Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Bụng Và Những Điều Cần Biết

Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Bụng Và Những Điều Cần Biết

Vấn đề tiêu hóa của trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh là một trong rất nhiều vấn đề mà các bà mẹ quan tâm. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất là đầy bụng ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này làm trẻ khó chịu, quấy khóc kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu thêm về bệnh lý này để có phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị đầy bụng khoa học và hiệu quả nhất nhé!

1. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là gì?

Ở trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa lúc này chưa hoàn thiện hoàn toàn và còn rất yếu. Thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa thay thế, đây đều là những dưỡng chất dễ hấp thu và tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé chỉ mới bắt đầu làm quen với dinh dưỡng từ bên ngoài, hệ tiêu hóa sẽ bắt đầu tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và bài tiết các chất cặn bã. Đây là giai đoạn bé có thể mắc phải rất nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa như nôn trớ, ói mửa, tiêu chảy, đầy bụng,…

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là triệu chứng thường gặp nhưng khiến rất nhiều bà mẹ phải lo lắng. Trẻ bị đầy bụng ở giai đoạn này hầu hết là đầy hơi, dạ dày chứa quá nhiều khí. Khi bé khóc, bú hoặc ngậm núm vú giả sẽ nuốt không khí theo vào làm dạ dày bé căng đầy khiến bé khó chịu và quấy khóc.

Mặt khác, những trẻ dưới một tuổi, hệ tiêu hóa của bé vẫn đang là hệ tiêu hóa sơ sinh do đó khi các bà mẹ bắt đầu cho bé làm quen với việc tăng lượng sữa hay sau 6 tháng bắt đầu ăn dặm đều cần phải chú ý đến hệ tiêu hóa của trẻ. Việc thức ăn tăng lên khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn dễ sinh ra khí, hay việc không kiểm soát lượng thức ăn của trẻ cũng dễ dẫn đến trẻ bị đầy bụng.

>>> Xem thêm: Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu An Toàn, Đơn Giản Tại Nhà

2. Những dấu hiệu thường gặp khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, dạ dày của trẻ sẽ chứa khá nhiều khí, những khí này đơn giản chỉ là khí ngoài không khí nhưng đôi khi nó có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn và gặp nhiều vấn đề khó chịu khác nhưng cơ bản bé sẽ khóc rất nhiều. Ngôn ngữ giao tiếp chính của trẻ sơ sinh khi gặp vấn đề đó là khóc, một số bà mẹ đôi khi khá chủ quan khi trẻ khóc và nghĩ đó là điều bình thường mà không chú ý đến những biểu hiện nhỏ kèm theo của trẻ. Nếu để tình trạng đầy bụng của trẻ sơ sinh kéo dài sẽ gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác vậy nên cần tìm những dấu hiệu cơ bản khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng để phòng tránh và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng gồm:

  • Quấy khóc liên tục, đặc biệt là bé khóc ngay cả khi em bé không đói, mệt hoặc khó chịu vì vấn đề bài tiết.

Khi trẻ bị đầy hơi, khí trong dạ dày sẽ tạo thành các bong bóng nhỏ phát triển trong dạ dày hoặc ruột của trẻ có thể gây ra áp lực và khiến trẻ đau bụng. Nhiều trẻ sơ sinh đầy hơi không bị khó chịu, nhưng một số trẻ sẽ bồn chồn và không thể ngủ hoặc quấy khóc hàng giờ cho đến khi chúng đã hết đầy hơi chướng bụng.

dấu hiệu trẻ khó chịu, quấy khóc

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi có biểu hiện quấy khóc liên tục

  • Trẻ hay cong lưng, nâng chân

Khi trẻ quấy khóc và thực sự không thoải mái, hay vặn vẹo và co chân lên, thì có thể trẻ đã bị đầy hơi và khí trong dạ dày không chịu đi ra ngoài khiến trẻ khó chịu. Bên cạnh đó việc đạp chân cũng sẽ khiến một phần nào đó khí trong dạ dày dễ tống ra ngoài khiến bé dễ chịu hơn.

  • Bụng của trẻ phình trướng hơi

Khi trẻ sơ sinh nuốt phải quá nhiều không khí, chúng sẽ gây cản trở hoạt động của dạ dày và ruột. Lúc này, áp lực lên dạ dày và ruột, gây sưng chướng bụng do đó trẻ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng sẽ khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn thậm chí có thể khiến bé đau thắt ngực.

