Bụng Bị Chướng Và Những Điều Cần Biết

Bụng Bị Chướng Và Những Điều Cần Biết

Tiêu hóa là quá trình chuyển hóa thức ăn được đưa vào thành các chất dinh dưỡng. Một quá trình tiêu hóa hoàn thiện gồm nhiều quá trình nối tiếp nhau, liên quan mật thiết với nhau. Mỗi cơ quan trong hệ tiêu hóa đóng vai trò như một mắt xích của quá trình này, khi sự rối loạn, ứ trệ xảy ra ở một cơ quan thì sẽ dẫn tới cả quá trình tiêu hóa bị ngưng trệ, thường gặp nhất là sự ứ thức ăn lại tại dạ dày và ruột. Trong đó, tình trạng bụng bị chướng là một tình trạng đặc trưng khi thức ăn, hơi bị ứ lại. 

1. Bụng bị chướng là tình trạng gì?

bung-bi-chuong-5-dieu-can-biet-1

Bụng bị chướng là tình trạng gì

Bụng bị chướng là tình trạng thức ăn, hơi bị dồn ứ lại trong đường tiêu hóa khiến cho các ống tiêu hóa bị dãn căng gây ra các biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy…

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng bụng bị chướng?

2.1. Thói quen ăn uống

  • Ăn quá nhanh

Bắt đầu quá trình tiêu hóa, thức ăn đưa vào miệng sẽ trải qua quá trình tiêu hóa sơ bộ ở miệng dưới sự tác động của hai hàm răng và các enzyme tiêu hóa trong dịch nước bọt tạo thành khối thức ăn mềm nhão. Chính vì thế, khi đến dạ dày, chúng được dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. 

Với thói quen ăn quá nhanh, lượng thức ăn lớn được đưa xuống dạ dày nhanh mà không chưa được tiêu hóa sơ bộ ở miệng.

Do đó, áp lực tiêu hóa lên dạ dày tăng lên, dạ dày bị giãn căng do lượng thức ăn quá lớn, thức ăn thường bị ứ lại do không thể được tiêu hóa hết. 

Bên cạnh đó, khi thức ăn bị tồn đọng lại sẽ bị các vi khuẩn và enzyme lên men tạo thành lượng khí hơi lớn trong lòng ống tiêu hóa. Lượng hơi này cùng với thức ăn là nguyên nhân khiến bụng bị đầy chướng. 

  • Ăn quá no

Thói quen này cũng gây ảnh hưởng tương tự như thói quen ăn quá nhanh. Khi ăn quá no, lượng thức ăn đưa vào vượt ngưỡng tiêu hóa của cơ thể nên dễ gây ra tình trạng chướng bụng.

  • Ăn nhiều đồ khó tiêu

Các đồ ăn sống, gỏi, món ăn chứa nhiều dầu mỡ hay món ăn có vị mạnh, kích thích nếu được sử dụng với lượng quá nhiều sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu do chúng cần được tiêu hóa trong nhiều dịch tiêu hóa, được nhào trộn nhiều hơn. 

  • Uống nhiều loại nước có gas

Nước giải khát có gas được nhiều người yêu thích sử dụng đặc biệt trong những ngày hè nóng bức như bây giờ.

Gas trong nước khi vào ống tiêu hóa, chúng không được tiêu hóa như thức ăn nên toàn bộ sẽ ứ lại gây ra hiện tượng đầy hơi, chướng bụng. 

>>>>>> Tìm hiểu ngay: Cách Xây Dựng Khẩu Phần Ăn Uống Hợp Lý Phòng Tránh Chướng Bụng

2.2. Thói quen sinh hoạt

  • Lười vận động
 bung-bi-chuong-5-dieu-can-biet-2

Thói quen lười vận động

Ở những người có thói quen tập luyện thể dục mỗi ngày, cơ thể của họ sẽ dẻo dai hơn, các hệ thống cơ quan trong cơ thể cũng hoạt động trơn tru, nhịp nhàng và dễ dàng hơn.

Ngược lại, ở những người không có thói quen này, các cơ quan trong cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng sẽ bị đình trệ hoạt động, hoạt động kém nhịp nhàng từ đó dẫn đến tình trạng bụng bị chướng đầy.

Hiện nay, thói quen lười vận động diễn ra phổ biến, đặc biệt ở người trẻ tuổi, họ thường dành nhiều giờ đồng hồ để ngồi xem phim, chơi game trên điện thoại, máy tính…

Bên cạnh đó, tình trạng đầy bụng, chướng hơi cũng dễ gặp phải ở các nhân viên văn phòng, công nhân lao động phổ thông… do đặc thù công việc của họ phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động.

