Biểu Hiện Dư Axit Dạ Dày, Nắm Rõ Để Phòng Ngừa Và Điều Trị

Biểu Hiện Dư Axit Dạ Dày, Nắm Rõ Để Phòng Ngừa Và Điều Trị

Biểu hiện dư axit dạ dày- Nắm rõ để phòng tránh, khắc phục và điều trị.

Axit dạ dày có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn của hệ thống tiêu hóa. Mất cân bằng axit trong dạ dày đặc biệt là tình trạng dư axit dạ dày sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe gây nên các bệnh lý như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,… Hiện nay biểu hiện dư axit dạ dày càng trở nên phổ biến với mức độ, hình thức của biểu hiện dư axit dạ dày phong phú, âm thầm, dễ bị bỏ qua. Những biểu hiện dư axit dạ dày sẽ xuất hiện với tần số, mức độ phụ thuộc vào tình trạng thực tế của bệnh nhân. Vì vậy dư axit dạ dày cần sớm được phát hiện và điều trị để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

1. Dư Axit dạ dày là gì?

Dư axit dạ dày

Dư axit dạ dày

 

1.1. Axit dạ dày là gì?

Axit dạ dày là chất dịch tiêu hóa được tìm thấy trong dịch vị dạ dày. Thành phần chính của dịch vị là axit clohydric( HCl). Một ngày có khoảng từ 1 đến 3 lít dịch vị được dạ dày bài tiết ra với nồng độ HCl rất cao( khoảng 150 mmol/ lit, pH: 1- 2). HCl do tế bào viền của tuyến sinh axit( tuyến oxyntic) bài tiết ra. Khi HCl được sinh ra sẽ đổ vào lòng tuyến sinh axit thông qua các kênh nhỏ. Hằng ngày HCl được tiết ra đổ vào dịch vị để thực hiện các chức năng tiêu hóa của mình.

Nồng độ acid tồn tại ở dịch vị sẽ ở trạng thái cân bằng trong khoảng 0.0001-0.001 mol/l. Khi nồng độ acid dạ dày vượt quá hoặc thấp hơn mức cân bằng thì cơ thể sẽ mắc phải các bệnh lý liên quan đến dạ dày, gây tổn hại rất lớn đến sức khỏe.

Nếu nồng độ acid không nằm trong trạng thái cân bằng, nó sẽ gây ăn mòn các cơ quan nội tạng và các mô trong cơ thể. Việc bài tiết acid dạ dày được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu là giai đoạn cephalic: Khoảng 30% tổng dịch tiết acid được sinh ra ở giai đoạn này. Giai đoạn này được kích thích bởi sự dự đoán về mùi và vị của thức ăn.
  • Giai đoạn thứ hai là giai đoạn dạ dày: Khoảng 60% tổng lượng acid cần thiết cho một bữa ăn sẽ tiết ra ở giai đoạn này. Giai đoạn này được kích thích nhờ các acid amin có trong thức ăn và hoạt động co bóp của dạ dày.
  • Giai đoạn cuối là giai đoạn ruột: Lượng acid tiết ra chiếm khoảng 10% ở giai đoạn này.

>>>> Đọc thêm: Dư Axit Dạ Dày Là Gì Và Những Điều Cần Biết Về Dư Axit Dạ Dày

1.2. Axit dạ dày giữ vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn.

Axit dạ dày mặc dù không phải là một enzym tiêu hóa nhưng lại được nhiều nghiên cứu chỉ ra có vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu hóa thức ăn cũng như sự hoạt hóa một số enzym tiêu hóa.

1.2.1: HCl giúp hoạt hóa pepsinogen

Pepsin là một enzyme được sản xuất tại dạ dày có tác dụng phân giải các protein thành các phân tử proteose, peptone và polypeptide dạng mà cơ thể có thể hấp thụ được. Một tác dụng nữa của pepsin đó là tiêu hóa collagen là thành phần chủ yếu của mô liên kết giữa các tế bào thịt. Tuy nhiên tế bào chính của tuyến sinh axit và tế bào nhầy của tuyến môn vị chỉ bài tiết dạng không hoạt động của pepsin là pepsinogen. Điều này là một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể cũng như dạ dày. Giả sử pepsin sinh ra ở dạng hoạt động nó có thể thủy phân các phân tử protein cấu thành nên các tế bào xung quanh, làm tổn hại thành dạ dày.

Trước bữa ăn, chúng ta nhìn, ngửi, nghĩ đến đồ ăn dịch vị bắt đầu tăng tiết. Pepsinogen sinh ra tiếp xúc với HCl trong dịch vị đặc biệt khi tiếp xúc với một ít pepsin tạo ra trước đó thì pepsinogen sẽ nhanh chóng được hoạt hóa thành pepsin tham gia vào quá trình tiêu hóa. Ăn càng ngon miệng, lượng dịch vị tiết ra càng nhiều, hoạt hóa nhiều pepsinogen thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra mạnh mẽ.

1.2.2: HCl còn có tác dụng tạo pH tối ưu cho sự hoạt động của pepsin.

Pepsin hoạt động mạnh nhất ở pH từ 2- 3 và bất hoạt khi pH> 5. HCl giúp dịch vị có tính axit và sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của pepsin.

