Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Nên Ăn Gì Cho Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Nên Ăn Gì Cho Tốt

Sức khỏe luôn là món quà tuyệt vời nhất dành cho mỗi người và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân là cách bạn dành cho mình những điều tốt nhất. Tuy vậy, ngày càng nhiều người có vấn đề về đường tiêu hóa, trong đó tình trạng trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì cho tốt, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu vấn đề đó qua bài viết dưới đây.

1.Trào ngược acid dạ dày là gì và trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

Khái niệm GERD

Khái niệm trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược acid dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị dạ dày bị chảy ngược vào thực quản. Trong đó, thực quản là đường dẫn thức ăn từ miệng vào dạ dày qua lỗ tâm vị. Dịch vị là loại dịch có tính acid cao, dùng để tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Vì thế, khi bị trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản, dịch acid này có khả năng làm cho niêm mạc thực quản bị kích ứng và tổn thương.

Đối với nhiều người, các vấn đề của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, trào ngược acid dạ dày là hiện tượng sinh lý và không ảnh hưởng đến sinh hoạt của cá nhân cũng như phát triển thể chất tự nhiên của cơ thể.

Nếu tình trạng gây ảnh hưởng xấu đến sinh lý bình thường của cơ thể, mức độ bệnh sẽ chuyển sang mức độ bệnh lý. Nếu từ vài ngày đến một tuần mới xuất hiện tình trạng trên là mức độ nhẹ thì tần suất 2 lần một tuần sẽ báo động vì tình trạng bệnh đã trở nặng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy, trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì là câu hỏi rất quan trọng đối với người bị bệnh.

2.Nguyên nhân nào gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản để xem xét trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

nguyen-nhan-gay-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Hình ảnh minh họa của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược acid dạ dày ngược lên thực quản sẽ gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh trong thời gian dài. Mặc dù xảy ra theo chu kỳ và tần suất nhất định, cảm giác khó chịu bứt rứt khiến bản thân cảm thấy không thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì là một câu hỏi không đơn giản một chút nào. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

2.1.Cơ thắt dưới thực quản giảm chức năng

Trong quá trình ăn, cơ thắt dưới thực quản hoạt động giãn ra khi nuốt nhưng sẽ co thắt đóng lại sau khi thức ăn xuống đến dạ dày. Như vậy, dịch dạ dày không thể trào ngược lên thực quản.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ thắt này không giữ chặt liên tục nên giãn ra và có thể làm dịch vị trào ngược lên thực quản. Việc trào ngược lên như vậy không gây ảnh hưởng đến thực quản vì thực quản sẽ tiết thêm dịch nhầy và các ion kiềm để trung hòa acid dịch vị. Từ đó, sự kích thích của acid dạ dày sẽ giảm. Khi cơ thắt này suy giảm chức năng co thắt, bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ rất dễ xuất hiện. Vì vậy, nếu không biết trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì thì cũng không nên tác động quá mạnh lên cơ thắt dưới thực quản để giảm hiện tượng trào ngược này.

>>> Xem thêm ngay: Hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở như thế nào

2.2.Thức ăn lưu giữ lâu hơn tại dạ dày

Một số bệnh lý khiến thức ăn bị lưu giữ lại lâu hơn trong dạ dày. Các chất trong dạ dày sẽ giảm tốc độ vận chuyển xuống ruột non và dẫn đến áp lực bên trong dạ dày tăng lên. Từ đó, xuất hiện áp lực lên lỗ tâm vị và lỗ môn vị trong thời gian dài. Dần dần, lỗ tâm vị sẽ không giữ đủ trương lực cơ nên giãn ra làm trào ngược acid dạ dày lên thực quản. Do đó, không biết trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì thì nên thăm khám và hỏi các chuyên gia, bác sĩ đề có được lời khuyên tốt nhất.

