Thuốc Chữa Dạ Dày Và Lưu Ý Khi Dùng Thuốc An Toàn, Hiệu Quả

Thuốc Chữa Dạ Dày Và Lưu Ý Khi Dùng Thuốc An Toàn, Hiệu Quả

Hiện nay, bệnh dạ dày là bệnh phổ biến nhất trên đường tiêu hoá, trong đó thường gặp nhất là bệnh viêm loét dạ dày, viêm hang vị, dạ dày-thực quản trào ngược,…gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm cho niêm mạc dạ dày tổn thương nặng hơn và biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng: xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh dạ dày và các loại thuốc chữa dạ dày phổ biến hiện nay, mời bạn đọc theo dõi! 

Các bệnh về dạ dày thường biểu hiện qua các triệu chứng như: 

  • Đau vùng thượng vị
  • Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu
  • Kém ăn
  • Buồn nôn, nôn
  • Chảy máu tiêu hoá

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh dạ dày là do vi khuẩn Hp. Ngoài ra, có thể do các nguyên nhân khác như: 

  • Ăn nhiều đồ chua, cay, nóng 
  • Sử dụng nhiều chất kích thích: rượu, bia, 
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS)
  • Stress, căng thẳng, lo lắng,…

>>>Xem thêmNguyên Nhân Bệnh Đau Dạ Dày Gây Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ

1. Thuốc chữa dạ dày bằng kháng sinh 

Thuốc kháng sinh có lẽ đã không còn xa lạ với chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, không phải loại thuốc kháng sinh nào cũng được dùng làm thuốc chữa dạ dày mà chỉ có một số loại được dùng để chữa bệnh dạ dày như: amoxicillin, clarithromycin, metronidazole,… .

1.1. Amoxicillin

Là kháng sinh thuộc họ beta – lactam, có tác dụng ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan ở thành tế bào vi khuẩn H.pylori, làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt. 

Liều dùng:

Đối với người lớn thường dùng kết hợp Amoxicillin 1g với Clarithromycin 500mg và Omeprazol 20mg (hoặc Lansoprazol 30mg), uống 2 lần/ngày, điều trị trong vòng 7 ngày.

Tác dụng không mong muốn

Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy là những tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc này. Ngoài ra, có thể có một số trường hợp ít gặp như: ban đỏ, mày đay, hội chứng Stevens – Johnson

1.2. Clarithromycin

Clarithromycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid và là kháng sinh bán tổng hợp. Clarithromycin tác dụng lên tiểu đơn vị 50S ribosom của vi khuẩn, ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, do đó ngăn cản sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.

Liều dùng

Clarithromycin 500mg/lần, cách 8 giờ – 12 giờ một lần, trong 10 – 14 ngày, thường phối hợp 3 hoặc 4 thuốc khác: bismuth subsalicylate, amoxicillin, kháng thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton

Tác dụng không mong muốn

Biểu hiện có thể gặp khi dùng Clarithromycin như: nôn, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy,…

1.3. Levofloxacin

Levofloxacin thuộc họ kháng sinh quinolon, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II (DNA-gyrase) và  topoisomerase IV là những enzym thiết yếu của vi khuẩn tham gia vào quá trình nhân lên của vi khuẩn

Liều dùng

Levofloxacin 500mg x 2 viên/ngày + thuốc ức chế bơm proton 2 lần/ngày + Amoxicillin 2 lần/ngày  

Tác dụng không mong muốn

Triệu chứng không mong muốn có thể gặp: buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, khó tiêu, hoa mắt, kích động, lo lắng,...

Thuốc kháng sinh chữa dạ dày là thuốc kê đơn, được chỉ định cho các bệnh nhân bị bệnh dạ dày do vi khuẩn H.pylori. Hiện nay, tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn H.pylori khá cao do các kháng sinh này không chỉ được dùng để trị bệnh dạ dày do vi khuẩn H.pylori mà còn được dùng để điều trị nhiều bệnh khác. Một số trường hợp, bệnh nhân bị bệnh dạ dày chưa xác định nguyên nhân là do H.pylori đã tự ý dùng kháng sinh, điều này cũng làm tăng tỷ lệ kháng thuốc của H.pylori. Do đó, người bệnh không nên tự ý dùng kháng sinh khi bị bệnh dạ dày mà cần phải xác định rõ nguyên nhân là do vi khuẩn H.pylori (thông qua xét nghiệm, chẩn đoán của bác sĩ) thì mới được dùng kháng sinh và phải dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc.