1.2.3: Một trong những vai trò của axit dạ dày( HCl) là sát khuẩn.

Trong thức ăn tồn tại rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Môi trường pH thấp của axit dạ dày có thể làm chết những vi khuẩn sống trong môi trường kiềm hoặc trung tính hay làm mất độc tính của những vi khuẩn chỉ gây bệnh được trong môi trường pH trung tính đến kiềm.

Vì vậy những người tiết axit dạ dày ít, thiếu hụt axit dạ dày sẽ dễ dàng xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Tuy nhiên nếu axit dạ dày được bài tiết quá nhiều cũng sẽ gây những biểu hiện dư axit dạ dày lâu dần sẽ gây các biến chứng bệnh lý.

1.2.4: Axit dạ dày( HCl) còn có khả năng phá vỡ lớp vỏ bọc sợi cơ thịt.

Như đã biết, axit có khả năng ăn mòn rất mạnh. Axit dạ dày cũng có khả năng này. Axit dạ dày ăn mòn, phá vỡ vỏ bọc sợi cơ thịt bên ngoài giúp pepsin tiếp xúc và phân giải protein trong thịt. Sự phối hợp hoạt động của axit dạ dày và pepsin giúp làm tăng hiệu quả tiêu hóa.

Ngoài ra axit dạ dày có thể thủy phân thành cellulose ở thực vật non hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tiếp theo xảy ra ở ruột non.

1.2.5: Cơ chế đóng mở môn vị và tâm vị có sự tham gia của axit dạ dày HCl

Tâm vị có lỗ thông giữa dạ dày và thực quản không có cơ vòng thắt. Tâm vị sẽ đóng lại khi pH tăng. Khi thức ăn từ thực quản xuống dạ dày, tâm vị mở. Tính kiềm trong thức ăn sẽ trung hòa lượng axit trong dạ dày làm pH dạ dày tăng khiến tâm vị đóng lại. Điều này giúp cho thức ăn vào dạ dày sẽ không bị trào ngược lại thực quản. Vì vậy một trong những biểu hiện dư axit dạ dày là tình trạng tâm vị không đóng lại được gây trào ngược thực quản.

Trái với cơ chế của tâm vị, môn vị lại đóng lại khi pH giảm và môn vị có cơ co thắt môn vị. Môn vị có một lỗ nhỏ thông với tá tràng. Mỗi nhịp co bóp đẩy thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. pH của thức ăn từ dạ dày cao hơn với pH trong tá tràng, điều này làm môn vị đóng lại, thức ăn không bị trào ngược trở lại dạ dày. 

axit dạ dày đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của hệ tiêu hóa và đặc biệt là dạ dày. Tuy nhiên việc bài tiết quá nhiều axit dạ dày sẽ dẫn đến tính trạng dư axit dạ dày gây các biểu hiện dư axit dạ dày.

1.2.6. Acid dạ dày có vai trò hỗ trợ hoạt động của quá trình tiêu hóa

Một trong số những tác dụng vô cùng quan trọng và không thể thiếu của acid dạ dày là giúp trung hòa các muối khó tan khi chúng đi vào cơ thể. Ngoài ra lượng acid dạ dày lớn còn có tác dụng giống như một chất xúc tác đặc hiệu có vai trò hỗ trợ quá trình thủy phân để tiêu hóa thức ăn.Các phản ứng này sẽ có tác dụng giúp các chất đạm, đường, tinh bột… có trong thức ăn chuyển hóa thành các hợp chất có phân tử lượng nhỏ hơn và đơn giản hơn để giúp dạ dày dễ dàng hấp thụ. Như vậy một trong những vai trò quan trọng của acid dạ dày là chuyển hóa các dạng hợp chất phức tạp thành các hợp chất đơn giản hơn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

 

1.3: Thực trạng dư axit dạ dày:

Dư axit dạ dày là tình trạng lượng axit dạ dày tiết ra vượt ngưỡng tham chiếu( 0.001mol/ lít dịch vị). Có thể chia dư axit dạ dày làm 2 tình trạng là dư axit dạ dày sinh lý và dư axit dạ dày bệnh lý.

Dư axit dạ dày sinh lý là tình trạng cơ thể có thể tự điều chỉnh lại về mức bình thường được. Khi axit dạ dày được sinh ra nhiều thì cơ chế gastrin sẽ ngừng hoạt động. Gastrin do tế bào G vùng hang và tá tràng tiết ra dưới sự có mặt của polypeptide trong dạ dày hay sự căng dạ dày hoặc dưới sự kích thích của dây thần kinh X. Kích thích tế bào viền bài tiết HCl là tác dụng chủ yếu của gastrin.

Axit dạ dày tăng cao có khả năng làm ngừng cơ chế gastrin do hai nguyên nhân. Một là, độ axit cao sẽ gây cơ chế điều hòa ngược âm tính làm giảm hoặc ngừng bài tiết gastrin. Hai là, dư axit dạ dày sẽ kích thích gây phản xạ thần kinh ức chế bài tiết dịch vị.

Cơ chế điều hòa ngược âm tính này có tác dụng rất quan trọng trong việc điều hòa lượng axit dạ dày tiết ra. Từ đó phòng tránh nguyên nhân loét dạ dày do nồng độ axit dạ dày quá cao hoặc duy trì môi trường thuận lợi cho sự hoạt động của pepsin.