  • Ợ hơi, xì hơi liên tục, dễ nôn trớ hoặc có thể biếng ăn

Lượng khí trong dạ dày quá nhiều và việc đào thải là rất cần thiết. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này tuy chưa hoàn thiện nhưng nó cũng đã sinh ra một số phản ứng để tự vệ cơ bản. Ợ hơi giúp một số khí thoát ra khỏi dạ dày ngay từ sớm, và phần khí còn lại sẽ được tống ra nhờ nhu động ruột, nó sẽ đi từ đại tràng đến trực tràng bằng cách đánh rắm. Khi lượng khí chiếm phần lớn không gian của dạ dày khiến bé cảm thấy no hơi và không còn cảm giác đói hoặc thèm ăn, bé trở nên biếng ăn hơn khi bị đầy bụng. Các bé cũng sẽ không phản kháng được khi mẹ cho ăn vì sợ bé đói, điều này làm dạ dày bé căng trướng hơn do đó bé dễ nôn trớ.

trẻ-sơ-sinh-bị-đầy-bụng3

Trẻ bị nôn trớ thường xuyên

Đối với một số trẻ nhạy cảm với sự căng trướng của ruột, ngay cả lượng khí bình thường cũng có thể gây khó chịu cho bé. Điều này có thể giải thích bởi trẻ em (và cả người lớn) đều có những ngưỡng đau riêng. Vậy nên không thể chủ quan hay quá lơ là trong chế độ ăn và cả những biểu hiện dù nhỏ của trẻ sơ sinh và không nên quy chụp khẩu phần ăn của các bé về cùng một lượng.

Tại sao trẻ sơ sinh bị đầy bụng?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có hệ tiêu hóa như người lớn nhưng chưa hoàn thiện về cả cấu tạo và chức năng. Đặc biệt là ở những trẻ đang trong 13 tuần đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ lúc này đang học cách hoạt động độc lập mà không còn phụ thuộc cơ thể của mẹ.

Ở trẻ sơ sinh, enzym ở tuyến nước bọt chưa được biệt hóa một cách rõ ràng, hệ vi sinh vật đường ruột cũng còn nhiều thiếu sót, chúng cần thời gian khoảng 3 – 4 tháng để có thể hoàn thiện. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa đặc biệt là trẻ bị đầy bụng.

>>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Những Điều Cần Lưu Ý

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng (chướng bụng) là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, kèm theo đó là những triệu chứng như chán ăn, bỏ bú, nôn trớ, bụng căng phồng và cứng,… Những triệu chứng này sau thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ.

Chúng ta cần phải biết được những nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này ở trẻ để có thể có những biện pháp xử lý hợp lý và hiệu quả. Những nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng là:

3.1. Chế độ dinh dưỡng của bé chưa hợp lý

Nhiều mẹ cho bé ăn dặm khá sớm, lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện và kèm thêm thiếu nhiều vi lợi khuẩn đường ruột làm tình trạng tiêu hóa thức ăn của bé không hoàn toàn. Lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết sẽ làm cho bé đầy bụng và biếng ăn. Phân của bé có biểu hiện khác lạ, liên tục nhiều ngày ở trạng thái lỏng, sệt và màu phân biến đổi.

Tất cả trẻ sơ sinh thường sử dụng sữa (có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức) như bữa ăn hằng ngày của mình. Nhưng không phải ở trẻ nào cũng có đầy đủ enzym để tiêu hóa hết lượng protein trong sữa đặc biệt là sữa công thức. Tình trạng này sẽ dẫn đến tình trạng nôn trớ, biếng ăn, đầy bụng và khó tiêu,…. Đặc biệt trong sữa sẽ có thành phần đường lactose – một trong những loại đường khó tiêu và khi được nạp với một lượng lớn sẽ gây quá tải và đầy bụng cho trẻ.

Với những trẻ bú mẹ, thì khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sữa bé bú. Nếu mẹ sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu (các loại họ đậu, bắp cải, bánh kem, đồ chiên rán,…) thì bé cũng sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu và đầy bụng.

