Tieu Hoa O Da Day Diễn Ra Như Thế Nào Trong Cơ Thể

Tieu Hoa O Da Day Diễn Ra Như Thế Nào Trong Cơ Thể

Hệ thống tieu hoa o da day là một bộ phận được thiết kế vô cùng đặc biệt với chức năng để tiêu hóa các loại thức ăn, thực phẩm thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể sử dụng được, đồng thời hấp thu các loại protid, lipid, glucid, acid amin và nhiều dưỡng chất khác để đưa đến các cơ quan khác nhằm thực hiện các chức năng chuyên biệt.

1. Hoạt động cơ học của tieu hoa o da day

1.1. Chứa đựng thức ăn

Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, có chức năng chứa đựng thức ăn trong quá trình tieu hoa o da day. Vùng thân dạ dày có khả năng đàn hồi lớn nhất trong các phần của dạ dày.

Nhờ vậy, khi ta nuốt thức ăn vào đến đâu thì thân dạ dày giãn ra đến đó để chứa đựng thức ăn mới nuốt vào mà áp suất trong dạ dày không tăng lên. Từ đó, không làm cản trở cho việc nuốt tiếp thức ăn.

Sau bữa ăn, toàn bộ thức ăn nằm ở vùng thân dạ dày, khối thức ăn này được xếp thành những vòng tròn đồng tâm, phần ăn vào trước nằm ở xung quanh sát thành dạ dày, ngấm dịch vị dạ dày, tan rã dần ra rồi được nhu động của dạ dày chuyển dần xuống hang vị.

Thức ăn tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa

Thức ăn tốt cho dạ dày

Phần ăn vào sau nằm ở trung tâm khối thức ăn, chưa ngấm dịch vị dạ dày sẽ được men amylase của nước bọt tiếp tục tiêu hóa tinh bột chín ngay trong dạ dày.

Khả năng chứa đựng tối đa của dạ dày có thể lên tới 1,5 lít mà lúc này, áp suất trong dạ dày vẫn còn thấp. 

>>>> Xem thêm về: Bị đau dạ dày kiêng ăn gì – Thực đơn phù hợp nhất

1.2. Sự đóng mở của tâm vị

Tâm vị không có cơ co thắt thật sự, nó chỉ được đóng lại nhờ một nếp niêm mạc được đội lên bởi lớp cơ vòng hơi dày lên và được tăng cường nhờ có cơ hoành bao bọc xung quanh, do đó tâm vị không được đóng chặt như môn vị.

Vì vậy, quá trình tieu hoa o da day tại khu vực tâm vị cần sự hỗ trợ nhiều hơn bởi các yếu tố cơ học hoặc hóa học khác để hỗ trợ quá trình đóng hoặc mở lỗ tâm vị.

  • Khi thức ăn bị dồn tới đoạn cuối của thực quản, thức ăn sẽ kích thích làm mở tâm vị đưa thức ăn xuống dạ dày.
  • Xuống đến dạ dày, thức ăn làm môi trường trong dạ dày bớt acid và đây cũng là kích thích làm tâm vị đóng lại cho đến khi môi trường acid trong dạ dày được khôi phục.
  • Nhờ cơ chế này, tâm vị mở ra rồi đóng lại ngay, cho thức ăn vào dạ dày những ngăn cản các chất chứa đựng trong dạ dày trào ngược vào thực quản.
  • Khi tăng bài tiết acid dịch vị như xuất hiện tình trạng viêm, loét dạ dày sẽ làm tâm vị dễ mở, gây hiện tượng ợ hơi, ợ chua.

>>>> Xem thêm bài viết: Ợ hơi ợ chua và những điều cần biết

1.3. Co bóp nhu động và sự tống thức ăn trong suốt quá trình tieu hoa o da day

Co bóp nhu động là những sóng lưu động có tác dụng đầy thức ăn về phía tá tràng. Sự tống thức ăn vào tá tràng phụ thuộc vào cường độ các co bóp nhu động của vùng thân vị, hang vị dạ dày và một phần vào cơ thắt môn vị.