Khi cơ chế điều hòa ngược âm tính bị sai hỏng hay do các receptor dạ dày bị hỏng không tiếp nhận được tín hiệu biểu hiện dư axit dạ dày truyền tới sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lý dư axit dạ dày.

Dư axit dạ dày bệnh lý là khi cơ thể không thể tự điều chỉnh nồng độ axit dạ dày về cân bằng bằng cơ chế tự nhiên. Tình trạng này sẽ xuất hiện những biểu hiện dư axit dạ dày rõ ràng, dễ nhận biết hơn và có thể gây bệnh lý ảnh hưởng đến dạ dày.

Axit dạ dày có thể được coi là con dao hai lưỡi bởi bên cạnh những vai trò,tác dụng không thể thiếu với hoạt động tiêu hóa của cơ thể thì các tình trạng bất thường về lượng axit dạ dày được bài tiết đều sẽ gây các bệnh lý nghiêm trọng cho cơ thể. 

Nguyên nhân gây nên tình trạng cũng như biểu hiện dư axit dạ dày rất rộng, tuy nhiên có thể khái quát thành các nguyên nhân chính.

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Axit Có Hại Như Thế Nào

2. Nguyên nhân xuất hiện các biểu hiện dư axit dạ dày.

Những nguyên nhân gây dư axit dạ dày thường đến từ chính thói quen sống hàng ngày của bệnh nhân. Việc duy trì những thói quen gây hại trong một thời gian dài sẽ trở thành nguyên nhân dẫn tới dư axit dạ dày. Những nguyên nhân chính gây biểu hiện dư axit dạ dày là:

2.1: Do tác động của vi khuẩn Helicobacter Pylori( HP) gây nên

Vi khuẩn HP gây hại cho dạ dày

Vi khuẩn HP gây hại cho dạ dày

 

Vi khuẩn Helicobacter Pylori hay còn gọi ngắn gọn là vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP là một xoắn khuẩn sinh sống trong dạ dày người, chủ yếu là ở lớp niêm mạc dạ dày và lớp dưới niêm mạc dạ dày- tá tràng. Độ pH thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn HP là từ 5.5- 8.5. Vậy điều gì giúp chúng có thể sinh sống trong điều kiện môi trường pH thấp của dạ dày( pH khoảng 2)? Điều đặc biệt đó đến từ chính đặc tính và khả năng của vi khuẩn HP. 

Thứ nhất, vi khuẩn HP phát triển tốt khi sống trong môi trường yếm khí với nồng độ Oxy thấp, dạ dày cũng là môi trường yếm khí phù hợp với vi khuẩn HP. Thứ hai, vi khuẩn HP tiết ra men urease biến đổi ure thành bicarbonateamoniac có tính bazơ làm trung hòa nồng độ axit trong dạ dày và tạo một lớp kiềm bao quanh vi khuẩn. 

Vi khuẩn HP có khả năng làm trung hòa lượng axit dạ dày vì thế tác động các cơ chế có tác dụng tăng bài tiết axit dạ dày. Phản xạ dây X- dây X làm tăng tiết dịch vị: tác động từ niêm mạc dạ dày theo nhánh cảm giác của dây X đến thân não rồi lại theo nhánh vận động của dây thần kinh X đến phân nhánh vào đám rối thần kinh Meissner vào các tuyến dạ dày. Hệ thần kinh ruột và tận cùng thần kinh cholinergic của dây X đều giải phóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin. Acetylcholin có tác dụng kích thích tế bào viền bài tiết HCl, tế bào chính bài tiết pepsinogen và tế bào cổ bài tiết chất nhầy. Mặt khác vi khuẩn HP lại có khả năng tiết các men lipase cắt đứt liên kết H phá hủy lớp chất nhầy. Khi đó lớp niêm mạc sẽ bị tổn thương, cơ chế bài tiết axit dạ dày vẫn xảy ra sẽ gây các biểu hiện dư axit dạ dày. 

Theo thống kê có đến 80% dân số mang vi khuẩn HP tuy nhiên chỉ 10%- 20% chuyển thành viêm loét dạ dày tá tràng, 1% gây ung thư dạ dày. Trong số người viêm dạ dày thì lại có đến 90% có vi khuẩn HP dương tính.

>>>> Tham khảo thêm: Vi Khuẩn HP Dương Tính Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

2.2: Do sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.

Rượu bia, đồ có cồn thường không thể thiếu trên các bàn nhậu. Rượu bia, đồ uống có cồn không chỉ được biết đến là nguyên nhân dẫn đầu dẫn tới tai nạn giao thông, suy gan, xơ gan mà chúng còn có khả năng gây các biểu hiện dư axit dạ dày, viêm loét thành niêm mạc dạ dày, xuất huyết dạ dày, hay thủng dạ dày.

Rượu bia và đồ uống có cồn có tính nóng rất cao, khi tiếp xúc với axit dạ dày nó có thể làm bỏng niêm mạc dạ dày gây các vết loét, viêm, sung huyết. Biểu hiện dư axit dạ dày sẽ xuất hiện như lời cảnh cáo rằng dạ dày của bạn đang bị tổn thương.

