Triệu Chứng Của Bệnh Ung Thư Dạ Dày

Triệu Chứng Của Bệnh Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ dày là một biến chứng bất lợi xuất phát từ căn bệnh viêm loét dạ dày. Vậy ung thư dạ dày là gì, thuộc giai đoạn phát triển bệnh nào của bệnh trào ngược dạ dày và triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh được đánh giá như thế nào? Hãy đồng hành cùng Scurma Fizzy, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc mà bạn đang mắc phải.

1.Thế nào là ung thư dạ dày?

Theo các nhà nghiên cứu có chuyên môn thì ung thư dạ dày được định nghĩa là tình trạng các tế bào của dạ dày có xu hướng phát triển bất thường, mất sự kiểm soát của cơ thể dẫn đến tình trạng hình thành các khối u đa hình thù. Ở giai đoạn tiến triển nặng của bệnh, các tế bào ung thư sẽ có xu hướng lan rộng ra các khu lân cận khác và theo thời gian các tế bào ác tính này sẽ di căn đến nhiều cơ quan khác xa hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. 

Tính đến thời điểm hiện tại thì bệnh ung thư dạ dày đã trở thành căn bệnh ác tính khá phổ biến trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đó là hệ lụy của hàng loạt các thói quen xấu, lối sống không lành mạnh cùng với chế độ ăn uống thiếu khoa học. Xuất phát từ triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu biểu hiện rất mơ hồ và không đặc hiệu khiến bệnh dễ phát triển trở nặng, di căn và gây tử vong cao. Do đó, biết cách nhận biết sớm về các dấu hiệu cảnh báo của bệnh là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, từ đó ngày một tăng cơ hội sống khỏe cho người bệnh.

Ung thư dạ dày xuất phát từ bệnh viêm loét dạ dày. Nếu người bệnh không được phát hiện sớm về các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày để kịp thời điều trị bệnh kịp thời thì theo thời gian bệnh sẽ dần được phát triển qua các giai đoạn:

Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn

  • Giai đoạn khởi phát: Ung thư bắt đầu phát triển từ biểu mô dạ dày, các tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc của dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư bắt đầu có sự xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày, và ngày một có xu hướng lan rộng theo thời gian.
  • Giai đoạn 2: Ung thư phát triển dưới cơ, ở giai đoạn này các tế bào ung thư đã có sự xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày. Cuối giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu có sự lan rộng ra những cơ quan khác.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lan ra các hạch bạch huyết và tiếp cận đến các cơ quan ở xa hơn.
  • Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Các tế bào ung thư di căn không kiểm soát khắp cơ thể, tỉ lệ sống còn thấp. 

>>>Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 1 Là Gì Và Cách Phòng Tránh

2. Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Từ các nghiên cứu mới nhất hiện nay cho thấy, số lượng bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang có xu hướng không ngừng tăng. Trong đó, tỷ lệ mắc ở đối tượng thanh niên, giới trẻ ngày một gia tăng, chiếm ưu thế. Vậy đâu là lời giải thích hợp lý cho kết quả này. Câu trả lời nằm ở các nguyên nhân dưới đây:

