Đau Dạ Dày Từng Cơn Có Nguy Hiểm Không

Đau Dạ Dày Từng Cơn Có Nguy Hiểm Không

Đau dạ dày từng cơn không còn là vấn đề khó gặp hiện nay. Hầu hết nó liên quan đến các bệnh mà bạn đang gặp phải (đặc biệt là bệnh ở đường tiêu hóa) và những thức ăn bạn đã sử dụng trước đó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về một số nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày từng cơn và cách xử trí giúp bạn giảm đau các cơn đau dạ dày.

1. Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày từng cơn

1.1. Đau dạ dày từng cơn dữ dội và đột ngột

Khi có các dấu hiệu đau dạ dày từng cơn xuất hiện đột ngột, dữ dội, khu trú ở một vùng của bụng thì bạn nên đi khám ngay lập tức để nhận được sự can thiệp y tế nhanh nhất vì có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh có tính chất nghiêm trọng.

Những nguyên nhân có thể dẫn đến việc đau dạ dày từng cơn, dữ dội và đột ngột:

1.1.1. Loét dạ dày tá tràng

dau-da-day-tung-con-1

Loét dạ dày gây đau dạ dày từng cơn

Loét dạ dày tá tràng là bệnh mà có một vết loét trong dạ dày hoặc tá tràng. Đây là một bệnh hay gặp với tỷ lệ từ 4 – 6% ở phương Tây và trên 10% ở châu Á trong đó tỷ lệ gặp loét tá tràng gặp nhiều hơn loét dạ dày.

Vết loét ở đây được hình thành do sự mất cân bằng của yếu tố bảo vệ (chất nhầy, bicarbonat) và yếu tố tấn công (HCl, enzyme pepsin) trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, lâu dần dẫn đến vết loét dạ dày.

Các triệu chứng khác nhau tùy vào tính chất, số lượng, vị trí vết loét, nhưng thường bao gồm đau nhói hoặc đau rát vùng thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi.

Nguyên nhân gây ra bệnh này đã được tìm thấy là do các nguyên nhân chính:

  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

Đây là một loại xoắn khuẩn hàng đầu gây loét dạ dày. Nó gây loét dạ dày do trong quá trình ký sinh trong cơ thể người (niêm mạc dạ dày người) nó làm loãng chất nhầy bảo vệ dạ dày, đổng thời phóng ra độc tố phá hủy niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết acid dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid

Gây kích ứng và thay đổi lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc của đường tiêu hóa.

  • Nguyên nhân khác

Stress, thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều bia rượu, chất kích thích…

1.1.2 Sỏi mật

Sỏi mật hình thành từ sự kết tinh của mật trong túi mật. Từ đó, những viên sỏi nhỏ, lởm chởm hình thành làm tắc ống mật và gây ra những cơn đau dữ dội, đau buốt ở vùng bụng trên bên phải (được gọi là viêm túi mật cấp tính).

Khi sỏi mật gây ra viêm tụy hoặc viêm đường mật cấp tính có thể làm trầm trọng thêm cơn đau của bạn hoặc gây ra các triệu chứng khác.

1.1.3. Viêm tụy

Đây là một căn bệnh nghiêm trọng đặc trưng bởi tình trạng tuyến tụy bị viêm. Tuyến tụy là một tuyến nhỏ tiết ra insulin và các chất khác giúp điều hòa lượng đường trong máu của bạn và cũng hỗ trợ tiêu hóa chất béo.

Triệu chứng chính của viêm tụy cấp là xuất hiện cơn đau dữ dội, âm ỉ xung quanh đỉnh dạ dày.

1.1.4. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây ra đau dạ dày từng cơn?

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ y tế: “Trào ngược dạ dày thực quản là khi có sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản”

Bệnh nhân mắc phải sẽ đau nóng phía trên vùng thượng vị, ợ nóng, một số triệu chứng khác của GERD bao gồm nôn trớ, khó nuốt, đau dạ dày, khàn giọng, ho hoặc cảm giác như có khối u trong cổ họng.

1.1.5. Liệt dạ dày

Đây là tình trạng dạ dày chuyển dịch thức ăn vào ruột non một cách chậm chạp, thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường, nhưng cũng có thể xảy ra vô căn.

Bên cạnh các triệu chứng đau bụng lan tỏa hoặc đau quặn, một số biểu hiện khác của tình trạng liệt dạ dày có thể bao gồm cảm giác no, buồn nôn và nôn sau khi ăn. Khi bệnh nghiêm trọng, một số người có thể bị sút cân.

