Ợ Chua Đầy Hơi Và Biện Pháp Cải Thiện Ợ Chua Đầy Hơi

Ợ Chua Đầy Hơi Và Biện Pháp Cải Thiện Ợ Chua Đầy Hơi

Ợ chua đầy hơi là một dấu hiệu phản ánh sức khỏe của bạn đang suy giảm, tiên lượng cao nằm ở chức năng hệ tiêu hóa. Nếu không kịp thời chữa trị, nó sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân gây ra tình trạng này, đồng thời nêu những giải pháp điều trị cùng biện pháp phòng tránh. Mong bạn có được những thông tin hữu ích để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình.

1. Nguyên nhân gây ợ chua đầy hơi

1.1. Do gặp các vấn đề tiêu hóa

Nguyên nhân hàng đầu được nghĩ đến khi mắc phải chứng ợ chua đầy hơi chính là các bệnh lý dạ dày, đại diện cho sự rối loạn chức năng sinh lý các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Sau đây là hai trường hợp gây ợ chua đầy hơi có nguyên nhân do gặp các vấn đề tiêu hóa, bao gồm: rối loạn tiêu hóa và bệnh lý đường tiêu hóa. 

1.1.1: Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa được hiểu là bất kỳ sự thay đổi hay cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn của ống tiêu hóa trong cơ thể. 

Rối loạn tiêu hóa có thể do một trong số các nguyên nhân sau:

– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: hệ vi khuẩn đường ruột có nhiệm vụ lên men, phân hủy, tiêu hóa thức ăn. Mất cân bằng vi sinh đường ruột xảy ra khi có bất kỳ sự thay đổi dẫn đến tỷ lệ vi khuẩn có lợi giảm và vi khuẩn có hại cho đường ruột tăng. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này thường do việc lạm dụng thuốc kháng sinh, phổ biến hơn ở đối tượng trẻ nhỏ, gây nên các vấn đề rối loạn tiêu hóa như ợ chua đầy hơi, tiêu chảy, nôn, buồn nôn,… Theo khảo sát từ các chuyên gia, quá trình sinh sản có ảnh hưởng tới hệ vi sinh trong cơ thể trẻ. Cụ thể, trẻ sinh thường có hệ vi sinh phong phú hơn do với trẻ sinh mổ do được nhận các vi khuẩn từ hệ tiêu hóa và từ âm đạo của người mẹ: Bacteroides, Lactobacillus và Bifidobacterium. Bên cạnh đó, việc trẻ ăn sữa công thức cũng làm giảm đáng kể số lượng các chủng vi khuẩn trên so với việc bú sữa mẹ. 

– Khả năng dung nạp lactose kém hoặc không dung nạp được lactose: nguyên nhân cơ thể không có enzyme lactase đóng vai trò hấp thụ lactose ở ruột non. Lactose không được phân hủy sẽ bị đẩy xuống ruột già, bị các vi khuẩn tại đây phân hủy thành dạng lỏng và khí, gây nên tình trạng ợ chua đầy hơi điển hình. 

– Việc hấp thu các vi khuẩn, độc tố từ thức ăn cũng làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể, giảm men tiêu hóa gây tình trạng đầy bụng, chướng khí.

1.1.2: Bệnh lý đường tiêu hóa

Các bệnh lý thường gặp đường tiêu hóa bao gây ra chứng ợ chua đầy hơi bao gồm:

Viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ của cơ thể. Hậu quả là dư thừa acid HCl tại dạ dày gây nên sự viêm loét dạ dày tá tràng. Các yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày tá tràng khác bao gồm: chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, giảm cân thiếu khoa học, yếu tố stress,…

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:

  • Đau âm ỉ vùng thượng vị.
  • Đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn.
  • Ợ hơi thường xuyên, nóng rát vùng dạ dày.
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón,…

Trào ngược dạ dày thực quản:

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt dạ dày thực quản bị giãn ra và mất tính đàn hồi ban đầu. Do đó, sau khi ăn, thức ăn bị trào ngược lên ngược với chiều tiêu hóa và gây triệu chứng ợ chua đầy hơi khó chịu. Bên cạnh đó là hiện tượng buồn nôn, đau nhức vùng thượng vị, đau rát cổ họng, ho, khó chịu khi nuốt,… Một số biến chứng nguy hiểm nếu để kéo dài tình trạng trào ngược dạ dày tá tràng: tình trạng mô vảy ở đoạn thực quản – thực quản Barrett, ung thư thực quản, hen xuyễn, viêm thanh quản mạn tính,…

