Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Hiện nay tình trạng bệnh nhân gặp phải các vấn đề về tiêu hóa ngày càng gia tăng. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản khá cao. Tuy nhiên, nhiều người bệnh tâm lý còn chủ quan, chưa quan tâm đúng mức tới sức khỏe của bản thân, đến khi phát hiện bệnh, tình trạng đã nặng, dễ xuất hiện các biến chứng. Nhiều bệnh nhân có những thắc mắc liên quan đến triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị, thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản chưa được giải đáp. Vì vậy, hãy cùng Scurma Fizzy và Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân 115  – Thành phố Hồ Chí Minh để cùng chia sẻ về chủ đề Trào ngược dạ dày thực quản. 

1. Kiến thức chung về trào ngược dạ dày thực quản

1.1. Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý như thế nào? Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh riêng lẻ hay biến chứng của các bệnh lý khác?

– Trả lời câu hỏi trên, theo chia sẻ của TS. BS Lê Thị Tuyết Phượng:

“Trào ngược dạ dày thực quản có thể đơn thuần là triệu chứng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là bệnh lý kết hợp với tổn thương của các cơ quan khác, hay gặp nhất là dạ dày, tá tràng”.

– Trong điều kiện bình thường, sau khi chúng ta ăn, thực ăn sẽ qua thực quản xuống dạ dày do cơ vòng thực quản dưới mở. Sau khi thức ăn xuống đến dạ dày, cơ vòng thực quản sẽ ngay lập tức đóng lại. Khi bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dịch dạ dày, có thể chứa cả thức ăn; bị trào ngược lên gây tổn thương cho thực quản và gây nên cảm giác khó chịu.

thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-1

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

– Trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân chủ yếu là do các biến chứng từ bệnh lý dạ dày gây ra như viêm loét dạ dày, do nhiễm vi khuẩn H. Pylori,… Có thể do lạm dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm trong thời gian dài sẽ dẫn đến rối loạn hệ vi sinh đường ruột, tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến dạ dày tăng tiết acid dịch vị, tăng co bóp của dạ dày, rối loạn chức năng tiêu hóa làm thức ăn bị ứ đọng sinh hơi gây triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng là nguyên nhân gây kích thích trào ngược dạ dày. Trong nhiều trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc nếu được theo dõi và phát hiện kịp thời; chỉ cần điều chỉnh chế ăn uống, chế độ sinh hoạt cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, Bật Mí Hay Cho Bạn

1.2. Vậy triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản là gì? Các triệu chứng có điển hình hay không?

– TS. BS Lê Thị Tuyết Phượng chia sẻ về triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản: 

“Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nhiều triệu chứng, có những triệu chứng rất rõ ràng để nhận biết như nóng rát vùng trước ngực, ợ hơi, trớ dịch tiêu hóa, đau tức vùng thượng vị. Tuy nhiên, trong thực tế 10 ca thì chỉ có 2 ca có các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản, còn lại 8 ca có các triệu chứng liên quan khác, không điển hình như ho, khàn tiếng,…”.

thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-2

Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản

– Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thực tế mà bệnh nhân cần lưu ý để kịp thời phát hiện bệnh:

+ Đau tức vùng thượng vị: Một số trường hợp, cơn đau có thể lan ra đến sau lưng. Cơ chế là do khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, sẽ kích thích các sợi dây thần kinh ở niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau tức thượng vị. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ cơn đau tức thượng vị do trào ngược dạ dày thực quản với các bệnh lý phổi và tim mạch khác có thể nhầm lẫn.

+ Cảm giác buồn nôn, nôn: Triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm, do tư thế khi bệnh nhân nằm ngủ. Cơ chế là do khi acid dịch vị dạ dày trào ngược lên, sẽ kích thích gây nên cảm giác buồn nôn.

+ Triệu chứng ợ hơi, ợ chua thường xuyên xảy ra ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, nhất là sau khi ăn no, ban đêm khi đi ngủ.

