Viêm Loét Dạ Dày Hành Tá Tràng Và Những Thông Tin Bổ Ích Về Bệnh

Viêm Loét Dạ Dày Hành Tá Tràng Và Những Thông Tin Bổ Ích Về Bệnh

Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay. Bệnh này gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày tá tràng sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vậy viêm loét dạ dày tá tràng là gì, nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đem lại cho các bạn những hiểu biết tổng quan nhưng cũng không kém phần cụ thể về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

1. Đôi nét về viêm loét dạ dày hành tá tràng

1.1. Khái niệm bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng 

Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng là tình trạng phát triển các vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc đoạn đầu của ruột non (tá tràng) gây ra cảm giác đau cho bệnh nhân.

Thông thường, luôn có một lớp chất nhầy dày bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác động của dịch tiêu hóa nhưng có một số yếu tố tác động có thể làm suy giảm lớp bảo vệ này, tạo điều kiện cho axit dạ dày phá hủy mô tế bào niêm mạc dạ dày.

viem-loet-da-day-hanh-ta-trang-1. jpg

Viêm loét dạ dày là gì

1.2. Yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày hành tá tràng?

Theo nghiên cứu cho thấy cứ 10 người thì có một người bị viêm loét dạ dày tá tràng. 

Các yếu tố nguy cơ khiến khả năng bị loét cao hơn bao gồm: 

  • Thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), một nhóm thuốc giảm đau thông thường bao gồm ibuprofen.
  • Tiền sử gia đình (trong gia đình có người thân bị viêm loét dạ dày)
  • Mắc các bệnh như bệnh gan, phổi hoặc thận.
  • Thường xuyên uống rượu,bia.
  • Hút thuốc.

2. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm loét dạ dày hành tá tràng

Mọi người thường nghĩ rằng một số loại thực phẩm có thể gây viêm loét dạ dày hành tá tràng. Tuy nhiên, hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng minh điều đó.

Thay vào đó, các nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày hành tá tràng:

2.1. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) 

Theo các nghiên cứu gần đây, khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm H.pylori, thường thì không có bất kỳ triệu chứng nào.

  • Con đường lây truyền của H.pylory

Vi khuẩn H. pylori chưa rõ lây lan như thế nào. Nó có thể được truyền từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, ví dụ như hôn. Mọi người cũng có thể nhiễm H. pylori qua thức ăn và nước uống, ví dụ như việc bón cơm cho trẻ em.

  • Cơ chế gây loét của H.pylory

Các vi khuẩn H. pylori vi khuẩn dính vào các lớp chất nhầy trong lòng dạ dày và gây ra viêm (kích thích), có thể khiến lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày này bị phá vỡ.

Sự phân hủy này là một vấn đề bởi vì dạ dày của bạn chứa axit mạnh nhằm tiêu hóa thức ăn mà khi không có lớp chất nhầy để bảo vệ, axit có thể dễ dàng tiếp xúc gây tổn thương các mô niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên, sự hiện diện của H. pylori hầu như không có tác động tiêu cực lên mọi người. Chỉ 10% đến 15% người nhiễm H. pylori bị loét.

viem-loet-da-day-hanh-ta-trang-2. jpg

Vi khuẩn Hp – Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hành tá tràng

>>>Xem thêm: Top 9 Nguyên Nhân Loét Dạ Dày Phổ Biến Ai Cũng Phải Biết

2.2. Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) 

Một nguyên nhân chính khác gây ra bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng là do sử dụng NSAIDs, đây là một nhóm thuốc dùng để giảm đau.

NSAIDS có thể làm mòn lớp chất nhầy trong đường tiêu hóa bởi vậy có khả năng gây ra viêm loét dạ dày hành tá tràng. Ví dụ như:

  • Aspirin (kể cả loại có lớp phủ đặc biệt bên ngoài).
  • Naproxen 
  • Ibuprofen 
  • Thuốc NSAID theo toa 

Những người có tiền sử đau dạ dày do viêm loét dạ dày hành tá tràng nên không thể dùng NSAIDs thường được hướng dẫn dùng acetaminophen.

