Viêm Niêm Mạc Hang Vị Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị

Viêm Niêm Mạc Hang Vị Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị

Hiện nay, bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn lan rộng trên toàn thế giới với số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng. Nếu  như không điều trị và xử trí kịp thời hoặc điều trị không đúng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy bệnh viêm niêm mạc hang vị có triệu chứng như thế nào, có nguy hiểm hay không? Hãy theo dõi bài viết sau đây để mọi người có thể hiểu và nắm bắt rõ hơn về bệnh này. 

1. Khái niệm bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày là gì

1.1. Hang vị dạ dày

Hang vị dạ dày là một bộ phận của dạ dày nối tới lỗ môn vị, nằm ở gần cuối dạ dày, kích thước đo được từ góc bờ cong nhỏ đến vị trí môn vị là từ 3 – 5 cm. 

Hang vị dạ dày là phần đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống tiêu hóa và đây cũng là nơi dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm hơn so với các vị trí khác của dạ dày.

Hang vị dạ dày

Hang vị dạ dày

1.2. Bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày 

Chúng ta hiểu như thế nào về bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày? Giống như viêm ở vị trí nào trong dạ dày thì sẽ có những tên gọi theo vị trí đó. 

Bệnh viêm niêm mạc hang vị là tình trạng xuất hiện ổ viêm niêm mạc tại vùng hang vị dạ dày dạ dày.

Bệnh có thể gặp trong bất cứ độ tuổi nào, nhưng đối tượng hay gặp và dễ mắc nhất là ở độ tuổi trung niên (40 – 65 tuổi) và đặc biệt là người cao tuổi. 

Một trong những yếu tố có nguy cơ mắc bệnh viêm niêm mạc hang vị dày bao gồm: uống bia rượu nhiều, hút thuốc lá.  

Bệnh có thể bị lây nhiễm qua con đường: đường tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn HP (vi khuẩn Helicobacter pylori).

viem-niem-mac-hang-vi-da-day-2.ipg

Viêm niêm mạc hang vị dạ dày

2. Nguyên nhân của bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày

Để hiểu rõ hơn về một bệnh nào đó thì người bệnh cần tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây ra bệnh đó, từ đó mới đưa ra những biện pháp khắc phục cho người bệnh.

Vì vậy, hãy tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây viêm niêm mạc hang vị:

2.1. Do vi khuẩn HP (vi khuẩn Helicobacter pylori)

Vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sống và phát triển ở trong dạ dày của cơ thể con người. Vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày là do ở môi trường axit như dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp trung hòa axit dạ dày.

Vi khuẩn HP lây qua 3 con đường: đường miệng – miệng, đường phân – miệng, đường khác như: nội soi dạ dày. Bất cứ đối tượng nào ở bất cứ lứa tuối nào đều có thể nhiễm HP. 

Vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính (chiếm khoảng 96%) gây ra bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày do vi khuẩn HP tiết ra một loại enzyme là Urease – là một loại men làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây nên tình trạng viêm loét. 

2.2. Do ảnh hưởng của thuốc

Các loại thuốc: thuốc kháng viêm không steroid, thuốc kháng viêm steroid, thuốc bổ sung kali, sắt và các loại thuốc hóa trị cho ung thư có thể gây ra tổn thương từ đó có thể gây ra viêm niêm mạc hang vị.

Khi sử dụng các loại thuốc trên trong thời gian dài và lạm dụng thuốc sẽ tăng nguy cơ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Từ đó, dẫn đến bệnh viêm niêm mạc

>>>> Xem thêm ngay: Thuốc Kháng Viêm Không Ảnh Hưởng Dạ Dày Tốt Nhất

2.3. Do ảnh hưởng sau phẫu thuật

Bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày có thể khởi phát do những biến chứng để lại sau phẫu thuật. Do người bệnh điều trị ngoại khoa tại những cơ sở y tế không đảm bảo hoặc ảnh hưởng đến tâm lý sau phẫu thuật. 

2.4. Do tinh thần căng thẳng, áp lực, stress

Người có tinh thần chịu căng thẳng, áp lực, stress xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày không ổn định (tăng cao) dẫn tới gây viêm loét các vị trí trong dạ dày và đặc biệt là bộ phận hang vị trong dạ dày. 

