Viem Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không

Viem Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không

Viem dạ dày tá tràng là một căn bệnh thường gặp trong thời đại ngày nay. Bệnh này có thể xuất hiện ở hầu hết các lứa tuổi, từ trẻ, trung niên cho đến người già, do đó mọi người không nên chủ quan đối với căn bệnh này. 

Thường thì bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng khi mới hình thành sẽ có những biểu hiện rất khó để nhận biết. Bệnh nhân đa số đều bị nhầm lẫn với những cơn đau bụng do bệnh khác gây ra.

Chính vì thế, bất kỳ ai cũng phải tìm hiểu kỹ về bệnh này, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị để kịp thời phòng và chữa bệnh dứt điểm.

1. Viem dạ dày tá tràng là gì?

Bệnh này là một căn bệnh vốn liên quan đến hệ tiêu hóa của cơ thể. Các vết viêm loét xuất hiện nhiều hoặc ít tùy theo mức độ nặng hay nhẹ và gây tổn thương lên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng ( đó là phần đầu của ruột non).

Những tổn thương này thường xuất hiện khi lớp niêm mạc của thành dạ dày bị bào mòn và các lớp dưới thành dạ dày này thường bị lộ ra.

Tổn thương tại niêm mạc đường tiêu hóa thường xảy ra do mất cân bằng lớp màng nhầy bảo vệ. Do cơ thể chúng ta ở trạng thái căng thẳng hoặc có thể do hội chứng Zollinger – Ellison gây nên loét dạ dày tá tràng.

Có 95% vết loét ở tá tràng,  60% vết loét ở dạ dày , 25% các trường hợp còn lại là vết loét ở bờ cong nhỏ của dạ dày.

2. Các loại viêm dạ dày tá tràng

Bệnh này cũng như các bệnh khác được chia ra tùy theo mức độ, và thời gian bệnh. Nó thường tồn tại ở hai trạng thái: Cấp tính hoặc mạn tính.

Nếu chúng ta biết rõ được mức độ tổn thương của dạ dày sẽ giúp chúng ta có được phác đồ điều trị dễ dàng và chuẩn xác hơn.

+ Viêm dạ dày – tá tràng cấp tính: Bệnh sẽ có tốc độ phát triển rất nhanh chóng. Mức độ diễn biến của bệnh tăng nhanh theo thời gian nhưng nếu được xử lý tốt và chuẩn xác ngay từ đầu thì bệnh ít để lại di chứng về sau.

Bệnh viêm dạ dày tá tràng cấp tính này thường kèm theo biểu hiện sốt, và các cơn sốt thường lên đến 40 độ C.

+ Viêm dạ dày – tá tràng mãn tính: Bệnh có mức độ tổn thương tiến triển chậm, diễn ra thường là trong âm thầm nhưng nó sau này có thể lan tỏa ở nhiều phần khác của dạ dày.

Chúng ta chủ quan và không để ý đến các dấu hiệu, để lâu có thể dẫn đến tình trạng viêm teo niêm mạc của dạ dày.

3. Nguyên nhân viem dạ dày tá tràng

Hầu hết các bệnh trạng dù nặng hay nhẹ đều có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bệnh viêm dạ dày ngày càng xuất hiện nhiều trên đủ mọi lứa tuổi. Nguyên nhân cũng vì hầu hết mọi người chủ quan về bệnh.

Trong tất cả các lí do có thể xảy ra, chúng ta phải nhắc đến 5 nguyên nhân xuất hiện nhiều nhất ở hầu hết các bệnh nhân viêm dạ dày dưới đây:

3.1. Viêm dạ dày tá tràng do căng thẳng, stress lâu ngày:

Viem dạy dày tá tràng do stress lâu ngày

Stress lâu ngày có thể gây viem dạ dày tá tràng

Sự căng thẳng hay sợ hãi chính là yếu tố chính gây ra kích thích hệ thần kinh, làm tăng axit trong dạ dày, khiến lớp niêm mạc dạ dày bị giảm đi. Căng thẳng lâu ngày càng làm cho axit tăng nhanh và mạnh, lớp niêm mạc càng bị mỏng đi gây nên các cơn đau.

Nếu chúng ta để ý, mỗi khi làm việc căng thẳng hay làm việc quá độ, dù khi đói hoặc khi đã no, các cơn đau ở dạ dày vẫn kéo đến gây rất nhiều phiền toái trong công việc và cuộc sống.

3.2. Viem dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra

Vi khuẩn HP có thể gây viem dạ dày tá tràng

Viem dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây nên

Vi khuẩn HP ( hay còn gọi là vi khuẩn Helicobacter Pylori): Đây là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển bên trong dạ dày của con người.