  • Nằm nghỉ ngay sau khi ăn

“Căng da bụng trùng da mắt” là câu nói được nhiều người truyền tai nhau. Khi ăn no xong, nhiều người thường cảm thấy uể oải, mắt trùng xuống… họ thường muốn đi ngủ, đi nằm ngay sau khi ăn.

Thói quen này sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Bởi lẽ khi nằm, thức ăn sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể di chuyển được trong lòng ống tiêu hóa.

Chúng sẽ bị dồn ứ lại ở phía trên gây ra chướng bụng, đầy hơi. 

>>>> Đọc thêm: Đau Dạ Dày Cấp, 10 Nguyên Nhân Và Thói Quen Phòng Tránh

2.3. Stress

Stress là tình trạng tinh thần của bạn đi xuống, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, lo âu, hồi hộp… Ngày nay, chúng ta phải chịu nhiều áp lực từ cuộc sống, công việc, gia đình…nên stress dễ dàng và thường xuyên xảy ra.

  • Tại sao stress lại gây chướng bụng?

Khi bị stress, cơ trơn đường ống tiêu hóa có xu hướng co thắt lại nhiều hơn gây ra tình trạng đau bụng, khó tiêu. 

Đồng thời, để đối phó với tình trạng stress này, cơ thể bài tiết ra nhiều hormone cortisol – một hormon tuyến vỏ thượng thận.

Hormon này sẽ giúp cơ thể tổng hợp ra nhiều hợp chất sinh năng lượng để chống lại stress.

Tuy nhiên, nó cũng gây nên sự tăng bài tiết acid trong lòng dạ dày do đó dạ dày dễ bị tổn thương, giảm khả năng tiêu hóa nên cũng có thể gây ra chướng bụng. 

Stress

Stress là nguyên nhân gây ra tình trạng bụng bị chướng

2.4. Sử dụng kháng sinh

Kháng sinh thường được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trong cơ thể. Tuy nhiên, hoạt phổ của một số kháng sinh thường rộng, bao trùm lên cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột nên khi sử dụng kháng sinh có thể gây giảm lợi khuẩn đường ruột dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa, bụng bị chướng.

Một số kháng sinh phổ rộng có thể kể đến như: carbapenem, macrolid, vancomycin…

Cần lưu ý rằng, các kháng sinh này chỉ có khả năng gây chướng bụng khi chúng được sử dụng theo đường uống.

Do đó, nếu bạn gặp phải các vấn đề trên hệ tiêu hóa, cần thông tin đầy đủ đến bác sĩ điều trị để được kê đơn các kháng sinh khác với đường dùng phù hợp. 

2.5. Lạm dụng thuốc giảm đau

Các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs như ibuprofen, celecoxib, diclofenac, aspirin…được sử dụng phổ biến với tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm.

Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này có được do chúng có khả năng ức chế enzym COX – enzyme tham gia tổng hợp chất hóa học trung gian gây đau, viêm.

Nhưng cũng chính do cơ chế này chúng sẽ gây giảm tổng hợp màng nhầy bảo vệ dạ dày từ đó dạ dày dễ bị viêm, hoạt động kém hơn làm cho tình trạng chướng bụng rất dễ xuất hiện.

2.6. Bệnh lý

Trong một số bệnh lý sau, bụng bị chướng có thể là một trong các triệu chứng của bệnh:

  • Các bệnh lý gây tổn thương niêm mạc dạ dày

Một số bệnh lý liên quan đến tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày như bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm hang vị, xung huyết dạ dày…

Do lớp niêm mạc bị tổn thương nên khả năng bài tiết acid, men tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn không được tiêu hóa tốt tại dạ dày nên dễ bị ứ tắc. 

  • Hội chứng ruột kích thích

Trong hội chứng này nhu động ruột bị rối loạn hoạt động, thường bị co thắt chặt lại gây đau và tình trạng bụng bị chướng. 

>>>>> Tìm hiểu thêm: Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Báo Hiệu Cơ Thể Đang Gặp Phải Vấn Đề Bệnh Lý Nào?

2.7. Vi khuẩn

Các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như vi khuẩn Hp…có thể gây ra rối loạn nhu động ruột và các tổn thương thực thể trên đường tiêu hóa. 

