Triệu Chứng Bệnh Ung Thư Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Dạ Dày

Triệu Chứng Bệnh Ung Thư Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính chiếm tỉ lệ lớn hiện nay. Phát hiện sớm ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu của bệnh giúp điều trị bệnh dễ hơn, kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Nhận biết những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày và có các biện pháp phòng tránh ngay từ bây giờ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho bạn và người thân. Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày và các thông tin về bệnh này nhé.

1. Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là sự xuất hiện của những tế bào bất thường và tích tụ tạo thành một khối ở một phần của dạ dày và có thể phát triển ở bất kỳ thành phần nào của dạ dày. Ung thư dạ dày đặc trưng bởi sự phát triển của tế bào ung thư trong niêm mạc của dạ dày.

Ung thư dạ dày không thường gặp như những loại ung thư khác. Bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng ban đầu nào hoặc những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh khác nên người bệnh thường chủ quan đến khi cơn đau dữ dội hơn và ung thư đã di căn đến những bộ phận khác mới phát hiện ra, điều này khiến điều trị càng khó khăn hơn.

Hiểu biết về bệnh ung thư dạ dày và các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giúp chúng ta phòng và phát hiện sớm để có cách điều trị kịp thời.

trieu-chung-benh-ung-thu-da-day

triệu chứng bệnh ung thư dạ dày

2. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày và các yếu tố nguy cơ

2.1 Ung thư dạ dày nguyên nhân

Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào bình thường khỏe mạnh trong ở phần trên của hệ thống tiêu hóa bị ung thư và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối u. Quá trình này diễn ra từ từ, ung thư dạ dày có xu hướng phát triển trong nhiều năm.

2.2 Các yếu tố nguy cơ

Ung thư dạ dày có sự liên quan đến các khối u trong dạ dày. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm nguy cơ phát triển các tế bào ung thư tăng lên. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm một số bệnh lý và thói quen sinh hoạt có hại cho sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Ung thư hạch
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori
  • Khối u ở bộ phận khác thuộc hệ tiêu hóa
  • Polyp dạ dày
  • Đau dạ dày do viêm loét không điều trị tích cực và thường xuyên có các thói quen không tốt làm tổn thương niêm mạc dần dần dẫn đến các tổn thương lâu dài ở niêm mạc dạ dày, cuối cùng các tế bào ung thư sẽ dễ xâm lấn và gây ung thư.

Tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cũng ảnh hưởng bởi lứa tuổi, giới tính, di truyền…, những người có đặc điểm dưới đây có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày cao hơn:

  • Người cao tuổi
  • Đàn ông
  • Người hút thuốc
  • Gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày
  • Người thuộc nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các nhóm máu khác
  • Những người gốc Á ( yếu tố chủng tộc)

Mặc dù tiền sử bệnh tật cá nhân có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, nhưng một số yếu tố lối sống nhất định cũng có thể khả năng mắc bệnh của bạn tăng lên. Một số thói quen đó là:

  • Ăn nhiều đồ ăn mặn và đồ đóng hộp chế biến sẵn
  • Ăn quá nhiều thịt
  • Uống nhiều rượu bia, cà phê,..và dùng các chất kích thích 
  • Không tập thể dục và rèn luyện sức khỏe
  • Bảo quản hoặc nấu thức ăn không đúng cách, sử dụng nhiều thực phẩm chứa các chất bảo quản, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

>>>Xem thêm: Top 13 nguyên nhân ung thư dạ dày người bệnh nên biết và cách phòng tránh

3. Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày

Để chẩn đoán chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh, người ta chia ung thư dạ dày thành 2 giai đoạn với các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày khác nhau.

