5 Xét Nghiệm Khám Trào Ngược Dạ Dày Bạn Nên Biết

5 Xét Nghiệm Khám Trào Ngược Dạ Dày Bạn Nên Biết

kham-trao-nguoc-da-day1

Các xét nghiệm khám trào ngược dạ dày bạn nên biết

Trào ngược dạ dày là căn bệnh khá phổ biến, bệnh gặp phải ở mọi lứa tuổi và đem lại nhiều triệu chứng, tác động tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh. Do đó, mọi người cần chú ý theo dõi sức khỏe của bạn thân để phát hiện các biểu hiện bất thường, thăm khám bác sĩ để có những lời khuyên, chỉ định phù hợp, tránh để bệnh tiến triển nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thông qua bài viết dưới đây, Scurma Fizzy sẽ giới thiệu đến bạn đọc các xét nghiệm khám trào ngược dạ dày phổ biến và có mức độ tin cậy cao.

1.Trào ngược dạ dày

1.1. Trào ngược dạ dày là gì?

kham-trao-nguoc-da-day2

Trào ngược dạ dày là gì ?

Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dạ dày cùng thức ăn, hơi,..tại dạ dày trào ngược lên thực quản. Ở cơ thể bình thường, khi chúng ta ăn uống, thức ăn sau khi vào miệng xuống thực quản thông qua cơ vòng dưới thực quản xuống dạ dày, sau đó cơ này sẽ tự động đóng kín lại để ngăn thức ăn và acid dịch vị không trào ngược trở lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi hoạt động của nhóm cơ này bị rối loạn làm thực ăn và dịch vị trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra có thể gây tổn thương lên nhiều cơ quan như thực quản, thanh quản, miệng,…

1.2. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản, trong đó có thể kể đến 2 nhóm nguyên nhân chính là:

Các nguyên nhân khiến lượng acid dạ dày tiết ra bị dư thừa hoặc hoạt động quá tải tại dạ dày như:

  • Thói quen ăn uống kém khoa học: ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu ( thức ăn nhanh, trứng, sữa,…), nằm ngay sau khi ăn, bỏ bữa ăn sáng, ăn quá khuya, ăn không đúng bữa,…
  • Các bệnh lý dạ dày: có nhiều bệnh lý dạ dày khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược như: trợt niêm mạc dạ dày, viêm loét niêm mạc dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày, ung thư dạ dày,…

Các nguyên nhân làm suy yếu chức năng cơ thực quản dưới:

  • Thói quen uống nhiều rượu bia, thường xuyên hút thuốc và sử dụng các chất kích thích như caffeine
  • Lạm dụng thuốc tây: các tác dụng phụ của các thuốc Aspirin, glucagon, ibuprofen , thuốc huyết áp có thể làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới.
  • Các bệnh lý tổn thương hệ thần kinh đối giao cảm tại thực quản, nhiễm trùng thực quản , bệnh lý di truyền, thoát vị hoành,..cũng khiến cơ thắt thực quản dưới suy yếu.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như mang thai, căng thẳng quá mức và kéo dài, thừa cân béo phì,..cũng góp phần gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày, Những Vấn Đề Hữu Ích Bạn Cần Biết

1.3. Biểu hiện của trào ngược dạ dày

Biểu hiện triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản rất đa dạng, từ các biểu hiện nhẹ đến các biểu hiện tác động đáng kể đến cuộc sống người bệnh, gây nhiều cảm giác khó chịu và khó khăn cho người bệnh:

kham-trao-nguoc-da-day3

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày

  •    Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Các triệu chứng này thường xảy ra khi người bệnh ăn no, nằm ngay sau khi ăn, nằm ngủ vào ban đêm. Khi ợ nóng xảy ra, người bệnh có cảm giác nóng rát từ thượng vị lan dần lên ức rồi đến vùng cổ. Thức ăn khó tiêu, lên men tạo khí, khí trào ngược lên khoang miệng gây ra tình trạng ợ hơi. Thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản mang theo acid dịch vị lên khoang miệng, để lại vị chua trong miệng. Ợ chua thường xảy ra kèm với ợ hơi và ợ nóng.
  •     Buồn nôn, nôn:  Triệu chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, sự trào ngược của acid từ dạ dày vào họng và miệng, kích thích vùng họng miệng gây ra cảm giác buồn nôn. Đặc biệt vào ban đêm, khi hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động mạnh mẽ, hơn nữa tư thế ngủ tạo điều kiện cho triệu chứng trở nặng hơn.
  •     Đau tức ngực hoặc vùng thượng vị: Acid  dịch vị trào ngược lên thực quản, kích thích đầu mút các sợi thần sinh ở niêm mạc thực quản, từ đó các cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu đau. Người bệnh sẽ có cảm giác đau thắt ở ngực, cảm giác ngực bị đè ép lại, cảm giác đau có thể lan ra sau lưng và lan sang 2 cánh tay. Triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh tim mạch hay bệnh phổi.
  •     Khó nuốt: Ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, acid dịch vị trào ngược với tần suất lớn khiến niêm mạc thực quản bị phù nề, sưng tấy làm thu hẹp đường kính thực quản, dẫn đến người bệnh có cảm giác khó nuốt và vướng ở cổ họng.
  •     Khàn giọng, ho: Acid dịch vị trào ngược lên thực quản và cũng tiếp xúc với dây thanh quản, khiến thanh quản bị tổn thương, phù nề làm người bệnh khó nói, khàn giọng. Lâu ngày, dịch viêm chảy xuống phần thanh phế quản, tiến triển thành triệu chứng ho.
  •     Tiết nhiều nước bọt: Đây là phản ứng sinh lí của cơ thể như một cơ chế tự nhiên để bảo vệ vùng miệng của cơ thể, trung hòa lượng acid trào ngược.

1.4. Biến chứng trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và gây khó khăn hơn cho quá trình điều trị như:

  • Loét thực quản
  • Hẹp và sẹo thực quản : các vết tổn thương sau khi lành lại sẽ xơ sẹo, ảnh hưởng đến sự lưu chuyển thức ăn qua thực quản
  • Barrett thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản khiến lớp lót thực quản bị tổn thương liên tục dẫn đến tình trạng các tế bào ở đoạn dưới thực quản biến đổi thành các tế bào giống như tế bào ở ruột. Các tế bào bị biến đổi này được cho là tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
  • Ung thư thực quản đây là biến chứng cuối cùng và nghiêm trọng nhất của trào ngược dạ dày thực quản. Người ta ước tính rằng cứ 10 người mắc phải Barrett thực quản sau 10-20 năm, thì 1 người trong số đó sẽ tiến triển thành ung thư thực quản. Có 2 loại ung thư thực quản : ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.
  • Các biến chứng ngoài thực quản có thể kể đến như viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa, làm trầm trọng cơn hen suyễn, răng bị ăn mòn, xơ phổi,…

>>>Xem thêm: Biến Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Chữa Dạ Dày Trào Ngược

2. Các xét nghiệm khám trào ngược dạ dày

2.1. Khám trào ngược dạ dày phương pháp Nội soi dạ dày

kham-trao-nguoc-da-day4

Khám trào ngược dạ dày với phương pháp nội soi

Khi bệnh nhân có những triệu chứng điển hình do trào ngược dạ dày thực quản gây ra như ợ chua, ợ hơi, đau bụng thì các bác ngoài thăm khám lâm sàng còn đưa ra thêm chỉ định nội soi để việc chẩn đoán, xác định bệnh được chính xác hơn.

Hiện nay, phương pháp nội soi được các bác sĩ tiến hành thực hiện bằng ống nội soi mỏng, dẻo và có khả năng chuyển động linh hoạt từ vùng thực quản xuống đường ruột, đồng thời trên đầu ống có gắn một camera ghi hình giúp bác sĩ có thể quan sát rõ được toàn bộ cơ quan dạ dày. Hiện nay có 2 cách nội soi chính được áp dụng là:

Nội soi dạ dày không gây mê: Cách nội soi này có thể gây cho bệnh nhân cảm giác khó chịu, ít bệnh nhân lựa chọn phương pháp này, do khi thực hiện xong, một số bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn.

Nội soi dạ dày có gây mê: Bệnh nhân sẽ được tiêm gây mê trước và ngủ một giấc trong lúc bác sĩ thực hiện nội soi do đó phương pháp này không mang đến cho bệnh nhân cảm giác đau đớn và khó chịu.

Với phương pháp này, bác sĩ dễ dàng xác định được nguyên nhân triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải có phải do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra hay không vì sử dụng ống nội soi giúp bác sĩ có thể tìm thấy được các vết viêm loét, vị trí tổn thương tại dạ dày, thậm chí là khối u. Nhờ mức độ chính xác đó, mà nội soi là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ những điều cần chú ý và chuẩn bị để việc thực hiện phương pháp được thuận tiện và cho kết quả tốt, hình ảnh dễ quan sát.