2. Thuốc chữa dạ dày giúp trung hòa, giảm tiết acid 

2.1.Thuốc trung hòa acid

Thuốc trung hòa acidthuốc chữa dạ dày không kê đơn, giúp làm giảm nồng độ acid trong dạ dày.

Thành phần hoá học bao gồm: muối, hydroxyl của Mg, Al,Ca hoặc Na (ví dụ: Al(OH)3, Na2CO3,…)

Khi lớp niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, các acid dịch vị có thể các động lên các tổn thương đó, gây khó chịu, đau dạ dày. Người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc trung hòa acid để làm giảm nhanh các triệu chứng đó.

Thuốc trung hòa acid có tác dụng

– Nâng cao pH của dịch vị từ 1,1-1,5 → 5,7-7, có thể dùng ở dạng dịch treo hoặc dạng viên. Tuy nhiên dạng dịch treo sẽ cho tác dụng nhanh hơn bởi vì dạng thuốc này là dạng đã hòa tan trong khi dạng viên thì cần có thời gian để tan ra.

– Giảm hoạt tính của pepsin dẫn đến tác dụng phụ là giảm khả năng tiêu hóa thức ăn

Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng thuốc trung hòa acid làm nhiễm kiềm toàn thân, giữ nước, tiêu chảy, táo bón, gây cản trở đến sự hấp thu một số thuốc như: tetracyclin, digoxin, sắt,…

Thuốc được chỉ định để:

  • Giảm triệu chứng trong loét dạ dày – tá tràng: đầy hơi, khó tiêu, ợ chua
  •  Điều trị phối hợp trong bệnh trào ngược dạ dày, thực quản
  • Nhóm thuốc này có thời  gian tác dụng ngắn nên chỉ được dùng để giảm triệu chứng ngắn hạn.

 

thuoc-chua-da-day

Thuốc chữa dạ dày nên dùng như thế nào thì tốt

>>>Xem thêm: Đơn Thuốc Chữa Đau Dạ Dày, Tư Vấn Từ Chuyên Gia

2.2.Thuốc kháng H2 – histamin

Thuốc kháng H2 – histamin là thuốc có công thức gần giống với histamin, tác dụng chủ yếu lên các receptor H2 ở dạ dày và không có tác dụng trên receptor H1. Thuốc kháng H2 có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị ở dạ dày ( thức ăn, cường phó giao cảm, gastrin, …). Thuốc kháng H2 làm giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCl của dịch vị và tác dụng của thuốc phụ thuộc vào liều lượng.

Thuốc kháng H2 hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau 1-2 giờ và có thể qua được dịch não tủy, sữa mẹ và nhau thai nên cần thận trọng với phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn

Thuốc dùng tương đối an toàn và ít biến chứng. Tỷ lệ tai biến do cimetidin khoảng 5% và thường không nặng: phân lỏng, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, đau cơ. 

Dùng lâu và liều cao có thể bị thiểu năng tình dục, chứng vú to ở đàn ông ( do tăng tiết prolactin và do thuốc gắn vào receptor androgen ), suy tủy có hồi phục.

Ngoài ra, tác dụng phụ gây ung thư dạ dày – tá tràng vẫn đang được theo dõi vì khi nồng độ acid trong dịch vị dạ dày giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn phát triển, tạo nitrosamin từ thức ăn và gây ung thư dạ dày.

Thuốc kháng H2 – histamin là thuốc không kê đơn được dùng trong các trường hợp sau:

– Trào ngược dạ dày – thực quản

– Loét dạ dày – tá tràng 

– Loét dạ dày do NSAIDS

– Khó tiêu không có biểu hiện loét

– Phòng chảy máu dạ dày do stress cho bệnh nhân nằm ở khoa điều trị tích cực, hậu phẫu

– Hội chứng tăng tiết acid dịch dạ dày (Zollinger Ellison)

Các thuốc kháng H2 phổ biến: 

  • Cimetidin (Tagamet® 200mg)

Hàm lượng: thuốc Tagamet® 200mg có dạng viên nén bao phim, hàm lượng 200 mg

Liều dùng và cách dùng:  thuốc Tagamet® 200mg dùng đường uống, tổng liều hàng ngày không được vượt quá 2,4g thuốc, giảm liều đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận. 

Điều trị đau do loét dạ dày: Dùng liều duy nhất 4 viên/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc mỗi lần 2 viên, ngày 2 lần (vào bữa ăn sáng và buổi tối), ít nhất trong 6 tuần đối với loét dạ dày, 8 tuần đối với loét do dùng thuốc NSAIDS. Liều duy trì là 2 viên/1 lần vào trước lúc đi ngủ hoặc 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

thuoc-chua-da-day

Thuốc chữa dạ dày Tagamet

  • Ranitidin (Zantac 150mg)

Có tác dụng mạnh gấp 4 – 10 lần cimetidin

Hàm lượng: mỗi viên nén bao phim chứa 150mg ranitidin

Liều dùng và cách dùng:

Điều trị đau do loét dạ dày tá tràng: uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày (sáng và tối) trong ít nhất 4 tuần.