Do đó, những người thường xuyên bị căng thẳng stress sẽ có nguy cơ cao bị viêm niêm mạc hang vị dạ dày so với những người bình thường

2.5. Do chế độ ăn uống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không điều độ

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý là một trong những nguyên hàng đầu trên thế giới gây nên các bệnh lý của hệ tiêu hóa và không thể kể đến bệnh viêm niêm mạc hang vị

Một số chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học có thể kể đến như

  • Mất cân bằng dinh dưỡng
  • Sử dụng thực phẩm kém chất lượng
  • Thức ăn chế biến sẵn
  • Uống nhiều bia rượu, các chất kích thích như cà phê, thuốc kích thích thần kinh
  • Hút thuốc lá thường xuyên
  • Thức khuya, không ngủ đủ giấc
viem-niem-mac-hang-vi-da-day-4.jpg

Chế độ ăn cho người viêm niêm mạc hang vị dạ dày

2.6. Do các bệnh lý

Một số bệnh lý có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày, đặc biệt là gây nên bệnh viêm niêm mạc

  • Nhiễm khuẩn, giang mai, vi khuẩn khác
  • Nhiễm nấm và ký sinh trùng
  • Sau xạ trị đối với các bệnh ung thư, các bệnh tự miễn, thiếu máu ác tính
  • Sau thủ thuật y khoa như: nội soi dạ dày

Ngoài những nguyên nhân chính trên, khi nuốt phải các chất độc như các chất ăn mòn (dung dịch kiềm và axit), các dị vật như ghim, kẹp giấy cũng gây nên bệnh viêm niêm mạc hang vị.

3. Triệu chứng của bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày

Chúng ta có thể dựa theo những triệu chứng của bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày để biết bản thân có các dấu hiệu đó hay không và nhanh chóng chủ động đi thăm khám ở các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín từ đó có các biện pháp điều trị sớm hơn không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân.

Tham khảo các triệu chứng đặc trưng gây nên bệnh viêm niêm mạc sau đây để biết bản thân có mắc bệnh hay không:

3.1. Đau bụng ở vùng thượng vị dạ dày

Khi mắc bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày, xảy ra tình trạng đau bụng ở vùng thượng vị dạ dày. 

Lúc mới khởi phát, cơn đau xuất hiện thưa thớt và ở mức độ nhẹ, rất khó nhận biết nên người bệnh cần chú ý hơn để phát hiện sớm.

Sau đó khi viêm bị lan rộng nhiều, cơn đau dữ dội, âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày vẫn chưa dứt và cũng có thể lâu hơn, người bệnh sẽ cảm nhận được rõ ràng những cơn đau xuất hiện thường xuyên và ở mức độ nặng hơn. 

Người bệnh thường cảm thấy đau bụng nhiều trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thường đau vào ban đêm hơn so với ban ngày do dịch vị tiết ra nhiều gây kích thích khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương. 

3.2. Khó tiêu

Khó tiêu là một trong những triệu chứng nổi bật và phổ biến nhất của bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày

Khi bệnh viêm niêm mạc phát triển, quá trình tiêu hóa, quá trình hấp thụ thức ăn đi vào ruột sẽ bị ảnh hưởng, suy giảm dần và gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng nóng, bỏng rát xảy ra tình trạng khó tiêu và xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng trên. 

3.3. Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi

Khi người bệnh mắc viêm niêm mạc hang vị dạ dày thì thức ăn không được tiêu hóa hết do ở bộ phận hang vị dạ dày bị tổn thương.

Khi đó, thức ăn bị tồn đọng lại, lên men từ đó người bệnh cảm thấy đầy hơi, khó chịu và chướng bụng gây ra tình trạng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi thường xuyên ở người bệnh. 

Triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng khiên sinh hoạt người bệnh trở nên khó khăn

3.4. Buồn nôn

Buồn nôn cũng là một trong những triệu chứng phổ biến ở người mắc viêm niêm mạc hang vị dạ dày

Bất kỳ xảy ra tình trạng viêm nào ở bộ phận nằm trong niêm mạc dạ dày thì cơ thể người bệnh cũng sẽ cảm thấy buồn nôn dù trong dạ dày có thức ăn hay không. Nhưng khi lượng thức ăn trong dạ dày bị tồn đọng lại, lên men và sinh khí thì có thể khiến người bệnh nôn thường xuyên hơn. 

Tình trạng cơ thể cảm giác buồn nôn sẽ đi từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng và có thể gây nôn ói, nôn ra máu ở một số bệnh nhân khi tình trạng viêm nghiêm trọng. 

>>>> Xem thêm ngay: Chướng bụng buồn nôn chóng mặt liệu có nguy hiểm

3.5. Chán ăn, ăn mất ngon

Khi mắc bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày người bệnh cũng sẽ có cảm giác chán ăn, ăn vào cũng không ngon miệng dẫn đến cơ thể xanh xao, hốc hác. 