Rượu bia, đồ uống có cồn có khả năng kích thích thần kinh gây tăng tiết dịch vị, axit dạ dày tăng cao gây các biểu hiện dư axit dạ dày như ợ chua, ợ nóng,…

Dưới tác dụng của enzym tiêu hóa Alcohol,ethanol trong rượu bia sẽ bị oxy hóa thành acetaldehyde. Acetaldehyde tích tụ sẽ gây độc cho gan cũng như các cơ quan cơ thể khác, trong đó có dạ dày.

Nicotin trong khói thuốc lá cũng là một trong những tác nhân gây dư axit dạ dày.

2.3: Chế độ ăn uống không khoa học cũng gây xuất hiện biểu hiện dư axit dạ dày

Thói quen ăn uống không khoa học có thể gây tăng tiết axit dạ dày

Thói quen ăn uống không khoa học có thể gây tăng tiết axit dạ dày

 

Việc có một chế độ ăn không lành mạnh, thất thường, không đúng giờ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các biểu hiện dư axit dạ dày.

Khi cơ thể đói, cứ khoảng 90 phút, sẽ xuất hiện những sóng nhu động mạnh đi từ dạ dày dọc theo ruột đến van hồi manh tràng. Đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng sôi bụng khi đói hay có các cơn co thắt đau dạ dày khi đói.

Lúc này dịch vị vẫn tiết ra nhiều gây các biểu hiện dư axit dạ dày như đau thắt vùng thượng vị, ợ nóng.

Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần, thường xuyên sẽ gây các biểu hiện dư axit dạ dày với mật độ dày đặc, viêm loét dạ dày, tổn hại đến sức khỏe người bệnh.

2.4: Stress, mất ngủ, ngủ không đủ giấc chính là các tác nhân dẫn đến hiểu hiện dư axit dạ dày

Stress, mất ngủ gây tăng axit dạ dày

Stress, mất ngủ gây tăng axit dạ dày

 

Các cơ chế điều hòa trong cơ thể đều do thần kinh trung ương điều khiển, bất kì ảnh hưởng đến hệ thống trung ương điều khiển cũng gây rối loạn các hoạt động của các hệ cơ quan.

Thần kinh phó giao cảm, điển hình là dây X có tác dụng chi phối hoạt động bài tiết dịch vị cũng như lượng axit dạ dày tiết ra. 

Hệ thần kinh ruột hay còn gọi là bộ não nhỏ của ruột với khoảng 100 triệu nơron gần bằng số nơron của tủy sống chi phối hoạt động của ống tiêu hóa trong đó có dạ dày. Nhờ đám rối dưới niêm mạc( đám rối Meissner) hệ thần kinh ruột kích thích bài tiết dịch vị thông qua các phản xạ ngắn tại thành dạ dày.

Khi cơ chế điều hòa của các hệ thần kinh này bị sai hỏng như liệt dây thần kinh số X thì các cơ chế điều hòa phụ thuộc sẽ bị rối loạn.

Mất ngủ, stress đều gây kích thích tế bào thần kinh gây tăng tiết dịch vị, tăng tiết axit dạ dày gây các biểu hiện dư axit dạ dày.

2.5: Sử dụng thời gian dài các thuốc có tác dụng phụ tăng axit dạ dày.

Nhóm thuốc có bản chất Corticoid thường được sử dụng như thuốc giảm đau, điều trị các bệnh tự miễn( viêm khớp dạng thấp,…); hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính;… Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian ngắn sẽ có thể gây một số kích thích, tác dụng phụ như kích thích dạ dày, khó ngủ,… Sử dụng corticoid trong một khoảng thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày hay xuất hiện các biểu hiện dư axit dạ dày. 

Corticoid có tác dụng làm tăng bài tiết axit dạ dày HCl và pepsin nhưng lại giảm bài tiết chất nhầy. Vì vậy sử dụng corticoid trong thời gian dài sẽ gây biểu hiện tăng axit dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết trong dạ dày.

Sử dụng kháng sinh liều cao không đúng cách trong thời gian dài không những gây tình trạng kháng kháng sinh mà còn làm tăng axit dạ dày, viêm loét dạ dày do tế bào niêm mạc dạ dày bị bào mòn, tổn thương.

Những nguyên nhân trên đều làm tăng axit dạ dày làm xuất hiện các biểu hiện của tình trạng tăng axit dạ dày.

>>>> Tìm hiểu ngay: Những Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Tốt Nhất Năm 2021

3. Biểu hiện dư axit dạ dày như thế nào?

Những biểu hiện dư axit dạ dày ban đầu xuất hiện với tần số và mức độ nhẹ, thỉnh thoảng; lâu dần nếu không được điều trị tần số sẽ thường xuyên và mức độ nặng hơn.

3.1: Xuất hiện thường xuyên tình trạng đau vùng thượng vị thường gặp và đặc trưng của biểu hiện dư axit dạ dày.

nóng rát vùng thượng vị là biểu hiện thường gặp khi nồng độ acid dạ dày tăng cao

nóng rát vùng thượng vị là biểu hiện thường gặp khi nồng độ axit dạ dày tăng cao

 

Khi nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, pH giảm, tâm vị mở ra sẽ xảy ra hiện tượng trào ngược axit vào thực quản. Chính hiện tượng trào ngược axit sẽ gây các cảm giác nóng, rát ở vùng thượng vị. Nếu tình trạng dư axit nặng thì cũng có khả năng gây loét ống thực quản.

