Triệu Chứng HP Dạ Dày Thường Gặp Nhất Hiện Nay

Triệu Chứng HP Dạ Dày Thường Gặp Nhất Hiện Nay

Chắc hẳn cái tên vi khuẩn HP dạ dày khá quen thuộc với bạn khi được nhắc đến ở đâu đó, nhưng chưa chắc nhiều người hiểu rõ về nó. Còn đối với các bệnh nhân khi đi xét nghiệm thấy có nhiễm vi khuẩn HP thì họ có cần phải thực sự lo lắng không? Bài viết dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP và các khán giả quan tâm đến loại vi khuẩn đường ruột này. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn có cái nhìn tổng quan nhất về vi khuẩn HP gây bệnh và tổng hợp lại tất cả các thắc mắc, câu hỏi đã được gửi đến gần đây qua hòm thư tư vấn: Vi khuẩn HP là gì? Triệu chứng HP dạ dày? Nguyên nhân và cách điều trị HP dạ dày?

1. Triệu chứng HP dạ dày là gì? Các khái niệm

1.1. Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP: HP hay H.pylori là cách viết tắt bằng các chữ cái đầu tiên trong tên khoa học của vi khuẩn Helicobacter pylori – một vi khuẩn sống được trong nồng độ acid cao trong dạ dày và là tác nhân gây hầu như mọi bệnh lý ở cơ quan này.

Cấu tạo của vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP bắt màu đỏ của nhuộm gram âm, không có vỏ, không sinh nha bào, di động mạnh, có một chùm lông trên một đầu của cơ thể. Hình dạng của nó có hình xoắn kép hơi cong cong giống chữ U hay chữ C, kích thước trung bình trong khoảng 0,5µm x 3-5µm. Trong bệnh phẩm quan sát được thấy có hình cong, mảnh, hình giống chữ S hoặc dấu hỏi (?)

trieu-chung-hp-da-day

Tìm hiểu chung về vi khuẩn HP dạ dày và các triệu chứng HP dạ dày thường gặp

1.2. HP dạ dày

Thuật ngữ “HP dạ dày” là cách viết ngắn gọn từ câu: “ Vi khuẩn HP sống trong dạ dày”. Thực tế trong các loại xét nghiệm khác nhau, người ta có tìm thấy vi khuẩn HP không chỉ có ở dạ dày mà còn xuất hiện ở nơi khác như: Tuyến nước bọt, hốc miệng, cao răng, dịch tiêu hóa, phân người,… tuy nhiên ở các vị trí này có mật độ không nhiều như trong dạ dày. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ có trong môi trường dạ dày thì vi khuẩn HP mới có thể gây bệnh cho con người, cụ thể ở đây là các bệnh lý đường tiêu hóa. Vì vậy “HP dạ dày” được dùng như một từ ngắn gọn bao gồm đủ các yếu tố sau:

  • Tên vi khuẩn: Vi khuẩn HP
  • Vị trí tồn tại chủ yếu phân biệt với nơi khác cũng tồn tại vi khuẩn HP: Bên trong dạ dày
  • Vi khuẩn có khả năng gây bệnh ở cơ quan: Dạ dày

2. Triệu chứng HP dạ dày thường gặp và các biến chứng nguy hiểm

HP dạ dày có tính phổ biến, bởi trên toàn thế giới hiện nay tỷ lệ người có tồn tại HP dạ dày là khoảng 50% ở một số quốc gia phát triển. Còn đối với Việt Nam, tỷ lệ này dựa theo những ước tính có thể lên đến 70% – 80%.