Ở người, dạ dày là môi trường axit vì vậy vi khuẩn HP giúp vi khuẩn thuận lợi sinh sống và phát triển để tiết ra một loại enzyme có tên là Urease , enzyme này giúp nó trung hòa độ axit trong dạ dày và sinh sống được trong đó.

Vi khuẩn HP có hình dạng giống chữ S, chúng dễ dàng xâm nhập vào được lớp nhầy bảo vệ niêm mạc của thành dạ dày nếu có điều kiện thuận lợi.

Tại đây chúng sẽ tiết ra một số chất kích thích dạ dày, trong đó có tiết ra axit, làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc, dẫn đến bệnh viêm dạ dày.

3.3. Viem dạ dày tá tràng do chế độ ăn uống không lành mạnh

Ăn đồ cay nóng gây viem dạ dày tá tràng

Đồ cay nóng làm viem dạ dày tá tràng

Với thói quen ăn uống vội vàng, thường bỏ bữa, đặc biệt nhất là việc bỏ bữa sáng, vừa ăn vừa làm chuyện khác như xem tivi, đọc sách, ăn không đúng giờ đúng giấc,… tất cả khiến cho dạ dày phải làm việc quá công suất và trở nên thất thường.

Nếu thói quen ăn uống không lành mạnh như trên diễn ra thường xuyên, không theo một quy luật nào thì dạ dày sẽ có biểu hiện đầy hơi, khó tiêu.

Khi hệ tiêu hóa không được trơn tru, tức là thức ăn còn đọng lại nhiều ở dạ dày, như thế dạ dày sẽ tự nhiên tiết ra nhiều axit hơn làm chúng ta bị viêm dạ dày.

+ Nhịn ăn (để bụng quá đói hoặc ăn quá no): Khi cơ thể rơi vào trạng thái đói bụng lâu dần nếu chúng ta không kịp ăn vào vì công việc hoặc phải nhịn đói để giảm cân, tình trạng viêm loét sẽ trở nặng.

Cơn đau kéo dài từ 1 đến 2 giờ cho đến khi dạ dày tiếp nhận được thức ăn thì cơn đau mới chấm dứt. Đồng thời nếu người bệnh ăn quá no trong khi đang đau dạ dày cũng gây nhiều hệ quả khôn lường.

+ Ăn tối quá khuya: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau. Khi vừa ăn xong bữa tối và đi ngủ ngay mà không vận động cho “xuống cơm” theo dân gian nói thì dạ dày của người bệnh sẽ gặp phải áp lực về việc tiêu hóa thức ăn.

Cơ thể vẫn làm việc trong lúc ngủ, nhưng  năng suất sẽ không được như lúc thức giấc. Vì thế, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng đau rát.

3.4. Viem dạ dày tá tràng do lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau chống viêm không steroid:

Việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau chống viêm không steroid sẽ gây ra ức chế cả COX 2 và COX 1.

Các Cox 1 đóng vai trò dùng để tổng hợp Prostaglandins. Bản thân Prostaglandins nó giống như một “chiếc phao cứu sinh” cho dạ dày vậy, giữ chức năng bảo vệ và duy trì lớp chất nhầy niêm mạc trong dạ dày nên việc mất nhiều yếu tố bảo vệ dày dày tự nhiên tốt nhất này sẽ dễ dàng dẫn đến viem dạ dày tá tràng.

3.5. Viêm dạ dày do lạm dụng các chất kích thích

Hút thuốc lá gây viem dạ dày tá tràng

Viem dạ dày tá tràng do thuốc lá

Việc sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, rượu bia) sẽ làm cho các vết viêm loét trong dạ dày tá tràng thêm nghiêm trọng. Vì khi đó hoạt động của dạ dày bị rối loạn dưới sự tác động của các chất này.

Không chỉ riêng viêm dạ dày tá tràng, hầu hết việc sử dụng các chất kích thích vô tội vạ cũng có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vì thế chúng ta cần hạn chế rượu bia và thuốc lá, tránh ảnh hưởng cho những người xung quanh.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Kịp Thời

 4. Triệu chứng viem dạ dày tá tràng

Triệu chứng là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp chúng ta đoán được nhiều bệnh mà mình mắc phải chứ không phải riêng mỗi bệnh nói trên. Nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau đây, dù rõ ràng hay mập mờ nghi vấn thì ngay lập tức tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Đừng nên bỏ qua một dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất vì rất có khả năng căn bệnh viêm dạ dày – tá tràng đã tìm tới bạn và đang có biến chứng nghiêm trọng dần rồi đó.

4.1. Đau bụng ở vùng thượng vị

Vùng thượng vị nằm ở vị trí nào? Vùng này nằm ở vùng bụng phía dưới hõm xương ức và trên rốn của chúng ta. Khi chúng ta bị viêm loét bao tử, có lúc cơn đau âm ỉ kéo dài không ngừng, có khi là đau dữ dội.