Tình trạng này xảy ra mạnh hơn khi đói, các cơn nhu động ruột mạnh sẽ gây co thắt đau từng cơn nhói lên vùng thượng vị.

Nhiều người thường nhầm lẫn với triệu chứng khi đói của cơ thể nên thường bỏ qua giai đoạn điều trị tuyệt vời nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày.

3.2: Ợ chua, ợ nóng, buồn nôn.

Ợ chua, ợ nóng cũng là một trong những biểu hiện dư axit dạ dày điển hình. Dư axit dạ dày gây chướng bụng đầy hơi, khi axit dạ dày trào ngược vào đường thực quản, men chua của axit dạ dày theo hơi ra ngoài gây tình trạng ợ chua. Axit dạ dày có tính nóng cao, vì vậy sẽ gây cảm giác ợ nóng, khó chịu.

Một ví dụ điển hình, khi đói chúng ta thường có cảm giác đắng miệng, đó chính là tình trạng dịch mật tiết ra nhiều gây ra ra tình trạng này. Cảm giác chua miệng cũng xảy ra tương tự khi axit dạ dày tăng cao. axit dạ dày trào ngược cũng làm hơi thở có mùi hôi gây mất tự tin cho người bệnh khi nói chuyện với mọi người.

Axit dạ dày trào ngược vào thực quản sẽ gây cảm giác buồn nôn, khó thở cho người bệnh. Có thể nói đây chính là một cơ chế thông báo cho người bệnh tình trạng sức khỏe của bản thân. 

Việc quan sát những thay đổi bất thường kể cả những biến đổi nhỏ cũng giúp phán đoán tình trạng sức khỏe của bản thân. Vì thế không nên bỏ qua, hay lãng quên trước những lời lên tiếng của cơ thể.

3.3: Nước tiểu có màu sẫm hơn so với bình thường thì có thể tình trạng biểu hiện dư axit dạ dày đã nghiêm trọng hơn.

Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt, tuy nhiên tùy trường hợp bệnh lý nước tiểu có thể có các màu sắc khác nhau. Khi nhận thấy nước tiểu của mình sẫm màu có thể do bạn bị mất nước, suy thận hay cũng có thể ăn hay uống một số thực phẩm thuốc gây nên tình trạng này( quả mâm xôi, củ cải,…).

Tuy nhiên nếu bạn không có các vấn đề hay ăn các thực phẩm gây sẫm màu nước tiểu mà có triệu chứng đi kèm là nóng rát vùng thượng vị, ợ chua thì có thể tỉ lệ lớn bạn đang có biểu hiện dư axit dạ dày.

Nếu nước tiểu có màu đỏ có khả năng người bệnh đang gặp tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa hay đường tiết niệu.

>>>> Tìm hiểu thêm: Axit Dạ Dày Có Vai Trò Và Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Hệ Tiêu Hóa

3.4: Rối loạn tiêu hóa, sụt cân

Dư thừa axit dạ dày sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn từ đó gây rối loạn tiêu hóa, việc hấp thu các chất dinh dưỡng xảy ra kém gây nên tình trạng sụt cân, mệt mỏi.

Các biểu hiện dư axit dạ dày kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Mất ngủ, khó chịu do thần kinh bị kích thích căng thẳng làm cho người bệnh mệt mỏi, tinh thần suy giảm, giảm khả năng tập trung và phản ứng nhanh nhẹn.

Những biểu hiện dư axit dạ dày có những tác động tiêu cực lên sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy các biện pháp phòng ngừa, điều trị các triệu chứng này rất cần thiết với bệnh nhân.

3.5 Đầy  bụng

Khi lượng acid trong dạ dày cao hơn mức bình thường, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đầy bụng, ăn không tiêu, chướng bụng, chán ăn… Đây là nguyên nhân gây cho bệnh nhân cảm giác mệt mỏi, bồn chồn và khiến người bệnh sụt cân.

3.6. Hôi miệng

Do nồng độ acid tăng cao trong dạ dày khiến vi khuẩn tăng sinh nhanh và do đó hơi thở của bạn có mùi hôi thối

3.7. Các bệnh lý liên quan đến tình trạng dư acid dạ dày.

  • Đau dạ dày: Khi thừa acid dạ dày thì niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương. Lâu ngày thì niêm mạc dạ dày sẽ hình thành các vết loét và gây tình trạng đau dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Lượng acid dư thừa sẽ cùng với thức ăn trào ngược lên thực quản và lâu ngày sẽ gây tổn thương cơ quan này
  • Xuất huyết dạ dày: Lượng acid dư thừa sẽ tấn công gây viêm và hình thành những ổ loét trên niêm mạc dạ dày. Những vết loét này lại tiếp xúc với acid thừa dần dần sẽ gây ra tình trạng xuất huyết
  • Thủng dạ dày và ung thư dạ dày: Acid dạ dày tăng sẽ làm tăng nguy cơ thủng dạ dày và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày. Đây là hai biến chứng nguy hiểm nhất.
  • Các bệnh lý khác: Bệnh gút, loãng xương, bệnh về gan, sỏi thận,bệnh về mật…

4. Phòng ngừa, điều trị các biểu hiện dư axit dạ dày.

Đề phòng ngừa, giảm thiểu, điều trị các biểu hiện dư axit dạ dày chúng ta có thể sử dụng các thực phẩm lành mạnh, xây dựng chế độ ăn phù hợp và sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

4.1: Những thực phẩm gây tăng axit dạ dày.