2.3.Thói quen ăn uống không tốt

Xây dựng một thói quen ăn uống tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe đường tiêu hóa của chính bạn. Tuy nhiên, ăn uống không khoa học như ăn quá nó, ăn hoa quả có tính acid hoặc uống nước chanh khi đói hay sử dụng đồ ăn có nhiều dầu mỡ,… khiến cơ thắt thực quản bị tăng áp lực. Về lâu dài, cơ thắt này sẽ dần yếu đi và xuất hiện tình trạng đóng mở không chủ động gây ra tình trạng trào ngược. Vì thế, xem xét việc trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì không đơn giản với nhiều người.

2.4.Stress kéo dài

Stress kéo dài do rất nhiều vấn đề nhưng suy cho cùng đều có hại đến sức khỏe. Thứ nhất, stress làm tăng tiết hormon tuyến vỏ thượng thận là cortisol sẽ có tác dụng không mong muốn như tăng acid, tăng lực co bóp của dạ dày khiến dịch vị bị trào ngược lên thực quản.

Ngoài ra, tình trạng rối loạn nhu động đường tiêu hóa cũng diễn ra khiến các cơ thắt đều nhạy cảm, trong đó có cơ thắt dưới thực quản. Cơ thắt này sẽ bị giãn mở ra thường xuyên và trong khoảng thời gian dài nên khiến dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Do đó, trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì thực sự là một vấn đề cần được giải quyết ngay lúc này từ lời khuyên của các chuyên gia về tiêu hóa và dinh dưỡng.

3.Trào ngược dạ dày nên ăn gì và tình trạng này có những triệu chứng điển hình nào?

3.1.Nóng rát vùng trên thượng vị

Khu ổ bụng chia thành chính phân khu đều nhau, trong đó vùng thượng vị ở dưới xương ức và nằm ở giữa hai bên xương sườn. Tại vị trí này, dạ dày và thực quản nối với nhau qua lỗ tâm vị. Bình thường, lỗ tâm vị sẽ không mở ra.

Khi có thức ăn đi vào thực quản, trước khi đến dạ dày, lỗ tâm vị mở ra theo cơ chế thụ động để đưa thức ăn vào dạ dày rồi sau đó đóng chặt lại. Việc đóng lại này giúp thức ăn không bị trào ngược lên thực quản do nhu động dạ dày hoạt động liên tục để nghiền nát, nhào trộn thức ăn. 

Khi ăn, thức ăn xuống dạ dày sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid. Acid cũng sẽ kích thích lỗ tâm vị mở ra. Điều này khiến việc acid có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản nếu cơ quanh tâm vị không đủ khỏe để đóng kín lỗ. Với người bị trào ngược dạ dày thực quản, các cơ hỗ trợ đóng lỗ tâm vị đều giảm khả năng co cơ trong khi đó acid dịch vị do nhu động dạ dày làm trào ngược lên thực quản khiến vùng ngực của bệnh nhân bị nón rát khó chịu. 

trieu-chung-cua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản nóng rát, khó chịu vùng ngực

Khi bị trào ngược acid dịch vị lên thực quản, niêm mạc thực quản bị kích ứng và đau rát. Vùng da niêm mạc bị tổn thương trực tiếp bởi acid dạ dày do tính bào mòn của acid hydrocloric trong dịch vị. Niêm mạc sẽ chống đỡ lại tình trạng này bằng cách xuất hiện tình trạng viêm sưng nóng đỏ đau âm ỉ. Do đó, hiện tượng ợ nóng sẽ xuất hiện kèm với cảm giác nóng rát khó chịu dọc xương ức lan hướng lên trên cổ.

Trước khi có triệu chứng này, ợ hơi hay ợ chua là hai triệu chứng cần lưu ý. Trong đó, ợ hơi thường xảy ra vào lúc đói còn ợ chua hay xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Hai triệu chứng trên thường đi kèm với nhau nên cảm giác vừa nóng rát họng, vừa thở ra hơi chua trong miệng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vô cùng.