3.1 Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn khởi pháttrieu-chung-benh-ung-thu-da-day-kemm-an

Kém ăn- triệu chứng bệnh ung thư dạ dày

Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát gồm:

  • Chức năng tiêu hóa kém, ợ chua, ợ nóng liên tục. Đây là những biểu hiện sớm của bệnh nhưng không đặc trưng vì dễ nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn sau khi ăn: ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn sau khi ăn những thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ.  Về sau khi bệnh trở nặng hơn,người bệnh có thể nôn ngay sau khi ăn.
  • Cơn đau bụng âm ỉ ở vị trí thượng vị, cơn đau kéo dài và xuất hiện liên tục không có quy luật, có thể tăng lên sau khi ăn.
  • Kém ăn, mất cảm giác ngon miệng: người bệnh ăn không ngon, ít khi cảm thấy đói bụng hay thèm ăn, cảm giác no rất nhanh khi ăn một lượng nhỏ, khi đói ăn cũng không ngon miệng.
  • Gầy yếu, sụt cân: hiện tượng kém ăn và những cơn đau kéo dài khiến người bệnh thiếu hụt dinh dưỡng, tinh thần uể oải, ảnh hưởng tới công việc và học tập.
  • Đầy bụng khó tiêu, bụng chướng hơi là triệu chứng bệnh ung thư dạ dày xảy ra thường xuyên và ngày càng tăng khi bệnh trở nặng.
  • Biểu hiện thiếu máu: do ảnh hưởng của ung thư dạ dày gây hiện tượng xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) khiến người bệnh mất máu. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, da nhợt nhạt vì thiếu máu. Dấu hiệu của chảy máu dạ dày có thể là nôn ra máu đen hoặc máu tươi, phân có màu đen và mùi khắm khó chịu. 

Những triệu chứng bệnh đau dạ dày giai đoạn này rất giống với các bệnh lý về dạ dày khác và không giảm khi sử dụng các thuốc điều trị đau dạ dày thông thường. Người bệnh thường chủ quan, chỉ khi xuất hiện dấu hiệu ở giai đoạn muộn mới đi khám khiến việc điều trị gặp khó khăn.

3.2 Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn muộn

Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn thường nghiêm trọng hơn, thông thường chỉ khi xuất hiện những dấu hiệu này người bệnh mới phát hiện ra bệnh.trieu-chung-benh-ung-thu-da-day-dau-bung-du-doi

Cơn đau bụng dữ dội kéo dài

  • Cơn đau bụng dữ dội và kéo dài: khác với triệu chứng bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm với những cơn đau âm ỉ, có thể chịu được hoặc giảm đau bằng thuốc. Những cơn đau ở giai đoạn muộn khiến người bệnh đau đớn dữ dội, thuốc thường không có tác dụng giảm đau. Lúc này cần đưa ngay bệnh nhân vào bệnh viện để cấp cứu và điều trị.
  • Xuất huyết dạ dày nặng biểu hiện bởi tình trạng nôn ra máu đỏ tươi và phân màu đen sậm, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, da nhợt nhạt do mất quá nhiều máu. Tình trạng này người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Sờ và khám thấy khối u ở vùng thượng vị: khối u rắn, nổi rõ sau khi ăn, di chuyển được hoặc bất động do khối u dính vào các tạng.
  • Thủng dạ dày là một trong những triệu chứng bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
  • Một số dấu hiệu ngoài đường tiêu hóa: sốt kéo dài, chân phù nề; gan to, đau,…

Khi xuất hiện những triệu chứng này chứng tỏ bệnh đã vào giai đoạn muộn, đồng nghĩa với việc điều trị rất khó và hiệu quả đạt được không cao.

>>>Xem thêm: Trieu Chung Ung Thu Da Day Thường Dễ Nhận Biết

4. Ung thư dạ dày có nguy hiểm không ?

Ung thư dạ dày là căn bệnh rất nguy hiểm nếu mắc phải. Vì các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày không đặc trưng và thói quen chủ quan, hầu như người bệnh chỉ đi khám khi các cơn đau đã quá ngưỡng chịu đựng, lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, các tế bào ung thư có thể đã di căn sang bộ phận khác.

Việc điều trị lúc này chỉ có thể kéo dài thời gian sống của người bệnh trong thời gian ngắn.