Tuy vậy không phải ai dùng NSAIDs cũng sẽ bị viêm loét dạ dày hành tá tràng. Bệnh nhân sử dụng NSAIDs cùng với nhiễm vi khuẩn H. pylori có khả năng mắc viêm loét dạ dày cao nhất bởi họ có nhiều khả năng bị tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và mức độ tổn thương ở những người này nghiêm trọng hơn. 

Phát triển vết loét ở niêm mạc dạ dày tăng lên do sử dụng NSAIDs nếu bạn:

  • Dùng NSAIDs liều cao

NSAIDs nếu sử dụng liều cao kéo dài có thể gây loét dạ dày hành tá tràng cao hơn rất nhiều lần so với sử dụng NSAIDs liều thấp

  • 70 tuổi trở lên

Người cao tuổi thường có nguy cơ bị loét cao hơn nếu sử dụng thuốc ASAID so với người trẻ tuổi hoặc trung niên, vì dạ dày người lớn tuổi thường bị suy yếu hơn

  • Là nữ

Nguy cơ loét dạ dày ở nữ giới thường cao hơn ở nam giới và tình trạng loét thường nghiêm trọng hơn

  • Sử dụng corticosteroid cùng lúc với NSAIDs

Thuốc corticosteroid (thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh hen suyễn, viêm khớp hoặc lupus) nếu được sử dụng đông thời với NSAID thì nguy cơ gây loét sẽ tăng lên

  • Trong thời gian dài liên tục sử dụng NSAIDs

Những người sử dụng NSAID trong thời gian dài và liên tục thường có nguy cơ loét cao hơn do dạ dày bị tổn thương kéo dài khó hồi phục

  • Có tiền sử bệnh bị viêm loét dạ dày

Những người có tiền sử bị viêm loét dạ dày nếu tiếp tục sử dụng NSAID thì tình trạng viêm loét sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.

2.3. Các nguyên nhân hiếm gặp khác gây viêm loét dạ dày hành tá tràng

Người bệnh cũng có thể bị loét do những nguyên nhân sau:

  • Bị bệnh nặng do nhiễm trùng hoặc mắc nhiều bệnh khác nhau

Các trường hợp bị nhiễm trùng nặng hoặc mắc nhiều loại bệnh khác nhau cũng dẫn đến viêm loét dạ dày hành tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn do vi khuẩn HP dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra tình trạng loét

  • Đang phẫu thuật

Những người phẫu thuật dạ dày thường có nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày cao hơn người bình thường do dạ dày bị suy yếu khiến acid dạ dày bị tiết nhiều hơn so với bình thường

  • Đang dùng một số loại thuốc khác, ví dụ như steroid

Bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc như steroid thường có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày hành tá tràng cao hơn người bình thường do các thuốc này có khả năng gây hại cho dạ dày

  • Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison (bệnh dạ dày)

Tình trạng này do có sự hình thành một khối u tại các tế bào sản xuất axit trong dạ dày, tuy nhiên khối u này có thể là ung thư hay nói cách khác là khối u ác tính hoặc có thể không phải ung thư hay nói cách khác là khối u lành tính.

Các khối u này phát triển khiến việc sản xuất  axit cũng tăng cao, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng cà phê và thức ăn cay có thể gây viêm loét dạ dày hành tá tràng. Trước đây, bạn có thể đã nghe nói rằng những người bị viêm loét dạ dày nên ăn một chế độ ăn uống riêng.

Tuy nhiên bây giờ đã có chứng minh rằng nếu bạn bị viêm loét dạ dày, bạn vẫn có thể thưởng thức bất kỳ loại thực phẩm nào bạn chọn, miễn là chúng không làm cho các triệu chứng đau dạ dày của bạn tồi tệ hơn.