Rượu bia, đồ uống có cồn, đồ ăn mang cảm giác mạnh: cay, chua,…; đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ là những thủ phạm hàng đầu gây biểu hiện dư axit dạ dày cần hạn chế.

Thuốc lá- một lưỡi hái tử thần vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Nicotin trong khói thuốc là không chỉ là một chất gây nghiện, nó còn làm thần kinh trở nên căng thẳng, thúc đẩy quá trình bài tiết axit dạ dày. Hãy tạm biệt thuốc lá khỏi cuộc sống ngay từ bây giờ để có một sức khỏe tốt, để yêu thương chính bản thân mình.

Một số loại quả như chanh, me chua, sấu non, xoài lắc, ớt,… có thể nói là những món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên những loại quả có vị chua mạnh sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Những thực phẩm cay nóng làm cho tình trạng thừa axit, viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó nên sử dụng hạn chế những thực phẩm này.

Những món ăn vặt ven đường như: xiên que, xúc xích,… được chế biến rất nhiều dầu mỡ, khi dung nạp vào cơ thể những chất này sẽ gây tăng tiết axit dạ dày để tiêu hóa được những thực phẩm này. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, loét dạ dày, các bệnh tim mạch.

>>>> Tìm hiểu thêm: Dư Axit Dạ Dày Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất?

4.2 Yêu thương dạ dày bằng cách xây dựng một chế độ sống lành mạnh, khoa học.

4.2.1: Một số thực phẩm, hoa quả tốt cho người có biểu hiện dư axit dạ dày.

Để cân bằng lại lượng axit dư thừa trong dạ dày việc sử dụng thực phẩm, hoa quả thân thiện, lành mạnh có khả năng trung hòa lượng axit dư thừa chắc chắn là một trong những giải pháp tốt nhất cho người bệnh.

Chuối là một gợi ý tuyệt vời cho câu hỏi ăn gì giảm biểu hiện dư axit dạ dày. Trong chuối có rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong chuối có hàm lượng Kali cao, có khả năng trung hòa lượng axit dư trong dạ dày.

Chuối làm giảm biểu hiện dư axit dạ dày

Chuối làm giảm biểu hiện dư axit dạ dày

 

Theo nghiên cứu, trong 100 gram chuối chín, cung cấp 89 kcal, 358mg kali. Trong đó một ngày cung cấp tối đa 8g kali/ ngày. Vì vậy khi ăn 100 gram chuối đã bổ sung 4.475% lượng Kali cần thiết. Vì vậy một ngày nên ăn khoảng 500 gram chuối để bổ sung Kali cần thiết. Không nên lạm dụng ăn quá nhiều bởi trong thực phẩm hàng ngày cũng cung cấp kali cho cơ thể và nhu cầu kali của mỗi người tùy thuộc thể trạng của từng người.

Đặc biệt trong chuối có hàm lượng vitamin B và khoáng chất gây ức chế sự gây hại của nicotin trong khói thuốc, giúp ích cho quá trình cai thuốc lá.

Tuy nhiên trong 100 gram chuối chín lại có đến 22.84g carbohydrate, vì vậy người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều chuối trong ngày để tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.

Chúng ta nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 30 phút để quá trình hấp thu dinh dưỡng của chuối được tốt nhất.

Táo cũng là một sự lựa chọn tốt cho người bị dư axit dạ dày.

Táo được nghiên cứu có thể giúp làm giảm biểu hiện dư axit dạ dày

Táo được nghiên cứu có thể giúp làm giảm biểu hiện dư axit dạ dày

 

Trong 100 gram táo chứa hàm lượng dinh dưỡng tuy thấp hơn trong 100 gram chuối( trong 100 gram táo chỉ cung cấp 52 kcal, 107 mg Kali cho cơ thể) tuy nhiên táo cũng được coi là loại hoa quả có thể trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày. Mỗi ngày chỉ nên ăn 200 gram – 500 gram táo đã có thể cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Bơ rất tốt cho người có biểu hiện dư axit dạ dày. Ăn 100 gram bơ cung cấp đến 160 kcal, 485 mg kali tức là nhiều hơn khoảng 1. 35 lần lượng Kali có trong 100 gram chuối chín và hơn 4 lần so với lượng Kali trong 100 gram táo. Do đó ta chỉ nên ăn 100 gram đến 200 gram bơ trong một ngày. Nếu ta ăn khoảng 200 gram bơ một ngày thì chỉ nên ăn khoảng 300 gram chuối và 200 gram tao nữa để tránh tình trạng dư thừa kali trong máu. Mặt khác trong bơ có chứa chất chống viêm, chống oxy hóa, làm giảm tình trạng viêm loét trong dạ dày, làm dịu niêm mạc dạ dày. Lượng carotenoid trong bơ làm giảm sự phát triển của ung thư.