5. Chẩn đoán khi phát hiện triệu chứng bệnh ung thư dạ dày

Vì những người bị ung thư dạ dày thường nhầm lẫn các triệu chứng với các bệnh dạ dày khác, bệnh thường không được chẩn đoán cho đến khi nó phát triển nặng hơn.

Những người có các triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn sớm nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Để chẩn đoán, trước tiên bác sĩ sẽ khám sức khỏe để kiểm tra những bất thường nếu có. Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử gia đình và bệnh sử của người bệnh và lối sống của người bệnh để xác định những yếu tố nguy cơ như thuốc lá, rượu bia,…Họ cũng sẽ tiến hành khám sức khỏe để kiểm tra độ căng hoặc khối u của dạ dày.

Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để xác định nồng độ các chất nhằm chẩn đoán có ung thư hay không hay xác định sự có mặt của Helicobacter Pylori hoặc cũng có thể thực hiện công thức máu hoàn chỉnh để đo số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu, tiểu cầu và hemoglobin.

Nếu nghi ngờ ung thư dạ dày, bạn sẽ được đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa về bệnh dạ dày để làm các xét nghiệm. 

  • Nội soi dạ dày: Bác sĩ chuyên khoa sử dụng ống nội soi để quan sát bên trong dạ dày, kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng. Nếu nghi ngờ ung thư, có thể làm sinh thiết để thu thập các mẫu mô sau đó gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích và chờ kết quả. Thông thường kết quả xét nghiệm có sau vài ngày đến một tuần.
  • Chụp CT: Trước khi chụp CT, bác sĩ có thể yêu cầu bạn uống một số dung dịch  để máy chụp phát hiện ra những vết loét và tổn thương tại dạ dày cũng như khối u nếu có.
  • Các xét nghiệm di truyền: xét nghiệm này dùng để xác định ung thư trong đó có nguyên nhân do di truyền.

>>> Xem thêm: Nội Soi Dạ Dày Gây Tê Có Nguy Hiểm Không?

6. Cách điều trị ung thư dạ dày

Cách điều trị ung thư dạ dày sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, sức khỏe và bệnh lý nền của bệnh nhân, hiện nay một số phương pháp điều trị ung thư dạ dày đó là:

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định để điều trị ung thư giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày và các mô xung quanh tùy thuộc vào mức độ lan rộng của khối u.

  • Hóa chất trị liệu

Hóa chất được đưa vào máu đi tới khắp cơ thể nhằm làm cho các khối u nhỏ lại, thường truyền trước khi phẫu thuật hoặc truyền sau khi phẫu thuật giúp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.

Các thuốc này thường được chia sử dụng theo đợt, giữa các đợt sẽ có thời gian dừng và sau đó tiếp tục. Phương pháp này sẽ gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, gây mệt mỏi, chảy máu, nhiễm trùng,…

  • Điều trị bằng tia xạ

Xạ trị là phương pháp dùng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn sự phát triển của chúng. Đây là biện pháp điều trị tại chỗ, chỉ có tác dụng lên tế bào ung thư trong vùng được điều trị.

Điều trị bằng tia xạ có thể được kết hợp với dùng hóa chất để thu nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.

Hóa chất trị liệu điều trị ung thư dạ dày

Hóa chất trị liệu điều trị ung thư dạ dày

Ngoài việc điều trị các tế bào ung thư trong dạ dày, việc điều trị còn có mục tiêu ngăn chặn các tế bào lây lan. Ung thư dạ dày, khi không được điều trị, có thể lây lan sang phổi, hạch bạch huyết, gan, xương,…

>>>Xem thêm: Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Như Thế Nào

7. Cách phòng tránh các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm, để phòng tránh bệnh cần bổ sung các kiến thức về bệnh cũng như tìm hiểu triệu chứng bệnh ung thư dạ dày để nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh.