3. Các triệu chứng, biến chứng của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày hành tá tràng

3.1. Triệu chứng của bệnh

Một số người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng ít gặp các triệu chứng nhưng đa số sẽ có các dấu hiệu của vết loét như sau:

  • Đau nhói hoặc đau rát ở bụng giữa hoặc trên sau các bữa ăn hoặc vào ban đêm

Do lượng acid không chỉ tăng sau các bữa ăn để tiêu hóa thức ăn mà còn tăng một đợt vào ban đêm. Cơn đau này sẽ tạm thời biến mất nếu bạn ăn một thứ gì đó hoặc uống thuốc kháng axit.

  • Ợ chua, ợ hơi

Là do lượng acid dư thừa đẩy từ dạ dày ngược lên khoang miệng. Điều này khiến bệnh nhân bị đau dạ dày hành tá tràng cảm thấy khó chịu, đầy bụng, chua miệng. Dấu hiệu cho thấy chức năng tiêu hóa của dạ dày đang có vấn đề.

  • Buồn nôn hoặc nôn

Xuất hiện thường thấy trong giai đoạn đầu khi mắc bệnh do thức ăn khó đi vào cũng như khó tiêu hóa khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nên sẽ dễ bị trào ngược từ dạ dày lên khoang miệng làm người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn.

>>>Xem thêm: Triệu Chứng Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng, Những Điều Chưa Biết

3.2. Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

viem-loet-da-day-hanh-ta-trang-3.jpg

Biến chứng của viêm loét dạ dày

Nếu không được điều trị, viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể dẫn đến:

  • Xuất huyết tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa có thể gây mất máu chậm dẫn đến thiếu máu hoặc mất máu nghiêm trọng, có khi phải nhập viện hoặc truyền máu. Xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng có thể gây ra nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.

  • Thủng dạ dày

Viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể ăn sâu tạo thành một lỗ xuyên qua (thủng) thành dạ dày hoặc ruột non của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng khoang bụng nghiêm trọng (viêm phúc mạc).

  • Hẹp môn vị

Viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể gây cản trở sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, khiến bạn dễ bị no, nôn mửa và sụt cân do sưng tấy vì viêm nhiễm hoặc do sẹo.

  • Ung thư dạ dày

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ ung thư dạ dày ở những người bị nhiễm H. pylori cao hơn.

4. Các phương pháp chẩn đoán

Các bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách nói chuyện với bạn về các triệu chứng của bạn. Để xác nhận chuẩn đoán, bạn sẽ cần một trong các xét nghiệm sau:

  • Nội soi

Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị nội soi phía trên để xác định xem bạn có bị viêm loét dạ dày tá tràng hay không.

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi (một ống nhỏ, sáng với một camera cực nhỏ) qua cổ họng của bạn và vào dạ dày của bạn để tìm kiếm những bất thường và xác định vị trí cũng như tình trạng ổ loét.

  • Kiểm tra H. Pylori

Các xét nghiệm tìm H. pylori hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện, bạn sẽ điều chỉnh phương pháp điều trị để vừa giảm các triệu chứng của bạn và vừa tiêu diệt vi khuẩn.

Một thử nghiệm hơi thở là cách dễ nhất để khám phá H. pylori. Các bác sĩ điều trị của bạn cũng có thể tìm vi khuẩn này bằng các xét nghiệm máu hoặc phân, hoặc bằng cách nội soi lấy mẫu phía trên.

  • Kiểm tra hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang và chụp CT được sử dụng để phát hiện vết loét nhưng thường được sử dụng ít hơn.

Trước khi xét nghiệm, bệnh nhân sẽ phải uống một loại chất lỏng đặc biệt có tác dụng bao phủ đường tiêu hóa và làm cho các vết loét có thể được quan sát rõ hơn thông qua máy chụp ảnh.

Nội soi

Nội soi dạ dày hỗ trợ chẩn đoán viêm loét dạ dày hành tá tràng

5. Điều trị và phòng bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

5.1. Vết loét có tự lành được không?

Mặc dù các vết loét có thể tự bình phục nhưng bạn không nên bỏ qua các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo của bệnh.

Nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, vết loét có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày như đã kể ở trên.

5.2. Vết loét của có chữa được không?

Đối với hầu hết mọi người, điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng thường nhắm vào nguyên nhân cơ bản (như là nhiễm vi khuẩn H. pylori hoặc sử dụng NSAIDs).