>>> Xem thêm: Đầy Hơi Trào Ngược Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Gây Bệnh

Viêm niêm mạc dạ dày: có hai giai đoạn là cấp tính (biểu hiện chướng bụng, buồn nôn, đắng miệng,..) và mạn tính có thể gây biến chứng nguy hiểm (thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…). Các triệu chứng thường gặp bao gồm: 

  • Đau thượng vị: triệu chứng phổ biến và tiêu biểu nhất.
  • Ợ chua đầy hơi, ợ nóng.
  • Đầy bụng, buồn nôn, nôn.
  • Sút cân, uể oải tinh thần, giảm khả năng tập trung.

– Hội chứng ruột kích thích: là trạng thái đau bụng không có một vị trí xác định, không rõ thời gian mấy ngày/ tháng và trong bữa ăn hay sau ăn. Bên cạnh đó là tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, nhầy bọc ngoài phân và không có lẫn máu. Một số biểu hiện khác: ợ chua đầy bụng, nhức đầu, mất ngủ, buồn nôn.

– Ung thư dạ dày: là một bệnh lý nguy hiểm nhất nhì trong số các bệnh lý về dạ dày. Việc bị nhiễm ung thư cần điều trị và thăm khám tại các khoa ung bướu thuộc các bệnh viện chất lượng để có kế hoạch chăm sóc tỉ mỉ.

 

1.2. Do thói quen ăn uống, sinh hoạt

– Thói quen ăn uống: những thói quen ăn uống không lành mạnh hay thiếu dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến cơ thể, triệu chứng biểu hiện sớm là đầy bụng khó tiêu, ợ hơi ợ chua nóng.

Sau đây là một vài thói quen gây nên tình trạng ợ chua đầy hơi:

  • Ăn nhiều thức ăn chiên dầu, mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp.
  • Ăn ít chất xơ, ăn những loại hạt, củ chứa nhiều lipid hoặc thành phần dễ lên men gây khó tiêu, đầy bụng.
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, thức uống có gas,…
  • Thời gian dùng bữa không khoa học, ăn quá khuya, bỏ bữa sáng.
  • Ăn nhanh, nhai không kỹ thức ăn, vừa ăn vừa xem điện thoại, mới ăn xong đã vận động nặng,…

– Thói quen sinh hoạt: thức khuya, lười vận động, căng thẳng thần kinh,… dẫn đến thay đổi nhịp sinh lý bình thường của cơ thể, gây nên các vấn đề về hệ tiêu hóa là việc không thể tránh khỏi.

1.3. Do việc sử dụng thuốc

Việc sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài hay còn gọi là lạm dụng kháng sinh, gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sự suy giảm các vi khuẩn có lợi dẫn đến tình trạng hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng, gây lên hàng loạt các biểu hiện như: tiêu chảy, ợ hơi, chướng bụng,… Do đó, việc tuân thủ phác đồ điều trị và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của các thầy thuốc, bác sĩ là vô cùng quan trọng. 

2. Triệu chứng khi bị ợ chua đầy hơi

Dưới đây là các triệu chứng đi kèm với ợ chua đầy hơi, bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón.
  • Buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Đau tức ngực, khó thở.
  • Chán ăn, sút cân.
  • Nóng rát cổ họng kèm theo ợ chua nóng.
  • Chướng khí, đầy hơi, khó tiêu, ức ách khó chịu.
  • Đau bụng, thường ở vùng thượng vị.

Khi gặp một trong số các triệu chứng này, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám đường tiêu hóa hay các bệnh lý liên quan khác. Cần trung thực liệt kê tình trạng sử dụng thuốc hay chế độ ăn uống hằng ngày của bạn để cung cấp đủ thông tin cho việc chẩn đoán của bác sĩ.

