Thuốc Chống Trào Ngược Tốt Nhất Hiện Nay Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Thuốc Chống Trào Ngược Tốt Nhất Hiện Nay Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Ngày nay, áp lực từ công việc và cuộc sống khiến con người gặp nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa và một trong những căn bệnh liên quan đến tiêu hóa mà mọi người thường mắc phải đó là bệnh trào ngược. Căn bệnh này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn mang đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như viêm loét thực quản, ung thư thực quản,… nếu không điều trị sớm. Vậy đâu là thuốc chống trào ngược tốt nhất hiện nay? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết sau đây để có câu trả lời cho câu hỏi trên.

1. Tại sao phải dùng thuốc chống trào ngược?

1.1. Bệnh trào ngược là gì?

Bệnh trào ngược hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản, được xem là một trong những bệnh về dạ dày rất dễ gặp phải. Bệnh trào ngược được hiểu là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Hiểu một cách cụ thể hơn: Trong trạng thái bình thường, khi chúng ta đưa bất kỳ nguồn thực phẩm nào vào cơ thể, chúng sẽ đi từ thực quản xuống dưới dạ dày. Trước khi lượng thực phẩm này xuống được dạ dày, cơ vòng thực quản sẽ mở ra. Còn khi thức ăn đã được đưa xuống dạ dày, cơ vòng thực quản sẽ tự động đóng lại để ngăn thức ăn và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Tuy nhiên khi axit dạ dày bị dư thừa, nó sẽ kích thích phần cơ hoành thực quản mở ra ngay cả khi không nuốt thức ăn, khiến cho dịch vị dạ dày và thức ăn trong dạ dày có điều kiện trào ngược lên trên, gây ra các cảm giác nóng rát, ợ hơi, ợ nóng rất khó chịu.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trào ngược dạ dày đó chính là ợ nóng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy chua hoặc đắng miệng hoặc gặp phải những triệu chứng khác khi bị trào ngược dạ dày như: 

– Cảm giác buồn nôn và nôn ngay cả khi không ăn gì trước đó hay bụng trống.

– Nóng rát ở vùng thượng vị.

– Chán ăn.

1.2. Biến chứng của bệnh trào ngược

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây nên các triệu chứng ợ nóng, khó chịu thoáng qua mà nó còn gây ra nhiều tác hại nguy hiểm hơn. Trên thực tế, nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc chống trào ngược hay có một liệu trình điều trị phù hợp, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm từ đó đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Một số biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản như:

1.2.1. Viêm đường hô hấp

Dịch axit từ dạ dày có thể trào ngược lên đường hô hấp, gây ra các tình trạng như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, …

Biểu hiện là bệnh nhân có các triệu chứng như ho, khò khè, khàn tiếng kéo dài nhiều ngày thậm chí vài tháng nhưng lại không đáp ứng với các phương pháp  điều trị viêm đường hô hấp thông thường.

1.2.2. Barrett thực quản

Barrett thực quản là tình trạng các tế bào thực quản bị thay thế bằng các tế bào giống như ở niêm mạc ruột. Đây là biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản lâu năm. Barrett thực quản nếu để lâu và không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới ung thư thực quản.

1.2.3. Viêm loét và hẹp thực quản

Một biến chứng khác thường gặp của trào ngược dạ dày là hẹp thực quản. Axit dạ dày trào ngược làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây ra viêm, loét và dẫn đến tình trạng hẹp thực quản. 

Người bệnh lúc này có thể có các biểu hiện như: khó nuốt, nuốt nghẹn, đau họng, đau ngực, đau xương ức khi ăn uống, buồn nôn và nôn, mất cảm giác thèm ăn.

1.2.4. Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là hậu quả nghiêm trọng nhất của viêm loét thực quản do trào ngược kéo dài, thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. 