3. Biểu hiện thường gặp khi bụng bị chướng

Khi bụng bị chướng, bạn có thể gặp phải nhiều biểu hiện khác nhau. Mỗi người có thể gặp một hoặc một vài biểu hiện dưới đây tùy thuộc vào mức độ nặng và nguyên nhân gây bệnh.

bung-bi-chuong-5-dieu-can-biet-3

4 biểu hiện thường gặp trong tình trạng đầy chướng bụng

3.1. Đau bụng

Thức ăn, hơi bị ứ lại trong dạ dày, ruột gây gia tăng áp lực lên thành tiêu hóa dẫn đến biểu hiện đau bụng vùng thượng vị.

Một số nguyên nhân khác có thể gây co thắt cơ trơn ruột nên các cơn đau sẽ rõ ràng, dữ dội hơn, đau thường biểu hiện thành từng cơn quặn. 

3.2. Nôn

Để giảm bớt lượng thức ăn trong lòng ống tiêu hóa, phản xạ nôn được kích thích để đẩy một phần thức ăn ra ngoài. Khi bị nôn quá nhiều, bạn có thể gặp nguy cơ mất nước, điện giải và suy tuần hoàn. 

3.3. Tiêu chảy

Thức ăn ở dạng khối rắn, không được tiêu hóa sẽ hút nước từ bên ngoài vào trong lòng ống tiêu hóa để hình thành được cân bằng áp suất thẩm thấu.

Lượng nước quá nhiều sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, phân lỏng. Tiêu chảy quá nhiều cũng tăng nguy cơ thiếu nước, điện giải. 

3.4. Xì hơi, ợ hơi

Lượng hơi quá nhiều gây căng chướng bụng, ảnh hưởng đến tiêu hóa nên cũng cần được giải phóng bớt ra ngoài. Hơi có thể được đưa ra ngoài theo đường miệng tạo nên biểu hiện ợ hơi.

Hơi cũng có thể giải phóng bằng biểu hiện xì hơi thông qua đường trực tràng – hậu môn. Hơi này khi thoát ra, bạn sẽ thấy chúng có mùi khó chịu.

Đây là biểu hiện khiến nhiều người bụng bị chướng cảm thấy mệt mỏi nhất do chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, hoạt động thường ngày, chúng khiến họ cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp, công việc. 

Nếu bạn bị chướng bụng do các bệnh lý tiêu hóa khác gây ra thì bên cạnh các biểu hiện trên bạn còn có thể gặp một số tình trạng sau:

  • Nóng rát dạ dày, thực quản
  • Ho kéo dài
  • Đi ngoài phân thối khắm, lẫn máu, dịch nhầy

>>>> Tìm hiểu thêm: Các Đối Tượng Nào Dễ Mắc Phải Tình Trạng Bị Chướng Hơi Ở Bụng?

4. Chữa bụng bị chướng

4.1. Dùng thuốc tây chữa bụng bị chướng

Thuốc tây thường được nhiều người sử dụng để giảm nhanh các biểu hiện cấp khó chịu một cách nhanh chóng. Các thuốc này có thể là các thuốc chữa trị triệu chứng hay trị nguyên nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài, sử dụng nhiều thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn và nguy cơ tương tác thuốc.

Do vậy, chỉ nên cân nhắc sử dụng các thuốc này khi thật cần thiết và trong thời gian ngắn. 

4.1.1. Thuốc giảm đau bụng

  • Simethicon

Thuốc này khi vào trong hệ tiêu hóa sẽ giúp phá vỡ, loại bỏ các hơi khí được đưa vào cơ thể hay do cơ thể tự tổng hợp ra. Do đó, sẽ giúp giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Thuốc thường được sử dụng sau ăn hoặc trước lúc bạn đi ngủ. 

bung-bi-chuong-5-dieu-can-biet-4

Simethicon chữa bụng bị chướng

  • Kremil S

Thuốc này cũng giúp phá vỡ hơi tích lũy trong đường ống tiêu hóa bằng cách tăng sức căng bề mặt của các bóng khí khiến chúng dễ bị vỡ ra. 

>>>> Tìm hiểu về: Đau thượng vị uống thuốc gì, Top 6 thuốc hiệu quả

4.1.2. Thuốc điều chỉnh acid dạ dày

Acid dạ dày là nguyên nhân gây nên tình trạng đầy hơi, tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa, ứ đọng thức ăn.

