Trào Ngược Họng Thanh Quản, Tìm Hiểu Bệnh Cùng Chuyên Gia

Trào Ngược Họng Thanh Quản, Tìm Hiểu Bệnh Cùng Chuyên Gia

Trào ngược họng thanh quản là một bệnh lý thường gặp trong trong Tai – Mũi – Họng. Bệnh diễn biến thầm lặng, kéo dài, gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống. Tìm hiểu về bệnh trào ngược họng thanh quản sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết, phát hiện bệnh kịp thời để có thể điều trị đúng cách và có những phương án thay đổi lối sống, chế độ ăn uống phù hợp, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy cùng cùng tìm hiểu về bệnh trào ngược họng thanh quản cùng Scurma Fizzy và chuyên gia đầu ngành qua bài viết dưới đây nhé!

Trào ngược họng thanh quản - Tìm hiểu bệnh trào ngược họng thanh quản cùng chuyên gia

Trào ngược họng thanh quản – Tìm hiểu bệnh cùng chuyên gia

 

1.Giới thiệu PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, Nguyên trưởng khoa Tai – Mũi – Họng  trẻ em.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh là một chuyên gia trong ngành tai – mũi – họng. PGS thường giữ vị trí cấp cao trong nhiều năm và có chuyên môn sâu, chẩn đoán lâm sàng cực kỳ chính xác. Bên cạnh đó, PGS còn tham gia nhiều đề tài cấp bộ như: nghiên cứu chất lượng và hiệu quả của vaccine nhiễm khuẩn đường hô hấp, nghiên cứu nguyên nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp, nghiên cứu cơ cấu bệnh Tai – Mũi – Họng ở trẻ em…

Trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày do VTV2 phát sóng, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh đã cung cấp cho khán thính giả rất nhiều những thông tin bổ ích về bệnh trào ngược họng thanh quản

2.Trào ngược họng thanh quản là gì?

Trào ngược họng thanh quản (Laryngopharyngeal Reflux) viết tắt là “LPR” còn được gọi là viêm thanh quản trào ngược, viêm thanh quản sau, trào ngược ngoài thực quản,…

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh “Trào ngược họng thanh quản xảy ra khi dịch dạ dày trào lên cao, vượt qua thực quản lên họng, thanh quản thậm chí lên đến tận miệng, các xoang.” Các tế bào ở vùng hầu họng, thanh quản không có khả năng tự bảo vệ trước tác động của acid và pepsin trong dịch vị dạ dày nên khi bị trào ngược sẽ gây ra kích ứng, gây viêm. Từ đó, dẫn đến hàng loạt các tổn thương ở vùng hầu họng, thanh quản, các cơ quan hô hấp trên.

3.Nguyên nhân gây ra trào ngược họng thanh quản

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết: ” Thức ăn khi được đưa vào miệng sẽ xuống cổ tới thực quản và từ thực quản xuống dạ dày. Thực quản của chúng ta dài khoảng 25cm. Mỗi lần nuốt, các cơ tròn của thực quản có nhiệm vụ bóp thức ăn xuống, khi thức ăn xuống hết dạ dày thì cơ thắt thực quản lập tức sẽ khép lại. Thức ăn nằm trong dạ dày sẽ được tiêu hóa.

Ở người bệnh trào ngược họng thanh quản vì một lý do nào đó cơ thắt thực quản sẽ hoạt động không bình thường, cơ này bị giãn ra làm dịch vị trào ngược lên vùng thực quản và vùng họng từ đó sẽ dẫn tới các bệnh lý ở họng, thanh quản.”

4.Các triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược họng thanh quản

Khác với trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thường gây ra các triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ hơi... , trào ngược họng thanh quản (LPR) thường diễn biến thầm lặng. Các triệu chứng khởi phát khi niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với dịch vị dạ dày thời gian dài.