Cho trẻ sử dụng sữa ngoài quá sớm cũng là một trong những nguyên nhân gây đầy bụng ở trẻ sơ sinh. Sẽ có những trường hợp chúng ta buộc phải sử dụng sữa công thức thay cho sữa mẹ ngay trong những tuần tuổi đầu đời của trẻ như mẹ không có sữa, hoặc bé dị ứng với sữa mẹ, ở những trường hợp này chúng ta nên tìm sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để lựa chọn sữa phù hợp cho trẻ, tránh tình trạng trẻ trở nên tệ hơn khi sử dụng sữa công thức khi còn quá nhỏ.

Sử dụng sữa không đảm bảo chất lượng hoặc là sữa đã bị tấn công bởi vi khuẩn trong quá trình bảo quản. Trường hợp này không chỉ gây đầy bụng cho trẻ mà thậm chí có thể gây ngộ độc – điều này rất nguy hiểm nếu chúng ta không có sự can thiệp kịp thời.

>>> Tìm hiểu ngay bài viết: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng

3.2. Cách cho bé ăn chưa hợp lý

Cho bé bú quá no trong một bữa ăn, hoặc cho trẻ bú quá nhanh dẫn đến tình trạng thức ăn được tống ồ ạt xuống ruột mà không kịp tiêu hóa dễ gây ra nôn trớ, chướng bụng và thậm chí tệ hơn là đi cầu ngay sau khi ăn.

Khi mẹ cho bé bú đặc biệt là bú bình thì cần chú ý đến tư thế ẵm bé hoặc tư thế bé nằm. Nếu trong quá trình bú mà bé nuốt quá nhiều hơi thì bé sẽ nhanh no nhưng bữa ăn không chất lượng và lượng khí này tích tụ làm trẻ sơ sinh bị đầy bụng.

Cho bé ăn nhiều bữa và các bữa ăn quá gần nhau: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có dạ dày rất nhỏ, nên một bữa ăn chỉ chứa được một lượng thức ăn vừa đủ và chúng ta cần phải có chế độ chia nhỏ bữa nhỏ bữa ăn cho bé để đảm bảo thức ăn trong bữa ăn trước phải được tiêu hóa hết trước khi nạp thêm lượng thức ăn của bữa ăn kế tiếp.

Ngoài những nguyên nhân như đã nêu trên thì một nguyên nhân nữa gây cho trẻ sơ sinh bị đầy bụng là sử dụng thuốc nói chung và sử dụng kháng sinh nói riêng. Những trẻ sơ sinh chưa thể hoàn thành được cơ chế phân hủy thuốc dễ gây tích tụ thuốc trong cơ thể, đặc biệt kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn có hại tấn công cơ thể cũng đồng thời tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột. Trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện hệ vi lợi khuẩn đường ruột nay còn bị tiêu diệt sẽ làm tình trạng tiêu hóa của bé ngày càng tệ hơn và đầy hơi chướng bụng là không thể tránh khỏi.

Sử dụng thuốc trong điều trị đầy hơi ở trẻ

Điều trị bằng thuốc

4. Cách xử lý trẻ sơ sinh bị đầy bụng

4.1. Bổ sung hệ vi khuẩn đường ruột và uống thuốc chống đầy hơi

Đây là cách hiệu quả nhất áp dụng cho trẻ bị đầy bụng lâu ngày. Biện pháp này chỉ nên áp dụng khi có sự tham khảo và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Một hoạt chất được dùng nhiều và hiệu quả để chống đầy hơi ở trẻ là simethicone với cơ chế giảm hơi trong dạ dày và ngăn ngừa hình thành khí giúp giảm đầy hơi nhanh chóng và an toàn ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó sử dụng các loại men vi sinh để hỗ trợ thêm vi khuẩn đường ruột. Với những trẻ sơ sinh bị đầy bụng chúng ta có tiêu chí để chọn men vi sinh là có cả 2 thành phần là probiotic và prebiotic – hai thành phần giúp tái tạo và nuôi dưỡng hệ sinh khuẩn đường ruột.

>>> Xem thêm: Top 10+ Cách Trị Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Đơn Giản, Hiệu Quả

4.2. Cho bé bú đúng cách và đúng tư thế

Khi cho bé bú, mẹ nên ẵm bé trên tay một góc 45 độ, cố định hai vị trí là đầu, mông. Chú ý đầu phải cao hơn so với dạ dày. Khi đó sữa sẽ dễ trôi xuống dạ dày, tránh nôn trớ và nuốt khí. Đối với trẻ bú bình thì bình nên được nâng cao sao cho sữa phải ngập hết núm vú, như vậy sẽ không tạo bọt khí và nuốt khí khi trẻ bú.