Điều trị đau do thuốc NSAIDS: uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày hoặc 2 viên/lần vào buổi tối, nếu cần thiết có thể cho uống trong 8 – 12 tuần.

thuoc-chua-da-day

Thuốc chữa dạ dày Zantac

  • Famotidine (Maximum Strength PEPCID AC®)

Có tác dụng mạnh gấp 30 lần cimetidin

Hàm lượng: Maximum Strength PEPCID AC® được bào chế dưới dạng viên nén, hàm lượng 20mg.

Liều dùng và cách dùng: Mỗi ngày uống 1 lần 2 viên vào giờ đi ngủ, hoặc có thể dùng mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần. Hầu hết bệnh khỏi trong vòng 4 tuần, một số trường hợp cần điều trị dài hơn có thể kéo dài trong 6 – 8 tuần. Có thể uống thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày.

Thuốc dạ dày Pepcid

Thuốc chữa dạ dày Pepcid

>>>Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

2.3.Thuốc chữa dạ dày – ức chế bơm proton (PPI)

PPI ức chế đặc hiệu và không hồi phục H+/K+ – ATPase (là bơm proton) của tế bào thành dạ dày, do đó có tác dụng làm giảm tiết acid do bất kỳ nguyên nhân gì vì đó là con đường cuối cùng để bài tiết acid . Chính vì vậy, PPI còn được đánh giá là thuốc chữa dạ dày hiệu quả nhất và được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị loét dạ dày tá tràng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân. 

PPI là các tiền thuốc. Sau khi uống, thuốc được chuyển từ dạng không hoạt tính trở thành dạng hoạt tính. PPI không bền trong môi trường acid, do đó để bảo vệ thuốc thì PPI được bào chế ở dạng bao tan trong ruột. Vì thuốc ức chế không hồi phục H+/K+ – ATPase nên thời gian tác dụng kéo dài 24 – 48 giờ.

Tác dụng không mong muốn:  

– Tất cả các PPI đều có thể gây đau đầu và các tác dụng bất lợi trên tiêu hoá như buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.

– Tăng nguy cơ nhiễm trùng: tác dụng ức chế tiết acid dịch vị của PPI làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa hay hô hấp, do giảm tác dụng bảo vệ dạ dày của acid dịch vị, khiến các yếu tố gây hại (vi khuẩn,…) có thể di chuyển trong đường tiêu hóa và xâm nhập vào đường hô hấp.

PPI là thuốc không kê đơn được dùng để:

– Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): phác đồ điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của các triệu chứng và khả năng xuất hiện biến chứng, liều thấp nhất có hiệu quả của PPI nên được dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.

– Dự phòng loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc NSAIDS.

– Điều trị loét dạ dày – tá tràng 

– Diệt Helicobacter pylori (phối hợp với kháng sinh). Ví dụ: Omeprazol 20mg (2 lần/ngày) phối hợp với Clarithromycin 500mg (2 lần/ngày) và Amoxicilin 1g (2 lần/ngày) điều trị trong 7 ngày.

– Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.

 Các thuốc ức chế bơm proton phổ biến: 

  • Omeprazol STADA 20mg:

Hàm lượng: 1 viên nén chứa 10mg Omeprazol

Liều dùng và cách dùng: 

Điều trị đau do loét dạ dày: 1 viên/lần/ngày, trước bữa ăn

Thuốc Omeprazol

Thuốc chữa dạ dày Omeprazol

  • Lansoprazol STADA 30mg:

Hàm lượng: mỗi viên nang chứa 30mg 

Liều dùng và cách dùng: 

Điều trị đau do loét dạ dày: 1 viên/lần/ngày, uống trước khi ăn 30 phút, nên tiếp tục trong 4-8 tuần

Điều trị đau dạ dày do H.pylori: 1 viên Lansoprazol kết hợp với Amoxicillin 1g và Clarithromycin 500mg uống mỗi 12 giờ trong 10 hoặc 14 ngày

  • Pantoprazol STADA 40 mg

Hàm lượng: 1 viên nén chứa 40mg 

Liều dùng và cách dùng

Điều trị đau do loét dạ dày: 1 viên/ lần/ngày, điều trị trong khoảng từ 2 – 4 tuần

Điều trị đau dạ dày do H.pylori: pantoprazol 1 viên + clarithromycin 500mg và amoxicillin 1g (hoặc metronidazol 400mg), dùng 2 lần/ngày

Thuốc dạ dày pantoprazole

Thuốc chữa dạ dày pantoprazole

3. Thuốc chữa dạ dày – bảo vệ niêm mạc dạ dày

3.1 Hợp chất bismuth 

Bismuth là thuốc chữa dạ dày không kê đơn được bào chế dưới dạng keo subsalicylate, subcitrat.