  • Globus: Bệnh nhân có cảm giác như có một vật thể bị mắc kẹt trong cổ họng. Bệnh nhân không cảm thấy đau, thường xuyên có cảm giác vướng víu, khó chịu kéo dài dai dẳng khi nhiều khi ít, chạy lên chạy xuống nhưng siêu âm thì không thấy gì bất thường.
  • Tằng hắng: Vùng hầu họng viêm nhiễm khiến bệnh nhân thường có cảm giác ngứa họng muốn tằng hắng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương dây thanh âm, lâu ngày có thể gây rối loạn giọng nói.
  • Khàn giọng, giọng yếu: Người bệnh thường khàn giọng vào mỗi buổi sáng, giọng nói thường yếu ớt, hay hụt hơi khi nói. Nguyên nhân là dây thanh quản tiếp xúc nhiều với dịch vị dạ dày sẽ bị tổn thương và ảnh hưởng đến âm sắc.
  • Vướng họng, khó nuốt: Dịch vị trào ngược lên vùng họng gây sưng tấy, viêm nhiễm, gây tổn thương niêm mạc thực quản hình thành nên mô sẹo, làm thu hẹp đường kính thực quản. Bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, vướng víu ở cổ họng. Khi bệnh nhân nuốt nước bọt, nuốt thức ăn thường có cảm giác đồ ăn bị dừng lại phía sau xương ức ngay khi nuốt.
  • Ho mãn tính: Người bệnh trào ngược họng thanh quản thường ho liên tục kéo dài vài tuần hoặc có những trường hợp lâu hơn. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp dễ đến chẩn đoán sai bệnh làm quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Trào ngược họng thanh quản - Tìm hiểu bệnh trào ngược họng thanh quản cùng chuyên gia

Ho mãn tính là một dấu hiệu của bệnh

  • Trào ngược xảy ra về bên phải, vào ban ngày: Khác với trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thường xảy ra chủ yếu vào ban đêm, bệnh nhân LPR thường xuất hiện trào ngược bên phải vào ban ngày khi đang nằm hoặc cúi xuống ngay sau khi ăn hoặc sau một bữa ăn quá no, nhiều gia vị.
  • Nóng rát trước ngực: Triệu chứng này ít khi xảy ra. Người bệnh có thể cảm giác đau tức, nóng rát trước ngực; cơn đau thường kéo dài, âm ỉ hoặc dữ dội. Việc này là do acid trào ngược kích thích các đầu mút hệ thần kinh trên niêm mạc thanh quản gây nên cảm giác đau tức.
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: khó thở, đờm nhiều, hay ho khạc, hơi thở hôi, đắng miệng…

>>>Xem thêm: Cơ Chế Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản – 6 Vấn Đề Hữu Ích Bạn Nên Biết

5.Bệnh trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược họng thanh quản gây ra rất nhiều phiền toái, làm giảm chất lượng cuộc sống. Hơn nữa nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh:

  • Rối loạn hô hấp: trào ngược họng thanh quản gây ho kéo dài, khó thở
  • Viêm họng, viêm phổi, viêm thanh quản tát phát liên tục: pepsin trong dịch dạ dày phá hủy yếu tố bảo vệ là lớp chất nhầy làm acid, dịch mật tiếp xúc và phá hủy niêm mạc. Lâu ngày, cổ họng sẽ bị phù nề, tổn thương nghiêm trọng.
  • Sẹo ở cổ họng, thanh quản: Niêm mạc ở cổ họng và thanh quản tiếp xúc với dịch vị sẽ bị kích ứng, tổn thương, viêm nhiễm lâu ngày hình thành nên các mô sẹo, ảnh hưởng đến hô hấp.
  • Áp xe hầu họng: tình trạng viêm nhiễm lâu ngày có thể hình thành những ổ áp xe vùng hầu họng. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm mà bệnh nhân cần lưu ý.
  • Ảnh hưởng đến chức năng phổi, làm các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản ngày càng nặng thêm. Điều này là do acid dịch vị dạ dày có thể trào ngược qua khí quản.
  • Ung thư vòm họng và thanh quản: Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân trào ngược họng thanh quản nên điều trị để tránh xảy ra ung thư.
  • Ở trẻ em, trào ngược họng thanh quản có thể gây ra nôn trớ, thở khò khè, chán ăn, quấy khóc, chậm hoặc không tăng cân…
  • Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể gặp: loét niêm mạc, viêm tai giữa, viêm mũi xoang…

>>>xem thêm: Hội Chứng Trào Ngược Họng Thanh Quản Có Nguy Hiểm Không ?