+ Ngoài ra có thể xảy các triệu chứng khác như ho, khàn tiếng, mất giọng, khó nuốt,… Những triệu chứng không điển hình có thể khiến người bệnh nhầm lẫn về tình trạng bệnh lý bản thân đang gặp phải. Vì vậy, cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng của bệnh, thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ bệnh trào ngược dạ dày để được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu được phát hiện sớm và điều trị hợp lý, sẽ rút ngắn thời gian điều trị bệnh. 

1.3. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

– Trả lời câu hỏi này, TS. BS Lê Thị Tuyết Phượng trình bày quan điểm:

Đo pH của thực quản sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, phương pháp này khó thực hiện nên không phổ biến. Thông thường, để chẩn đoán bệnh phải dựa vào các triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ hơi, đau vùng thượng vị, hoặc các biểu hiện ngoài thực quản khác như khàn tiếng, ho kéo dài, đau họng,….”.

Vậy đối với các trường hợp bệnh nhân gặp phải các dấu hiệu không điển hình, làm thế nào để bác sĩ có thể kết luận tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thưa bác sĩ?

“Bệnh nhân sẽ được tiến hành nội soi để xác định các tổn thương có thể gặp phải do các bệnh lý đường tiêu  hóa, đồng thời cũng sẽ giúp loại trừ các bệnh khác do các triệu chứng không điển hình. Hoặc khi có các dấu hiệu gặp biến chứng nguy hiểm,…. Chỉ định nội soi được thực hiện ở các bệnh nhân nghi ngờ mắc trào ngược dạ dày thực quản nhưng không có các triệu chứng điển hình”.

>>>Xem thêm: Các Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Biện Pháp Xử Lý Trào Ngược

2. Các thuốc trị trào ngược dạ dày thường được sử dụng

2.1. Vai trò của các thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản là gì?

– TS. BS Lê Thị Tuyết Phượng giải thích về vai trò của thuốc ức chế bơm proton (PPI):

“Trong điều trị trào ngược dạ dày; thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản hay được lựa chọn sử dụng là thuốc ức chế bơm proton. Trong các trường hợp nghi ngờ, PPI cũng được sử dụng để vừa chẩn đoán, vừa điều trị”.

thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-3

Thuốc trị trào ngược dạ dày

Vậy các loại thuốc trị trào ngược dạ dày (PPI) có tác dụng giống nhau trong điều trị hay không?

– TS. BS Lê Thị Tuyết Phượng trả lời câu hỏi trên:

“Mỗi loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản sẽ có hiệu quả điều trị không giống nhau, đồng thời khi sử dụng cùng các loại thuốc khác có thể xảy ra tương tác thuốc; đó chính là cơ sở để lựa chọn thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản phù hợp cho từng bệnh nhân. Do trong thực tế lâm sàng bệnh nhân có thể mắc kèm nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường,… Nếu xảy ra tương tác giữa các thuốc có thể làm tăng tác dụng không mong muốn hoặc giảm tác dụng điều trị của thuốc. Ngoài ra, việc lựa chọn sử dụng thuốc cũng dựa vào tính tiện dụng của thuốc như dạng bào chế, số lần uống thuốc trong ngày,… Việc tuân thủ phác đồ điều trị bệnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thời gian điều trị bệnh”. 

2.1.1. Zaclid (Esomeprazol) Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

– Esomeprazol có tác dụng làm giảm sự tiết acid của dạ dày do ức chế enzym H+/K+/ATPase. Enzym H+/K+/ATPase là enzym có vai trò quan trọng trong việc tiết acid hydrocloric dạ dày.

– Biệt dược Zaclid (Esomeprazol 20 mg) do Công ty Cổ phần dược TW Mediplantex sản xuất. Zaclid được chỉ định là thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản. 

– Liều dùng: Để điều trị triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản: Uống 1 viên 20 mg/ ngày. Chú ý, dùng thuốc bằng cách nuốt toàn bộ viên, không nhai hoặc nghiền nhỏ viên. Trong trường hợp điều trị viêm trợt do trào ngược dạ dày thực quản, uống 40 mg Esomeprazol/ lần/ ngày trong thời gian 4 tuần.

