hoặc lo lắng về chúng) những thay đổi này có thể giúp ích cho bạn:

  • Uống nhiều nước hơn
  • Ăn nhiều hoa quả, rau củ giàu chất xơ
  • Ăn nhiều bữa ăn nhỏ

Nếu táo bón diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ, một vài chất làm mềm phân trong toa thuốc có thể giúp ích cho bạn.

nguyen-nhan-ba-bau-dau-da-day-tao-bon

Táo bón

2.3 Sự tăng kích thước của tử cung

Tử cung phát triển tăng dần theo các giai đoạn của thai kỳ có thể chèn ép vào cơ quan xung quanh khiến bà bầu đau dạ dày. Nó liên quan đến Progesterone và là nguyên nhân của chứng ợ nóng do gây áp lực lên dạ dày khiến axit trọng dạ dày tràn lên thực quản, làm chậm quá trình tiêu hóa.

Bạn có thể cảm thấy ợ nóng ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, một nghiên cứu của Juan C Vazquez về táo bón, trĩ và ợ nóng trong thai kỳ đăng tải trên thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ năm 2010, Vazquez, Juan C. “Tỷ lệ ợ nóng trong thai kỳ được báo cáo là 17% đến 45%.” Constipation, haemorrhoids, and heartburn in pregnancy, 03 08 2010, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21418682/. Accessed 24 03 2021.

  • Bạn không nên ăn quá no, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Hạn chế ăn trong khoảng 3h trước khi ngủ
  • Gối cao đầu
  • Mặc quần rộng thoải mái, phù hợp với vòng bụng
  • Tránh dùng rượu bia và thuốc lá, cà phê,..
  • Tránh sử dụng các đồ uống có tính axit như đồ chua,…

2.4 Rạn da và/ hoặc đau cơ: 

Do tử cung của bạn ngày một tăng kích thước theo sự phát triển của em bé sẽ khiến cho lớp da của bạn cũng bị giãn theo. Mặt khác, việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kỳ làm tăng kích thước cơ và tăng trọng lượng cơ thể của bạn cũng có thể gây thêm áp lực lên cơ bắp của bạn khiến bạn cảm thấy đau bụng. Phần da rạn có thể ở bất cứ vị trí nào trên thành bụng bao gồm cả vùng dạ dày tương ứng, do đó việc bầu đau dạ dày cũng có thể liên quan.

Ngoài việc nhớ giữ ẩm cho làn da của bạn và hạn chế rạn da ở mức tối thiểu, bạn có thể thấy thắt lưng thai sản hoặc đai lưng hữu ích với việc vòng bụng ngày càng lớn hơn. Một cách khác, bạn có thể sử dụng quần legging thai sản hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Bà Bầu Đau Dạ Dày Và Khi Nào Cần Liên Hệ Bác Sĩ

                           Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Dễ Thực Hiện

2.5 Các cơ co thắt dạ con tự nhiên

Thường gặp ở bà mẹ mang thai 3 tháng cuối, mối số gặp vào 3 tháng giữa thai kỳ gọi là cơn co Braxton-Hicks chắc chắn có thể gây ra các cơn khó chịu ở bụng nhưng không phải là một vấn đề lớn. Nếu bạn đang trải qua các cơn đau này, hãy thử thay đổi tư thế và uống nhiều nước hơn. Thông thường điều này sẽ giúp giảm các cơn co thắt Braxton- Hicks. Khi bạn thấy các cơn co thắt này không dừng lại và đang tăng tần suất, chiều dài và đau trước khi mang thai 37 tuần, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức vì bạn có thể chuyển dạ sinh.

2.6 Sảy thai hoặc thai ngoài tử cung

Bạn cảm thấy đau bụng dữ dội và chuột rút trong 20 tuần đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu cho thấy thai kỳ kết thúc.

Một số triệu chứng đi kèm như có dịch tiết âm đạo, chóng mặt đau đầu, tăng áp lực trực tràng tức là tăng cảm giác buồn đi ngoài, đau lưng, đau vai hoặc cổ…hãy liên hệ đến bác sĩ ngay lập tức nhé!