2.2. Đo pH thực quản 24 giờ – khám trào ngược dạ dày

Phương pháp đo pH thực quản 24 giờ

Phương pháp đo pH thực quản 24 giờ khám trào ngược dạ dày

Với các bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng và ho khan nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp này để có thể đánh giá cụ thể và xác định được nồng độ acid trào ngược. Bệnh nhân cần phải nhịn ăn từ 4 đến 6 giờ trước khi thực hiện phương pháp. Trình tự thực hiện phương pháp như sau:

  •     Bệnh nhân được đặt ống thông qua đường mũi, đưa xuống thực quản, cách cơ thắt thực quản khoảng 5cm, trên ống có gắn bộ phận cảm biến có chức năng đo pH.
  •     Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành kết nối cảm biến thông qua nội soi ống mềm thực quản và kiểm tra hoạt động cảm biến, cố định ống thông trên da.
  •     Ống thông sẽ được rút ra sau 24 giờ, các dữ liệu phân tích được ghi lại, bác sĩ sẽ quan sát và dựa vào đó để cho ra kết quả chẩn đoán.

Trong quá trình đặt ống thông, bệnh nhân vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân có thể về nhà sau khi rút ống thông và đợi kết quả chẩn đoán từ bác sĩ.

2.3. Khám trào ngược dạ dày với phương pháp Đo áp lực thực quản

Đo áp lực thực quản cũng là một xét nghiệm khám trào ngược dạ dày thực quản phổ biến được bác sĩ chỉ định thực hiện. Phương pháp được tiến hành như sau :

  • Bôi một hỗn hợp gây mê vào trong mũi, đưa ống thông một cách từ từ và linh hoạt qua mũi đến thực quản rồi xuống dạ dày.
  • Sau khi đã điều chỉnh đúng vị trí chỉ định, bệnh nhân làm theo yêu cầu, chỉ dẫn của bác sĩ, nghiêng người sang trái để đo áp lực lên thực quản và dạ dày từ những yếu tố khác nhau. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân uống một ngụm nước để phương pháp có thể đạt hiệu quả tốt hơn.

Bác sĩ sẽ xác định được mức độ nặng nhẹ của bệnh và những biến chứng mà bệnh nhân có thể mắc phải thông qua việc xác định các cơn co thắt thực quản và cả những áp lực lên dạ dày khi người bệnh ăn uống thức ăn.

2.4. Chụp X-quang hệ tiêu hóa trên khám trào ngược dạ dày

Khi bệnh nhân có các biểu hiện như sụt cân, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa hay một số biểu hiện bất thường ở đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chụp X-quang hệ tiêu hóa trên. Có 2 cách chụp X-quang:

  • Nội soi huỳnh quang: xét nghiệm sử dụng tia X giúp bác sĩ có thể xác định được bệnh, mức độ tổn thương của dạ dày nhờ khả năng thể hiện rõ các bất thường ở toàn bộ các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già, đại trực tràng. Đồng thời, xét nghiệm cũng giúp bác sĩ biết được chức năng của đường ruột hiện có ổn định hay không.
  • Barium thực quản: Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất với mức độ chính xác khá cao. Người bệnh khi được chỉ định phương pháp này cần nhịn ăn trước khi thực hiện vài giờ và phải uống một dung dịch tương phản có chứa bari, sau khi chất này vào đường ruột, bác sĩ sẽ sử dụng máy X-quang để chụp lại và quan sát, từ đó xác định tình trạng bệnh. Phương pháp này được thực hiện nhanh trong 10 phút nhưng cho kết quả rõ ràng, mức độ chính xác cao.

2.5. Khám trào ngược dày với phương pháp Nhân trắc học thực quản 

phương pháp nhân trắc học thực quản

Khám trào ngược dạ dày bằng phương pháp nhân trắc học thực quản

Đây là phương pháp khám trào ngược dạ dày thực quản được chỉ định nhiều nhất trong các trường hợp bệnh nhân biểu hiện triệu chứng nặng như khó ăn, khó nuốt, tức ngực, đau rát cổ họng, nôn mửa, có thể được chỉ định cần phải phẫu thuật.

Phương pháp được thực hiện theo trình tự như sau: Tiến hành đưa ống y khoa mỏng có gắn bộ phận cảm biến, cho ống đi vào thực quản để đo sự co giãn của cơ bắp mỗi khi bệnh nhân nuốt. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được áp lực trong thực quản và sự phối hợp của các nhóm cơ mỗi khi bệnh nhân ăn uống. 