Bismuth có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do làm tăng tiết dịch nhầy và ức chế hoạt tính của pepsin. Khi vào đến dạ dày, thuốc tác dụng chọn lọc lên các ổ loét, tạo phức chelat với protein làm thành hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid và pepsin. Ngoài ra, bismuth còn có tác dụng diệt vi khuẩn H.pylori.

Liều dùng:

Liều dùng của Bismuth subcitrat là 240mg (2 lần/ ngày) hoặc 120mg (4 lần/ngày), uống trước bữa ăn. Điều trị trong thời gian 4 tuần, có thể kéo dài tới 8 tuần nếu cần thiết. 

Bismuth subcitrat còn được dùng trong viên kết hợp 3 thành phần: Bismuth subcitrat, Tetracyclin, Metronidazol. Khi sử dụng trong phác đồ 3 thuốc, liều dùng của Bismuth subcitrat là 120mg, 1 ngày uống 4 lần sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, nuốt cả viên với một cốc nước lớn để tránh kích ứng và loét thực quản, thời gian điều trị thường là 4 tuần

Tác dụng không mong muốn:

Khi sử dụng thuốc, hầu hết người bệnh có hiện tượng đen miệng, đen phân. Tuy nhiên đây là hiện tượng không đáng ngại vì khi ngừng dùng thuốc thì hiện tượng này sẽ hết. Ngoài ra, một số trường hợp có thể thấy buồn nôn, nôn,…

Chống chỉ định:

Không dùng thuốc cho người có bệnh thận nặng, viên 3 thành phần kết hợp được chống chỉ định với phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 8 tuổi, người bị tổn thương gan và thận

3.2. Thuốc chữa dạ dày Sucralfat

Sucralfat là thuốc chữa dạ dày không kê đơn, làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày nhờ cơ chế: tạo phức hợp liên kết cùng với protein trong dịch dạ dày nhằm tạo nên một lớp nhầy nhân tạo bao bọc và bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày. 

Sucralfat vừa có tác dụng làm giảm tổn thương niêm mạc, vừa tạo điều kiện làm lành ổ viêm loét hiệu quả nhưng thời gian tác dụng thường ngắn.

Liều dùng:

Điều trị đau dạ dày do viêm loét dạ dày: Uống 2 g/lần, mỗi ngày 2 lần (vào buổi sáng và trước khi đi ngủ) hoặc 1g/lần, 4 lần/ngày (uống trước khi ăn 1 giờ và trước khi đi ngủ), thời gian điều trị trong 4 – 8 tuần. Liều tối đa 8g/ngày.

Tác dụng không mong muốn:

Thường gặp: táo bón

Ít gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, ngứa, ban đỏ, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ.

3.3. Misoprostol (Cytotec)

Có tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng, làm liền vết loét dạ dày – tá tràng

Tác dụng chỉ định:

Misoprostol là thuốc không kê đơn được dùng để dự phòng đau do loét dạ dày cho những bệnh nhân phải dùng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) để điều trị thấp khớp.

Liều dùng và cách dùng:

Uống misoprostol phải chia nhiều lần trong ngày, uống vào các bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn và trước lúc đi ngủ.

Phòng đau dạ dày do NSAID: Người lớn: Mỗi lần 200 microgam, ngày 4 lần. Nếu không dung nạp liều này, có thể giảm xuống 100 microgam/lần, 4 lần/ngày, hoặc mỗi lần 200 microgam, 2 – 3 lần/ngày nhưng hiệu quả kém hơn.

Tác dụng không mong muốn:

Misoprostol vẫn có nhiều tác dụng không mong muốn: tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn, khó tiêu.

>>>Xem thêm: Chữa Dạ Dày Bằng Nghệ Tươi Hiệu Quả Và Nhanh Chóng Nhất

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa dạ dày

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thuốc điều trị các bệnh về dạ dày, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

4.1. Không tự ý sử dụng thuốc chữa dạ dày khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh

Thuốc chữa dạ dày hầu hết là thuốc không kê đơn (trừ thuốc kháng sinh) nên người bệnh có thể dễ dàng mua được ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên các thuốc này chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày như: đau, nóng rát, đầy hơi,… và nếu sử dụng lâu dài sẽ xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp, nếu không được chẩn đoán mà tự ý dùng kháng sinh sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Để điều trị tận gốc, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và có liệu trình điều trị phù hợp, hiệu quả.