2.1. Chế độ ăn uống không hợp lý, lành mạnh

Chế độ ăn thiếu lành mạnh là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư dạ dày ở người bệnh. Với chế độ ăn mặn, đậm muối, đặc biệt cần được kể đến đó là các món ăn như:  dưa muối, cà muối, các loại thức ăn nhanh (mì tôm, bim bim, xúc xích,…), các loại thức ăn được chế biến sẵn, từ đó dẫn tới lượng muối đưa vào cơ thể quá mức cho phép, gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Hệ quả kéo theo là gây tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp. Ngoài ra, ăn mặn còn là nguy cơ gây gia tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày, do muối có vai trò thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP, đây là nguyên nhân khởi phát gây bệnh viêm loét niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống quá nhanh cũng là nguyên nhân khiến dạ dày rơi vào tình trạng bị tổn thương nghiêm trọng. Do khi thức ăn ăn vào không được nhai kỹ, khiến hệ thống  các enzym trong nước bọt không kịp được tiết ra để thực hiện vai trò bôi trơn và phân hủy thức ăn trước khi thức ăn được đưa xuống dạ dày. Do đó kéo theo tình trạng dạ dày không kịp tiết ra lượng dịch vị đầy đủ để kịp thời tiêu hóa toàn bộ lượng thức ăn được tống xuống, gây tình trạng ứ đọng thức ăn, đồng thời dạ dày cũng rơi vào tình trạng hoạt động quá tải dẫn đến hiện tượng trào ngược axit, viêm loét và về lâu dần sẽ phát triển thành ung thư dạ dày.

2.2. Thói quen uống bia, rượu

Uống nhiều bia, rượu là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ung thư dạ dày thông qua con đường làm tổn thương gen. Khả năng gây ung thư của rượu bia xuất phát từ tính chất cộng gộp các yếu tố gây ung thư.

Uống bia, rượu với thể tích lớn gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu gây cản trở quá trình  trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Mặt khác, rượu còn là một thức uống có tính bào mòn, gây tổn thương trầm trọng các vết loét dạ dày.

2.3. Vi khuẩn HP

Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng, từ đó có thể gây ung thư dạ dày

HP được biết đến là một loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm loét ở dạ dày từ đó phát triển dẫn tới bệnh ung thư dạ dày. HP là loại vi khuẩn rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua các thói quen trong sinh hoạt như việc ăn uống chung bát, đũa, cốc, chén… Đó là nguyên nhân giải thích cho việc thường xuyên ăn uống ở các địa điểm quán xá, nhà hàng hay bao gồm cả những nơi cung cấp các dịch vụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh thực phẩm hoặc tình trạng dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ung thư dạ dày.

2.4. Tình trạng chủ quan không đảm bảo lịch khám sức khỏe định kỳ

Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày là rất mơ hồ và không đặc hiệu. Đó là nguyên do khiến hầu hết tỷ lệ bệnh nhân phát hiện ra mắc bệnh ung thư dạ dày khi đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho việc điều trị và cơ hội sống khỏe thấp. Mà nguyên nhân chính là do người bệnh không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong khi việc kiểm tra định kỳ lại là cách duy nhất giúp bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe cho bản thân. Đảm bảo việc phát hiện ra bệnh sớm, tốt hơn hết là từ khi bị viêm loét dạ dày để từ đó sớm được tư vấn để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, duy trì sức khỏe tốt. Tránh tình trạng để bệnh phát triển âm thầm và có cơ hội chuyển thành ung thư.

2.5. Di truyền

Yếu tố thuộc về di truyền cũng là nguyên nhân được đề cập đến gây tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày ở người bệnh . Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở những người có người thân mắc ung thư dạ dày là khá cao. Từ đó chúng ta cần lưu ý, nếu tiểu sử về gia đình cho thấy có người mắc bệnh ung thư dày, hãy cân nhắc hơn thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên, khám sàng lọc định kỳ để từ đó người bệnh sẽ có thể phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm nhất. Từ đó sẽ được kịp thời đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, kéo dài thời gian sống khỏe cho người bệnh.

2.6. Tình trạng thiếu máu ác tính

Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Thiếu máu ác tính làm ức chế sự phát triển của các tế bào biểu mô dạ dày

Theo kết quả khảo sát từ các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới cho thấy, bệnh thiếu máu ác tính cũng là một nguyên nhân lớn gây bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng thiếu máu ác tính khiến máu tới các mô dạ dày bị gián đoạn, ức chế sự phát triển bình thường của các tế bào biểu mô dạ dày. Xúc tác cho sự phát triển của các ổ loét dạ dày, từ đó phát triển xuất hiện các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày ngày một rõ rệt theo thời gian.