1.1.6. Viêm thực quản

Thực quản là một ống dẫn thức ăn nối từ miệng đến dạ dày. Viêm thực quản là tình trạng kích thích và viêm niêm mạc của thực quản, có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Candida, virus herpes simplex
  • Do thuốc: thuốc kháng sinh clindamycin hoặc aspirin
  • Dị ứng

Ngoài triệu chứng ợ nóng và đau bụng trên, người bị viêm thực quản có thể thấy khó nuốt hoặc đau khi nuốt.

1.2. Đau dạ dày từng cơn kèm theo chướng bụng

Khi người bệnh có đau dạ dày từng cơn kèm theo chướng bụng, cơn đau quặn bụng kèm theo chướng bụng thường do táo bón.

Đây là một vấn đề rất phổ biến có thể khó phân biệt, nhưng dễ dàng xử lý. Bạn hoàn toàn có thể điều trị bằng các chế phẩm mua ở hiệu thuốc dưới sự tư vấn của bác sỹ.

1.3. Đau dạ dày từng cơn xuất hiện đột ngột kèm theo tiêu chảy

Nếu những cơn đau bụng của bạn mới bắt đầu gần đây kèm theo bị tiêu chảy, thì nguyên nhân có thể là do viêm dạ dày ruột.

Điều này có nghĩa là bạn đã bị nhiễm khuẩn do vi rút hoặc vi khuẩn đến từ việc tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, hoặc do ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Bệnh có thể kéo dài hoặc sớm khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiêm, bạn cần đi gặp bác sỹ nếu có thêm một số triệu chứng sau:

  • Xuất hiện máu trong phân.
  • Đã điều trị bằng kháng sinh không đỡ.
  • Xuất hiện nôn mửa liên tục
  • Gầy sút cân.
  • Tiêu chảy mất nhiều nước.
  • Rối loạn giấc ngủ

1.4. Một số bệnh khác dẫn đến đau dạ dày từng cơn

Khi bị đau dạ dày từng cơn, có thể nguyên nhân đến từ các bệnh ở phần khác của đường tiêu hóa, đau lan tỏa. Các bệnh hay gặp là:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Đây là một một tình trạng phổ biến gây ra các cơn co thắt dạ dày. Ngoài ra còn có các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón; cơn đau thường thuyên giảm khi bạn đi vệ sinh

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích

  • Bệnh viêm ruột (IBD)

Khi cơn đau bụng kéo dài, lâu ngày liên quan đến viêm ruột, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi đường tiểu bị nhiễm trùng, bạn có thể đau bụng kèm trong những trường hợp này, bạn thường cũng sẽ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

  • Ung thư

Đây là trường hợp ít phổ biến hơn, đau dạ dày từng cơn có thể là dấu hiệu của ung thư (chẳng hạn như buồng trứng, tuyến tụy, dạ dày, ruột kết hoặc gan).

Ngoài triệu chứng đau bụng từng cơn, cơn đau của bạn kéo dài thì còn có thể gặp các triệu chứng bất thường khác như thay đổi thói quen đi tiêu, nươc tiểu và phân bị lẫn máu, giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc mệt mỏi quá mức.

  • Đau bụng kinh

Xuất hiện đau co thắt ở phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

>>>> Xem thêm ngay: Triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn đầu mà bạn dễ dàng bỏ qua

2. Khi nào đau dạ dày từng cơn cần đến gặp bác sỹ?

Khi các xuất hiện các cơn đau dạ dày, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ khám ra nguyên nhân gây đau và có phác đồ điều trị kịp thời.

Các chuyên gia của NIDDK (Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường & Tiêu hóa & Bệnh thận) khuyên mọi người nên gặp bác sĩ nếu chứng khó tiêu của bạn, mà có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng và buồn nôn, kéo dài hơn 2 tuần.

Một số triệu chứng khác đi kèm mà bạn cần đi gặp bác sỹ ngay lập tức:

  • Tức ngực
  • Nôn ra máu màu đỏ tươi hoặc sẫm màu.
  • Đi ngoài phân đen hoặc lẫn dịch nhầy có máu đỏ tươi.
  • Táo bón nghiêm trọng và kéo dài trong vài ngày.
  • Xuất hiện cảm giác chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu
  • Không có khả năng ăn hoặc uống.

Dù bạn có hoặc hay không có các triệu chứng trên thì xuất hiện cơn đau bụng cũng cần phải có sự tư vấn của nhân viên y tế. Không nên tự ý dùng các thuốc giảm đau, đặc biệt là các thuốc nằm trong danh mục thuốc kê đơn.

3. Các biện pháp giúp giảm đau dạ dày từng cơn

Việc giảm các cơn đau dạ dày phụ thuộc vào việc chẩn đoán ra bệnh gây ra nó.