Uống sữa hàng ngày cũng là một biện pháp giúp trung hòa lượng axit dư trong dạ dày. Lấy một ví dụ, trong 180ml sữa Ba Vì thì chứa đến 81 mg Natri, 230 mg Ca có thể giúp làm giảm biểu hiện dư axit dạ dày. Trong sữa cũng có rất nhiều các khoáng chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, việc uống từ 1- 2 hộp sữa mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Na, K, Ca đều là những khoáng chất có tính kiềm cao vì thế khi gặp axit dạ dày có thể làm tăng độ pH trong dạ dày. Tuy nhiên nhiều người uống sữa vào buổi sáng thường bị buồn nôn chướng bụng, khi đó hay uống sữa kèm một chút bánh mì sẽ giúp hạn chế tình trạng này.

Trà thảo mộc vừa có khả năng làm dịu tinh thần, chống sự oxy hóa của các gốc tự do vừa có khả năng làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra. Vì vậy thay vì uống trà sữa, các chất kích thích, rượu bia thì uống một ly trà thảo mộc sẽ giúp kéo dài tuổi thọ hơn. Trà xanh, trà hoa cúc, trà gừng,… là một số gợi ý Scurma Fizzy gửi đến bạn.

Bổ sung các chất xơ, rau xanh giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, giảm axit dạ dày tiết làm giảm biểu hiện dư axit dạ dày. Một số loại rau xanh có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm lượng axit dạ dày là: rau cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ, bông cải xanh, bạc hà, bí xanh…

Một điều thú vị là thực phẩm thuộc nhóm hải sản cũng làm giảm tình trạng dư axit dạ dày một cách đáng kể. Trong hải sản có nhiều chất đạm, vitamin, dinh dưỡng, omega- 3 cao rất tốt cho sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên nếu ăn hải sản còn sống không chỉ dễ nhiễm các loại giun sán mà còn làm axit dạ dày tăng cao. Vì vậy nên chế biến hải sản chín trước khi ăn.

Nhóm các thực phẩm họ đậu tuy làm chướng bụng nhưng lại có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị giảm các biểu hiện dư axit dạ dày. Để giảm tình trạng chướng bụng sau khi ăn các thực phẩm họ đậu, đỗ ta có thể ngâm một đêm trước khi sử dụng.

>>>> Tham khảo thêm: Axit Trong Dạ Dày Là Axit Gì? Làm Cách Nào Để Giữ Được Lượng Axit Trong Dạ Dày Luôn Ở Trạng Thái Cân Bằng?

4.2.2: Những thói quen giúp làm giảm tình trạng dư axit dạ dày.

Ngoài có một sơ đồ dinh dưỡng phù hợp, việc xây dựng các thói quen tốt cũng có thể làm trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày.

Cân bằng lại cuộc sống

Cân bằng lại cuộc sống

 

Ăn uống đúng giờ là thói quen tốt không chỉ có lợi cho việc điều hòa lượng axit dạ dày bài tiết ra mà còn tránh các bệnh như viêm loét dạ dày, co thắt dạ dày,… Bữa sáng là bữa quan trọng trong ngày bởi sau một đêm ngủ dậy, dạ dày rỗng nếu không có thức ăn sẽ rất dễ gây các cơn đau dạ dày. Nạp năng lượng buổi sáng cho một ngày hoạt động bằng một bữa sáng dinh dưỡng trở nên cấp thiết hơn. Thời gian ăn sáng tốt nhất là từ 7 đến 8 giờ sáng. Nên ăn trưa trong khoản khung giờ 10 giờ trưa và ăn tối trước 20 giờ. Khi ăn ta nên ăn vừa phải, không quá no sẽ gây đau chướng bụng và đầy hơi. Sau khi ăn không nên làm việc hoặc đi ngủ ngay. Việc hoạt động mạnh này sau ăn sẽ làm dạ dày căng thẳng, gây tăng tiết axit dạ dày., dễ dẫn đến các cơn đau thắt ở dạ dày, gây loét dạ dày.

Tập thể dục nâng cao sức khỏe, giữ cân nặng luôn ở trong mức bình thường sẽ giúp điều hòa lượng axit dạ dày bài tiết, tránh hoạt động quá mức của dạ dày. Theo tổ chức Y tế thế giới( WHO) chỉ số BMI bình thường của nam giới trưởng thành trong khoảng từ 20 đến 25, còn đối với nữ giới là từ 18 đến 23. Chỉ số BMI được viết tắt từ Body Mass Index tạm dịch là chỉ số khối cơ thể được tính như sau: BMI= Cân nặng cơ thể/ (Chiều cao)2 với đơn vị kg/ m2.

Giữ tâm trạng luôn ổn định, thoải mái không làm căng thẳng thần kinh cũng là một biện pháp tốt để tránh các biểu hiện dư axit dạ dày. Nghe một bản nhạc, ngồi thiền, hay đơn giản là tự thưởng cho mình một chuyến du lịch cũng là cách cân bằng trạng thái tâm lý của bản thân.