Mặc dù số lượng người tồn tại HP dạ dày lớn như vậy, nhưng hầu như các triệu chứng HP dạ dày lại không có biểu hiện rõ ràng cho người mắc. Trong trường hợp số lượng vi khuẩn HP không đủ nhiều trong dạ dày, mặt khác sức đề kháng của con người tốt, dạ dày khỏe mạnh thì HP dạ dày sẽ khó xâm nhập và tấn công bên trong dạ dày. Đa số người tồn tại vi khuẩn HP trong dạ dày nhưng chưa đủ đến mức gây bệnh cho cơ thể, nhưng HP dạ dày cũng không tự chết đi mà nó vẫn luôn âm thầm tồn tại, thậm chí tồn tại trong suốt cả cuộc đời mỗi con người để chờ cơ hội tấn công…

>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Dạ Dày HP Dương Tính Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng, Cách Chẩn Đoán Và Điều Trị

                                  Thuốc Dạ Dày Hp Hiệu Quả Được Bác Sĩ Tin Dùng

trieu-chung-hp-da-day

Triệu chứng HP dạ dày và các biến chứng nguy hiểm thường gặp

2.1. Nhiễm HP dạ dày có cần phải quá lo lắng không?

Trả lời cho câu hỏi có cần phải quá lo lắng khi nhiễm HP dạ dày không? Tất nhiên, câu trả lời là không cần thiết! Bởi vì không phải cứ tồn tại HP dạ dày thì sẽ bị bệnh, thay vì việc lo lắng không cần thiết thì mọi người cần có một lối sống lành mạnh để ngăn chặn những bệnh lý mà vi khuẩn HP có thể gây ra.

Ngược lại, trong trường hợp HP dạ dày tồn tại với số lượng lớn, đủ mạnh để gây hại thì hậu quả của nó là rất khó lường. Đến lúc này thì HP dạ dày không còn “hiền lành” như trước nữa và nếu không có sự điều trị hợp lý, kịp thời thì vi khuẩn HP sẽ có có khả năng gây ra những bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược,… thậm chí gây tử vong bởi các các biến chứng như chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc các bệnh dạ dày do vi khuẩn HP là không cao, đối với các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày thì còn hiếm. Mặc dù vậy chúng ta cũng không được vì thế mà ta lại lơ là với loại vi khuẩn này, việc nhận biết các triệu chứng HP dạ dày ngay từ những giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng trong phòng ngừa, điều trị sớm nhất những bệnh lý dạ dày mà nó có thể mang lại. Hãy cùng Dược sĩ bác sĩ Scurma Fizzy tìm hiểu các triệu chứng HP dạ dày thường gặp nhất:

2.2. Triệu chứng HP dạ dày thường gặp

Trong thực tế, triệu chứng HP dạ dày là không đặc hiệu, chỉ khi vi khuẩn HP tấn công dạ dày gây nên những hậu quả nghiêm trọng thì người bệnh mới nghi ngờ sự tồn tại của nó. Dưới đây là một số các triệu chứng gợi ý mà người có tồn tại vi khuẩn HP dạ dày có thể mắc phải:

Đau dạ dày thường xuyên: Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng dẫn đến tình trạng các cơn đau dạ dày xảy ra thường xuyên. Theo một số công bố khoa học cho hay trên 90% tỷ lệ người mắc viêm loét dạ tá tràng có liên quan mật thiết đến vi khuẩn HP (H.pylori). Khi bị đau vùng trên rốn (thượng vị) – là vị trí của dạ dày trong ổ bụng thì khả năng cao có thể đó là cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng. Các cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng được miêu tả bằng sự bỏng rát trong dạ dày, cường độ dữ dội và cơn đau sẽ thường xuất hiện vào một thời điểm trong ngày nhất là lúc đói hoặc sau khi ăn no. Như vậy tình trạng đau dạ dày hay bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là triệu chứng HP dạ dày rõ nhất, là bằng chứng để nghi ngờ sự tồn tại của HP dạ dày đang gây bệnh cho cơ thể.

trieu-chung-hp-da-day

Đau dạ dày là triệu chứng HP dạ dày điển hình và thường gặp nhất

Ăn uống không ngon, nhanh no: Đây là trường hợp thường gặp, báo hiệu cho bạn biết dạ dày của bản thân đang gặp vấn đề. Sự bắt đầu tấn công của vi khuẩn HP dạ dày khởi đầu từ những triệu chứng rất đơn giản, phổ biến nên rất khó để nhận biết, phân biệt. Nếu trong từ 1 – 2 tuần bạn ăn uống không được ngon miệng, ăn nhanh no hoặc không cảm thấy đói thì đừng loại trừ khả năng vi khuẩn HP đang bắt đầu tấn công dạ dày của mình. Hãy có lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục đều đặn để có thể nâng cao sức đề kháng bản thân, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh trong đó có HP dạ dày.