>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày

2.6. Lưu ý khi xét nghiệm khám trào ngược dạ dày

Mỗi phương pháp xét nghiệm đều có ưu điểm và nhược điểm riêng phù hợp với các nhóm đối tượng bệnh nhân nhất định. Do đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng, mức độ và khả năng thích ứng của người bệnh để quyết định nên sử dụng phương pháp xét nghiệm nào cho phù hợp nhất. Ngoài ra, sau khi được chỉ định phương pháp, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình xét nghiệm đạt hiệu quả cao. Một số lưu ý dành cho người bệnh:

  • Thông thường người bệnh cần nhịn đói 4 đến 6 tiếng trước khi thực hiện các xét nghiệm, người bệnh không sử dụng một số loại thuốc Tây trong khoảng thời gian này.
  • Bệnh nhân cần phải cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh, triệu chứng một cách trung thực và sát với thực tế nhất. Điều này sẽ góp phần giúp bác sĩ có thêm nhiều thông tin về tình trạng bệnh của bệnh nhân, kết hợp với kết quả xét nghiệm làm tăng mức độ chính xác của chẩn đoán.
  • Bệnh nhân nên tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở thực hiện xét nghiệm khám trào ngược dạ dày thực quản uy tín, an toàn và hiệu quả.

3. Các địa chỉ uy tín thực hiện các xét nghiệm khám trào ngược dạ dày

3.1. Khu vực miền Bắc

3.1.1.Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai tọa lạc tại số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội, là bệnh viện đầu ngành về Tiêu hóa. Bệnh viện có số lượt khám bệnh hằng ngày khá đông, mất nhiều thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về trình độ chuyên môn của bác sĩ, phương pháp thăm khám cũng như phương án điều trị.

3.1.2. Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ bệnh viện : Nhà A, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Trung tâm Y khoa số 1 là phòng khám chuyên gia thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chuyên điều trị các bệnh Nội Khoa. Bệnh viện có đội ngũ các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức trực tiếp thăm khám.

3.2. Khu vực miền Trung

3.2.1. Bệnh viện Trung ương Huế

Địa chỉ  bệnh viện: Số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bệnh viện Trung ương Huế là một trong 3 bệnh viện trung ương lớn nhất cả nước, cũng là bệnh viện Tây Y đầu tiên của nước ta. Khoa nội tiêu hóa của bệnh viện được trang bị các thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thâm niên trong chẩn  đoán và điều trị các bệnh lý dạ dày và đường tiêu hóa.

3.2.2. Bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng

Bệnh viện tọa lạc tại địa chỉ số 73 đường Nguyễn Hữu Thọ, Hòa Thuận Nam, Hải Châu, Đà Nẵng.

Tại bệnh viện Gia đình Đà Nẵng tập trung nhiều y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế tân tiến cùng với hệ thống khám chữa bệnh cao cấp. Không gian chờ, khám và điều trị rộng rãi, thoáng mát sẽ tạo cảm giác thoải mái và tâm lý tốt nhất cho người bệnh.

3.3. Khu vực miền Nam

3.3.1. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Bệnh viện hiện có 3 cơ sở khám chữa bệnh:

Cơ sở 1 tọa lạc tại Số 215 đường Hồng Bàng, P.11, Q.5, TPHCM

Cơ sở 2 tọa lạc tại Số 201 Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, TPHCM

Cơ sở 3 tọa lạc tại Số 221B Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM là một cơ sở khám chữa bệnh trào ngược dạ dày uy tín và chất lượng ở miền Nam với đội ngũ y bác sĩ ưu tú. Tại bệnh viện có nhiều khoa khám và chữa bệnh liên quan đến dạ dày như: khoa gan mật tụy, khoa nội soi, khoa nội tiêu hóa,…Quá trình chẩn đoán và khám chữa bệnh áp dụng nhiều thiết bị và phương pháp tân tiến, hiện đại như chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, nội soi phế quản, điện toán đa lát,…

3.3.2.Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện tọa lạc tại địa chỉ số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, TPHCM

Đây là bệnh viện đứng đầu cả nước về nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế. Bệnh viện có quy mô đủ phục vụ cho toàn bộ người dân khu vực miền nam đến khám và chữa các bệnh lý tiêu hóa, dạ dày. Quá trình khám chữa bệnh ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại như nội soi, CT scan, cộng hưởng từ MRI,…

>>>Xem thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

Qua bài viết, Scurma Fizzy đã gửi đến bạn những xét nghiệm khám trào ngược dạ dày thường bác sĩ chỉ định bởi mức độ chính xác cao, an toàn và hiệu quả. Đồng thời bài viết cũng liệt kê một số địa chỉ, cơ sở y tế với hệ thống khám chữa bệnh chất lượng cao, đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày. Hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 1800.6091 để được đội ngũ y bác sỹ Scurma Fizzy tư vấn chi tiết hơn về tình trạng trào ngược dạ dày của bạn và nhận những lời khuyên bổ ích.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091