Thời gian trong một cữ bú có thể kéo dài 30 phút không bú quá nhanh, khoảng cách giữa các cữ bú là 2 – 3 tiếng, trung bình ngày 6 – 8 bữa. Cân nhắc chất lượng sau mỗi bữa ăn mà cho bé ăn lại tránh trường hợp bé bị đói quá lâu.

Với những trẻ phải sử dụng sữa công thức thay sữa mẹ hoặc hỗ trợ thêm thì nên cân nhắc lựa chọn sữa giúp trẻ dễ hấp thu. Nếu trẻ bị đầy hơi chướng bụng nhiều lần sau khi sử dụng sữa thì nên đổi sữa khác cho trẻ.

Với trẻ đã bú bình thì loại bình bú và loại núm vú được lựa chọn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng tiêu hóa của trẻ. Sau những bữa ăn nên vệ sinh dụng cụ bình bú núm vú tránh bị hôi hoặc nhiễm khuẩn.

Đảm bảo trẻ bú đúng tư thế

Cho trẻ bú đúng tư thế

4.3. Giúp trẻ ợ hơi

Ợ hơi là một biện pháp hiệu quả giúp trẻ giảm đầy hơi nhanh. Là biện pháp được áp dụng cho trẻ có tình trạng đầy hơi nhẹ và có thể xử lý tại nhà mà không cần can thiệp thuốc.

Cách giúp trẻ ợ hơi: sau khi cho bé bú mẹ vác bé lên vai, hoặc cho bé nằm sấp lên đùi, trên cánh tay và dùng tay còn lại vỗ nhẹ sau lưng như vậy sẽ tạo sức ép lên bụng đẩy khí thừa bé nuốt phải trong quá trình bú ra ngoài.

>>> Xem thêm ngay: Trẻ Em Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì, Không Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất

4.4. Massage bụng cho bé

Để giải phóng bớt khí thừa sau khi bú cho bé thì mẹ có thể cho bé nằm ngửa và tạo động tác chân như đạp xe và massage bụng – dùng 3 ngón tay ấn nhẹ lên vùng bụng và di chuyển ngón tay xung quanh bụng. Như vậy có thể loại bỏ khí thừa trong bụng cho bé giúp giảm đầy hơi chướng bụng và kích thích tiêu hóa tốt hơn.

trẻ-sơ-sinh-bị-đầy-bụng6

Massage bụng cho trẻ là phương pháp tốt khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

4.5. Chữa đầy bụng bằng lá trầu không

Một phương pháp thường được sử dụng là dùng lá trầu không đã được hơ nóng vuốt bụng cho trẻ. Vuốt nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống dưới trong vòng 5 phút. Có thể lặp lại 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều.

Lưu ý rằng da bé rất mỏng manh và nhạy cảm nên cần kiểm tra nhiệt độ để tránh gây bỏng. Không sử dụng phương pháp này khi da bé có dấu hiệu sưng, trầy xước. Khi hơ lá trầu, hãy chọn nơi thoáng khí, tránh hơ trong phòng kín vì có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp của bé. Một số bài thuốc cho rằng uống nước lá trầu không cũng làm giảm đầy bụng cho trẻ nhưng các bậc phụ huynh tuyệt đối không được áp dụng cách cho uống trực tiếp này. Nguyên nhân là hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và rất dễ nhiễm khuẩn, vì vậy tốt nhất là không cho trẻ tiêu hóa các loại nước hay thực phẩm lạ.

trẻ-sơ-sinh-bị-đầy-bụng7

Dùng lá trầu không hơ nóng vuốt bụng giúp điều trị đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Trên đây là những thông tin cần thiết về các dấu hiệu và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Đây là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, khiến trẻ rất khó chịu và quấy khóc nhưng nếu không nhận biết được các dấu hiệu thì các bậc phụ huynh sẽ không giải quyết được tiệt để triệu chứng này. Mong rằng những kiến thức mà Scurma Fizzy cung cấp có thể trang bị cho bệnh nhân và người thân cái nhìn hữu ích để điều trị khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 18006091, để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cũng như theo dõi chúng tôi để xem được nhiều bài viết chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành về bệnh dạ dày. Scurma Fizzy là lựa chọn đơn giản và tiết kiệm giúp bạn có một dạ dày khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm sản phẩm hỗ trợ dạ dày đã được đánh giá hiệu quả ngay tại đây 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091