>>> Tìm hiểu thêm: Triệu Chứng Nhiễm Vi Khuẩn Hp Trong Dạ Dày – Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục.

Đầy hơi trướng bụng thường xuyên: Một biểu hiện chung thường gặp phải ở hầu hết những bệnh nhân đến các cơ sở y tế xét nghiệm vi khuẩn HP. Quả thực vậy, triệu chứng đầy hơi trướng bụng đến từ nguyên nhân khác nhau trong đó có HP dạ dày cũng là một tác nhân điển hình. Triệu chứng “Đầy hơi trướng bụng” là những miêu tả hiện tượng, cảm giác chính mà người bệnh gặp phải khi mắc triệu chứng này. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt rõ đâu là triệu đầy hơi trướng bụng thông thường, đâu là triệu chứng HP dạ dày.

  • Nếu triệu chứng chỉ xảy ra một số lần, không quay lại đều đặn, mức độ vừa phải và kết thúc trong ít ngày thì đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không nguy hiểm.
  • Ngược lại, trong trường hợp đầy hơi trướng bụng xảy ra thường xuyên, kéo dài hơn 1 tuần và gây cảm giác cực kỳ khó chịu cho bệnh nhân thì đây không còn là triệu chứng sinh lý đơn thuần nữa. Bệnh nhân cần nhanh chóng đến thăm khám các bác sĩ uy tín, các cơ sở y tế chất lượng để được chẩn đoán điều trị sớm nhất.

Ợ chua, ợ nóng không ngừng: Cũng giống như đầy hơi trướng bụng, ợ là một triệu chứng sinh lý thông thường khi cơ thể muốn thải một lượng khí thừa tồn đọng trong dạ dày qua đường miệng. Tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi người bệnh ợ lên có vị chua, nóng rát cổ họng hoặc trên lưỡi, ợ trong khoảng thời gian dài và đây là một trong các triệu chứng HP dạ dày thường gặp. Vị chua và nóng trong ợ hơi có thể là do dịch vị và acid của dạ dày trào ngược lên. Vì vậy ợ hơi, ợ chua cũng là một triệu chứng đầu tiên và cũng điển hình nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Mặt khác, nguyên nhân hàng đầu của bệnh trào ngược thực quản chính là vi khuẩn HP dạ dày. Vì vậy, khi bạn có tình trạng ợ chua ợ nóng quá mức thì không loại trừ khả năng vi khuẩn HP đang hoạt động mạnh và gây hại.

trieu-chung-hp-da-day

Một số triệu chứng thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn HP dạ dày

Buồn nôn và nôn: Có nhiều người còn hiểu nhầm ợ hơi và buồn nôn là cùng một triệu chứng, bởi lẽ hai triệu chứng này thường xuyên đi liền với nhau. Sau cơn ợ hơi ợ chua, cổ họng bị kích ứng tạo cảm giác khó chịu và buồn nôn. Nôn là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa khiến thức ăn trong dạ dày đẩy ngược lên thực quản và thoát ra ngoài qua đường miệng hoặc một số trường hợp có thể ra cả bằng đường mũi. Tác nhân gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến cơn buồn nôn và nôn rất nhiều khả năng có liên quan đến vi khuẩn HP một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Hay nói cách khác, hiện tượng nôn và buồn nôn thường xuyên cũng là một trong các triệu chứng HP dạ dày, giúp nhận định sự có mặt và gây hại của vi khuẩn này.