– Ngoài ra, Zaclid có tác dụng ức chế H. pylori nhưng không có khả năng diệt H. pylori, do đó cần phối hợp thuốc với các kháng sinh như amoxicilin, tetracyclin,…

– Hiện tại chưa có dữ liệu nghiên cứu về dùng thuốc Esomeprazol trên phụ nữ có thai. Do đó, cần thận trọng khi dùng Zaclid cho nhóm đối tượng này. Cần tham vấn ý kiến của nhân viên y tế trước khi dùng thuốc.

– Thuốc Zaclid là thuốc kê đơn, được bán rộng rãi tại các nhà thuốc với giá bán dao động khoảng 200.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 10 viên.

2.1.2. Lanmebi (Lansoprazol) Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

– Lansoprazol cũng có tác dụng làm giảm sự tiết acid của dạ dày do ức chế enzym H+/K+/ATPase. Lansoprazol sẽ gắn vào H+/K+/ATPase, là enzym có vai trò quan trọng trong việc tiết acid dịch vị tiêu hóa. Lansoprazol được sử dụng là thuốc trị trào ngược dạ dày đặc biệt ở các bệnh nhân có viêm trợt loét, ngoài ra cũng được chỉ định điều trị ngắn ngày loét dạ dày tá tràng. Phối hợp Lansoprazol với các kháng sinh cũng đem lại hiệu quả diệt H. Pylori.

– Biệt dược Lanmebi (Lansoprazol 30 mg) do Công ty TNHH một thành viên dược phẩm và sinh học y tế sản xuất, giá bán dao động khoảng 200.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.

– Liều dùng: Uống Lanmebi 1 viên/ngày, trong thời gian 4 – 8 tuần. Trong trường hợp nếu cần, có thể dùng thuốc thêm 8 tuần nữa.

2.1.3. G-Pandom (Pantoprazol/ Domperidon) Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

– Pantoprazol tác dụng tương tự như esomeprazol và lansoprazol, ức chế enzym H+/K+/ATPase ở giai đoạn cuối của quá trình tiết acid dịch vị tiêu hóa. Pantoprazol kìm hãm được vi khuẩn H. Pylori ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản mắc vi khuẩn này. Kết hợp Domperidon giúp cải thiện triệu chứng buồn nôn ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.

– Biệt dược G-Pandom (Pantoprazol 40 mg/ Domperidon 10 mg) do Công ty Medibios Laboratories Pvt., Ltd. – Ấn Độ sản xuất được sử dụng làm thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản, giá bán dao động khoảng 140.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 10 viên.

thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-4

G-Pandom – Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

– G-Pandom nên uống vào buổi sáng trước khi ăn, ngày uống 1 viên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

2.2. Pepsane (Dimethicone/ Guaiazulen) Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

– Guaiazulen có tác dụng ức chế quá trình giải phóng histamin, giảm sự kích thích của tế bào thành dạ dày, do đó làm giảm sự tiết acid dịch vị. Guaiazulen kết hợp với Dimethicone là một chất chống tạo bọt, ức chế quá trình sinh khí trong dạ dày, do đó cải thiện tình trạng ợ hơi, đầy trướng bụng.

– Biệt dược Pepsane do Công ty Laboratories Rosa Phytopharma – Pháp sản xuất được chỉ định làm thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản, cải thiện triệu chứng đau bụng, đầy chướng, khó tiêu,…

thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-5

Pepsane – Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

– Mỗi 10 g Pepsane chứa 3 g Dimethicone và 0,004 g Guaiazulen.

– Liều dùng: Uống trực tiếp gel trong gói trước bữa ăn hoặc khi cảm thấy đau. Uống Pepsane 1 – 2 gói/lần, ngày dùng 2 – 3 lần.