6.Các phương pháp chẩn đoán trào ngược họng thanh quản

  • Nội soi: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và có giá trị chẩn đoán cao. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm, nhỏ, có gắn camera ở đầu ống để quan sát những tổn thương vùng họng, thanh quản, từ đó đưa ra các chẩn đoán chính xác.
  • Kiểm tra pH 24h: Được chỉ định với bệnh nhân trào ngược, có kết quả nội soi bình thường. Bác sĩ sẽ đo lượng acid có trong họng, thực quản trong vòng 24h, qua đó sẽ có những kết luận chính xác về bệnh.

7.Điều trị trào ngược họng thanh quản

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết: 

“Khác với trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược họng thanh quản đòi hỏi liệu trình điều trị với thuốc kéo dài liên tục từ 3-6 tháng. 

Các loại thuốc này chủ yếu là các loại thuốc làm giảm lượng acid trong dịch dạ dày. Tuy nhiên, với trào ngược họng thanh quản, ngoài loại acid gây hại cho niêm mạc họng thanh quản, thì còn 1 thành phần khác là men pepsin cũng tham gia phá hủy tế bào niêm mạc họng thanh quản. Điều đáng nói là cho tới nay men pepsin vẫn chưa có thuốc làm giảm. Do vậy, điều trị họng thanh quản bắt buộc phải kết hợp dùng thuốc giảm acid trong dịch trào lên, đồng thời thực hiện các biện pháp không dùng thuốc để ngăn cơn trào ngược xảy ra đưa men pepsin lên họng thanh quản.”

7.1.Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid là dược phẩm có công dụng giúp trung hòa acid HCl ( dịch vị của dạ dày). Thuốc kháng acid còn có vai trò như một chất đệm làm tăng độ pH từ đó giảm tính acid của dạ dày. Acid dạ dày là nguyên nhân chính gây nên bệnh trào ngược họng thanh quản. Chính vì thế, chỉ cần lượng acid dạ dày được kiểm soát thì người bệnh có thể thoát khỏi bệnh.

Trào ngược họng thanh quản - Tìm hiểu bệnh trào ngược họng thanh quản cùng chuyên gia

Thuốc kháng acid được dùng trong điều trị bệnh

 

Một số loại thuốc kháng acid thường sử dụng phổ biến hiện nay: Thuốc ức chế bơm proton (Nexium, pantoprazole,…), Antacids (phosphalugel, varogel…), Thuốc ức chế thụ thể H2 (Cimetidin, ranitidine…)

  • Thuốc hỗ trợ nhu động ruột (Prokinetics)

Thuốc hỗ trợ nhu động ruột có tác dụng tăng nhu động thực quản, tăng áp lực cơ vòng thực quản dưới, hỗ trợ dạ dày co bóp, làm trống dạ dày, có tác dụng thúc đẩy sự lưu thông của hệ tiêu hóa.

Một số loại thuốc hỗ trợ nhu động ruột thường được sử dụng: Domperidone, bethanechol, metoclopramide, bromopride…

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Sucralfate)

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Sucralfate sẽ hình thành một lớp bao phủ, bao bên ngoài vết viêm, loét, khu vực dạ dày bị tổn thương bằng cách tạo một phức hợp với albumin và fibrinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét. Lớp phủ này có vai trò như một hàng rào ngăn cản tác dụng của acid, pepsin và dịch mật. Dạ dày khỏe mạnh sẽ góp phần cải thiện bệnh  trào ngược họng thanh quản đáng kể.