3.1. Thay đổi lối sống

Tùy thuộc vào bệnh, việc thay đổi thói quen sinh hoạt có thể giúp kiểm soát tình trạng đau của bạn của bạn.

Một số bệnh cải thiện nhờ thay đổi lối sống:

Đối với trào ngược dạ dày thực quản và bệnh loét dạ dày tá tràng

  • Cần duy trì cân nặng ở mức ổn định, giảm cân nếu bạn đang béo phì.
  • Ngủ kê cao gối đầu khoảng 10 đến 15 cm.
dau-da-day-tung-con-2

Ngủ cao gối giảm đau dạ dày

  • Giảm các kích thích như stress, đồ ăn cay nóng, rượu, bia, thuốc lá: đây là các yếu tố tăng sự tấn công vào niêm mạc dạ dày bạn.
  • Tránh dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt như aspirin, ibuprofen,… dài ngày khi chưa có chỉ định của bác sỹ hay bất kỳ sự tư vấn nào của nhân viên y tế.
  • Tránh ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, ăn đúng bữa không nên bỏ bữa hay ăn quá nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no.
  • Tập thể dục, thư giãn đầu óc.
  • Tránh dùng chung đũa, đồ dùng cá nhân, vệ sinh sạch sẽ để giảm nguy cơ lây nhiễm HP từ người khác.

Đối với táo bón

  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa như ngũ cốc ăn sáng
  • Uống đủ nước: bạn nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
  • Nên hoạt động hàng ngày như đi bộ nhanh hay đạp xe để nâng cao sức khỏe.
  • Không nên ăn quá nhiều thịt, chất béo, đồ ăn khó tiêu.
dau-da-day-tung-con-3

Tập thể dục tăng cường sức khỏe

Đây chỉ là một vài biện pháp trong số rất nhiều bệnh có thể mắc phải khi bị đau bụng từng cơn.

>>>> Xem thêm ngay: Bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày thực quản của năm 2021

3.2. Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc này có thể là thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, được dùng dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sỹ, dược sỹ tùy theo tình trạng của người mắc bệnh và bệnh mắc phải.

Một số thuốc hay được dùng:

  • Thuốc giảm tiết acid

Đối với đau dạ dày từng cơn do sự hoạt động quá mức của acid dạ dày có thể dùng các thuốc giảm tiết acid nhóm thuốc trung hòa acid không kê đơn như Tums, Maalox và Mylanta.

dau-da-day-tung-con-4

Thuốc giảm đau dạ dày từng cơn

Đối với việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bệnh loét dạ dày tá tràng và viêm dạ dày đòi hỏi phải dùng các kết hợp các thuốc là kháng histamine hoặc thuốc ức chế bơm proton.

  • Thuốc nhuận tràng

Khi bênh nhân bị khó chịu ở dạ dày do táo bón, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc nhuận tràng, đặc biệt khi thay đổi lối sống không cải thiện được tình trạng bệnh.

Tuy nhiên các thuốc nhuận tràng này thường gây ra một số tác dụng không mong muốn nhiều nên bạn không thể tùy ý dùng nó.

  • Thuốc kháng sinh

Một số bệnh xuất hiện đau dạ dày từng cơn mà có nguyên nhân đến từ nhiễm trùng như viêm thực quản hoặc để kiểm soát H. pylori (khi nó là thủ phạm gây ra bệnh viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng của một người), thuốc kháng sinh sẽ vô cùng hữu ích trong trường hợp này.

  • Thuốc giảm đau chống viêm nhóm corticoid

Điều trị bệnh viêm ruột có thể bao gồm dùng các thuốc nhóm corticoid để làm chậm sự tiến triển của rối loạn.

Một số thuốc chỗng viêm corticoid bao gồm presnisolon, methylpresnisolon, betamethason, dexamethason…

  • Thuốc điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích (IBS)

Điều trị IBS rất phức tạp và đòi hỏi phải dùng kết hợp một hoặc nhiều loại thuốc, tùy thuộc vào các triệu chứng riêng của mỗi người bệnh.

Một số loại thuốc hay được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng của IBS bao gồm:

    • Thuốc chống tiêu chảy: Loperamide.
    • Thuốc chống táo bón: Polyethylene glycol.
    • Thuốc chống co thắt: Dicyclomine.
    • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Amitriptyline.

3.3 Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị đầu tiên đối với một số bệnh lý đường tiêu hóa như sỏi mật có triệu chứng và nó cũng có thể là lựa chọn cuối cùng cho các vấn đề về đường tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày.

Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định cho các biến chứng xảy ra trong đường tiêu hóa ví dụ, loét dạ dày tá tràng xuất hiện biến chứng thủng dạ dày (khi một lỗ thủng hình thành trong dạ dày hoặc ruột non).