4.2. Không uống thuốc chữa dạ dày theo đơn của người khác

Người dân Việt Nam ta hay có thói quen trị bệnh theo kinh nghiệm nên khi thấy người khác có triệu chứng giống mình uống thuốc nào khỏi thì sẽ mua theo để uống. Đây là việc làm tai hại, dẫn đến những hậu quả khôn lường bởi bệnh dạ dày do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng triệu chứng lại giống nhau. Nếu không dùng đúng thuốc thì bệnh không những không khỏi mà còn tiến triển nặng hơn. 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa dạ dày

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa dạ dày

4.3. Uống thuốc chữa dạ dày đúng giờ, đủ liều theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc

Đây là nguyên tắc cơ bản khi điều trị bệnh nói chung không chỉ riêng bệnh dạ dày. 

Tự ý bỏ liều, ngưng dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ, thầy thuốc sẽ khiến cho việc điều trị sau này gặp nhiều khó khăn và không đạt được hiệu quả cao.

4.4. Cẩn trọng khi sử dụng nhóm thuốc NSAIDS khi đang dùng thuốc chữa dạ dày

Thuốc NSAIDS là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm được dùng phổ biến hiện nay. Một trong những tác dụng không mong muốn thường gặp nhất khi dùng thuốc NSAIDS đó là viêm loét dạ dày. Nếu sử dụng thuốc chữa dạ dày chung với thuốc NSAIDS sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh dạ dày. Do đó, người bệnh nên nói cho bác sĩ, thầy thuốc biết để được đổi sang thuốc khác phù hợp hơn.

4.5. Bảo quản thuốc chữa dạ dày đúng cách

Thuốc chữa dạ dày nếu không được bảo quản đúng cách sẽ bị chuyển hóa thành các chất không còn hoạt tính hoặc thành các chất có hại cho sức khỏe con người. 

Mỗi thuốc sẽ có một cách bảo quản riêng, người bệnh có thể xem trên bao bì hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi bác sĩ, thầy thuốc để bảo quản thuốc đúng cách, tránh thuốc bị hư hỏng.

5. Các biện pháp giúp cải thiện bệnh dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh dạ dày không phải chỉ do vi khuẩn Hp, do việc sử dụng nhóm thuốc NSAIDS mà còn có thể do thói quen sống không lành mạnh, hay bị căng thẳng, stress. Vì vậy để điều trị các bệnh dạ dày và duy trì đường tiêu hóa khỏe mạnh, ngoài việc dùng thuốc chữa dạ dày chúng ta nên

  • Thiết lập cho mình một chế độ ăn khoa học và chấp hành nghiêm chỉnh
  • Không ăn quá no bởi khi ăn quá no sẽ làm dạ dày phải co bóp nhiều và sinh ra nhiều acid, dễ gây đau dạ dày. Nên chia các bữa ăn thành nhiều lần nhỏ trong một ngày,  điều này sẽ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.
  • Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt điều đó giúp trung hòa tính axit trong dạ dày. 
  • Ăn các thực phẩm tốt cho dạ dày: chuối, táo, trà thảo dược, nước dừa, sữa chua,…
  • Không nên ăn thức ăn quá khô, không nên ăn cơm có chan canh, để tránh nhai không kỹ  làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Tổng kết

Bệnh dạ dày là bệnh rất phổ biến hiện nay, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Sử đụng thuốc đau dạ dày luôn là lựa chọn hàng đầu mỗi khi xảy ra triệu chứng. Tuy nhiên người bệnh cần nắm rõ được tác dụng chính cũng như tác dụng phụ của thuốc để tránh được các tác hại không mong muốn. 

Việc sử dụng các loại thuốc chữa dạ dày giúp cắt cơn các triệu chứng khó chịu cho người bệnh hiệu quả như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua,.. nhưng bù lại sẽ gây các tác dụng không mong muốn đối với gan, thận, túi mật,… Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, cần tuân theo đúng và đủ phác đồ điều trị của bác sĩ, dược sĩ đưa ra.

Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến các bệnh về dạ dày hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091 để được các bác sĩ, dược sĩ của Scurma Fizzy tư vấn cụ thể về tình trạng dạ dày, thuốc chữa dạ dày và phác đồ điều trị phù hợp nhé. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091