  • Co bóp vùng thân vị

Các co bóp nhu động ở vùng thân vị làm cho dịch vị ngấm sâu vào khối thức ăn, làm tan rã dần phần xung quanh của khối này và đầy chúng xuống vùng hang vị.

Co bóp nhu động vùng thân vị

Co bóp nhu động vùng thân vị

  • Co bóp ở cơ thắt môn vị 

Cơ vòng môn vị dạ dày dày hơn cơ trơn vùng hang vị từ 1,5 đến 2 lần và cơ này luôn ở trạng thái co trương lực nhẹ.

Khi dạ dày không có thức ăn, môn vị hé mở, trước bữa ăn dịch vị tâm lý được bài tiết một ít, rồi được đưa xuống tá tràng, kích thích ngược làm đóng môn vị.

Khi dạ dày có thức ăn, sau thời gian khoảng 1 đến 2 giờ, thức ăn trong dạ dày chịu tác động cơ học là các co bóp nhu động ở vùng thân vị và tác động hóa học là dịch vị sẽ trở thành vị trấp.

  • Co bóp vùng hang vị

Vị trấp có độ axit cao sẽ kích thích làm làm tăng nhu động dạ dày. Các co bóp nhu động hang vị trở nên mạnh dần để đẩy thức ăn xuống môn vị, dồn vị trấp xuống tá tràng (mỗi sóng nhu động của hang vị tống được khoảng vài ml vị trấp vào tá tràng).

Xuống đến tá tràng, vị trấp sẽ kích thích tá tràng gây phản xạ ruột làm môn vị đóng lại ngay. Như vậy, mỗi co bóp nhu động của hang vị vừa là nguyên nhân gây mở môn vị, vừa là nguyên nhân gây đóng môn vị khiến cho thức ăn xuống ruột non từng ít một giúp cho việc tiêu hóa được triệt để.

Do đó, quá trình tieu hoa o da day diễn ra phức tạp và cần rất nhiều khâu, nhiều bước để có thể đưa được từng phần thức ăn xuống đến ruột non để tiếp tục thực hiện quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột non.

>>>>> Xem thêm: Hang vị dạ dày nằm ở đâu trên dạ dày bạn

1.4. Co bóp đói của dạ dày

Bên cạnh những co bóp trương lực và co bóp nhu động khi có thức ăn trong dạ dày, còn có một loại co bóp khác gọi là “co bóp dạ dày lúc đói” xảy ra khi dạ dày trống rỗng. Đó là những co bóp nhu động theo kiểu làn sống.

  • Khi dạ dày không có thức ăn, từng lúc có một co bóp yếu, co bóp này sẽ ngày càng mạnh hơn, sát lại gần nhau hơn tạo thành những cơn co bóp mạnh.
  • Thời gian dạ dày bị rỗng càng kéo dài thì các co bóp đói ngày càng trở nên mạnh hơn.
  • Co bóp đói thường kết hợp với cảm giác đói, nên có thể coi co bóp đói là một tín hiệu quan trọng của ống tiêu hóa để thúc đẩy con người ăn khi cơ thể bị đói.
  • Co bóp đói thường mạnh nhất khi ở những người còn trẻ, khỏe mạnh.
Co bóp đói của dạ dày gây ra cảm giác đói

Co bóp đói của dạ dày gây ra cảm giác đói

Hoạt động cơ học của môn vị phối hợp với chức năng chứa đựng thức ăn và co bóp đói của dạ dày làm cho bạn ăn thành bữa nhưng tiêu hóa và hấp thu gần như liên tục trong cả ngày nhằm cung cấp vật chất bổ sung cho cơ thể liên tục, phù hợp với tiêu hao năng lượng liên tục để phục vụ cho nhu cầu chuyển hóa của cơ thể.

Vì vậy, quá trình tieu hoa o da day thực sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng ở đường tiêu hóa.

1.5. Điều hòa hoạt động cơ học của dạ dày

Tốc độ tống thức ăn khỏi dạ dày được điều hòa bởi các tín hiệu thần kinh và hormon từ dạ dày và tá tràng.