– Hiện tại chưa có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng về dùng Guaiazulen trên phụ nữ có thai. Tuy nhiên, thuốc cơ bản an toàn khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

– Thành phần Pepsane không chứa đường nên có thể sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.

– Thuốc Pepsane được bán rộng rãi tại các nhà thuốc với giá bán dao động khoảng 140.000 VNĐ/ Hộp 30 gói x 10 g.

2.3. Gastropulgite (Attapulgite/ Aluminum hydroxyd/ Magnesium carbonat) Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

Gastropulgite là thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản, được bào chế dưới dạng bột do Công ty Beaufour Ipsen IndustriePháp sản xuất. Thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày, do đó cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, thuốc còn kích thích tăng tiết dịch nhầy, giúp bảo vệ niêm mạc của dạ dày. 

thuoc-tri-trao-nguoc-da-day-6

Gastropulgite – Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

– Cách dùng: Hòa 1 gói Gastropulgite vào lượng nước vừa đủ, uống khi cảm thấy triệu chứng đau hoặc uống sau khi ăn. 

– Giá bán Gastropulgite dao động khoảng 110.000 VNĐ/ Hộp 30 gói.

>>>Xem thêm: Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

3. Vì sao bệnh trào ngược dạ dày thực quản lại hay tái phát sau khi đã điều trị bệnh?

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản điều trị trong thời gian bao lâu, có hay tái phát hay không, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, thì còn liên quan tới chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt. Chế độ ăn uống không hợp lý, chế độ sinh hoạt không điều độ, lành mạnh sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây kéo dài thời gian điều trị bệnh hoặc tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản bị tái phát.

Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng tái phát bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

– Với câu hỏi về bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay tái phát, TS. BS Lê Thị Tuyết Phượng chia sẻ:

 “Để tránh tái phát trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh; xác định rõ tình trạng, đã xuất hiện biến chứng hay chưa, loại bỏ các yếu tố nguy cơ chưa,… Cần cải thiện, thay đổi lối sống, hạn chế bớt các tổn thương, vấn đề trong điều trị phải đảm bảo đủ thời gian từ 4 – 8 tuần, tuân theo chỉ định của bác sĩ”.

– Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

+ Trào ngược dạ dày thực quản ngoài các nguyên nhân do H. Pylori, thuốc,… gây ra; chế độ ăn uống không khoa học cũng có thể dẫn đến xuất hiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn. 

+ Thường xuyên ăn các đồ ăn chua, cay, đồ ăn khó tiêu hóa, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ; uống rượu, bia, đồ uống có ga, hút thuốc lá,… cũng là nguyên nhân xuất hiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

+ Ngoài ra, thói quen ăn uống không khoa học như ăn quá no, ăn trước khi đi ngủ, thói quen dùng ống hút khi uống nước, hay bỏ bữa, ăn không đúng bữa,… cũng có thể khiến tình trạng trào ngược dạ dày thêm trầm trọng.

+ Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

– Có thể tham khảo thêm bài viết về điều trị trào ngược dạ dày thực quản:

https://scurmafizzy.com/dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-loi-khuyen-cua-cac-bac-si-chuyen-gia/

 

Kết luận

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh biểu hiện bởi các triệu chứng khá điển hình, tuy nhiên người bệnh cần phải theo dõi cẩn thận các triệu chứng để phát hiện chính xác bệnh, điều trị kịp thời. Bài viết với chia sẻ của TS. BS Lê Thị Tuyết Phượng, hy vọng có thể giúp ích cho các bệnh nhân hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và các thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản; để từ đó có được phương pháp điều trị kết hợp chế độ chăm sóc tại nhà hợp lý giúp cải thiện triệu chứng của bệnh và sớm điều trị khỏi bệnh trong thời gian ngắn nhất. Trong trường hợp bệnh nhân có bất cứ thắc mắc gì về bệnh hoặc gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, hãy liên hệ ngay với HOTLINE 1800 6091, đội ngũ bác sĩ, dược sĩ của Scurma Fizzy sẽ giải đáp mọi vấn đề liên quan đến triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091