Hoặc khi ăn hay uống những thứ như: Rượu bia, đồ cay, đồ ăn nóng,… thì vùng này lại đau và nóng rát khó lột tả, đó có thể là bạn đã bị bệnh rồi đó.

4.2. Buồn nôn mửa hoặc nôn mửa nhiều lần

Nôn mửa là triệu chứng của viem dạ dày tá tràng

Nôn mửa là triệu chứng của viem dạ dày tá tràng

Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng thường xuyên có cảm giác muốn nôn mửa, nếu bệnh đã diễn tiến nặng thì cứ mỗi lần ăn xong lại nôn mửa, cứ ăn no là lại muốn nôn mửa ra ngay lập tức. Kéo theo đó là dịch chua sau khi nôn, trường hợp nặng còn kèm với máu.

Nguyên nhân của hiện tượng này này bắt nguồn từ hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, chính điều này làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn dẫn đến cơn buồn nôn xuất hiện nhiều lần trong ngày.

4.3. Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi

Chướng bụng là hiện tượng bụng bị chướng to, cảm giác nóng rát ở vùng dưới xương ức và trên rốn.

Bệnh này thường gặp nhiều vào sau bữa ăn và khi bệnh nhân cúi người. Người bệnh có cảm giác nặng bụng dù ăn bất cứ thức ăn gì, ăn ít hay đã ăn nhiều.

Điều này là do dạ dày đang bị tổn thương làm cho hoạt động tiêu hóa cũng bị chậm lại, khiến cho người bệnh bị viêm dạ dày tá tràng thường cảm thấy đầy hơi, chán ăn, luôn có cảm giác no.

Khi bệnh nhân bị chướng bụng kèm ợ hơi sẽ thấy xuất hiện đi kèm với những cơn đau nhức tại vùng ngực hay thượng vị. Ngực luôn trong trạng thái tức, đau, khó thở, ợ hơi lên đến vùng cổ họng nhưng lại không thoát ra ngoài nên gây tức nghẹn.

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, không muốn ăn hay uống gì.

4.4. Có thể bị tiêu chảy, táo bón thường xuyên

Viêm loét dạ dày – tá tràng thường dẫn đến rối loạn tiêu hóa, do đó khi chúng ta mắc bệnh có thể thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nhiều phiền toái khác.

4.5. Có thể có mất ngủ hay ngủ không ngon giấc

Tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục khi bụng nặng, bị chướng căng, cảm giác không tiêu, hoặc do đau quặn lúc bụng đói nửa đêm đến về sáng khiến giấc ngủ bị đứt quãng, không ngon giấc.

4.6. Lưỡi có thể hơi to, trắng

Viêm dạ dày có thể xuất hiện hiện tượng lưỡi to, màu trắng. Đôi lúc còn kèm theo chảy máu nướu hay chân răng do tình trạng ợ chua xuất hiện nhiều.

>>>Xem thêm: Triệu chứng viêm dạ dày và những điều cần biết

5. Điều trị viem dạ dày tá tràng

Bệnh nhân bị mắc bệnh nếu không để ý kĩ các dấu hiệu có thể nhầm lẫn với các bệnh khác về đường tiêu hóa. Ở thời kỳ sớm, nếu được chúng ta phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng điều trị.

Nhưng nếu để bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mãn tính, thì bệnh sẽ khó chữa khỏi dứt điểm và thường gây các biến chứng đáng tiếc.

Chính vì thế, khi chúng ta phát hiện ra những dấu hiệu hay triệu chứng nghi ngờ khả năng viêm dạ dày, ngoài việc tìm ra nguyên nhân để thay đổi và chỉnh đốn lại sao cho cuộc sống và sinh hoạt lành mạnh nhất có thể, người bệnh nên đến các bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa gần nhất để được chẩn đoán, đồng thời cho bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị thích hợp nhất đối với từng bệnh nhân.

Việc chẩn đoán viêm loét bao tử có thể bao gồm nhiều cách: Xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi,…

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh để chọn phương pháp điều trị thích hợp bằng thuốc tây như:

+ Thuốc ức chế axit: Làm giảm sản xuất axit trong bao tử.

+ Thuốc diệt HP

6. Hậu quả nếu không điều trị viem dạ dày tá tràng kịp thời

Bệnh này rất dễ để điều trị nếu phát hiện sớm nhưng nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành mãn tính và khó có thể khỏi dứt điểm. Biến chứng nặng nề của nó có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của con người phải kể đến như:

+ Thủng dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu của việc thủng là đau bụng dữ dội, đột ngột.

+ Xuất huyết tiêu hóa trên: Chảy máu ở vết viêm loét dẫn đến tình trạng mất máu nhiều máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu của một vết loét chảy đã máu như sau: Chóng mặt, choáng váng, nôn ra máu đỏ hay phân có màu đen.