Bệnh ung thư thực quản do trào ngược ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng điển hình. Ở giai đoạn tiến triển của ung thư thực quản do trào ngược, bệnh nhân thường có biểu hiện các triệu chứng phổ biến nhất là:

– Nuốt nghẹn: là cảm giác thức ăn bị vướng lại trong thực quản khi nuốt và có thể bị nôn ra. Nuốt nghẹn tăng dần, từ thức ăn dạng đặc tới thức ăn dạng lỏng. Thông thường khi có biểu hiện nuốt nghẹn thì ung thư thực quản đã ở giai đoạn muộn.

– Nôn: triệu chứng này xuất hiện sau khi biểu hiện nuốt nghẹn đã rõ rệt. Nôn có thể xảy ra trong bữa ăn hoặc ngay sau khi vừa ăn xong. Chất nôn là thức ăn vừa mới ăn vào và không có lẫn dịch vị, tuy nhiên có thể có ít máu ở trong chất nôn.

– Sụt cân: Đây là triệu chứng chung của các bệnh nhân bị ung thư khi đã giai đoạn tiến triển. Biểu hiện là bệnh nhân bị gầy sút, suy kiệt, thiếu máu, … do không ăn được.

– Triệu chứng khác: Đau khi nuốt, ho, khó thở, sặc, khàn tiếng.

Khi khối u đã xâm lấn ra ngoài thực quản, bệnh nhân có thể sờ thấy hạch to ở phần dưới cổ họng

Chính vì thế, dùng thuốc chống trào ngược là biện pháp tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược.

>>>Xem thêm: Biến Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Chữa Dạ Dày Trào Ngược

2. Thuốc chống trào ngược tốt nhất hiện nay

Việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản sẽ dựa theo mức độ của bệnh. Phần lớn các trường hợp bệnh nhẹ, mới xuất hiện thì chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng có thể được cải thiện được tình trạng của bệnh (bỏ thuốc lá, bỏ bia rượu, giảm cân, giảm stress…). Tuy nhiên, tốt nhất là nên kết hợp dùng thuốc chống trào ngược phù hợp với thay đổi lối sống để việc điều trị có hiệu quả hơn, tránh để bệnh kéo dài và tái phát trở lại.

2.1. Thuốc chống trào ngược PPI

Cơ chế tác dụng của PPI là ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton (H+/K+ – ATPase) của tế bào thành dạ dày, do đó PPI có tác dụng làm giảm tiết axit dạ dày triệt để vì đó là con đường cuối cùng để bài tiết axit. Ngoài ra, tác dụng của thuốc có thể kéo dài lên đến 48 giờ, nên PPI còn được đánh giá là thuốc chống trào ngược hiệu quả nhất hiện nay và được sử dụng rộng rãi để điều trị trào ngược dạ dày và các bệnh do dư thừa axit dạ dày gây ra như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, … giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân.

Một số thuốc chống trào ngược PPI được dùng phổ biến hiện nay là: Omeprazol, Pantoprazol, Esomeprazol.

2.1.1. Thuốc chống trào ngược Omeprazol

Thuốc chống trào ngược Omeprazol được chỉ định cho các bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày – tá tràng, hội chứng Zollinger – Ellison, dự phòng loét dạ dày do stress và do thuốc chống viêm không steroid.

Liều lượng và cách dùng: 

Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm.

Đường uống:

Khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản liều thường dùng là 20mg / lần, ngày uống 1 lần trong 4 tuần, sau đó có thể điều trị thêm 4 – 8 tuần nữa nếu chưa khỏi hoàn toàn.

Thuốc chống trào ngược Omeprazol cần phải uống lúc đói (trước bữa ăn 1 giờ). Do kém bền trong môi trường acid dạ dày nên người bệnh phải nuốt viên thuốc nguyên vẹn, không được nhai hoặc nghiền ra. 