Do đó,các thuốc này cũng có thể được chỉ định cho những người bụng bị chướng đặc biệt nếu nguyên nhân gây chướng bụng là do các bệnh lý như viêm loét hang vị, dạ dày, tá tràng, dạ dày bị trào ngược,…

  • Antacid

Các antacid là các muối hoặc các base của các kim loại như nhôm, canxi, magie…Do có tính kiềm nên nó sẽ phát huy tác dụng trung hòa acid dạ dày.

Thuốc được chỉ định dùng khi có cơn đau dạ dày, bụng hoặc sau ăn vài giờ. Không nên sử dụng thuốc trước ăn do sử dụng trước ăn nó sẽ trung hòa hết axit dạ dày khiến thức ăn không được tiêu hóa. 

  • Kháng H2

Có vai trò ức chế bài tiết acid dạ dày theo con đường của histamin do có cấu trúc tương tự histamin nội sinh. 

  • PPI

Các PPI sẽ ức chế hoàn toàn quá trình tổng hợp acid dạ dày do nó liên kết với bơm tạo thành liên kết disulfur không thuận nghịch khiến bơm bị ức chế trong thời gian dài. 

>>>> Tìm hiểu ngay: Tác Dụng Phụ Không Mong Muốn Mà Các Loại Thuốc Dạ Dày Đem Lại Là Gì?

4.1.3. Thuốc điều chỉnh nhu động ruột

  • Domperidon

Giúp cải thiện nhu động ruột giúp thức ăn di chuyển dễ hơn trong ống tiêu hóa, hạn chế tình trạng dồn ứ gây đầy bụng. Nó cũng giúp giảm triệu chứng buồn nôn trên bệnh nhân. 

Domperidon cải thiện nhu động ruột

Domperidon cải thiện nhu động ruột

  • Metoclopramid

Có vai trò giảm sự giãn rộng của dạ dày và tăng cường nhu động của dạ dày, ruột. 

  • Cisaprid

Phát huy hiệu quả tốt khi bệnh nhân bị chướng bụng do sự co thắt quá mức cơ trơn tiêu hóa. Nó sẽ điều hòa sự co thắt này, tăng cường sự vận động của đại tràng. 

4.1.4. Men tiêu hóa, men vi sinh

  • Men vi sinh

Men vi sinh được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị đầy bụng do rối loạn vi khuẩn đường ruột, gia tăng vi khuẩn có hại.

Một số sản phẩm thường được sử dụng như probio, antibio, bioacimin…Các sản phẩm này chứa lượng rất lớn các lợi khuẩn nên nếu muốn sử dụng cần hỏi ý kiến tham khảo của bác sĩ, dược sĩ.

Có một số loại men vi sinh có chứa các vi khuẩn không có ở ruột bình thường thì cần được sử dụng trong thời gian ngắn.

  • Men tiêu hóa

Men tiêu hóa giúp bổ sung cho dạ dày, ruột các enzym tiêu hóa cần thiết để chuyển hóa thức ăn. Một số men tiêu hóa thường chứa trypsin, pepsin, pancreatin…

Cần lưu ý không nên sử dụng các men này với thuốc antacid do các antacid sẽ giảm bất hoạt tác dụng của men. 

4.2. Mẹo dân gian, thảo dược chữa bụng bị chướng

Phương pháp điều trị này được nhiều người bệnh áp dụng vì các ưu điểm nổi bật như: an toàn, dễ kiếm, sử dụng được trong thời gian dài so với phương pháp dùng thuốc tây.

Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm, chúng cũng có một số nhược điểm cần được đến như mất thời gian chuẩn bị, cần thời gian dài để phát huy tác dụng…

Do ưu điểm và nhược điểm như vậy, phương pháp này thường được phối hợp sử dụng với các phương pháp khác. 

Dưới đây là một số loại thảo dược thường được sử dụng trong thực tế. 

4.2.1. Quế

Quế là một loại gia vị, một vị thuốc cổ truyền thường được sử dụng để giảm tình trạng đầy bụng, chướng hơi. Trong vỏ cây quế, có chứa dược chất cinnamaldehyde có vai trò làm giảm khí thừa, giảm đau bụng, tiêu trùng, diệt nấm…

Vỏ quế

Quế chữa chướng bụng

Quế có thể được sử dụng theo một số cách sau:

  • Vỏ quế, bột quế đường dùng như một loại gia vị trong chế biến các món ăn vừa tạo hương thơm cho món ăn vừa giúp giảm tình trạng chướng bụng.
  • Đun nước vỏ quế hay bột quế để uống mỗi ngày. Lưu ý tránh đun quá lâu làm mất tác dụng của quế.
  • Thêm bột quế vào các loại trà thảo mộc, sữa để uống.