2.7. Yếu tố tuổi tác và giới tính gây triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì yếu tố thuộc về tuổi tác và giới tính cũng có tác động ít nhiều nhất định đến nguy cơ mắc bệnh. Theo kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở đối tượng có độ tuổi trung niên cao hơn hẳn so với người trẻ tuổi và đồng thời đàn ông cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gần gấp hai lần so với đối tượng phụ nữ.

2.8. Có sự can thiệp, phẫu thuật dạ dày

Những đối tượng có tiểu sử từng phẫu thuật dạ dày, cắt một phần dạ dày thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn hẳn so với những người bình thường khác. Do đó, nếu đối tượng đã từng phẫu thuật dạ dày, hãy tạo cho mình thói quen thường xuyên thăm khám sức khỏe và có những đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh ở những giai đoạn sớm.

2.9. Béo phì

Ở những đối tượng bị béo phì thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với người bình thường, đặc biệt là ung thư phần tâm vị.

>>>Xem thêm: Top 13 nguyên nhân ung thư dạ dày nên biết và cách phòng tránh

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Ở giai đoạn khởi phát của bệnh, bệnh thể hiện các dấu hiệu cũng như là các triệu chứng không được rõ ràng, mơ hồ và kém đặc hiệu. Đó là lý do khiến bệnh nhân khi phát hiện được bệnh thường rơi vào các trường hợp bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối hoặc gần cuối. Gây khó khăn cho việc lựa chọn phương hướng điều trị cũng như là khả năng kéo dài sự sống cho người bệnh là thấp.

Từ đó đòi hỏi chúng ta cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về bệnh cũng như các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày để nâng cao cảnh giác, tích cực hơn trong thói quen khám sức khỏe định kỳ để có thể kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe cho bản thân mình và người thân trong gia đình. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày mà các bạn cần lưu ý:

Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

  • Sưng, chướng bụng, đầy bụng với biểu hiện bất thường sau những bữa ăn có kèm theo cảm giác khó chịu và buồn nôn, nôn. Đây cũng là triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày mà chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh khác để rồi rơi vào tâm thế chủ quan về bệnh này.
  • Ợ nóng: người bệnh có biểu hiện ợ nóng với tần số lặp lại khá nhiều sau các bữa ăn nhẹ hay ăn chính.
  • Chán ăn, khó nuốt: Đây là một triệu chứng điển hình trong số các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày. Người bệnh dần cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng với những cơn đau ngày một tăng. Sau ăn, người bệnh có cảm giác thức ăn như không được lưu thông, bị mắc kẹt trong cổ họng. Gây cảm giác khó chịu, chán ăn.
  • Sụt cân nhanh chóng: Ở triệu chứng này, người bệnh có xu hướng sụt cân nhanh chóng và trầm trọng, do tình trạng chán ăn, ăn không tiêu, thức ăn không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ qua các bữa. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng giảm cân không phanh ở người bệnh, bệnh nhân sẽ có ngoại hình gầy guộc, ốm yếu cùng sức khỏe ngày càng suy giảm theo thời gian.
  • Đau bụng: Đau bụng là một trong số các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày không thể nào tránh khỏi. Cơn đau bụng xuất hiện lặp lại theo từng đợt và ngày một trầm trọng hơn, không có xu hướng thuyên giảm theo thời gian dù đối tượng đã được dùng thuốc.
  • Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu trong phân: Bệnh nhân khó khăn trong việc đi đại tiện, đi đại tiện phân có màu đen, một số trường hợp phân có lẫn máu. Đây là dấu hiệu khó phát hiện ở người bệnh, do thói quen không hay để tâm của người bệnh, đặc biệt trong thời đại dùng bồn cầu tự hoại ngày nay.
  • Nôn ra máu: Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn ra máu. Đây là triệu chứng khá đặc hiệu trong số các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày kể trên. Nhưng đây không thuộc triệu chứng đáng mong đợi để bệnh nhân nhận biết bệnh vì đây là triệu chứng của bệnh xuất hiện ở những giai đoạn muộn của bệnh.

4. Chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh

Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Điều trị ung thư dạ dày phương pháp

4.1. Chẩn đoán triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Việc đưa ra quyết định chẩn đoán bệnh sẽ được thực hiện bởi những người có kiến thức chuyên môn sâu về bệnh. Để có thể đưa ra chẩn đoán đúng các bác sĩ có thể dựa trên dữ liệu từ việc khám lâm sàng (từ các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày) cũng như cận lâm sàng.

4.1.1. Khám lâm sàng

Từ việc thăm khám bệnh, chúng ta sẽ thu được hệ thống thông tin thuộc về người bệnh. Từ đó, dựa vào các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày mà người bệnh đang mắc phải góp phần hỗ trợ cho bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh đúng đắn.

4.1.2. Khám cận lâm sàng khi gặp triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Ngoài các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày thì các kết quả khám lâm sàng là một trong số cơ sở chính để đưa ra quyết định chẩn đoán của bác sĩ về bệnh. Các kết quả khám lâm sàng có thể kể đến như:

  • Kết quả nội soi dạ dày bằng ống soi mềm.
  • Kết quả từ phương pháp siêu âm ổ bụng.
  • kết quả của siêu âm nội soi dạ dày.
  • Kết quả từ phương pháp sinh thiết dạ dày.
  • Kết quả của phim chụp cắt lớp vi tính.
  • Kết quả xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm phân.
  • Kết quả phản ánh thông qua các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.
  • Kết quả của xét nghiệm máu.

4.2. Điều trị triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Với sự phát triển không ngừng của nền y học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện nay bệnh ung thư dạ dày đang ngày một được tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp giúp kéo dài sự sống khỏe cho người bệnh. Hiện nay, bệnh ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp dưới đây:

4.2.1. Phương pháp tiến hành phẫu thuật khi gặp triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Đối với phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày tùy thuộc vào thực trạng của từng bệnh nhân. Đây là phương pháp thường được chỉ định điều trị chủ yếu trên đối tượng bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm. 

Tuy nhiên ở những giai đoạn phát triển về sau của bệnh, tùy thuộc vào tính khả thi trên từng người bệnh mà một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định tiến hành phẫu thuật giúp loại trừ, hạn chế các biến chứng: tắc nghẽn dạ dày hay chảy máu.

4.2.2. Phương pháp hóa trị liệu

Phương pháp này sẽ được tiến hành điều trị bằng việc cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chống ung thư đặc biệt, nhằm mục đích tiêu diệt đồng thời ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư, thu nhỏ kích thước u.

Phương pháp hóa trị liệu này có thể được tiến hành đơn lẻ hoặc kết hợp với các xạ trị sau phẫu thuật khác. 

Ngoài ra hóa trị liệu còn được áp dụng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày hoặc kéo dài đời sống cho những bệnh nhân bị ung thư dạ dày có sự tiến triển nhưng không thể tiến hành can thiệp phẫu thuật.

4.2.3. Phương pháp xạ trị: 

Với phương pháp này bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách dùng các tia phóng xạ có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư. Sau khi can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chỉ định xạ trị kết hợp với hóa trị nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại chưa được loại bỏ trong can thiệp phẫu thuật trước đó.

Đối với những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn bệnh tiến triển, xạ trị được chỉ định nhằm làm giảm tắc nghẽn dạ dày. Ngoài ra, xạ trị còn được sử dụng để cầm máu trong một số các trường hợp chảy máu do ung thư mà không thể tiến hành phẫu thuật.