Việc khám sức khỏe thường xuyên giúp  kiểm tra sức khỏe của bạn và phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư. Việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày khoa học, hợp lý giúp phòng tránh ung thư dạ dày và các bệnh lý khác.

7.1 Thay đổi thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ăn uống không khoa học có thể nạp những chất gây ung thư hoặc làm tăng khả năng mắc các bệnh lý khác.

Hạn chế những đồ ăn có chứa chất gây ung thư

Hạn chế những đồ ăn có chứa chất gây ung thư

  • Hạn chế đồ muối chua và các loại đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp: Trong quá trình lên men của đồ muối chua có thể tạo ra những chất gây ung thư nguy hiểm. Đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp thường chứa nhiều gia vị, phụ gia thực phẩm và chất bảo quản, đây đều là những chất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – một yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày.
  • Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư benzopyrene. Ngoài ra việc sử dụng nhiều dầu mỡ làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh về tim mạch.
  • Đồ nướng hiện nay là món ăn ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và cách ăn lạ, tuy nhiên trong thịt nướng đặc biệt là những phần bị cháy xém chứa nhiều hydrocacbon và các amin có khả năng gây ung thư dạ dày, khói sinh ra trong quá trình nướng thịt cũng là tác nhân gây ung thư nguy hiểm cho dạ dày. Vì thế bạn nên hạn chế loại đồ ăn này.
  • Nhiều người có thói quen sử dụng nhiều muối và gia vị trong quá trình nấu ăn. Điều này làm tăng khả năng mắc ung thư dạ dày lên tới 68%, ngoài ra còn thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori ở những người bị nhiễm.
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh các chất có khả năng gây ung thư dạ dày.

7.2 Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Tập thể dục nâng cao sức khỏe

Tập thể dục nâng cao sức khỏe

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp bạn có sức khỏe tốt hơn đồng thời phòng chống các yếu tố gây ung thư dạ dày.

  • Hạn chế rượu bia và các chất kích thích, những chất này là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và tăng khả năng mắc ung thư dạ dày. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác như gan, thận, thần kinh,…
  • Duy trì cân nặng hợp lý giúp phòng các bệnh lý gây ra bởi mỡ máu, thừa cân béo phì, từ đó phòng tránh ung thư gây ra bởi các yếu tố bệnh lý khác.
  • Tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Ngủ đúng giờ, hạn chế lo lắng, căng thẳng và stress vì ảnh hưởng tới hệ thần kinh dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có ung thư dạ dày.
  • Không dùng chung bát đũa, dụng cụ cá nhân vì có thể lây nhiễm vi khuẩn H.Pylori – một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày  phổ biến nhất hiện nay.

7.3 Khám sức khỏe định kỳ 

Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để kiểm tra sức khỏe của bạn và phát hiện sớm nhất các yếu tố gây bệnh. Nếu ung thư dạ dày được phát hiện sớm điều trị sẽ dễ dàng hơn, tỷ lệ phẫu thuật thành công cao hơn khi phát hiện ở giai đoạn muộn.

>>> Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối Nên Ăn Gì? Một Số Lời Khuyên Cho Người Bệnh.

8. Lời khuyên

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm cho tính mạng con người vì thế bạn cần phòng tránh ngay từ bây giờ bằng việc xây dựng thói quen ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh. Điều này không chỉ giúp phòng tránh bệnh ung thư dạ dày và các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày mà còn giúp bạn có sức khỏe tốt và giúp phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm khác.

Hãy đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện những triệu chứng bệnh ung thư dạ dày để được điều trị sớm nhất. Phát hiện khối u càng sớm hiệu quả điều trị càng cao, tỉ lệ thành công càng lớn.

Trên đây là những chia sẻ về triệu chứng bệnh ung thư dạ dày và các kiến thức xung quanh ung thư dạ dày, nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến bệnh lý về dạ dày, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được các y bác sĩ và chuyên gia của Scurma Fizzy tư vấn và giải đáp miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091