2.7 Đồ ăn chứa nhiều acid

Có lẽ tình trạng nghén khi mang thai khiến chúng ta thích ăn những thực phẩm như đồ chua, xoài, cóc, mận,… Đó đều là những đồ ăn có chứa nhiều acid, việc ăn nhiều hơn bình thường khiến cho acid làm tổn thương niêm mạc dạ dày làm bà bầu đau dạ dày.

>>> Tìm hiểu thêm: Acid Trào Ngược Dạ Dày Nguyên Nhân Do Đâu Và Nên Làm Gì Thì Tốt

2.8 Một vài nguyên nhân khác khiến bà bầu đau dạ dày

Đôi khi, mẹ bầu có thể mắc những bệnh không liên quan đến thai kỳ của họ dẫn đến đau dạ dày hoặc nhầm lẫn với đau dạ dày như:

nguyen-nhan-ba-bau-dau-da-day-stress

Stress

  • Stress 
  • Sỏi thận
  • Nhiễm khuẩn thận
  • Sỏi mật
  • Viêm túi mật
  • Viêm tụy
  • Viêm ruột thừa
  • Dị ứng thực phẩm
  • Sốt hoặc ớn lạnh

Nếu bạn tin rằng trên đây là nguyên nhân gây đau dạ dày của bạn, bạn cần đến bệnh viện khám ngay lập tức. Một số xét nghiệm thăm dò như siêu âm ổ bụng hoặc sinh hóa máu có thể giúp ích cho việc chẩn đoán.

3. Triệu chứng khi bà bầu đau dạ dày

3.1 Thai 3 tháng đầu 

trieu-chung-dau-da-day-o-ba-bau-buon-non

Buồn nôn

  • Buồn nôn, nôn là chủ yếu, có kèm theo ợ chua, có khi ợ nóng. Đây là biểu hiện đặc trưng của ốm nghén mà hầu hết mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua. Đối với những tháng đầu tiên của thai kỳ thì đó là biểu hiện rất bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của đau dạ dày do trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản như đã nói. Thời điểm 3 tháng đầu là đỉnh cao của progesterone.
  • Nóng rát thượng vị hay bụng trên, tăng dần vào cuối tháng thứ 3
  • Đau bụng âm ỉ có khi trội cơn, có thể cảm thấy khó chịu hơn vào tuần 7-8 tập trung ở vùng trên rốn hoặc hõm xương ức
  • Chán ăn, mất ngủ: việc ốm nghén dẫn đến thay đổi khẩu vị ăn uống, ăn không ngon. 
  • Một số ít đại tiện có thể ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Tuy nhiên đó là trường hợp hi hữu.

3.2 Thai 3 tháng giữa

Đây là giai đoạn mẹ bầu đã khá quen với việc mang trong mình một thiên thần bé nhỏ. Thai nhi lớn dần lên và đòi hỏi nhiều năng lượng cũng như dinh dưỡng từ mẹ thông qua nhau thai và dây rốn. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng luôn là điều cần thiết, tăng cân là chuyện sớm muộn. Việc thèm ăn và ăn quá no sẽ dẫn đến khó tiêu và kết quả là táo bón, thêm nữa các đoạn ruột bị chèn ép dẫn đến chậm tiêu hóa, giảm nhu động ruột khiến bà bầu đau dạ dày hoặc cảm thấy đau bụng, đầy hơi. Việc vận động ít đi do kích thước vòng bụng tăng cũng là một yếu tố nguy cơ. Một số mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu khi đi tiểu. Tình trạng này có thể kéo dài đến lúc sinh do em bé ngày càng phát triển.

3.3 Thai 3 tháng cuối

Việc tử cung giãn nở tối đa theo kích thước thai nhi khiến áp lực trong ổ bụng tăng tạo sức ép lên dạ dày khiến co bóp tăng và tăng tiết acid ở dạ dày. Ngoài ra có cảm giác buồn đi ngoài do tử cung chèn ép trực tràng.