Người bệnh bị chướng bụng, khó tiêu nên mới xảy ra tình trạng chán ăn, cơ thể không hấp thụ được thức ăn cho cơ thể làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược thường xuyên dẫn đến người bệnh sẽ sụt cân. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm để tránh gây ra các nguy hiểm cho bản thân.

3.6. Tiêu chảy, táo bón

Khi bị viêm niêm mạc hang vị dạ dày dẫn đến hệ thống tiêu hóa kém hoạt động và hoạt động khó khăn hơn. Khi đó, dẫn đến tình trạng người bệnh bị rối loạn tiêu hóa và người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón trong thời gian dài. 

Trên đây là những triệu chứng thường gặp và dễ dàng nhận biết khi mắc bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày. Khi cơ thể có một trong những dấu hiệu trên thì chúng ta nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thăm khám nhằm đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nhất và đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu những triệu chứng trên kéo dài và để lâu có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân thậm chí có thể gây nguy cơ biến chứng từ viêm sang các bệnh nặng hơn khi đó sẽ rất khó điều trị và điều trị sẽ khó khăn hơn nên chúng ta cần chú ý để sức khỏe bản thân luôn được khỏe mạnh. 

4. Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày

Bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày có thể giảm bớt những triệu chứng, rủi ro gây ra của bệnh nếu người bệnh làm theo các phương pháp phòng ngừa sau đây: 

4.1. Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học

  • Xây dựng chế độ ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng; có thể chia nhỏ các bữa ăn, ăn uống thường xuyên hơn
  • Lưu ý tránh các đồ ăn khó tiêu như: đồ chiên rán, socola, khoai tây nghiền,…và các thực phẩm gây kích ứng như: tôm, cua,..
  • Tránh uống bia rượu, cà phê, trà đặc và hút thuốc lá
  • Nên ăn nhiều trái cây tươi chứa nhiều vitamin và các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ
  • Sau khi ăn xong không nên làm việc ngay, không nên chạy nhảy, tập thể dục ngay mà nên ngồi thoải mái để thức ăn được trộn kỹ ở dạ dày trước khi xuống ruột non. 

4.2. Tránh căng thẳng stress

Tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, stress vì công việc, học tập… là các nguyên nhân gây bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày.

Để tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái có thể tập thể dục, tập yoga hoặc ngồi thiền để cơ thể giảm căng thẳng, áp lực, stress.

4.3. Sử dụng thuốc điều trị 

Khi tình trạng viêm niêm mạc hang vị trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc điều trị nhằm hạn chế tình trạng này.

Người bệnh không được tự ý thay đổi liều dùng cũng như thời gian sử dụng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến dạ dày. 

4.4. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Người bệnh nên thiết lập định kỳ thăm khám sức khỏe để tiện theo dõi tình trạng và sức khỏe của cơ thể. Khi đó, nếu bệnh được phát hiện sớm sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc điều trị bệnh. 

Nếu chúng ta biết cách áp dụng các phương pháp phòng ngừa trên trong cuộc sống hằng ngày thì bệnh sẽ có thể thuyên giảm, điều trị cũng dễ dàng hơn và đặc biệt giảm nhẹ các triệu chứng hơn. 

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày

Với sự tiến bộ và hiện đại của y học hiện nay thì việc chẩn đoán bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày được tiến hành dễ dàng, nhanh chóng, an toàn và có kết quả chính xác nhất.

Tuy nhiên, để việc chẩn đoán được áp dụng một cách đúng và hiệu quả nhất thì chúng ta cần lựa chọn các bệnh viện, các cơ sở y tế nào uy tín, đảm bảo chất lượng để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể thực hiện các phương pháp chẩn đoán nhằm xác định rõ ràng nguyên nhân và từ đó có phương pháp điều trị sớm nhất có thể tránh để lại những nguy cơ cho người bệnh.

Để có thể hiểu hơn về phương pháp chẩn đoán bệnh viêm niêm mạc, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp chẩn đoán phổ biến hiện nay như sau: 

5.1. Khám lâm sàng

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng

Trực tiếp thăm khám cho người bệnh thông qua một số kỹ năng lâm sàng cơ bản bao gồm: nhìn, sờ, nghe, gõ nhằm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường. Đồng thời bác sĩ có thể hỏi về các  tình trạng sức khỏe người bệnh bao gồm một số thông tin như như: tuổi, tiền sử bệnh, môi trường sống, nghề nghiệp, nghiện rượu, bia, thuốc lá,…

>>>> Xem thêm ngay: 5 Xét nghiệm khám trào ngược dạ dày bạn nên biết

5.2. Xét nghiệm chẩn đoán

5.2.1. Chụp X – quang có thuốc cản quang

Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm nhằm chẩn đoán phát hiện bệnh viêm niêm mạc hang vị

Người bệnh cần nhịn ăn trước khi chụp và nên rửa dạ dày để chụp.