Lưu ý: Liệu trình điều trị các thuốc trên kéo dài 3-6 tháng. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ.

7.2.Điều trị không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc, một lối sống khoa học, một chế độ ăn lành mạnh là vô cùng cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh. Thông thường nếu bệnh nhân kết hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống từ 1-3 tháng sẽ thấy các triệu chứng bệnh cải thiện rõ rệt.

7.2.1.Thay đổi lối sống

  • Duy trì cân nặng ổn định: Tình trạng thừa cân, béo phì gây gia tăng áp lực trong dạ dày lên cơ thắt thực quản từ đó làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Không mặc quần áo quá chật: điều này gây chèn ép các cơ thắt thực quản, làm bệnh ngày càng nặng hơn
  • Không hút thuốc: Nicotin trong thuốc lá rất có hại cho dạ dày.
Trào ngược họng thanh quản - Tìm hiểu bệnh trào ngược họng thanh quản cùng chuyên gia

Người bệnh không nên hút thuốc

  • Giữ tinh thần thư giãn

+Lo lắng, stress là một trong những nguy cơ lớn gây bệnh và làm bệnh thêm trầm trọng. Căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến mất cân bằng chức năng dạ dày làm dạ dày tăng tiết acid.

+Người bệnh nên có biện pháp giải tỏa stress, cân bằng lại tinh thần sau giờ làm việc.

  • Tập luyện thể dục thể thao

+Duy trì thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng để chống lại bệnh.

+Nên tập một số bài tập nhẹ nhàng không tác động nhiều đến vùng bụng như yoga, đi bộ…

+Tránh tập ngay sau khi ăn và duy trì cường độ vừa phải.

+Thời điểm thích hợp là sáng sớm hoặc sau ăn 2 tiếng.

  • Tư thế ngủ

+Khi ngủ, nên nằm gối cao, kê cao đầu giường. Việc này giữ đầu và vai cao hơn dạ dày sẽ giúp dạ dày bớt áp lực.

+Tư thế được khuyến cáo là nên nằm nghiêng bên trái vì trào ngược họng thanh quản thường gây tổn thương về bên phải.

  • Ăn đúng cách

+Nên có sổ ghi chép lại sự liên quan giữa thức ăn và triệu chứng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với từng bệnh nhân.

+Nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm thiểu lượng thức ăn cần tiêu hóa.

+Ngừng ăn bữa tối ít nhất là 3 giờ trước khi đi ngủ.

+Ăn đúng và đủ bữa, tránh bỏ bữa.

+Không ăn quá no hoặc quá đói.

+Ăn chậm và nhai kỹ.

+Nhai kẹo cao su sau khi ăn để tăng tiết nước bọt và trung hòa acid dịch vị.

+Nên vận động nhẹ nhàng sau ăn để tránh thức ăn trong dạ dày nén ép lên cơ thắt thực quản.

7.2.2.Chế độ ăn uống cho người bệnh

  • Những thực phẩm người bệnh trào ngược họng thanh quản nên ăn

+Trái cây chứa ít acid

Tránh các trái cây chứa nhiều acid như cam, quýt. Người bệnh nên ăn các loại trái cây như táo, chuối, dưa hấu….

Chất xơ có trong táo, chuối, dưa hấu, nho, mận… giúp hòa tan nhóm chất béo trong ruột, làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn.

