Xung Huyết Hang Vị Là Gì, Nguy Hiểm Không, Chữa Trị Thế Nào

Xung Huyết Hang Vị Là Gì, Nguy Hiểm Không, Chữa Trị Thế Nào

Các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung và bệnh lý dạ dày nói riêng thường rất đa dạng. Đối với dạ dày, do được chia thành nhiều phần khác nhau nên tương ứng với mỗi phần thuộc dạ dày sẽ có những bệnh lý khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu kĩ hơn về một trong số các bệnh đó chính là xung huyết hang vị. 

1. Xung huyết hang vị là gì?

Dạ dày người được chia thành 4 phần: đáy vị, tâm vị, thân vị và môn vị. Trong môn vị bao gồm hang môn vị, ống môn vị và lỗ môn vị có cơ thắt vòng.

Hang vị dạ dày là một phần đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trúc của dạ dày, nó giữ các vai trò riêng biệt và vô cùng cần thiết giúp dạ dày hoạt động hiệu quả.

  • Cấu tạo và vị trí của hang vị dạ dày

Hang vị nằm ở vị trí gần cuối của dạ dày, phía trước môn vị và tiếp nối với thân vị dạ dày chạy sang bên phải. Nếu xem dạ dày như một hình chữ J, thì hang vị được xem là phần chân móc của chữ J.

Hang vị cũng giống như các phần khác là có một lớp niêm mạc dạ dày làm lót. Tuy nhiên, hang vị không có khả năng tiết axit dịch vị.

xung-huyet-hang-vi-1

Cấu tạo và vị trí hang vị dạ dày

  • Vai trò và các bệnh lý tại hang vị dạ dày

Hang vị dạ dày đóng vai trò tiếp nhận và chứa đựng thức ăn cũng như nước uống,….khi được đưa vào cơ thể. Chính vì vậy hang vị là khu vực dễ bị các tổn thương nhất định do vi khuẩn, vi rút tấn công

Tại vị trí này, một số tình trạng như như viêm hang vị dạ dày, viêm xung huyết hang vị có thể gây khó chịu, đau đớn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Hang vị dạ dày là phần nối tiếp sau thân vị, nằm ngang và ở vị trí thấp nhất của dạ dày, có vai trò tiêu hóa và chuyển tiếp thức ăn sang tá tràng. Hang vị cũng là nơi dễ xảy ra nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nhất ở dạ dày. 

  • Xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng gì

Xung huyết hang vị là tình trạng lớp niêm mạc của hang vị dạ dày bị viêm gây giãn mạch máu tại vùng này, từ đó khiến lớp niêm mạc sưng, nóng đỏ và có cảm giác đau. 

2. Nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó có thể kể tới một số nguyên nhân chính như sau:

  • Nhiễm vi khuẩn HP

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm đến trên 90%. Vi khuẩn HP sau khi xâm nhập vào trong dạ dày sẽ tiết ra các chất độc gây viêm loét và xuất huyết ở hang vị dạ dày khiến tình trạng xung huyết hang vị ngày một trầm trọng hơn.

>>> Xem thêm: Vi khuẩn Hp là gì? Hp gây bệnh gì cho cơ thể

  • Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh kéo dài khiến dạ dày bị tổn thương, viêm loét và xuất huyết, gây tình trạng viêm xung huyết hang vị dạ dày.

  • Lo âu, căng thẳng

Căng thẳng, lo âu kéo dài kích thích tăng tiết cortisol là một chất ức chế tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích tiết acid dịch vị.

  • Chế độ ăn uống chưa khoa học

Thường xuyên bỏ bữa/nhịn đói, ăn quá no, sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ…khiến dạ dày phải tiết nhiều acid hơn để tiêu hóa thức ăn gây áp lực cho dạ dày.

Sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê…) gây bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc  dạ dày, kích thích tiết acid dịch vị dư thừa, lâu dần gây viêm và xuất huyết niêm mạc.