Đường tiêm, truyền tĩnh mạch

Được dùng cho những bệnh nhân không phù hợp điều trị omeprazol bằng đường uống, natri omeprazol có thể dùng ngắn hạn bằng đường truyền tĩnh mạch với liều tương đương 40 mg omeprazol trong thời gian từ 20 – 30 phút trong 100 ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%. Thuốc PPI cũng có thể được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm.

Tác dụng không mong muốn:

Omeprazol dung nạp tốt, các tác dụng không mong muốn tương đối ít gặp và có  thể hồi phục. 

Omeprazol và các thuốc chống trào ngược trong nhóm thuốc ức chế proton khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do tác dụng ức chế tiết axit dịch vị. 

thuoc-chong-trao-nguoc-1

Thuốc chống trào ngược Omeprazol

2.1.2. Thuốc chống trào ngược Pantoprazol

Chỉ định: 

Trào ngược dạ dày – thực quản. 

Loét dạ dày, tá tràng

Dự phòng loét dạ dày, tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc do stress. 

Hội chứng Zollinger – Ellison. 

Liều lượng và cách dùng:

Cách dùng: 

Pantoprazol được dùng dưới dạng muối natri và dùng mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, có thể trước hoặc sau bữa ăn đều được. Giống như Omeprazol, Pantoprazol cũng bị phá hủy ở môi trường acid nên phải dùng dưới dạng viên bao tan trong ruột nên khi uống pantoprazol phải nuốt cả viên, không được bẻ hoặc nhai làm vỡ viên thuốc.

Liều dùng: 

Khi dùng là thuốc chống trào ngược, liều dùng của Pantoprazol là uống mỗi ngày một lần từ 20 – 40 mg vào buổi sáng, thời gian điều trị là trong 4 tuần hoặc có thể tăng tới 8 tuần nếu cần thiết. 

Tác dụng không mong muốn

Cũng giống như các thuốc ức chế bơm proton khác, Pantoprazol làm giảm nồng độ axit trong dạ dày nên có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. 

>>>Xem thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Quả Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

thuoc-chong-trao-nguoc-3

Thuốc chống trào ngược Pantoprazol

2.1.3. Thuốc chống trào ngược Esomeprazol

Chỉ định:   

Đề phòng và điều trị loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) hoặc do stress. 

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. 

Hội chứng Zollinger – Ellison. 

Xuất huyết do loét dạ dày tá tràng nặng hoặc sau khi điều trị bằng nội soi (để phòng xuất huyết tái phát). 

Liều lượng và cách dùng:     

Cách dùng:

Esomeprazol thường được dùng dưới dạng muối magnesi hoặc natri. Cũng như các thuốc PPI khác, Esomeprazol không ổn định trong môi trường acid, nên được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén hoặc cốm pha hỗn dịch uống chứa các hạt bao tan trong ruột để không bị phá hủy ở dạ dày và tăng sinh khả dụng. Bệnh nhân phải nuốt cả viên thuốc, không được nhai hoặc nghiền nhỏ. 

Tuy nhiên, nếu người bệnh khó nuốt thuốc, có thể mở viên nang ra, đổ các hạt thuốc bên trong viên nang vào một thìa canh nước đun sôi để nguội hoặc nước trái cây (như cam, táo, …) và nuốt ngay lập tức. Thuốc chống trào ngược Esomeprazol cần được uống trước bữa ăn ít nhất 1 giờ.

Liều dùng:

Thuốc chống trào ngược Esomeprazol được dùng với liều như sau: 

uống 40mg / lần, mỗi ngày 1 lần, điều trị trong 4 tuần và có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu cần.Trường hợp nặng có thể tăng liều lên 80 mg/ngày, chia 2 lần. 

thuoc-chong-trao-nguoc-2

Thuốc chống trào ngược Esomeprazol

2.2. Thuốc chống trào ngược kháng histamin H2

Thuốc kháng histamin H2 là thuốc có công thức gần giống với histamin, tác dụng chủ yếu lên các receptor H2 ở dạ dày. 