3. Cách chữa ợ chua đầy hơi

3.1. Dùng thuốc

Để chữa chứng ợ chua đầy hơi, chúng ta thường được kê các thuốc điều trị bệnh dạ dày tá tràng. Sau đây là một số nhóm thuốc thường gặp:

– Nhóm thuốc kháng sinh: khi cơ thể nhiễm vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày. Thường sử dụng: amoxicilin, pennicilin, metronidazol,…

– Nhóm thuốc kháng acid dạ dày: NaHCO3, Mg(OH)2,…

– Nhóm thuốc chống tiết acid: cimetidin, ranitidin, omeprazol,…

– Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: muối bismusth, các prostaglandin, sucralfat (thuốc giải phóng nhôm và chất gel nhầy để bảo vệ ổ loét).

>>>> Tìm hiểu về: Thuốc Chữa Bệnh Dạ Dày Và Cách Sử Dụng An Toàn Và Hiệu Quả

3.2. Không dùng thuốc

Để không mất tiền vào bệnh tật, những tip nhỏ sau đây sẽ giúp bạn tiết kiệm số tiền đó để đem lại sức khỏe cho chính mình.

3.2.1:Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để tránh tình trạng ợ chua đầy hơi gây khó chịu cho bạn, thay đổi thói quen sinh hoạt là điều cần kiên trì thực hiện nhất nhưng đem lại hiệu quả lâu dài nhất. Những thói quen tốt cần thiết lập ngay và luôn trong cuộc sống của bạn bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, thiền, yoga,..
  • Không hút thuốc lá hay các chất kích thích khác.
  • Vệ sinh cơ thể, răng miệng sạch sẽ.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chất lượng.

3.2.2 Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý

Ăn uống khoa học để duy trì cân nặng lý tưởng, đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh là điều mà ai cũng mong muốn. Nếu muốn có một chế độ ăn khoa học, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Nhưng chế độ ăn lành mạnh sau đây thì ai cũng có thể thực hiện được nhằm tránh tình trạng ợ chua đầy hơi:

  • Ăn uống đúng giờ, khoa học, không để cơ thể quá no hoặc quá đói.
  • Nhai kỹ thức ăn, kéo dài thời gian bữa ăn giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Không ăn những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đóng gói.
  • Tránh các loại đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ bởi dễ bị đầy bụng.
  • Không sử dụng các loại đồ uống có gas, bia rượu, đồ uống có cồn khác.
  • Không nên uống sữa lúc đói vì làm tăng lượng acid dạ dày, dễ gây ợ hơi, nôn (lưu ý khi đi tàu xe).
  • Ăn uống nhiều chất xơ, các loại thảo dược từ thiên nhiên như: bạc hà, cam thảo, hoa cúc,…

>>> Xem thêm: Đầy bụng ợ hơi có nguy hiểm? Một số mẹo điều trị đơn giản tại nhà

3.2.3 Sử dụng các bài thuốc dân gian

Gừng, nghệ vàng: đây là hai vị dược liệu được biết đến với vai trò tốt cho dạ dày. Khi kết hợp hai vị này sẽ cho tác dụng bổ trợ: gừng có tính ấm, kiện tỳ, hành khí, giảm cảm giác chướng bụng, ợ chua đầy hơi, khó tiêu. Mặt còn lại, nghệ giúp chống viêm, làm vết thương vết loét dạ dày nhanh hồi phục. 

Ngày nay, nghệ đã có dạng nano curcumin, giúp thuận lợi cho người sử dụng bằng cách pha bột trực tiếp với nước uống; hơn nữa hiệu quả lại gấp 40 lần so với các sản phẩm nghệ thông thường.

Gừng thì có thể chế thành trà theo cách làm sau đây: gừng một củ rửa sạch, cạo bỏ vỏ, xay nhuyễn, pha nước nóng, kèm một thìa mật ong và thưởng thức. 

Dưa hấu, dưa gang: là các thực phẩm tráng miệng bên cạnh tác dụng bổ sung rất nhiều các vitamin, nó còn có khả năng trung hòa acid dịch vị dạ dày, từ đó giảm ợ chua đầy hơi. Lý do bởi hoạt chất trong các loại dưa này chủ yếu mang tính kiềm. Vì vậy, dưa hấu và dưa gang hay xuất hiện trong chế độ ăn cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày.

Bột yến mạch, bánh mì khô: đều có khả năng thấm acid dịch vị khá tốt do có cấu trúc rỗng. Bên cạnh đó là tác dụng bổ sung thành phần tinh bột, chất xơ hỗ trợ tiêu hóa khác. Bột yến mạch có thể sử dụng cho bữa sáng hoặc bữa ăn phụ trong ngày. 