Sử dụng rượu bia là nguyên nhân xung huyết hang vị

Sử dụng rượu bia là nguyên nhân xung huyết hang vị

  • Chế độ sinh hoạt chưa hợp lý

Mất ngủ, thức khuya, vận động trong hoặc ngay sau bữa ăn… cũng là nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày

  • Các bệnh tự miễn (ít gặp)
  • Nhiễm nấm Candida

Là loại nấm gây ra tình trạng chảy máu niêm mạc dạ dày, hang vị và loại nấm này có thể xâm nhập vào các cơ quan khác trong cơ thể theo đường máu để gây bệnh

3. Triệu chứng biểu hiện của các dạng viêm xung huyết hang vị dạ dày

Triệu chứng của xung huyết hang vị cũng phần nào thể hiện được tình trạng bệnh hiện tại của người bệnh. Bệnh được chia thành 3 cấp độ viêm đó là nhẹ, vừa và nặng với các biểu hiện khác nhau ở mỗi cấp độ.

3.1. Viêm xung huyết hang vị mức độ nhẹ

Thông thường, người mắc xung huyết hang vị ở thể nhẹ sẽ không có biểu hiện rõ rệt và dễ bị nhầm với một số bệnh lý khác, như viêm dạ dày – tá tràng hay trào ngược thực quản – dạ dày. 

>>> Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD

Biểu hiện hay gặp nhất đó là đau âm ỉ vùng thượng vị (có thể xảy ra khi ăn nhưng không thường xuyên). Ngoài ra, khi nội soi cũng thấy dấu hiệu viêm nhẹ. 

3.2. Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa 

Người bệnh có biểu hiện đau rát vùng thượng vị với tần suất thường xuyên hơn (khi ăn, khi thay đổi thời tiết, khi đói…), đồng thời có tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ (ợ hơi, ợ nóng, ợ chua) và buồn nôn.

Khi nội soi thấy hiện tượng viêm lan thành từng vùng, có các chấm đỏ do tổn thương lớp niêm mạc. 

3.3. Viêm xung huyết hang vị  ở mức độ nặng

Đau rát vùng thượng vị xảy ra rất thường xuyên và lan ra các vùng xung quanh như ngực, lưng và khoang bụng. Đây cũng là mức độ bệnh mà dễ chuyển sang thể mạn tính và các biến chứng nhất. 

Ngoài ra còn có một số triệu chứng không điển hình khác mà ở cấp độ bệnh nào cũng có thể gặp phải đó là da xanh xao, sụt cân do bị thiếu chất dinh dưỡng trong thời gian dài. 

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh xung huyết hang vị

Có thể sử dụng các phương pháp cận lâm sàng, lâm sàng, xâm lấn hay không xâm lấn. 

  • Chụp X-quang

Phương pháp này có thể chẩn đoán bệnh xung huyết hang vị nhưng không xác định được mức độ nặng nhẹ của bệnh. 

  • Nội soi

Là phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, quá trình nội soi là xâm lấn, có thể gây khó chịu, thậm chí đau rát cho người được nội soi. 

xung-huyet-hang-vi-2

Nội soi chẩn đoán xung huyết hang vị

  • Sinh thiết mô tế bào

Giúp xác định các nguy cơ ác tính do xung huyết hang vị gây nên (như ung thư dạ dày) và xác định người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP không. 

  • Xét nghiệm hơi thở

Dựa trên sự chênh lệch nồng độ CO2 khi vi khuẩn HP thủy phân ra CO2 và khi uống thuốc chứa đồng vị carbon để tiêu diệt vi khuẩn HP. Là phương pháp không xâm lấn nhưng có độ chính xác trên 95%. 

  • Tìm vi khuẩn HP trong phân

Do vi khuẩn được thải qua đường phân nên có thể lấy mẫu để thực hiện phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Tuy nhiên trở ngại của phương pháp này đó là vấn đề vệ sinh khi lấy mẫu xét nghiệm và thời gian cho kết quả khá lâu. 

  • Tìm kháng thể kháng lại vi khuẩn HP ở trong máu

Khi người bệnh nhiễm vi khuẩn HP, cơ thể sẽ tự sinh ra kháng thể trong máu. Do đó có thể làm xét nghiệm máu để tìm loại kháng thể này, từ đó chẩn đoán được bệnh.

Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác chưa cao do sau khi tiêu diệt hết vi khuẩn HP rồi, kháng thể vẫn có thể tồn tại trong máu trong một vài tháng sau đó.

5. Xung huyết hang vị có nguy hiểm không? 

Xung huyết hang vị gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới chất lượng cuộc sống của chúng ta bởi những cơn đau dai dẳng diễn ra thường xuyên, mặc dù điều này không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. 

Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm để khám chữa kịp thời và điều trị đúng cách, xung huyết hang vị rất dễ chuyển sang dạng mạn tính và các biến chứng khác, đe dọa tới sức khỏe tổng thể thậm chí tính mạng của bệnh nhân. Một số biến chứng thường thấy ở viêm hang vị dạ dày đó là:

5.1. Loét dạ dày

Số bệnh nhân chuyển từ giai đoạn xung huyết hang vị dạ dày sang giai đoạn loét dạ dày là rất thường gặp.

Do ở giai đoạn xung huyết hang vị nhẹ chưa có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng nên người bệnh chưa có cách chữa trị đúng, kết hợp với các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển như lối sống thiếu lành mạnh, chế độ ăn uống chưa khoa học… nên bệnh chuyển biến xấu rất nhanh. 

Dịch vị dạ dày tiết ra nhiều cùng với các chất kích thích trong thực phẩm khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn nhiều và nhanh hơn làm cho dạ dày bị loét.

Điều này cũng đồng thời thúc đẩy cho quá trình xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày nhanh xảy ra hơn. 

Để khắc phục biến chứng này, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn các loại thuốc giảm acid trong dịch dạ dày và các loại thuốc tạo ra lớp che phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

>>> Xem thêm : Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, kiến thức bệnh dạ dày

5.2. Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị chảy máu, được nhận biết bởi các biểu hiện bên ngoài như đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu cùng với các biểu hiện của thiếu máu cấp như chóng mặt, tụt huyết áp, mạch đập yếu và ngất. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. 

Người bị xuất huyết dạ dày sẽ được điều trị hồi sức tích cực đồng thời điều trị bệnh nguyên của bệnh. Trong quá trình hồi phục nên ăn các loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như bông cải xanh, sữa chua, dâu tây, nghệ, việt quất… 

>>> Xem thêm : Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không và tư vấn của chuyên gia

5.3. Thủng dạ dày

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày do xung huyết hang vị

Xung huyết hang vị nặng rất dễ dẫn tới tình trạng thủng dạ dày và nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

Biểu hiện của thủng dạ dày rất rõ ràng chứ không dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày hay xuất huyết dạ dày thể nhẹ. 

Người bị thủng dạ dày có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội và lan ra các vùng xung quanh (ngực, bụng, lưng, vai), thậm chí đau cứng bụng khi thở mạnh.

Ngoài ra còn có một số biểu hiện đi kèm của việc mất máu như chóng mặt, hoa mắt, tay chân lạnh ngắt, mạch đập nhanh và tụt huyết áp. 

Nếu người bệnh được phẫu thuật muộn sau 24 tiếng, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 30%.  

5.4. Ung thư dạ dày

Những trường hợp bị xung huyết hang vị do nhiễm vi khuẩn HP thường có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn phát triển và các biểu hiện thường rõ ràng từ giai đoạn thứ 3 trở lên. 

Đối với người có nguy cơ bị ung thư dạ dày, nên thực hiện khám sàng lọc và tầm soát ung thư định kì để tránh diễn biến xấu đi.

Để hạn chế nguy cơ chuyển biến sang ung thư dạ dày, người bệnh sẽ được kê đơn các loại thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tiêu diệt vi khuẩn.

Khi có các biểu hiện như đau bụng dữ dội và không bớt đau khi dùng thuốc, buồn nôn khi ăn, nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân đen, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân thì người bệnh nên sớm đi khám để chẩn đoán biến chứng.

Bệnh được phát hiện qua phương pháp nội soi hoặc sinh thiết và thường ở giai đoạn muộn. Các trường hợp phát hiện sớm đa số do vô tình phát hiện khi nội soi bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm. 

Ung thư dạ dày được điều trị bằng cách cắt bỏ dạ dày một phần hay toàn phần tùy mức độ ung thư hoặc xạ trị, hóa trị liệu. 