3. Các con đường lây nhiễm và một số phương pháp chẩn đoán HP dạ dày

Vi khuẩn HP mang tính phổ biến rất cao, tồn tại ở quá nửa dân số Thế giới đồng nghĩa với việc lượng người rất lớn đang đứng trước nguy cơ mắc các bệnh dạ dày nguy hiểm. Giải thích cho việc phần đa dân số mắc vi khuẩn HP dạ dày là đến từ nhiều nguồn lây nhiễm cũng như sự lây lan nhanh chóng và tấn công dễ dàng của Helicobacter pylori đến cơ thể người bệnh.

Dược sĩ bác sĩ Scurma Fizzy sẽ tổng hợp cho bạn các con đường lây nhiễm điển hình và một số phương pháp chẩn đoán HP dạ dày phổ biến nhất hiện nay:

3.1. Con đường lây nhiễm HP dạ dày

Theo Giám đốc Đại học Y Hà Nội, Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai GS.TS Đào Văn Long chia sẻ: “Con đường lây nhiễm chính của HP dạ dày là qua ăn uống, sinh hoạt”. Những thức ăn không đạt các tiêu chuẩn vệ sinh có thể tồn tại vi khuẩn HP, thức ăn từ miệng người mẹ mớm cho con cũng có khả năng lây truyền HP dạ dày. Sinh hoạt trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP cũng có nguy cơ rất cao lây nhiễm.

Dưới đây là 3 con đường chủ yếu lây nhiễm HP dạ dày được Scurma Fizzy tổng hợp mới nhất:

Con đường miệng – miệng: Đây là con đường lây nhiễm HP dạ dày chủ yếu, do vi khuẩn HP cũng tồn tại trong khoang miệng, nước bọt, dịch tiêu hóa,… chúng sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể khác qua các tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với những vị trí đó. Các trường hợp lây nhiễm HP dạ dày qua con đường miệng – miệng thường xảy ra như:

  • Mẹ mớm đồ ăn cho con.
  • Hành động hôn môi.
  • Ăn chung bát đũa, gắp thức ăn cho nhau, dùng chung bàn chải đánh răng,…
  • Các dụng cụ khám nha khoa, tai- mũi- họng dùng chung không được rửa sạch, sát trùng đúng cách.
trieu-chung-hp-da-day

Một số thói quen xấu dẫn đến sự lây truyền của vi khuẩn HP thường gặp phải

Con đường phân – miệng: Vi khuẩn HP còn có thể xuất hiện trong phân của người nhiễm chúng, vì vậy việc không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện có thể là cơ hội để HP dạ dày bám vào tay, vật dụng trong gia đình, đồ ăn,… Việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh dẫn đến lượng vi khuẩn HP ngoài môi trường này có nhiều cơ hội để xâm nhập cơ thể qua miệng.

Con đường miệng – dạ dày: Dạ dày là nơi chứa nhiều vi khuẩn này nhất vì vậy cần vệ sinh, sát trùng cẩn thận các dụng cụ nội soi dạ dày sau khi thực hiện khám cho bệnh nhân. Đây chính là con đường lây chéo khá phổ biến trong những cơ sở y tế kém chất lượng hoặc các y bác sĩ chưa có kinh nghiệm.

3.2. Phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng

Các biểu hiện và triệu chứng HP dạ dày là thầm lặng và rất khó phát hiện, hầu hết các trường hợp khi bị đau dạ dày hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa khác thì mới nghi ngờ có sự hiện diện của H.pylori. Với nền y học hiện đại ngày nay, có nhiều phương pháp chẩn đoán chính xác sự tồn tại của HP dạ dày. Nếu nghi ngờ vi khuẩn HP dạ dày tồn tại và gây bệnh thì đừng ngần ngại đi làm các xét nghiệm, việc chẩn đoán sớm và chính xác có vai trò rất quan trọng trong điều trị và phục hồi các bệnh lý ở dạ dày. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng nhất hiện nay để chẩn đoán HP dạ dày:

trieu-chung-hp-da-day

Các phương pháp thường được ứng dụng trong chẩn đoán sự xuất hiện của vi khuẩn HP trong dạ dày

Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân sẽ được nội soi dạ dày bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay. Với một đầu gắn camera và đèn nhỏ, luồn sâu theo một đoạn ống đi qua thực quản và xuống tận dạ dày. Hình ảnh của dạ dày sẽ được hiển thị rõ nét trên màn hình máy tính từ đó giúp bác sĩ dễ dàng tìm được vị trí các vết viêm loét hoặc các khu vực tổn thương trong dạ dày từ đó có hướng điều trị riêng. Sau khi vào dạ dày bệnh nhân, thiết bị còn lấy sinh thiết (mẫu bệnh phẩm) của dạ dày đưa ra ngoài để xét nghiệm vi khuẩn HP.