Cỏ nhọ nồi: cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu tốt, thích hợp cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày tá tràng, từ đó làm giảm đáng kể các triệu chứng ợ chua đầy hơi. Mặt khác, các thành phần trong cỏ nhọ nồi còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do.

Có thể sử dụng cỏ nhọ nồi theo những cách sau:

  • Dùng cỏ nhọ nồi độc vị: tức là chỉ dùng một vị cỏ nhọ nồi duy nhất. Chế biến: lá nhọ nồi rửa sạch, sắc nước, thêm chút muối vào và uống. Ngày dùng 2-3 lần.
  • Chữa xuất huyết: 50g nhọ nồi kết hợp 4 quả đại táo, 25g bạch cập, 15g cam thảo; sắc nhỏ lửa trong vòng 30 phút. Ngày dùng 2 lần.

Lá bạc hà: lá bạc hà được biết đến với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Tinh dầu bạc hà giúp giãn mạch, khơi thông đường thở, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó là tạo hơi thở thơm mát và dễ chịu. Sử dụng bạc hà như một loại rau thơm ăn sống hoặc ngâm bạc hà chắt nước uống như trà.

Lá mơ lông: y học cổ truyền cho rằng lá mơ lông có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp tăng quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tác dụng của lá mơ lông đối với bệnh dạ dày: giảm lượng vi khuẩn gây bệnh do có tính kháng khuẩn, làm nhanh liền vết loét, tăng lưu thông máu vùng tổn thương. Có thể sử dụng lá mơ như sau:

  • Nước ép lá mơ: lấy khoảng 40g lá mơ lông rửa sạch, giã hoặc say nhuyễn và uống cùng chút mật ong.
  • Làm món ăn có lá mơ: trứng rán lá mơ, lá mơ cuộn thịt,…

– Trà thảo mộc: sau đây xin giới thiệu về trà hoa cúc:

Hoa cúc có tính hàn trị nóng trong, vị ngọt thanh giúp cơ thể đi vào trạng thái nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, hoa cúc chứa nhiều vitamin và các chất có hoạt tính làm giãn cơ trơn, giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân đau dạ dày. 

Hãm trà hoa cúc hết sức đơn giản:

  • Ngâm khoảng 5 bông cúc khô vào một ít nước nóng trong 3 phút.
  • Bỏ lượng nước vừa ngâm.
  • Ngâm hoa lần hai trong lượng nước vừa đủ dùng.
  • Thêm 1 thìa mật ong và táo đỏ thái lát nếu có.
  • Sử dụng 2-3 chén trà hoa cúc/ ngày giúp tinh thần thoải mái hơn và chất lượng giấc ngủ cũng được nâng cao hơn.

>>>> Tìm hiểu ngay: Thuốc Nam Chữa Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Thực Hiện Tại Nhà

3.2.4: Sử dụng các chế phẩm probiotic

Gần đây, các chế phẩm men vi sinh, men tiêu hóa không còn là mới lạ. Người ta sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột như một giải pháp cải thiện tình trạng tiêu hóa mà không cần dùng tới thuốc. Bên cạnh việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, probiotic còn giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh mà chủ yếu là các vi khuẩn có hại. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp hấp thu nhanh hơn thức ăn, đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và giảm các yếu tố căng thẳng.

4. Biện pháp cải thiện, phòng ngừa ợ chua đầy hơi

Ợ hơi đầy chua gây ra các tình trạng khó chịu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của bạn. Để hạn chế tình trạng này, các biện pháp phòng ngừa nên được ưu tiên áp dụng hàng đầu:

  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống khoa học: không ăn quá khuya, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn chín uống sôi, giảm đồ chiên dán.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng, tránh stress.
  • Nâng cao đầu hơn thân khi ngủ (kê gối cao) trong trường hợp bị trào ngược dạ dày.
  • Tránh lạm dụng thuốc, lưu ý tới việc sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Sử dụng các loại men vi sinh giúp duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nếu có.

Tóm lại, ợ chua đầy hơi là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đường tiêu hóa. Với những chia sẻ cụ thể về những bài thuốc cổ truyền đơn giản tại nhà, và lời khuyên từ chuyên gia cho chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bạn có thể ngày càng tự tin với sức khỏe của mình. 

Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ website Scurma fizzy hoặc tổng đài 18006091 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể nhé.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091