Một điểm cần lưu ý là ba triệu chứng ợ nói trên đều có thể trở nên nặng hơn nếu người bệnh uống nhiều nước trong một lần, ăn no với nhiều thức ăn giàu đạm và mỡ, đầy bụng khó tiêu hóa hoặc vận động cơ thể cúi gập người kể cả khi nằm nghỉ ngơi. Do đó, cần xem xét vấn đề trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì thật kỹ trước khi chế biến món ăn cho bản thân.

3.2.Cảm thấy buồn nôn và dễ bị nôn sau khi ăn và nằm nghỉ

Bình thường, khi ăn bất kỳ thức ăn hay thực phẩm nào, chúng sẽ đi từ miệng vào đến thực quản chạy dọc trước xương sống và đi xuống vào đến dạ dày. Lượng thức ăn đi trước khi vào trong dạ dày sẽ đi qua lỗ tâm vị. Lỗ tâm vị chính là cửa ngõ ngăn cách thực quản và dạ dày. Nhờ hệ thống cơ vòng thực quản và cơ hoành, lỗ tâm vị sẽ đóng lại rất chặt trước và sau khi thức ăn vào trong dạ dày.

Khi xuất hiện tình trạng trào ngược acid dạ dày, cảm giác nóng rát ở họng và dọc thực quản sẽ rất khó chịu và gây kích ứng niêm mạc thực quản tăng co bóp. Đặc biệt, sau khi ăn quá nhiều hoặc ăn xong nằm nghỉ luôn sẽ khiến bạn cảm thấy rất buồn nôn.

Lý do là bởi khi ăn quá nhiều, dạ dày căng giãn hơn mức bình thường khiến các cơ trơn, cơ dọc và cơ vòng dạ dày phải tăng hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh đó, các cơ vòng quanh lỗ tâm vị cũng sẽ tăng áp lực khiến co lại quá mức để tránh thức ăn bị trào ngược. Vì thế, sau một thời gian, cơ vòng sẽ yếu đi khiến thức ăn chưa kịp xuống ruột non sẽ trào ngược lên thực quản kèm theo dịch vị dạ dày. 

Khi thức ăn bị trào ngược như vậy, thực quản bị kích thích ngược chiều nhu động sẽ làm bạn có cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, khi ăn xong và nằm xuống ngay, dạ dày sẽ bị tác động mạnh và thức ăn có xu hướng nằm ngang với thực quản.

Bình thường, ngồi hay đứng, thức ăn trong dạ dày rơi xuống dưới dạ dày nhưng khi nằm ngang thì thức ăn sẽ ngang mức với thực quản. Như vậy, thực phẩm trong dạ dày sẽ có xu hướng tràn ra xung quanh và tràn ngược vào thực quản. Từ đó, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản sẽ xuất hiện.

>>>Tìm hiểu thêm: Điều Trị Và Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Trào Ngược Dạ Dày 

3.3.Khó nuốt thức ăn

Chức năng của thực quản là đường dẫn thức ăn từ miệng đi xuống vào trong dạ dày. Nếu con đường này bị chặn lại hoặc hẹp lại do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây cản trở quá trình vận chuyển thức ăn.  

trieu-chung-cua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như nóng rát vùng ngực, họng, khó nuốt…

Nếu tình trạng trào ngược acid dạ dày chỉ diễn ra với mức độ nhẹ khoảng một lần trong một tuần thì việc ăn uống cũng không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu tần suất tái phát hiện tượng khó nuốt tăng lên nhiều, thực quản sẽ bị phù, sưng nề, tấy đỏ làm cho đường kính của thực quản bị giảm đi. Từ đó, thực quản sẽ giảm khả năng thực hiện chức năng cơ học của mình là vận chuyển thức ăn vào dạ dày. Đồng thời, cảm giác vướng ở vùng cổ sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Trước khi chế biến món ăn, bạn cần tính toán xem bản thân bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì thì hợp lý nhất.