  • Tín hiệu thần kinh từ dạ dày

Tín hiệu từ dạ dày bao gồm các tín hiệu thần kinh và hormon tiêu hóa. Các tín hiệu thần kinh trong dạ dày là các đám rối thần kinh nội tại gồm các hạch Auerback và hạch Meisser.

Các đám rối ngày có bản chất là các hạch phó giao cảm tự động phát xung gây ra co bóp có chu kỳ của dạ dày. Các sợi phó giao cảm đi trong thành phần của dây phế vị, có tác dụng làm tăng trương lực cơ thành dạ dày.

Các sợi giao cảm theo dây thần kinh tạng tới chi phối dạ dày, có tác dụng làm giảm trương lực cơ và giảm co bóp dạ dày.

  • Hormon tiêu hóa
Tieu hoa o da day

Hormon tiêu hóa

Hormon tiêu hóa điều hòa hoạt động cơ học của dạ dày có hai loại.

    • Một là hormon kích thích có tác dụng tăng co bóp dạ dày, thuộc loại này gồm có gastrin, motilin, bombesin.
    • Các hormon ức chế có tác dụng làm giảm trương lực, giảm co bóp của dạ dày, thuộc loại ngày có secretin, CCK, VIP và glucagon.

Hai yếu tố này đều làm tăng lực “bơm môn vị”, điều hòa sao cho lượng thức ăn được tống khỏi dạ dày xuống ruột, do vậy chúng có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu ở ruột non.

  • Tín hiệu thần kinh từ tá tràng

Tín hiệu từ tá tràng là khi có nhiều vị trấp xuống tá tràng sẽ có những tín hiệu gây điều hòa ngược âm tính (cả thần kinh và hormon) để làm giảm trương lực “bơm môn vị” và làm tăng trương lực co thắt môn vị, vì vậy làm giảm lượng vị trấp đi xuống tá tràng.

Các tín hiệu thần kinh của từ tá tràng xuất hiện khi thức ăn vào tá tràng, khối lượng và thành phần của vị trấp sẽ làm tá tràng căng ra, pH của tá tràng sẽ giảm xuống, các sản phẩm phân giải của đạm và mỡ,… sẽ làm cho dịch tá tràng trở nên nhược trương hoặc ưu trương.

Từ đó sẽ kích thích vào thành tá tràng gây ra các phản xạ ruột – dạ dày, có tác dụng ức chế co bóp nhu động vùng hang vị, tăng trương lực cơ thắt môn vị để làm chậm hoặc làm ngừng sự tống thức ăn xuống tá tràng.

Các hormon của tá tràng được tăng bài tiết khi mỡ và các sản phẩm phân giải của protein đi vào tá tràng. Lúc này, tá tràng sẽ bị kích thích, tác động vào các tế bào biểu mô tá tràng và hỗng tràng để tăng bài tiết một số hormon như CCK, secretin, GIP,…

Các hormon này theo máu đến dạ dày ức chế hoạt động của “bơm môn vị” và làm tăng trương lực co thắt cơ môn vị nên cũng làm chậm lại hoặc ngừng sự tống thức ăn xuống tá tràng. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Viêm xung huyết hang vị dạ dày ăn kiêng gì cho tiêu hóa khỏe mạnh

2. Hoạt động bài tiết trong tieu hoa o da day

Dịch tiêu hóa của dạ dày được gọi là dịch vị, đây là sản phẩm bài tiết của các tuyến dạ dày. Dịch vị tinh khiết là một chất lỏng trong suốt, không màu với pH từ 2 đến 3.

Những thành phần chức năng của dịch vị bao gồm các enzym tiêu hóa, các chất vô cơ, các chất nhầy và yếu tố nội.

2.1. Tác dụng của dịch vị trong hoạt động tieu hoa o da day

Tieu hoa o da day

Hoạt động bài tiết trong dạ dày

  • Đầu tiên, tác dụng của nhóm men tiêu hóa

Pepsin hoạt động tốt trong các môi trường có pH khác nhau, nhưng tốt nhất trong môi trường có pH từ 1,6 đến 3,2.

Pepsin sẽ thủy phân các liên kết peptid giữa các acid amin có nhân thơm với một acid amin khác thành các chuỗi polypeptid dài hoặc ngắn khác nhau.