Phương pháp này có hiệu quả trong việc loại bỏ nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Tuy nhiên, vết loét có thể bùng phát trở lại, đặc biệt là khi H. pylori không được loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống đường tiêu hóa của bạn hoặc bạn tiếp tục hút thuốc lá hoặc sử dụng nhóm thuốc NSAIDs.

5.3. Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng?

Nếu vết loét của bạn đang bị xuất huyết, bác sĩ có thể tiêm thuốc vào đó trong quá trình nội soi. Bác sĩ cũng có thể để bịt kín và cầm máu bằng cách sử dụng kẹp hoặc cauterization (đốt mô).

 Đối với hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị vết loét bằng thuốc, gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Những loại thuốc này ức chế bơm proton, giảm lượng H+ đưa vào trong lòng dạ dày hay nói cách khác là giảm tiết axit, giúp vết loét mau lành. Một số loại thuốc, dạng bào chế và liều dùng như sau:

Omeprazol (Losec, Ocid, Ome 20, Protoloc): viên nang 20mg – Uống mỗi ngày 1 viên trong 4 – 6 tuần – Liều đầu tiên có thể uống 60mg, sau đó dựa vào dấu hiệu lâm sàng để điều chỉnh liều.

Lansoprazol (Prevacid ): viên nang 30mg x 1 lần/ngày .

Pantoprazol (Pantoloc): viên nang, liều dùng 40mg x 2 lần/ngày.

  • Thuốc chẹn thụ thể histamin (thuốc chẹn H2):

Những loại thuốc này ức chế cạnh tranh vào receptor histamin để histamin không kích hoạt con đường đưa H+ vào lòng dạ dày, cũng làm giảm sản xuất axit. Một số dạng  và liều dùng:

Ranitidin (Zantac , Raniplex): Mạnh gấp 4-10 lần cimetidin. Dạng viên nén hoặc sủi bọt 150 – 300mg. Sử dụng vào buổi tối 300mg/1 lần duy nhất trong ngày

Famotidine ( Pepcid ): Mạnh gấp 30 lần cimetidin. Viên 20 và 40mg. Mỗi ngày uống 20mg x 2 lần, hoặc chỉ uống 1 lần 40mg vào buổi tối.

Nizatidine (Axid ): Tương tự ranitidin về tác dụng và liều lượng.

  • Thuốc kháng sinh

Do những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nên các bác sĩ sử dụng chúng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra.

Amoxicillin

Kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, thuốc nhạy với. Thuốc có khả năng ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào, tương đối ổn định với pH acid trong dịch dạ dày, thuốc hấp thu rất tốt ở niêm mạc ruột và dạ dày. 

Metronidazole và Tinidazole

Kháng sinh thuộc nhóm 5 nitroimidazole. Không bị phụ thuộc vào pH dạ dày, có khả năng tập trung nhiều ở niêm mạc dạ dày, có nồng độ cao trong chất nhầy dạ dày, được bài tiết ở ruột và nước bọt. 

Tetracycline

Kháng sinh này hiện còn nhạy cảm 98% với H.pylori. Thuốc ổn định trong môi trường acid, có khả năng hấp thu tốt ở niêm mạc dạ dày, sau khi uống thuốc vài giờ đạt nồng độ cao.

Clarithromycin

Kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có phổ kháng khuẩn rộng với cả các vị khuẩn gram (+) và gram (-). Kháng sinh này có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn.

Nhóm Quinolon

Vi khuẩn H.pylori có sự kháng tự nhiên với Nalidixic acid (kháng sinh thế hệ I), Norfloxacin, Ofloxacin (kháng sinh thế hệ II). 

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Giống như một loại băng lỏng, những loại thuốc này bao phủ vết loét trong một lớp bảo vệ để ngăn ngừa tổn thương thêm từ các axit và enzym tiêu hóa. Ví dụ như các muối bismuth:

Bismuth subsalicylate viên nhai 262mg.