Phương pháp không xâm lấn: 

  • Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp phổ biến hàng đầu ở Việt Nam, bệnh phẩm xét nghiệm là máu của bệnh nhân. Nguyên tắc của phương pháp chẩn đoán này dựa trên có tìm thấy kháng thể của HP dạ dày trong máu hay không. Nếu có thấy xuất hiện các kháng thể chống lại sự xâm nhập của HP thì kết quả là HP dạ dày dương tính và ngược lại.
  • Xét nghiệm hơi thở: Theo chỉ dẫn của bác sĩ xét nghiệm, bệnh nhân thổi hơi vào dụng cụ xét nghiệm hơi thở, kết quả sẽ cho ra ngay sau đó và tỷ lệ chính xác đạt trên 90%. Chính vì có tỷ lệ kết quả chính xác cao, đảm bảo vệ sinh cộng với sự dễ dàng trong xét nghiệm cho bệnh nhân nên đây là loại xét nghiệm không xâm lấn hiện đại và phổ biến nhất hiện nay đã được áp dụng ở rất nhiều các quốc gia phát triển.
trieu-chung-hp-da-day

Xét nghiệm hơi thở là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn hiện đại và được ưa chuộng nhất hiện tại

  • Xét nghiệm phân: Tìm các kháng nguyên trong phân xem có các chất kích hoạt sự miễn dịch chống trả lại HP dạ dày hay không. Xét nghiệm thường được thực hiện trong trường hợp xác định sự có mặt của vi khuẩn HP hoặc là đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị vi khuẩn HP trước đó.

4. Cách phòng ngừa và điều trị HP dạ dày

4.1. Phòng ngừa HP dạ dày

Hiểu được các con đường lây nhiễm vi khuẩn HP (như đã trình bày phía trên) giúp bạn phòng ngừa được sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn HP dạ dày. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa vi khuẩn HP dạ dày cho bản thân, gia đình, người thân:

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng ngay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống. Bạn cũng cần chú ý lựa chọn những sản phẩm rửa tay có tính sát khuẩn cao nhằm ngăn ngừa lây lan vi khuẩn HP cũng như các loại vi khuẩn có hại khác.
  • Không dùng chung đồ đạc, bát đũa, bàn chải đánh răng, khăn rửa mặt,… với người khác. Đặc biệt là đối với người mắc vi khuẩn HP thì việc dùng chung đồ có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
  • Không nhai mớm đồ ăn cho trẻ em, hạn chế hôn hít trẻ em, hạn chế gắp đồ ăn cho người khác, vừa ăn vừa nói chuyện,… Bởi rất có thể bạn chứa vi khuẩn HP trong khoang miệng và vô tình làm lây nhiễm loại vi khuẩn này cho trẻ em và người thân của chúng.
  • Hạn chế ăn đồ ăn ngoài vỉa hè, đồ ăn trong các quán hàng ven đường, chỉ sử dụng những thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Ăn chín uống sôi, không ăn những món ăn chín tái như gỏi, nem chua, bò tái,… Hạn chế ăn các loại rau sống ở các hàng quán vỉa hè hoặc được mua ở chợ.
  • Bảo vệ và giữ vệ sinh môi trường xung quanh, thường xuyên lau dọn nhà cửa đồ đạc vật dụng trong gia đình. Vệ sinh cho thú cưng, vệ sinh khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi nhốt động vật, gia súc gia cầm. Giữ gìn vệ sinh thân thể cũng là cách phòng ngừa vi khuẩn HP dạ dày quan trọng.
trieu-chung-hp-da-day