Để hạn chế tất cả các biến chứng kể trên, người bệnh không nên quá lo lắng mà hãy yên tâm điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, giữ cho tinh thần được thoải mái và có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

>>> Xem thêm : Nguyên nhân gây ung thư dạ dày, triệu chứng và cách điều trị

6. Cách phòng bệnh xung huyết hang vị dạ dày

Để phòng bệnh xung huyết hang vị dạ dày, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, lành mạnh: Không ăn quá nhanh, nhai kỹ khi ăn, ăn cơm và canh riêng, không nên ăn quá no, ăn đúng giờ giấc không để quá bữa…
  • Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, chứa nhiều chất xơ, không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế các loại đồ ăn quá chua cay, nên có thói quen uống nhiều nước.
  • Không nên lạm dụng rượu bia, các loại nước ngọt có gas, không uống cà phê, trà khi đói…
  • Nếu phải dùng thuốc kháng sinh thì cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng một ngày), hạn chế thức khuya, tránh xa stress, căng thẳng, không nên quá áp lực trong công việc, nên thường xuyên tập luyện thể dục.

7. Phương pháp điều trị xung huyết hang vị 

Bên cạnh việc đi ngủ sớm, luôn giữ tinh thần thoải mái, tập thể dục bằng cách đi bộ, thiền, yoga… để tăng hiệu quả chữa trị thì việc tuân thủ một số nguyên tắc điều trị bên dưới cũng không kém phần quan trọng. 

Sau đợt điều trị bệnh, bệnh nhân cũng nên tái khám và thường xuyên khám lại định kì sau đó để sớm phát hiện những chuyển biến xấu hay sự tái phát bệnh. 

7.1. Phác đồ điều trị 

xung-huyet-hang-vi-4

Điều trị xung huyết hang vị

Người bệnh cần sử dụng các loại thuốc giúp giảm lượng acid trong dạ dày bằng cơ chế trung hòa acid hoặc giảm tiết acid. 

Đồng thời, nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HP thì người bệnh cần sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn: Amoxicillin, Metronidazole, Clarithromycin… theo phác đồ trị liệu ba thuốc, phác đồ trị liệu bốn thuốc hoặc phác đồ điều trị kế tiếp. 

Mọi loại thuốc sử dụng cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ, các phản ứng thuốc hay tình trạng kháng kháng sinh. 

7.2. Điều trị bằng thuốc Tây

  • Thuốc trung hòa acid

Maalox, Gelusil, Phosphalugel… Tác dụng phụ hay gặp nhất đó là rối loạn tiêu hóa do sự rối loạn nhu động ruột. Thuốc chống chỉ định cho người bị bệnh thận mạn tính. 

  • Thuốc giảm tiết acid
    • Thuốc ức chế thụ thể histamin (ngăn sự tạo thành acid): Nizatidine, Ranitidine… Một số tác dụng phụ thường gặp có thể là tiêu chảy, táo bón, đau đầu, buồn nôn… 
    • Thuốc ức chế bơm proton (ngăn tế bào viền tiết acid): Omeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole… Một số tác dụng phụ hiếm gặp như tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột… thường thấy ở người sử dụng thuốc kéo dài. 
  • Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương

Thuốc chống loét dạ dày Misoprostol, thuốc an thần Diazepam… Một vài tác dụng phụ có thể kể tới như là khô miệng, tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng, táo bón… 

7.3. Phương pháp điều trị bằng bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian thường mang lại hiệu quả chữa trị chậm hơn rất nhiều nên rất cần sự kiên trì của người bệnh. Đổi lại, các bài thuốc này thường lành tính, ít gây tác dụng phụ và ít tốn kém về mặt tài chính. 

Bệnh nhân cũng có thể sử dụng phương pháp đông – tây y kết hợp. Cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh sự tương tác thuốc xảy ra. 

7.3.1. Mật ong

Mật ong được coi là loại dược liệu quý trong các bài thuốc trị viêm. Nhờ tính háng khuẩn rất tốt, mật ong giúp nhanh chóng làm lành các vết loét do xung huyết và giảm sưng đau do viêm gây ra. 