Bất kì một cơ quan nào trong cơ thể chúng ta đều cần nghỉ ngơi và dạ dày cũng vậy. Việc thức khuya sẽ gây áp lực lên dạ dày. Vì vậy ngủ sớm dậy sớm, ngủ đủ giấc sẽ giúp dạ dày ổn định hoạt động hơn. Việc có một tư thế ngủ thoải mái, đúng cách cũng giúp giảm tình trạng trào ngược axit dạ dày. Nằm ngửa với gối thấp hay nằm úp đều gây áp lực lên dạ dày khiến tình trạng trào ngược axit diễn ra nghiêm trọng hơn khi về đêm. Thử hình dung khi bạn duy trì tình trạng này, dạ dày sẽ bằng hoặc cao hơn thực quản điều này thuận lợi cho axit trào ngược vào thực quản.  Người bệnh có thể sẽ cảm thấy khó thở, buồn nôn khi duy trì tư thế ngủ này. Đối với người bệnh bị trào ngược axit vào thực quản, khi nằm ngửa nên kê gối cao giúp thực quản ở vị trí cao hơn dạ dày, hạn chế axit trào ngược vào thực quản. Người bệnh cũng có thể nằm nghiêng về bên trái, kiểu tư thế ngủ này giảm thiểu tình trạng ợ nóng, ợ chua, giúp người bệnh có một giấc ngủ chất lượng hơn. 

4.3: Một số mẹo giúp làm giảm các biểu hiện dư axit dạ dày.

 

Mẹo làm giảm tình trạng dư acid dạ dày

Một số mẹo làm giảm tình trạng dư axit dạ dày

 

Nếu bạn là một tín đồ của kẹo cao su thì thật tốt, bởi thói quen này có thể giúp trung hòa bớt lượng axit dạ dày, giảm thiểu tình trạng ợ chua, hôi miệng. Nhai kẹo cao su có thể giúp kích thích tuyến nước bọt bài tiết nước bọt. Độ pH của nước bọt khoảng 7 ở độ pH trung tính. Độ pH trung tính của nước bọt có thể trung hòa pH của axit dư, làm hạn chế các tình trạng ợ chua, ợ nóng.

Chúng ta có lẽ không quá xa lạ với tác dụng của bộ đôi mật ong- nghệ trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày. Mật ong chứa nhiều vitamin có thể trung hòa axit dạ dày kết hợp với hoạt chất curcumin có trong nghệ có tính kháng viêm, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày giúp giảm các tình trạng dư axit dạ dày. Mỗi sáng thức dậy, hãy pha một ly mật ong với nghệ ấm để giúp làm sạch dạ dày cũng như tạo một lớp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Bạn nên sử dụng biện pháp này trong một thời gian dài để đạt tác dụng mong muốn.

Thêm một gia vị quen thuộc của mọi căn bếp có khả năng duy trì pH dạ dày ổn định đó là gừng. Gừng có tính ấm, tính kháng viêm, chống oxy hóa rất thích hợp để làm dịu những cơn buồn nôn, chướng bụng, duy trì độ pH của dạ dày. Một ly trà gừng sẽ làm dịu nhanh cơn trào ngược axit dạ dày vào thực quản. Sử dụng một hai lát gừng đun với khoảng 200 ml nước, để ấm rồi uống sẽ rất tốt trong việc điều trị các vấn đề về dạ dày.

Trên tờ “Alimentary Pharmacology and Therapeutics” năm 2004 có khẳng định, tính kiềm cao trong nha đam sẽ giúp làm trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày. Bài báo cũng đề cập, nha đam có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa vì trong nha đam có nhiều các enzyme phân giải các chất béo. Nha đam có thể làm nước ép hoặc nấu chè rất tốt. Tuy nhiên việc sơ chế nha đam rất khó. Hãy gọt 2 mép rìa nha đam, rồi loại bỏ vỏ xanh chỉ giữ lại phần thịt trong suốt của nha đam. Đem phần thịt đi ngâm với nước muối hoặc nước vo gạo để loại bỏ hết nhớt của nha đam. Sau đó bạn có thể chế biến nha đam thành những món ăn ưa thích.

Những mẹo vặt trên chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm tình trạng dư axit dạ dày và phải sử dụng thường xuyên hàng ngày để có được tác dụng mong muốn. Vì vậy khi gặp các triệu chứng của dư axit dạ dày bạn nên đến bệnh viện và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị.

>>>> Đọc thêm: Cách Làm Giảm Axit Dạ Dày, Công Thức Cho Dạ Dày Khỏe Mạnh Hơn

5. Lời kết

Dư axit dạ dày hiện nay là một trong những vấn đề rất thường gặp ở dạ dày. Những biểu hiện dư axit dạ dày tùy theo tình trạng bệnh mà biểu hiện ở mức độ khác nhau. Nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn là những biểu hiện thường gặp nhất khi dư axit dạ dày. Việc dư axit dạ dày có thể dẫn tới viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản gây những bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Việc phòng ngừa, điều trị tình trạng dư axit dạ dày là rất cần thiết. Nếu có bất kì câu hỏi liên quan đến những biểu hiện dư axit dạ dày, cách điều trị hay cần tư vấn bạn hãy liên hệ  HOTLINE 180006091 để được các bác sĩ dược sĩ của Scurma Fizzy tư vấn, giải đáp. Mong bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng dư axit dạ dày. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091