Bismuth subcitrat

Thuốc điều trị

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng

>>>Xem thêm: Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng

6. Các phương pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày hành tá tràng

 Có thể ngăn ngừa hình thành vết loét nếu thực hiện các phương pháp sau:

  • Trao đổi với bác sĩ của bạn về các thuốc có thể thay thế thuốc NSAID (như acetaminophen) để giảm đau.
  • Trao đổi về các biện pháp cần làm để bảo vệ dạ dày với bác sĩ nếu bạn bắt buộc phải dùng NSAID.
  • Chọn liều NSAIDs có hiệu quả thấp nhất và uống trong bữa ăn để tránh tác động xấu lên niêm mạc dạ dày.
  • Từ bỏ hút thuốc lá
  • Uống rượu ở mức độ vừa phải, dừng thì càng tốt.

Uống sữa có giúp làm lành vết loét không?

Câu trả lời là không. Sữa có thể tạm thời làm dịu cơn đau do loét vì nó bao phủ niêm mạc dạ dày. Nhưng sữa cũng khiến dạ dày của bạn tiết ra nhiều axit và dịch tiêu hóa hơn, có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn.

Có an toàn để uống thuốc kháng axit không?

Thuốc kháng axit làm giảm tạm thời các triệu chứng loét. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc được kê đơn. Kiểm tra với bác sĩ của bạn để tìm hiểu xem liệu thuốc kháng axit có an toàn để sử dụng khi đang điều trị hay không.

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng không?

Không có loại thực phẩm nào được chứng minh là có tác động tiêu cực hoặc tích cực đến vết loét. Tuy nhiên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục và ngủ đủ giấc sẽ tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.

Bệnh nhân nên hỏi bác sĩ những câu hỏi nào để rõ thêm tình trạng bệnh của mình? Nếu bạn bị loét dạ dày, bạn có thể hỏi bác sĩ:

  • Tôi có thể sử dụng thuốc giảm đau nào thay vì NSAID?
  • Làm thế nào tôi biết nếu nhiễm H. pylori đã biến mất?
  • Làm cách nào để biết vết loét đã lành chưa?
  • Tôi có thể làm gì để giảm các triệu chứng tại nhà trong quá trình điều trị? 

Trái ngược với quan niệm thông thường, loét không phải do căng thẳng hoặc thực phẩm bạn ăn gây ra bởi nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Các bác sĩ có thể điều trị vi khuẩn H.pylori bằng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác.

Bạn có thể giảm nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng nếu tuân theo các chiến lược được khuyến nghị như các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại nhà. Nó cũng có thể hữu ích để:

Bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng:

Bạn có thể thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi các bệnh nhiễm trùng, mà nhắc đến ở đây là H. pylori bằng cách thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước, giữ vệ sinh và ăn thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn.

Thận trọng với thuốc giảm đau: 

  • Việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, hãy thực hiện một số phương pháp sau để giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, ví dụ như uống thuốc trong bữa ăn. 
  • Bên cạnh đó, nên làm việc với bác sĩ của bạn để tìm ra liều thấp nhất có thể mà vẫn giúp bạn giảm đau. Nghiêm cấm uống rượu khi dùng thuốc, vì cả hai loại này khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
  • Nếu bạn cần NSAIDs, bạn cũng có thể cần dùng thêm các loại thuốc khác như thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn axit hoặc chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một nhóm NSAIDs là chất ức chế chọn lọc COX-2 có thể ít gây viêm loét dạ dày tá tràng hơn, tuy nhiên lại có thể làm tăng nguy cơ trên tim mạch.

Nếu gần đây bạn đang uống rất nhiều thuốc kháng axit, bạn liên tục ăn vặt để thoát khỏi cơn đau cồn cào trong dạ dày hoặc bạn có bất kỳ dấu hiệu loét nào khác, thì điều tốt nhất bạn có thể làm là đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Chỉ khi khám và chữa bệnh một cách chính xác và kịp thời bệnh mới không tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Liên hệ ngay đội ngũ chuyên gia qua HOTLINE 18006091 ngay bị có triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường của dạ dày,…để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091