+ Hẹp môn vị: Đây là một dạng viêm được phát triển trên ổ loét ở môn vị của tá tràng, nó làm cho lòng ruột bị hẹp, làm cho các loại thực phẩm khó có thể đi qua hệ tiêu hóa. Các dấu hiệu của hẹp môn vị có thể kể đến là: Nôn mửa, bụng cảm giác ậm ạch và sút cân nhanh chóng mà không rõ nguyên do.

7. Chế độ ăn uống cho người viem dạ dày tá tràng

7.1. Một số điểm cần lưu ý cho người viêm loét dạ dày tá tràng:

+ Cần ăn chậm, nhau thật kỹ thức ăn.

+Thức ăn nấu nhừ, nên ăn thức ăn ở dạng lỏng.

+Không ăn quá no, nên chia nhỏ ra nhiều bữa, tốt nhất là một ngày chia thành 4-5 bữa.

+ Không ăn quá nhiều canh với cơm.

+ Không nên làm việc nặng, chạy nhảy ngay sau khi ăn xong, ngoài ra có thể dẫn đến đau xóc hông.

7.2. Người bị bệnh viem dạ dày tá tràng nên ăn những gì?

+ Bổ sung các loại rau củ: Chọn rau củ non, ưu tiên họ cải: Cải bắp, củ cải, rau cải,… vì rau họ này có chứa nhiều vitamin giúp vết thương ở tiêu hóa mau lành lại. Nên luộc, hấp hoặc nấu súp,… phải ăn chín không được ăn sống.

+ Ăn tinh bột: Cơm, bánh mì, khoai, cháo,…

+ Các thực phẩm giàu đạm: Thịt lợn nạc, cá nạc,… nấu chúng dưới dạng luộc, hấp, om, kho dễ hấp thu hơn.

+ Sữa, trứng có tác dụng rất ổn trong việc trung hòa của axit trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp, bơ, phomat. Chúng ta nên uống sữa nóng, trứng nên ăn dưới dạng hấp hoặc đập ra cho trực tiếp vào cháo, một tuần chỉ nên ăn từ 2 đến 3 lần mỗi lần ăn khoảng 1 đến 2 quả trứng, không nên ăn quá nhiều.

+ Các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt: Hạt hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành,…

7.3. Người bị viem dạ dày và tá tràng không nên ăn gì?

+ Thức ăn cứng không tốt cho niêm mạc dạ dày: Gân, sụn, rau có nhiều xơ già.

+ Gia vị cay nóng: Tỏi, ớt, dưa cà,… không nên ăn.

+ Thức ăn chế biến sẵn: Lạp xưởng, xúc xích, thịt chà bông,…

+ Các loại đồ uống có gas, cà phê, rượu, thức uống có cồn, thuốc lá, các chất kích thích khác,…

8. Cách phòng bệnh viem dạ dày tá tràng

Vận động thường xuyên cho một cơ thể khỏe mạnh

Vận động thường xuyên cho một cơ thể khỏe mạnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta hãy chọn lối sống và thói quen sinh hoạt sao cho khoa học nhất để có thể giảm nguy cơ gây ra bệnh viêm dạ dày.

+ Hạn chế các thức uống có cồn, có gas, chất kích thích

+ Hạn chế sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm (NSAID).

+ Rửa tay bằng xà phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn

+ Ăn các loại thực phẩm nấu chín

+ Các đồ cay nóng nên hạn chế

+Tập thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ. Không bỏ bữa, hạn chế ăn no hay ăn quá khuya

+ Ăn cân bằng giữa trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp phòng ngừa bệnh một cách đáng kinh ngạc

+ Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A, D, axit folic, canxi, Fe, Zn,…. để trung hòa axit dạ dày và kích thích các vết loét được lành một cách nhanh chóng.

+ Hạn chế dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau,… chỉ dùng với sự hướng dẫn của bác sĩ, không được dùng bừa bãi.

+ Tập thể thao mỗi ngày là điều cần thiết

+ Luôn vui vẻ nhé. Tránh làm bản thân bị áp lực sẽ rất hiệu quả đấy.

Viêm loét dạ dày – tá tràng là căn bệnh không chừa bất kỳ ai. Việc biết trước dấu hiệu của bệnh cũng như phương pháp điều trị sẽ giúp chúng ta nhanh chóng xác định và chữa khỏi bệnh.

Tuy nhiên, chúng ta nên thực hiện các cách phòng ngừa bệnh viem dạ dày tá tràng chứ không nên đợi tới tới khi mắc bệnh rồi mới lo lắng tìm cách chạy chữa.

>>>Xem thêm: Mách Nhỏ Một Số Phương Pháp Chữa Viêm Dạ Dày Hiệu Quả

Liên hệ Hotline 18006091 để được tư vấn miễn phí và có được lộ trình điều trị hiệu quả.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091