Thuốc kháng H2 là thuốc không kê đơn, có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị ở dạ dày, làm giảm tiết cả về số lượng và nồng độ axit của dịch vị do đó còn được sử dụng làm thuốc chống trào ngược. Thuốc có thể qua được dịch não tủy, nhau thai và sữa mẹ nên cần thận trọng với phụ nữ có thai và đang cho con bú.

2.2.1.Cimetidin

Cimetidin là thuốc chống trào ngược ức chế cạnh tranh với histamin H2 của tế bào thành dạ dày, làm cho histamin H2 không gắn được vào với receptor của nó. Do đó có tác dụng làm giảm bài tiết và giảm nồng độ axit dạ dày cả khi đói và khi được kích thích bởi thức ăn, insulin, histamin và cafein. 

thuoc-chong-trao-nguoc-4

Thuốc chống trào ngược Cimetidin

Chỉ định

Thuốc chống trào ngược Cimetidin được dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Ngoài ra còn được dùng để điều trị loét dạ dày tá tràng tiến triển, bao gồm cả loét do stress và do thuốc chống viêm không steroid và sử dụng với liều thấp sau khi ổ loét đã lành để giảm tái phát.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng:

Cimetidin có thể dùng cả đường uống và đường tiêm. Dù bằng đường nào, tổng liều cũng không quá 2,4g/ngày. Với người suy thận phải giảm liều, có thể cần giảm liều ở người suy gan. 

Liều dùng:

Khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, Cimetidin được khuyến cáo là có thể dùng với 1 trong 2 liều sau:

Mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 400mg (uống vào mỗi bữa ăn và trước lúc đi ngủ), hoặc mỗi lần 800mg, ngày 2 lần. Thời gian điều trị là từ 4 – 8 tuần.

Tác dụng không mong muốn

Bên cạnh những tác dụng có lợi, thuốc chống trào ngược Cimetidin có thể gây tác dụng phụ. Thường gặp nhất là: 

– Tiêu chảy hoặc các rối loạn tiêu hóa khác.

– Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ngủ gà.

– Khi điều trị trên 1 tháng hoặc dùng liều cao có thể gặp chứng to vú ở đàn ông.

2.2.2. Ranitidin

Ranitidin cũng là thuốc chống trào ngược thuộc nhóm kháng histamin H2, có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày mạnh hơn cimetidin gấp 3 – 13 lần.

thuoc-chong-trao-nguoc-5

Thuốc chống trào ngược Ranitidin

Chỉ định

Điều trị loét dạ dày – tá tràng. 

Trào ngược dạ dày – thực quản. 

Hội chứng Zollinger – Ellison. 

Loét do stress ở đường tiêu hóa trên. 

Chứng khó tiêu. 

Liều dùng và cách dùng:

Trong bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Liều ranitidin uống là 150mg/lần, 2 lần/ngày hoặc 300mg/lần vào buổi tối dùng trong 8 tuần hoặc 12 tuần nếu chưa khỏi hẳn. Với các trường hợp nặng có thể tăng lên 150mg/lần, 4 lần/ ngày cho tới 12 tuần.

Tác dụng không mong muốn

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy tần suất tác dụng không mong muốn của thuốc chống trào ngược Ranitidin vào khoảng 3 – 5% số người được điều trị. Hay gặp nhất là đau đầu, ban đỏ da, chóng mặt, yếu mệt, ỉa chảy,… 

2.2.3. Famotidin

Famotidin có tác dụng ức chế bài tiết axit dạ dày do mạnh gấp 20 – 150 lần so với cimetidin và 3 – 20 lần so với ranitidin

thuoc-chong-trao-nguoc-6

Thuốc chống trào ngược Famotidin

Chỉ định

Loét dạ dày – tá tràng

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. 

Bệnh lý tăng bài tiết ở đường tiêu hóa như hội chứng Zollinger – Ellison (thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả hơn), đa u tuyến nội tiết. 

Làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, khó tiêu do tăng acid dạ dày.

Tác dụng không mong muốn

Thuốc chống trào ngược Famotidin thường dung nạp tốt, không ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc. 

Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng đường uống tương tự như khi dùng đường tĩnh mạch, thường gặp là: Đau đầu, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy. 

Đặc biệt ở trẻ em dưới 1 tuổi, triệu chứng kích động và nôn xảy ra với tần xuất cao, có thể lên tới 14%.

Liều lượng và cách dùng:

Cách dùng: 

Famotidin thường được dùng đường uống, có thể tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm trong bệnh viện cho các trường hợp tăng tiết acid bệnh lý, loét tá tràng dai dẳng hoặc bệnh nhân không uống được. 

Nếu cần, thuốc chống trào ngược Famotidin có thể phối hợp cùng thuốc kháng axit để giảm đau.

Liều dùng:

-Người lớn: Khi điều trị trào ngược mỗi lần uống 20mg, ngày 2 lần trong 6 tuần. 

Khi điều trị duy trì để giảm tái phát: Mỗi lần uống 20 mg, ngày 2 lần.

-Trẻ em 1 – 16 tuổi: Liều khởi đầu: mỗi ngày 1 mg/kg, chia làm 2 lần / ngày. Về sau có thể tăng tới 40mg, ngày 2 lần. 

>>>Xem thêm: 8 Bai Thuoc Dan Gian Chua Trao Nguoc Da Day Nhanh

2.3. Thuốc chống trào ngược Yumangel

Thuốc chống trào ngược Yumangel còn được gọi với một tên khác là thuốc chữ Y. Thuốc được bào chế dưới dạng lỏng và được sử dụng trong điều trị các triệu chứng liên quan đến dạ dày.

Trong thuốc Yumangel có thành phần chính là hoạt chất Almagat có tác dụng giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày, từ đó giúp cải thiện chứng ợ nóng, ợ hơi và kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Ngoài ra, thuốc chống trào ngược chữ Y còn giúp ngăn ngừa các triệu chứng viêm loét dạ dày, đau dạ dày và có khả năng ức chế hoạt động của pepsin trong dạ dày – một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.

 

thuoc-chong-trao-nguoc-7

Thuốc chống trào ngược chữ Y

Chỉ định:

Thuốc chống trào ngược chữ Y được chỉ định cho bệnh nhân bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra còn được dùng để giảm chứng ợ hơi, ợ nóng, nóng rát, khó tiêu, đầy bụng,… gây ra do tăng axit dạ dày.

Những người thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, cà phê, nước có gas, stress,… hay những bệnh nhân đang sử dụng thuốc giảm đau NSAID kéo dài cũng có thể sử dụng thuốc chữ Y để cải thiện chức năng của dạ dày.

Cách sử dụng:

Theo nhà sản xuất khuyến cáo, người bệnh nên uống thuốc chống trào ngược chữ Y trực tiếp, không pha loãng vì sẽ làm giảm nồng độ, ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, thuốc chữ Y cần uống trước bữa ăn 1 – 2 giờ hoặc trước khi đi ngủ.

Liều dùng:

Người lớn: ngày 4 lần, mỗi lần uống 1 gói.

Trẻ em từ 6 – 12 tháng tuổi: một ngày dùng 2 gói.

Tác dụng không mong muốn:

Bên cạnh những tác dụng có lợi thì trong thời gian sử dụng thuốc chống trào ngược chữ Y cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như: tiêu chảy, táo bón, …

Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện hoặc không. Nếu gặp phải các triệu chứng trên hoặc các biểu hiện bất thường khác sau khi dùng thuốc chữ Y, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra và thăm khám để được bác sĩ theo dõi và có biện pháp khắc phục kịp thời. 