Đau bụng kèm ra dịch hồng âm đạo hoặc có máu cũng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ, nhất là có những cơn co tử cung tăng dần dễ nhầm với đau dạ dày.

3.4 Thai nhi có bị ảnh hưởng khi bà bầu đau dạ dày không?

Phần lớn mẹ bầu đau dạ dày trong các giai đoạn của thai kỳ, đa số các trường hợp chỉ biểu hiện đau cấp trong thời gian ngắn và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, ở những phụ nữ có ngưỡng chịu đau thấp hoặc không đau đến ít đau trong kì kinh nguyệt có thể không quen với việc đau bụng âm ỉ như vậy dẫn đến tác động tâm lý tiêu cực và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc của trẻ sau này.

Mặt khác việc ốm nghén và thay đổi khẩu vị nếu kéo dài có thể khiến cho thai phụ suy nhược, thiếu dinh dưỡng và mệt mỏi, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai nhi.

>>> Xem thêm: Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Liệu Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?

4. Cách khắc phục khi bà bầu đau dạ dày

4.1  Có nên dùng thuốc giảm đau không?

Ngoài vi chất cần bổ sung trong giai đoạn mang thai thì việc dùng thuốc khác là vô cùng hạn chế bởi tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn của thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt đến em bé của bạn đặc biệt là khi không có chỉ định từ bác sĩ do thuốc có thể qua hàng rào máu nhau thai gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi như dị tật, quái thai. Vậy đối với bà bầu đau dạ dày thì sao ? Tương tự, cần có sự tư vấn từ cán bộ y tế và có chỉ định dùng khi thực sự cần thiết tránh các tác động không ngờ tới khác.

ba-bau-dau-da-day

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày ở bà bầu

4.2  Chế độ ăn

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một thói quen ăn uống lành mạnh đặc biệt là mong muốn cơ thể bé bỏng của em bé được nuôi dưỡng tốt hơn. Phần lớn việc mẹ bầu đau dạ dày không mang lại nguy hiểm đến vậy, vậy việc cần làm cho mẹ bầu là gì?

Đối với việc mang thai nói chung thì xây dựng một chế độ ăn hợp lí là điều thực sự cần thiết đặc biệt là khi bà bầu đau dạ dày. Nguyên tắc ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá no đúng cho mọi trường hợp. Việc ăn quá nhiều chỉ khiến cho dạ dày chúng ta tăng tiết acid và dịch vị để tiêu hóa thức ăn chỉ khiến cho cơn đau của chúng ta tăng lên mà thôi.

Không nên để bụng của bạn quá đói vì khi đó, acid tiết ra không có thức ăn để làm nhiệm vụ của chúng, lượng acid này tăng làm đau dạ dày tăng. Sau đó thì bạn biết rồi đấy !

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp dạ dày của bạn bớt vất vả hơn cũng như tiêu hóa dễ dàng hơn.

Một vài hạn chế: 

Tiên quyết trong mọi tình huống là tránh rượu bia, hút thuốc lá và khói thuốc lá thụ động, cà phê, và chất kích thích khác. Nếu bạn đã có tiền sử viêm loét dạ dày thì rượu bia là một điều cấm kỵ vì nó sẽ khiến cho tình trạng của bạn tồi tệ hơn.

Không ăn thực phẩm tái, sống,lạnh, có dấu hiệu ôi thiu,…

Hạn chế đồ uống có tính axit như chanh cam, quýt,…

Một số mẹo dân gian dùng cho mẹ bầu đau dạ dày như :

  • Sử dụng nghệ và mật ong: nghệ tươi xay vắt lấy nước, trộn với mật ong và nước đun sôi để nguội, uống ngày 2 lần có công dụng sát khuẩn kháng viêm, diệt vi khuẩn H.P cải thiện tình trạng trào ngược. Mặt khác, curcumin trong nghệ giúp chống lại các nguyên nhân gây loét rất hiệu quả, giảm tiết dịch vị mà lại là một nguyên liệu sẵn có tại nhà không thể bỏ qua.
  • Trà hoa cúc: uống khi còn ấm, tuy nhiên hạn chế uống chiều tối hoặc đêm trước khi ngủ vì có thể gây mất ngủ, tuy nhiên trà hoa cúc khá an toàn và có công dụng chống kích ứng, thư giãn đầu óc.