Người bệnh nên ăn dưa hấu

Người bệnh nên ăn dưa hấu

+Rau xanh

Vitamin và khoáng chất trong rau xanh rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nên bổ sung nhiều rau xanh dạng luộc vào khẩu phần ăn của bệnh nhân. Đặc biệt, bông cải xanh được khuyến cáo cho người bệnh trào ngược họng thanh quản vì nó chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, vitamin C, vitamin K, chất sắt, kali… tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bắp cải cũng là một lựa chọn hoàn hảo để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên chỉ nên ăn bắp cải vừa chín tới vì các thành phần có lợi trong bắp cải thường bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

+Nghệ

Hàm lượng curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm, giảm đau và phòng ngừa trào ngược. Hơn nữa, nghệ còn có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

+Các loại đậu

Người bệnh nên bổ sung các loại đậu trong thực đơn

Bổ sung các loại đậu trong thực đơn

Nguồn chất xơ dồi dào trong đậu giúp trung hòa acid dịch vị. Trong các loại đậu còn chứa một lượng lớn khoáng chất, vitamin, amino acid giúp ổn định hoạt động của dạ dày và cải thiện sức khỏe đường ruột. Nên bổ sung các loại đậu như đậu xanh, đậu nành…

+Lòng trắng trứng

Hàm lượng protein, canxi, lecithin, acid amin trong lòng trắng trứng hỗ trợ làm lành vết thương, tái tạo tế bào và kiểm soát acid dịch vị.

+Bột yến mạch

Yến mạch rất tốt cho người bệnh

Yến mạch rất tốt cho người bệnh

Bột yến mạch không chỉ được sử dụng để làm đẹp mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh trào ngược rất tốt. Chất xơ và tinh bột trong thực phẩm này giúp trung hòa acid dịch vị từ đó giảm thiểu các triệu chứng trào ngược. Nên dùng yến mạch vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời trung hòa lượng acid dư thừa sau một đêm ngủ dài.

+Sữa

Sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, rất dễ tiêu hóa lại còn có khả năng trung hòa acid dịch vị. Tuy nhiên không nên uống sữa khi vừa ngủ dậy hoặc lúc bụng rỗng và nên sử dụng sữa ấm.

+Bánh mì

Bánh mì có khả năng hút acid dịch vị, giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Người bệnh trào ngược nên ăn bánh mì

Người bệnh trào ngược nên ăn bánh mì

+Thịt nạc

Các loại thịt nạc như thịt gà, thịt bò… rất giàu protein, ít chất béo nên có lợi với dạ dày. Nên chế biến hấp hoặc luộc và loại bỏ phần da, mỡ không tốt cho người bệnh

+Chất béo tốt

Chất béo không bão hòa, omega 3,6 nên được bổ sung cho người bệnh để tăng cường sức khỏe cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Chất béo tốt có trong quả óc chó, bơ, dầu ô liu…

  • Những thực phẩm người bệnh trào ngược họng thanh quản không nên ăn

+Thức ăn, gia vị cay nóng: Tỏi, ớt, sa tế, mù tạt… là những gia vị gây kích thích dạ dày, tăng cảm giác nóng rát cho dạ dày. Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm này để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng

Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng

+Chất béo xấu: Thức ăn nhanh, mỡ động vật, đồ chiên rán… khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó dẫn đến tăng áp lực cho dạ dày, hiện tượng trào ngược cũng dễ dàng xảy ra hơn.

+Chất kích thích: Đồ uống có cồn, cà phê… chứa cafein tác động lên cơ thắt thực quản làm tăng tiết acid khiến bệnh ngày càng tiến triển nặng. 

+Trái cây nhiều acid: Cam, quýt, bưởi… là những thực phẩm bạn nên tránh nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. Các thực phẩm này không những kích thích tăng tiết acid mà còn gây bào mòn niêm mạc dạ dày.

+Thực phẩm cứng dai như thịt nhiều gân, sục khiến dạ dày làm việc vất vả, co bóp khó khăn hơn.

>>>Xem thêm: Hội Chứng Dạ Dày Thường Gặp Hiện Nay Và Cách Phòng Ngừa

Bài viết là những chia sẻ của các bác sĩ, chuyên gia về những kiến thức cơ bản của bệnh trào ngược họng thanh quản. Hi vọng qua bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh gây nên nhiều phiền toái này. Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích về bệnh dạ dày tại đây hoặc liên hệ HOTLINE 18006091 để được đội ngũ y bác sĩ Scurma Fizzy tư vấn miễn phí nhé!

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091