4. Một số phương pháp giúp giảm đau dạ dày từng cơn ngay tại nhà

Khi bạn chưa kịp đến các cơ sở y tế gần nhất mà không phải trường hợp quá khẩn cấp, bạn có thể áp dụng các cách giảm đau dạ dày từng cơn đơn giản dưới đây.

Mỗi biện pháp bạn nên dùng ngày 2 lần để có hiệu quả.

4.1. Sử dụng tinh bột nghệ và mật ong để giảm cơn đau

Nghệ vốn nổi tiếng với hoạt curcumin được tìm thấy đã được nghiên cứu có tác dụng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế vi khuẩn Helicobacter Pylori, tăng tiết chất nhầy, giảm tiết acid dịch vị, cải thiện và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thêm vào đó là việc giảm các cơn co thắt gây đau.

Khi sử dụng tinh bột nghệ với mật ong bạn có thể tiến hành như sau:

  • Pha 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ pha và 2 muỗng mật ong, sau đó thêm 150ml nước ấm.
  • Khuấy cho tinh bột nghệ phân tán đều rồi sử dụng, cơn đau sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Nên uống khi còn ấm.
  • Sử dụng đều đặn ngày 2 lần trước ăn để cho tác dụng hiệu quả.

Bạn có thể thay thế tinh bột nghệ bằng nước nghệ tươi cũng có tác dụng tương tự.

4.2. Trà hoa cúc giúp giảm đau

Hoa cúc là một vị thuốc đông y có mùi thơm, tính hàn, vị ngọt đắng. Tác dụng của trà trong việc điều trị đau dạ dày từng cơn là chống viêm, giảm đau nhanh, đặc biệt là giảm các triệu chứng co thắt và đau dạ dày quặn từng cơn.

dau-da-day-tung-con-5

Trà hoa cúc giúp giảm đau dạ dày từng cơn

Cách tiến hành:

  • Sử dụng khoảng 10 gram hoa cúc khô hãm với nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút. 
  • Chắt lấy nước trà, pha loãng từ từ với một ít mật ong cho vừa uống (có thể không cần thêm mật ong).
  • Sử dụng trực tiếp bằng đường uống.
  • Uống hằng ngày, khoảng 1 đến 2 lần trước khi ăn.

>>>> Xem thêm ngay: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Tại Nhà

4.3. Gừng tươi pha trà điều trị đau dạ dày

Trong y học cổ truyền, gừng có vị cay tính ấm thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian với các công dụng như giảm ho, giảm đau.

Y học hiện đại đã chứng minh được trong gừng có một số hoạt chất giúp trung hòa acid, tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, giảm cảm giác khó chịu khi buồn nôn.

Cách pha trà gừng

  • Chuẩn bị 100 gram gừng tươi, đem rửa sạch, gọt vỏ, xắt miếng mỏng hoặc thái sợi.
  • Hãm gừng đã thái sợi với 200ml nước nóng trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Sử dụng khi còn ấm, có thể pha thêm với một ít đường hay mật ong để trà dễ uống hơn
  • Bạn nên sử dụng 2 đến 3 lần một ngày, để có tác dụng.

Chú ý: không sử dụng gừng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi

dau-da-day-tung-con-6

Giảm đau dạ dày từng cơn bằng trà gừng

Ngoài ra, bạn cũng có thể sừ dụng một số biện pháp tác động khác để giảm đau dạ dày từng cơn:

  • Chườm nóng, xoa bụng, chườm muối hột.
  • Uống ly sữa ấm.
  • Ăn miếng bánh, thức ăn nhẹ.
  • Nằm nghiêng về bên trái.

Những biện pháp trên chỉ giảm đau một phần, không phải trong tất cả các trường hợp đau dạ dày từng cơn chúng đều có tác dụng.

Vậy nên bạn không nên quá lạm dụng chúng mà nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn là gì.

Tổng kết

Đau dạ dày từng cơn là triệu chứng của rất nhiều bệnh liên quan cả trong và ngoài đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy, sỏi mật,…

Việc chẩn đoán chính xác bệnh mà bạn mắc phải ngoài việc dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bác sỹ còn phải cho bạn làm một số xét nghiệm cận lâm sàng kèm theo. Cũng tùy theo bệnh mà bạn sẽ được kê đơn thuốc và chế độ ăn uống phòng tránh khác nhau.

Trên đây là những thông tin về các bệnh bạn có thể gặp phải khi bị đau dạ dày từng cơn và các các dùng để điều trị bệnh này. Những thông tin và thuốc điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ. Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến các cơn đau dạ dày bạn đang gặp phải, bạn có thể liên hệ số HOTLINE 18006091 của chúng tôi để được các dược sĩ Scurma Fizzy giải đáp và tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091