Cách dùng

  • Có thể pha 2 thìa mật ong với khoảng 100ml nước ấm và uống trực tiếp vào mỗi buổi sáng trước bữa ăn.
  • Ngoài ra, có thể kết hợp mật ong với các dược liệu có tính kháng viêm khác như nghệ, gừng… cũng rất tốt.
  • Kiên trì sử dụng trong khoảng từ 2 – 3 tuần trở lên để thấy được hiệu quả điều trị. 

7.3.2. Lá mơ lông 

Lá mơ lông

Lá mơ chữa xung huyết hang vị

Trong dân gian, lá mơ lông thường được biết tới nhờ công dụng giải độc, kháng viêm, kích thích ăn uống. Nhờ đó, người bị xung huyết hang vị sẽ giảm đau, sưng nóng do viêm loét gây nên. 

Cách dùng:

  • Bên cạnh cách ăn trực tiếp như một món ăn trong bữa ăn, người bệnh có thể đem lá mơ lông sắc lấy nước uống hoặc say nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
  • Uống vào trước bữa ăn khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày trong một thời gian để thấy được hiệu quả. 

8. Một số câu hỏi thường gặp 

Trong quá trình điều trị, các chuyên gia thường gặp phải một số thắc mắc của bệnh nhân. Scurma Fizzy xin được tổng hợp lại và giải đáp như sau. 

8.1. Viêm xung huyết hang vị có chữa được không?

Viêm xung huyết hang vị cũng giống như các bệnh lý đường tiêu hóa khác, sẽ rất khó để chữa khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện bệnh muộn và để bẹnh chuyển sang mạn tính.

Chính vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm khi đang trong giai đoạn cấp tính là rất quan trọng, phần nào quyết định việc viêm xung huyết hang vị có chữa khỏi được hay không. 

Tuy nhiên, với những người mắc bệnh ở cấp độ vừa và nặng hoặc mắc bệnh trong thời gian dài, nếu tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bằng thuốc tây y sau đó sử dụng các bài thuốc dân gian hàng ngày để hỗ trợ điều trị thì các đốm đỏ do loét có thể dần biến mất. Điều này rất cần sự kiên trì của người bệnh. 

8.2. Xung huyết hang vị điều trị bao lâu thì khỏi?

Thời gian điều trị bệnh do nhiều yếu tố quyết định bởi cơ địa mỗi người sẽ có những đáp ứng khác nhau với những loại thuốc khác nhau.

Thời gian uống thuốc cố định, liều lượng sử dụng chính xác, chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học… cũng là những yếu tố thúc đẩy quá trình điều trị nhanh hơn. 

Đối với những người mắc bệnh lần đầu và tinh trạng viêm chưa quá nặng, bác sĩ thường sẽ cho bệnh nhân điều trị theo phác đồ ba thuốc.

Sau liệu trình 7 – 14 ngày, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, phác đồ điều trị bốn thuốc sẽ được áp dụng.

Phác đồ này cũng dành cho những bệnh nhân có triệu chứng tái phát bệnh. Nếu cả hai phác đồ trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ điều trị cứu vãn. 

8.3. Viêm xung huyết hang vị nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong trong việc đáp ứng điều trị bệnh.

Một số những lưu ý trong thực đơn dành cho người bệnh như sau

  • Không sử dụng các chất gây kích thích như bia, rượu, cà phê, nước có gas… 
  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm cứng, khó tiêu, cay nóng, nhiều dầu mỡ, quá lạnh hoặc quá nóng. Nên thay bằng các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu, giàu chất xơ và vitamin, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Một số những lưu ý khác trong quá trình ăn uống đó là

  • Không để dạ dày quá no hoặc quá đói, không được bỏ bữa.
  • Nên ăn đúng giờ, tránh ăn đêm.
  • Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. 
  • Không vận động mạnh, đọc sách, xem TV… trong hoặc ngay sau bữa ăn.
  • Nhai kỹ thức ăn, không nuốt vội hay ăn quá nhanh.

Hãy liên hệ ngay qua HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày bạn đang gặp phải từ các bác sĩ, dược sĩ và chuyên gia giúp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091