4.2.4. Phương pháp điều trị đích

Điều trị đích cũng là một trong số các phương pháp điều trị ung thư bằng thuốc. Nhưng đối với phương pháp này, thuốc ở đây là một liệu pháp có mục tiêu cụ thể. Thuốc được chỉ định sử dụng sẽ  tấn công trực tiếp vào yếu tố gen hay protein chuyên biệt được phát hiện ở các tế bào ung thư, hay các tế bào chịu sự ảnh hưởng từ sự phát triển của các khối u. 

Cụ thể hóa như sau:  ở một số các bệnh nhân bị ung thư dạ dày gây tình trạng dư thừa một loại protein có tên là HER2 nằm trên bề mặt các tế bào ung thư. Loại protein này có vai trò thúc đẩy tăng trưởng không kiểm soát các tế bào ung thư. Khi đó, trường hợp  các khối u cho kết quả nồng độ HER2 tăng cao được xác định là dương tính với HER2. Trastuzumab (Herceptin®) được biết đến là một loại kháng thể nhân tạo có cơ chế tác dụng trực tiếp vào protein HER2. 

Đặc biệt khi sử dụng kết hợp Trastuzumab với phương pháp hóa trị cho kết quả khả thi cao đối với những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày tiến triển, dương tính với HER2. Giúp người bệnh có cơ hội sống lâu hơn so với khi chỉ dùng đơn độc phương pháp hóa trị. 

4.2.5. Phương pháp điều trị miễn dịch khi gặp triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Đây là phương pháp được chỉ định sử dụng các loại thuốc có cơ chế tác động vào hệ thống miễn dịch của người bệnh, kích thích khởi động hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể phát hiện và triệt tiêu các tế bào ung thư.

>>>Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Có Chữa Được Không?

5. Một số phương pháp phòng bệnh ung thư dạ dày 

Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Phương pháp phòng bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một căn bệnh ác tính, với các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày rất đáng lo ngại, ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí là tử vong. Nhận thức được hồi chuông cảnh tỉnh này, chúng ta cần phải cải thiện tốt các nguy cơ gây bệnh cũng như tuân thủ tốt các phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Từ đó kiểm soát tốt sức khỏe và nâng cao hơn chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số biện pháp có thể được thực hiện giúp làm phòng bệnh ung thư dạ dày, giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày:

  • Xây dựng thói quen ăn uống hợp lý: Tăng cường sử dụng đa dạng các loại trái cây và rau quả tươi, sạch, đồng thời hạn chế tối thiểu việc sử dụng đồ ăn nhanh, dưa muối, cà muối hay các loại rau quả đã bị hư, nấm mốc.
  • Hạn chế tối thiểu tình trạng hút thuốc, sử dụng rượu bia (không sử dụng là tốt nhất, trong một số trường hợp mang tính chất công việc thì nên hạn chế tối thiểu trong khả năng có thể).
  • Nên tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ, giúp chúng ta kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân. Trong trường hợp xấu vẫn có thể được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp. 
  • Kiểm soát và duy trì cân nặng ổn định ở mức lý tưởng, và nên giảm cân nếu thuộc diện béo phì.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên: Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao, hoạt động này giúp chúng ta vừa nâng cao sức khỏe và sức đề kháng tốt, vừa có tác dụng giúp giảm thiểu bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Thăm khám và tuân thủ điều trị tốt các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày nói riêng và bệnh ung thư dạ dày nói chung. Trọn bộ thông tin về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị cũng như là một số biện pháp phòng bệnh. Chúng tôi mang hy vọng thông tin từ bài viết này sẽ giúp cho người đọc có thêm thông tin để đưa ra cái nhìn khách quan về tình trạng sức khỏe hiện tại của chính mình. Hãy chủ động trong vấn đề kiểm soát sức khỏe, bảo vệ và ngày một nâng cao hơn chất lượng của bản thân cũng như người thân trong gia đình. Nếu các bạn có thêm thắc mắc nào cần giải đáp, hay cần tư vấn, vui lòng  liên hệ tới số hotline 18006091 để được chăm sóc, tư vấn bởi các chuyên gia của Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091