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc chống trào ngược an toàn và hiệu quả

Việc điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc chống trào ngược bao giờ cũng phải đi kèm với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Sau đây là một số lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc chống trào ngược:

3.1. Tránh mặc quần áo bó sát

Quần áo quá chật sẽ làm tăng áp lực lên phần bụng và cơ vòng thực quản dưới, tạo điều kiện cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra. Do đó người bệnh nên mặc những trang phục thoải mái, tránh bó sát người để tránh tái phát bệnh .

3.2. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc làm giảm khả năng hoạt động của cơ vòng thực quản, dẫn đến axit từ dạ dày trào lên thực quản. Do đó bỏ thuốc lá cũng là một biện pháp phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày và giúp cho việc điều trị bệnh bằng thuốc chống trào ngược đạt kết quả tốt hơn.

3.3. Thay đổi thói quen ăn uống

Những thói quen ăn uống tốt có thể làm giảm tần suất xuất hiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như:

– Không ăn tối quá muộn, tốt nhất là nên ăn trước 8h tối. Sau khi ăn xong cũng không nên nằm luôn để tránh axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

– Thay đổi tư thế nằm: các chuyên gia cho biết tư thế nằm cũng góp phần quan trọng vào việc làm giảm tần suất các triệu chứng của bệnh trào ngược. Người bệnh nên gối đầu cao khoảng 15cm hoặc kê vai cao 25cm.

– Ăn chậm, nhai kỹ: Cố gắng nhai kỹ và nuốt hết phần thức ăn trong miệng trước khi ăn thêm một phần thức ăn khác. Điều này cũng giúp dạ dày giảm tiết axit hơn.

– Chia nhỏ bữa ăn để tránh ăn quá no. Khi dạ dày chứa quá nhiều thức ăn sẽ tạo điều kiện cho thức ăn cùng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

3.4. Tránh các loại đồ ăn thức uống kích thích trào ngược axit

Thực phẩm giàu chất béo, chiên rán, rượu bia, nước có gas, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và cafein, …. là các thực phẩm không tốt cho dạ dày. Ngoài việc làm tăng áp lực lên dạ dày, chúng còn kích thích dạ dày tăng tiết axit, từ đó làm tăng nguy cơ xảy ra bệnh trào ngược. 

3.5. Bổ sung các loại thực phẩm giúp chống trào ngược

Người bị trào ngược dạ dày cần chú ý đến nguồn thực phẩm được tiêu thụ mỗi ngày. Bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh của thuốc chống trào ngược, cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa.

Các loại thực phẩm tốt, chống trào ngược dạ dày có thể kể đến như: mật ong, nghệ, gừng, cải xanh, bánh mì, yến mạch, …

3.6. Thư giãn, giảm stress

Các bằng chứng cho thấy, giảm căng thẳng và bớt lo âu có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng. Do đó người bệnh nên giữ cho tinh thần lạc quan, tránh stress, nên tham gia hoạt động xã hội, thể thao để tăng cường sức khỏe và có một tinh thần thoải mái.

>>>Xem thêm: Bị Dạ Dày Trào Ngược Và Cách Chẩn Đoán Điều Trị Hiệu Quả

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chống trào ngược được các chuyên gia khuyên dùng. Các loại thuốc này tuy đều có tác dụng chống trào ngược dạ dày thực quản tuy nhiên nó cũng có những tác dụng phụ riêng. Chính vì vậy cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Bên cạnh tạo thói quen ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, người bệnh cần sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ để điều trị hiệu quả hơn và hạn chế tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Tây.

Scuma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin trong củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng gấp 70 Nano Curcumin  thông thường. Từ đó làm tăng hiệu quả chống oxy hóa và làm lành vết loét hơn so với các dạng bào chế khác. 

Tìm hiểu thêm sản phẩm Scuma Fizzy ngay tại đây hoặc liên hệ HOTLINE 18006091 để có một dạ dày khỏe mạnh hơn.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091