Khi pH của môi trường cao hơn 5, pepsin sẽ chuyển thành dạng không hoạt động.

Giai đoạn đầu của quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, dịch vị bài tiết còn ít, pH trong dạ dày còn cao từ 3 đến 3,5 hoặc cao hơn phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, lượng dịch vị và độ acid của nó.

Khi lượng dịch vị được bài tiết nhiều, pH đạt tới 1,5. Trong giới hạn dao động rộng của pH ở dạ dày, luôn có các loại pepsin thích hợp hoạt động.

Điều này có ý nghĩa lớn giúp cho quá trình thủy phân protid trong dạ dày diễn ra liên tục mà không dị gián đoạn do pH thay đổi.

  • Thứ hai, tác dụng của nhóm các chất nhầy

Nhóm này gồm nhiều glycoprotein, mucopolysaccarid và các sản phẩm tiêu hóa của nó. Các chất nhầy tạo thành một màng dai, mang tính kiềm bao phủ và bảo vệ toàn bộ niêm mạc dạ dày và tá tràng khỏi tác dụng ăn mòn của Hcl và pepsin.

HCl và pepsin gọi là yếu tố phá hủy còn chất nhầy và bicarbonat được gọi là yếu tố bảo vệ.

Người bình thường bài tiết lượng chất nhầy và HCl, pepsin tương đương nhau nên dịch vị có thể tiêu hóa được protid của thức ăn nhưng lại không thể tự tiêu hóa bản thân dạ dày.

Khi bài tiết chất nhầy giảm, niêm mạc dạ dày có thể bị ăn mòn, gây hội chứng viêm loét dạ dày.

>>>>> Xem thêm: Viêm loét dạ dày và cách điều trị không dùng thuốc

Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra một loại xoắn khuẩn là Helicobacter pylori khu trú ở niêm mạc dạ dày, chúng phá hủy lớp chất nhầy và bicarbonat, khiến cho HCl và pepsin tác động và phá hủy niêm mạc dạ dày, hành tá tràng dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng.

Tieu hoa o da day

Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng

  • Thứ ba là yếu tố nội được bài tiết cùng HCl

Đây là mucoprotein có vai trò quan trọng trong việc hấp thu vitamin B12 ở hồi tràng.

Tại dạ dày, yếu tố nội gắn với vitamin B12 trong thức ăn để tạo thành một phức hợp rồi phức hợp này gắn vào chất tiếp nhận đặc hiệu ở màng của tế bào niêm mạc ruột non nằm chủ yếu ở hồi tràng khiến cho vitamin B12 được hấp thu vào máu.

Trong điều kiện chế độ ăn bình thường, có khoảng 80% vitamin B12 được hấp thu theo cơ chế tích cực thông qua tạo phức hợp với yếu tố nội và chỉ khoảng 20% vitamin B12 hấp thu theo cơ chế thụ động.

Khi bài tiết yếu tố nội bị giảm do cắt dạ dày đoạn thân vị sẽ khiến giảm hấp thu vitamin B12 dẫn đến có thể gây ra tình trạng thiếu máu ác tính.

2.2. Điều hòa bài tiết dịch vị

  • Trong cơ thể bình thường, bài tiết dịch vị được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch thông qua các chất trung gian hóa học và dây thần kinh X phân nhánh vào đám rối thần kinh nội tại của dạ dày.
  • Các tuyến ở dạ dày chịu sự điều khiển của đám rối thần kinh Meisser.
  • Do đó, ngoài bữa ăn, dịch vị vẫn được bài tiết tự động, tuy nhiên với thể tích ít và hàm lượng HCl, pepsin thấp, đó là dịch vị cơ sở từ dạ dày vào buổi sáng, trước khi ăn.

Qua bài viết trên, bạn cũng đã biết được tieu hoa o da day là như thế nào. Hãy ăn uống thật khoa học và có chế độ sinh hoạt hợp lý để luôn có một dạ dày thật khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa các nguy cơ và biến chứng của cách bệnh liên quan đến dạ dày trong tương lai. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được đội ngũ bác sỹ, dược sĩ của Scurma Fizzy giải đáp và tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091