Vệ sinh thân thể hằng ngày và rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để phòng chống HP dạ dày

4.2. Điều trị HP dạ dày

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP hiện nay đã được nghiên cứu, thử nghiệm rất kỹ càng để tiêu diệt HP dạ dày một cách an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để thực hiện các phác đồ điều trị dưới cần có sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ hoặc các nhà chuyên môn tiêu hóa. Bởi lẽ vi khuẩn HP rất khó tiêu diệt hoàn toàn, sức sống của nó cũng cực kỳ bền dai cho nên điều trị HP dạ dày không hề là công việc đơn giản. Vì vậy người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, không được tự ý cắt giảm liều thuốc, không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Top 9 Thuốc Trị Hp Dạ Dày Tốt Nhất

                           Hội Chứng Dạ Dày Thường Gặp Hiện Nay Và Cách Phòng Ngừa

Tham khảo một số phác đồ tiêu diệt Helicobacter pylori thường dùng hiện nay:

  • Phác đồ 3 thuốc: PPI + A + C; liều dùng trong 7 ngày.
  • Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin: PPI + A + L; liều dùng trong 10 ngày.
  • Phác đồ nối tiếp: 5 ngày PPI + A; sau đó 5 ngày PPI + C + Ti.
  • Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: PPI + A + C + M/Ti; liều dùng trong 10 ngày.
  • Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: PPI + Te + M + B; liều dùng trong 14 ngày.

Trong đó: PPI (thuốc ức chế bơm Proton); A (Amoxicillin); C (Clarithromycin); L (Levofloxacin); Ti (Tinidazole); Te (Tetracycline); M (Metronidazole) và B (Bismuth)

Bên cạnh điều trị bằng thuốc tây thì bệnh nhân cần tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng bản thân, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và có chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng các dạng để bổ trợ trong điều trị các bệnh về dạ dày, các bệnh liên quan đến vi khuẩn HP.

Đặc biệt: Giới thiệu cho bạn sản phẩm viên sủi Scurma Fizzy là công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm KH&CN và Đại học Quốc gia Hà Nội được ứng dụng phát triển độc quyền bởi công ty dược phẩm hàng đầu hiện nay Công ty Cổ phần Dược phẩm ELEPHARMA. Viên sủi Scurma Fizzy được giới chuyên gia đánh giá là sản phẩm ưu việt nhất thị trường thực phẩm chức năng dành cho dạ dày. Viên sủi Scurma Fizzy với công nghệ Nano Curcumin hướng đích có tác dụng, hiệu quả tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Viên sủi Scurma Fizzy có tác dụng tuyệt vời trong điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,… trong đó viên sủi có khả năng làm hạn chế tác động xấu, các biến chứng nguy hiểm của vi khuẩn HP. Tìm hiểu thêm về tác dụng của viên sủi Scurma Fizzy Tại đây!

trieu-chung-hp-da-day

Scurma Fizzy là sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và được chuyên gia khuyên dùng

Bài viết “Triệu chứng HP dạ dày thường gặp nhất hiện nay” ắt hẳn đã mang lại cho quý vị và các bạn thêm nhiều kiến thức về loại vi khuẩn đường ruột này. Nắm được các triệu chứng HP dạ dày, nguyên nhân, sự lây nhiễm chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho quý vị và các bạn trong phòng ngừa và điều trị hiệu quả loại vi khuẩn này.

Nếu quý vị, các bạn có bất kỳ các thắc mắc về vi khuẩn HP dạ dày hay các bệnh lý liên quan, hãy đặt câu hỏi vào hòm thư của chúng tôi! Quý vị và các bạn cũng có thể nhấc máy gọi đến đường dây nóng tư vấn miễn phí qua HOTLINE 18006091 để nhanh chóng nhận được sự giúp đỡ và giải đáp một cách hài lòng nhất!

Chúc quý vị và các bạn cùng người thân mạnh khỏe, có một cuộc sống chất lượng!

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091