>>> Xem thêm ngay: Cách uống tinh bột nghệ chữa trào ngược dạ dày

3.4.Tức ngực, đau ngực

Cảm giác đau tức ngực xuất hiện ở rất nhiều tình trạng bệnh khác nhau phụ thuộc vào sinh lý và bệnh lý đang xuất hiện trong cơ thể. Triệu chứng này rất có thể bị nhầm lẫn với nhiều triệu chứng của các bệnh liên quan đến tim mạch và hô hấp. Vì vậy, khi có hiện tượng tức ngực, đau ngực xuất hiện, bạn nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám một cách chính xác nhất. 

Đau tức ngực trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến bệnh nhân có cảm giác đè nén, bị ép chặt và thắt lại ở lồng ngực. Nhiều khi, cảm giác này còn lan rộng xuyên ra phía lưng và hai cánh tay khiến cho cơ thể khó chịu và đau đớn ê ẩm. Cảm giác đau này chính là đau ở vị trí đoạn thực quản chạy qua ngực. 

Về cơ chế, triệu chứng này xuất hiện có sự tham gia của các tế bào thần kinh nằm trên bề mặt thực quản. Bề mặt niêm mạc thực quản có rất nhiều các đoạn đầu mút của các sợi dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau. Khi acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản, dịch vị tính acid sẽ gây kích ứng bề mặt niêm mạc thực quản, kích thích vào các đầu mút cảm giác khiến xuất hiện cảm giác đau giống như đau ngực trong các bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp.

3.5.Bị nhiều nước bọt trong miệng

Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản, việc tiết nước bọt cũng giống như người không mắc bệnh. Tuy nhiên, tiết nước bọt trong nhiều trường hợp là vì cơ thể phải chống lại tác động, đặc biệt là vùng thực quản, do acid dạ dày gây ra. Khi lượng acid trào lên trên họng và miệng, các tuyến nước bọt sẽ tăng tiết để lượng dịch nước bọt tiết ra sẽ trung hòa bớt lượng acid đó. Vì vậy, đối với người bị trào ngược acid dạ dày, hiện tượng này sẽ có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn so với người không mắc bệnh.

3.6.Miệng cảm thấy đắng ngắt, ăn uống mất ngon

Trong dạ dày, thông thường thức ăn sau khi xuống đến dạ dày sẽ được ở lại để tiêu hóa rồi sau đó đưa xuống ruột non để trải qua quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. Khi thức ăn xuống đến ruột non thì dịch mật sẽ được tiết ra để phân cắt thức ăn nhỏ hơn nhằm giúp các đoạn ruột non phía sau có thể thực hiện tốt chức năng hấp thu. 

Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản, ngoài việc acid dạ dày có thể bị trào ngược lên thực quản, dịch ruột cũng có thể bị trào ngược lên dạ dày và đi ngược lên thực quản. Lý do có thể dẫn tới chuyện đó là bởi trào ngược acid dạ dày về lâu dài có tác động ảnh hưởng đến thần kinh dạ dày. Qua thời gian, các dây thần kinh dạ dày bị rối loạn khiến lỗ môn vị mở ra quá mức làm dịch mật trào ngược lên dạ dày.

Khi dạ dày có dịch mật cùng với tình trạng trào ngược acid dạ dày, dịch mật theo đó bị trào ngược lên thực quản. Khi dịch mật và dịch vị trào lên miệng thì người bệnh sẽ có cảm giác miệng sẽ đăng đắng và khi ăn uống sẽ cảm thấy không ngon miệng.

3.7.Đau họng và ho thường xuyên

Đa số người Việt Nam đều thường xuyên bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp điển hình như đau họng, ho nhiều, sổ mũi hoặc nghẹt mũi hay hắt xì hơi. Lý do là bởi Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi để các bệnh về đường hô hấp phát sinh quanh năm.