    Trà hoa cúc

  • Nước gừng: gừng thái lát cho vào nước đun sôi, đậy nắp kín khoáng 15 phút và uống ấm. Gừng tính ấm, làm giảm cảm giác buồn nôn và dịu nhanh cơn đau.
  • Đậu bắp: chế biến món ăn khác nhau hoặc nước đậu bắp đun sôi . Chất nhờn trong đó có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế viêm và làm sạch dạ dày.

    Đậu bắp

  • Bột cam thảo: pha bột với nước ấm khuấy đều vè uống trước ăn khoảng 30 phút có công dụng duy trì nồng độ acid dạ dày ở mức bình thường, kích thích tiết nhầy bảo vệ niêm mạc.
  • Dầu dừa: Mỗi ngày uống khoảng 2 thìa canh trước ăn cơm hoặc trộn với bột nghệ để tăng cường hiệu quả điều trị. Điều này, giúp phục hồi niêm mạc bị loét, hỗ trợ trong viêm, kháng khuẩn, chống virus đường ruột

>>>Xem thêm: Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Dễ Thực Hiện

4.3 Bà bầu đau dạ dày cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Ai cũng biết rằng chúng ta luôn cần ngủ đủ giấc, đặc biệt khi đang mang thai mẹ bầu không nên xáo trộn nhịp sinh học hằng ngày. Khi ngủ, để tránh trào ngược thực quản, mẹ bầu có thể kê gối nằm cao đầu, nên nằm thẳng, tránh gập người. 

Mẹ bầu cần vận động đúng cách: Nên vận động sau ăn khoảng 2 giờ hoặc hơn, Xem xét những bài tập dành riêng cho bà bầu. Cần sắp xếp công việc của bạn, không nên làm việc quá sức vì có thể gây stress và làm tăng tiết acid dạ dày.

5. Khi nào bà bầu đau dạ dày cần gặp bác sĩ ?

Bạn có tự hỏi rằng bạn có phải người quan tâm và tìm kiếm lý do cho nguyên nhân đau dạ dày của bạn hay không? Hãy liên hệ với cán bộ y tế nếu bà bầu đau dạ dày có bất kỳ biểu hiện đi kèm nào sau đây:

  • Chảy máu âm đạo 
  • Khí hư bất thường
  • Đau lưng dưới
  • Sốt
  • Nôn mửa
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu 
  • Giảm chuyển động thai nhi
  • Cơ co thắt tử cung, cơn đau dữ dội hoặc kéo dài sau khi bạn đã nghỉ ngơi từ 30 đến 60 phút

Lưu ý rằng, trên đây không liệt kê đầy đủ các biểu hiện bất thường, bạn nên luôn luôn thông báo cho bác sĩ nếu bà bầu đau dạ dày có điều gì đó kèm theo như cảm thấy lo lắng hoặc bất thường so với mọi ngày. Bác sĩ sẽ giải quyết khúc mắc cho bạn và cung cấp thông tin cho trường hợp của bạn.

Kết luận: 

Mặc dù đau nhức có thể là một phần của trải nghiệm mang thai, nhưng chúng cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang yêu cầu bạn quan tâm đến nó hơn, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhân viên y tế.

Nếu bà bầu đau dạ dày hoặc đau bụng nói chung, quan trọng là phải xem xét lý do tại sao bạn có thể cảm thấy nó và nghĩ đến những tình huống bạn có thể gặp phải. Bên cạnh việc khám thai định kỳ, sự chuẩn bị sớm cho mọi tình huống có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong tiên lượng bệnh. 

 Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về tình trạng đau dạ dày của bạn với chuyên gia, dược sĩ Scurma Fizzy

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091