5.2.2. Nội soi dạ dày – tá tràng bằng ống nội soi

Phương pháp chẩn đoán này được sử dụng rộng rãi vì đây là một kỹ thuật chính xác, nhanh và thuận tiện, nên gây mê cho người bệnh để nội soi nhằm tránh gây cảm giác khó chịu và sợ sệt cho người bệnh.

5.2.3. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là xét nghiệm để đo hàm lượng một số chất trong máu hoặc đếm số lượng các loại tế bào khác nhau có trong máu được thực hiện trên mẫu máu của người bệnh. 

Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để tìm các dấu hiệu gây bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh để đánh giá hiệu quả các phương pháp điều trị thích hợp. 

viem-niem-mac-hang-vi-da-day-6.jpg

Xét nghệm máu

5.2.4. Xét nghiệm mẫu phân

Xét nghiệm mẫu phân giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa và từ đó có ảnh hưởng gì đến dạ dày hay không?

6. Phương pháp điều trị bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày

Để điều trị viêm niêm mạc hang vị dạ dày có hiệu quả chính xác và rõ ràng nhất, người bệnh nên phát hiện sớm bệnh từ giai đoạn khởi phát. Nếu để lâu và nặng lên thì điều trị bệnh khó khăn và khả năng chữa khỏi hoàn toàn sẽ không cao. 

Một trong những phương pháp điều trị bệnh viêm niêm mạc để kiểm soát cũng như giảm rủi ro bệnh hơn là phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây y có tác dụng dược lý rất mạnh nên chúng tác động sâu và cho kết quả nhanh chóng nhưng khi sử dụng chúng có thể sẽ gặp các tác dụng không mong muốn là điều không thể tránh khỏi.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của bản thân và tránh các tác dụng không mong muốn nhất có thể thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn điều trị và sử dụng thuốc của bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa. 

Một số loại thuốc được sử dụng trong phương pháp điều trị bệnh viêm niêm mạc hang vị:

6.1. Thuốc ức chế bơm proton (H+/K+ – ATPase)

Các thuốc hay dùng như: Omeprazol, Lansoprazol.

Thuốc tác động gây ức chế quá trình vận chuyển ion H+ trong dạ dày, hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và các thuốc này nhìn chung dung nạp tốt nên người bệnh có thể sử dụng dễ dàng.

6.2. Thuốc trung hòa axit dạ dày (Antacid)

Các thuốc này có chứa thành phần như: nhôm hydroxit hoặc magie hydroxit nên có tác dụng chính là trung hòa acid dịch vị dạ dày về mức ổn định và tác dụng tùy thuộc loại Antacid, sự có mặt của thức ăn.

6.3. Thuốc kháng receptor histamin – H2

Các thuốc hay dùng: Ranitidin, Cimetidin.

Các thuốc này ức chế hoạt động của các thụ thể histamin – H2, hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa.

6.4. Thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày

Các thuốc hay dùng: Sucralfat, Bismuth subcitrat, Prostaglandin. 

Các loại thuốc này tác động lực lên vị trí bị viêm, loét của hang vị, che phủ vùng loét để tránh các tác nhân tấn công sâu vào bên trong.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh nên kết hợp và duy trì chế độ ăn lành mạnh và áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh viêm niêm mạc hang vị để tình trạng bệnh được nhanh chóng hồi phục. 

>>>> Xem thêm ngay: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và những lưu ý mà chúng ta cần biết

7. Biến chứng nguy hiểm cần biết của viêm niêm mạc hang vị dạ dày

viem-niem-mac-hang-vi-da-day-7.jpg

Biến chứng viêm niêm mạc hang vị dạ dày

Bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày là tình trạng khá phổ biến và cũng dễ dàng mắc phải nếu chúng ta không quan tâm và phòng tránh kịp thời. Sau khi đọc xong bài viết, chúng ta có thể hiểu và nắm rõ hơn về tình trạng bệnh này, từ đó có thể rút ra cho bản thân cũng như những người xung quanh các vấn đề liên quan đến dạ dày để giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc điều trị kịp thời khi mắc bệnh này.  

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ thì hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí về tình trạng bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày với chuyên gia, dược sĩ Scurma Fizzy

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091