Tuy nhiên, các triệu chứng như đau họng, khản giọng hay ho nhiều đờm của bệnh về đường hô hấp có thể bị nhầm lẫn với tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Do acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản và chảy tiếp xúc vào dây thanh quản làm cho dây thanh quản bị kích ứng và tổn thương. Cấu trúc của niêm mạc thanh quản cũng có điểm giống như thực quản, nhưng lại có cấu trúc yếu hơn nên rất dễ xuất hiện tình trạng sưng viêm. Vì thế, người bệnh sẽ bị ho liên tục, có thể ho nhiều dẫn đến khản giọng, mất tiếng. Nghiêm trọng hơn là khó nói và chuyển thành ho khan, ho có đờm.

4.Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

4.1. Sử dụng các loại thức ăn nhiều tinh bột như bột yến mạch hay bánh mì

Tinh bột là thực phẩm thiết yếu cho mỗi người. Mỗi ngày, bạn nên ăn lượng tinh bột vừa đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, với vấn đề trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, tinh bột từ bột yến mạch hay bánh mì hoặc trong cơm ăn hằng ngày cũng giúp hạn chế lượng acid dư thừa. Từ đó, bạn sẽ hạn chế được những thương tổn có thể xuất hiện trong ngày. Lưu ý một điều nhỏ là nên sử dụng nhiều tinh bột vào buổi sáng để giúp hấp thu tốt lượng acid đang thừa trong dạ dày vì một đêm ngủ dài vẫn có hiện tượng tiết acid dạ dày.

4.2. Chế biến thêm nghệ hoặc gừng trong món ăn hằng ngày

Nghệ hay gừng đều là các loại phụ gia, gia vị đường sử dụng hằng ngày trong các bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết đến các tác dụng chăm sóc và chữa bệnh của nghệ và gừng. Hai loại thực phẩm này chứa rất nhiều thành phần có tính kháng viêm tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm được tinh chế và chiết xuất các dược chất từ nghệ, trong đó có hoạt chất curcumin làm tăng hiệu quả chữa bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

>>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Nam Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Bạn Đã Biết Hay Chưa

4.3. Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ

Bên trong rau xanh luôn có rất nhiều chất xơ và carbohydrat. Các thành phần này giúp hấp thu bớt lượng acid có trong dạ dày và làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, sử dụng các loại đậu, đỗ còn chứa thêm nhiều acid amin cần thiết cho sức khỏe. Các loại đỗ, đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đỗ đen,… là những loại thực phẩm dễ mua và dễ tìm nên hãy thường xuyên sử dụng các loại đậu này.

Thực phẩm nhiều chất xơ

Bổ sung chất xơ rất tốt cho sức khỏe

4.4. Bổ sung thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa

Đạm là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và cần được bổ sung hằng ngày qua các loại thực phẩm như thịt, cá, rau cải xanh,… đều hạn chế được những tác động của acid dạ dày nhờ lượng đạm dồi dào và rất dễ tiêu hóa. Như vậy, lượng acid dịch vị sẽ được tiết ra ít hơn và hạn chế được tình trạng này tái phát thường xuyên. Mặc dù vậy, khi đói, bạn không nên ăn mà cần sử dụng trong bữa ăn hằng ngày bởi tiêu hóa đạm không kèm các thức ăn khác sẽ không cải thiện được hiện tượng trào ngược acid dạ dày.

4.5. Uống sữa ấm 

Sữa là một thực phẩm tuyệt vời và rất tốt cho sức khỏe của bạn. Trong sữa, các chất dinh dưỡng đều rất dễ hấp thu, tiêu hóa và đặc biệt là có khả năng làm trung hòa lượng acid có trong dạ dày. Khi uống, nên dùng sữa ấm và uống sau bữa ăn khoảng 2 giờ vì sữa lạnh sẽ gây kích ứng dạ dày làm hiện tượng trào ngược xuất hiện. Bên cạnh đó, không nên uống sữa ngay sau khi ngủ dậy hoặc lúc bụng đang đói.

 

Trên là những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà bạn nên quan tâm để xây dựng một chế độ ăn tốt cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Trào ngược dạ dày nên ăn gì sẽ không còn là một câu hỏi khó đối với bạn sau khi đọc xong bài viết này. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được đội ngũ bác sỹ, dược sĩ của Scurma Fizzy giải đáp và tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091