4.2.2.Giấm táo 

Giấm táo là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với các dưỡng chất như acid amin, protein, các enzyme, vitamin và các vi khuẩn lợi đường ruột.

Nhờ các dưỡng chất đó, giấm táo vừa có tác dụng đem lại các chất cần thiết cho cơ thể, vừa có tác dụng kháng khuẩn, giảm lượng khí thừa, cảm giác êm dịu cho đường ống tiêu hóa. 

Để sử dụng giấm táo, bạn có thể pha 1 muỗng cà phê giấm táo với một cốc nước ấm, uống trước bữa ăn chính. 

4.2.3.Tỏi

Tỏi là một loại thuốc đông y với nhiều tác dụng vô cùng tốt cho cơ thể. Trong tỏi có chứa chất allicin, chất này có hoạt tính kháng khuẩn cao nên đặc biệt hiệu quả nếu người bệnh bị chướng bụng do vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, tỏi còn có vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa. 

Một số cách sử dụng tỏi cho người bị bụng chướng có thể áp dụng như:

  • Nướng tỏi trong giấy bạc trong vòng 5 -7 phút. Sau đó, để nguội bớt rồi dùng nó để massage nhẹ nhàng trên bụng theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. 
  • Tỏi tươi được xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố để lấy phần nước cốt tỏi. Nước cốt tỏi sau đó được pha loãng ra bằng nước ấm để uống. 
  • Tỏi được dùng để chế biến các món ăn. Tránh nấu tỏi ở nhiệt độ cao quá lâu gây biến chất, tạo độc tính. 

>>>>> Xem thêm: Một Số Phương Pháp Điều Trị Chướng Bụng Giản Đơn Từ Dân Gian

5.Chế độ ăn và sinh hoạt cho người bụng bị chướng

Bên cạnh việc sử dụng các mẹo dân gian hay thuốc trong chữa trị tình trạng chướng bụng, chế độ ăn và sinh hoạt thích hợp sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh.

Những người bụng bị chướng cần thay đổi các thói quen xấu và xây dựng các thói quen có lợi hơn cho quá trình tiêu hóa.

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống và sinh hoạt từ các chuyên gia của Scurma Fizzy cho tình trạng này.

5.1.Chế độ ăn

  • Hạn chế ăn đồ ăn khó tiêu, vị cay nóng, dầu mỡ
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ các nhóm chất khác nhau, chú trọng bổ sung các loại protein dễ tiêu hóa như trứng, cá…, glucid, chất xơ từ rau xanh với lượng hợp lý và các vitamin, khoáng chất. 
  • Không ăn quá nhanh, quá no
  • Không nằm ngay sau khi vừa ăn xong
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, nước uống có gas

5.2.Chế độ sinh hoạt 

Tập luyện thể dục

Tập luyện thể dục

  • Tăng cường vận động, hạn chế ngồi yên, nằm lâu một chỗ
  • Tham gia các hoạt động tập luyện thể dục thể thao đều đặn, hàng ngày với cường độ phù hợp với từng lứa tuổi, tình trạng bệnh
  • Không tự ý mua và sử dụng kháng sinh nếu không có chỉ định điều trị bằng kháng sinh
  • Xây dựng thời gian biểu giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế tình trạng căng thẳng, lo âu, stress

Trên đây là những chia sẻ từ các chuyên gia của chúng tôi về tình trạng bụng bị chướng – 5 điều bạn cần biết. Nhìn chung tình trạng này phổ biến và ít gây ra các biến cố nghiêm trọng trên bệnh nhân. Nó dễ dàng được kiểm soát bởi một số biện pháp như điều chỉnh chế độ sinh hoạt, sử dụng thảo dược hay điều trị bằng thuốc tây. Tuy nhiên bạn cũng nên để ý tình trạng sức khỏe của mình, chú ý đến chức năng của hệ tiêu hóa bởi tình trạng đầy bụng, chướng hơi có thể là một trong những biểu hiện ban đầu báo hiệu cho các bệnh lý nghiêm trọng hơn. 

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về các bệnh lý dạ dày, tiêu hóa khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây Hotline: 18006091.

Tham khảo:

http://gi.org/topics/belching-bloating-and-flatulence/

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091