Cách Chữa Đau Dạ Dày Cấp Tốc Tại Nhà

Cách Chữa Đau Dạ Dày Cấp Tốc Tại Nhà

Một trong những loại đau thường gặp và xuất hiện nhiều nhất hiện nay là đau dạ dày. Bệnh lý có thể là hậu quả do rất nhiều nguyên nhân để lại. Hầu hết các cơn đau dạ dày thường không nghiêm trọng, có thể được chữa trị nhanh chóng dễ dàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng và cần được điều trị ngay. Bạn cần phân biệt được thế nào là đau dạ dày cũng như cách chữa đau dạ dày để đảm bảo an toàn sức khỏe.

1. Đau chỗ nào của bụng mới đúng là đau dạ dày?

Dạ dày là cơ quan nằm ở bên trái phần bụng trên. Đảm nhận trọng trách tiếp nhận thức từ đưa xuống từ thực quản. Sau khi thức ăn đến điểm cuối của thực quản, chúng sẽ đi qua cơ vòng thực quản rồi xuống dạ dày.

Dạ dày tiết ra acid và enzyme tiêu hóa thức ăn. Dạ dày co bóp theo chu kỳ, đảo trộn thức ăn để dễ tiêu hóa hơn. Khi cơ vòng môn vị mở ra, thức ăn sẽ đi từ dạ dày đến tá tràng

Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện ở các vị trí:

  • Cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị: Thượng vị là vùng nằm ở phía trên rốn và ở dưới xương ức. Bệnh nhân khi đau ở vùng này sẽ trải qua những cơn đau dữ dội hoặc có những cơn đau âm ỉ kéo dài. Thậm chí, trong một số trường hợp cơn đau ở vùng thượng vị sẽ xâm lấn sang các vùng khác như vùng ngực hoặc phía sau lưng. 
  • Đau xuất hiện ở vùng bụng giữa: Đây là  vùng có chứa nhiều bộ phận cũng như nhiều cơ quan nội  tạng nên các triệu chứng đau dạ dày thường sẽ khó để phân biệt với các bệnh lý khác. Những cơn đau thường âm ỉ và quặn thắt và có thể lan sang cả vùng bụng phía bên phải. Bệnh nhân có thể có cảm giác buồn nôn, khó tiêu, ợ chua và đầy bụng, …
  • Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái: Đây là một trong những vùng mà cơn đau dạ dày xuất hiện. Bệnh nhân thường bị đau khi đói. Cơn đau giảm sau khi ăn nhưng bệnh nhân vẫn sẽ bị tức bụng. Một số còn có cảm giác nóng bụng, đầy hơi, khó tiêu …

>>>> Đọc thêm: Vị Trí Của Dạ Dày – Cùng Tìm Hiểu Với Các Bác Sĩ Chuyên Khoa

2. Các nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến đau dạ dày?

2.1. Đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn

Có nhiều loại vi khuẩn gây viêm dạ dày. Nhưng phổ biến nhất thì không thể nào quên được vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori).

Vi khuẩn Hp được coi là thủ phạm chính gây là tình trạng đau dạ dày. Vi khuẩn này chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa, điển hình là đường miệng-miệng

Chúng sẽ gây ra những tổn thương trực tiếp tới niêm mạc dạ dày bằng cách phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời sản sinh ra các độc tố làm tổn thương các tế bào niêm mạc từ đó mà gây ra tình trạng viêm, loét dạ dày… khi xâm nhập được vào bao tử của bạn.

2.2. Thói quen ăn uống không lành mạnh ảnh hưởng tới dạ dày

Đây là nguyên nhân hàng đầu hiện nay. Người bệnh có thói quen:

  • Ăn uống không điều độ
  • Lúc thì ăn quá nhiều, lúc thì nhịn đói
  • Ăn nhiều thức ăn lên men, đồ ăn được chế biến bằng cách chiên xào, đồ ăn có nhiều vị cay nóng
  • Ăn nhiều thức ăn lên men như dưa muối, cải chua.
  • Sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, hút thuốc lá.Nicotinmột chất độc hại có trong thuốc lá có khả năng thúc đẩy sự bài tiết acid dịch vị và pepsin – là các nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ức chế việc tổng hợp các chất bảo vệ  dạ dày khiến dạ dày bị tổn thương. Do đó những người hút thuốc lá lâu năm có nguy cơ viêm loét dạ dày cao hơn rất nhiều so với người khác.Các chất cồn có trong rượu bia sẽ phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày thậm chí là gây thủng dạ dày nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.

2.3. Thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng có thể gây đau dạ dày

Yếu tố tâm lý này có thể dẫn đến đau dạ dày. Thức khuya nhiều cũng làm tăng tiết acid dạ dày, dẫn đến bào mòn lớp niêm mạc tự nhiên gây viêm loét.

cach-chua-dau-da-day

Thường xuyên căng thẳng có thể dẫn đến đau dạ dày

2.4. Những bệnh lý làm ảnh hưởng đến dạ dày

Một số người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa như: viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, túi mật, ung thư tuyến tụy,.. các bệnh lý tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày.

+ Viêm loét dạ dày tá tràng: Là tình trạng xuất hiện khi lớp niêm mạc dạ dày và phần đầu ruột  non có dấu hiệu bị tổn thương và viêm loét. Tình trạng này gây đau dạ dày sau khi ăn.

+ Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng mãn tính, thường trở nên nghiêm trọng dần theo thời gian. Bệnh thường bùng phát sau khi ăn no hoặc trong khi ngủ. Các triệu chứng thường gặp là đau thượng vị, buồn nôn, ợ chua, ợ nóng.

+ Bệnh Crohn:  Là tình trạng viêm nhiễm xâm lấn sâu vào các lớp mô ở ruột. Người bệnh có thể bị đau dạ dày, kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phân lẫn máu, …

+ Ung thư dạ dày: Khối u ác tính xuất hiện ở dạ dày có thể gây đau dạ dày ở bất kỳ thời điểm nào. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có triệu chứng đau dạ dày dữ dội kèm theo đó là các biểu hiện chán ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, sút cân bất thường…

>>>> Tìm hiểu thêm: Những Bệnh Lý Thường Gặp Có Liên Quan Trực Tiếp Tới Dạ Dày

2.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc ảnh hưởng đến dạ dày

Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc có thể ảnh hưởng đến dạ dày đặc biệt thuốc giảm đau không chứa steroids. Ngoài ra nhiều loại kháng sinh tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa cũng tác động đến chức năng dạ dày.

cach-chua-dau-da-day

Tác dụng phụ của một số thuốc có thể ảnh hưởng đến dạ dày

3. Những dấu hiệu khi bạn bị đau dạ dày là gì?

Ngoài đau bụng ra, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau như:

  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua:

Đây là những dấu hiệu rất thường gặp xảy ra ở người có triệu chứng đau dạ dày. Nguyên nhân là do dạ dày bị tổn thương dẫn đến hoạt động bài tiết dịch mật tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Tình trạng này khiến cho thức ăn trở nên khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày và bị lên men. Do đó, người bệnh xuất hiện triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, đau rát vùng thượng vị. 

  • Buồn nôn:

Không những là dấu hiệu của triệu chứng đau dạ dày mà tình trạng này còn là biểu hiện của các bệnh lý vô cùng hiểm nguy như xuất huyết dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày và ung thư dạ dày. Trường hợp bệnh nhân bị nôn nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước và không còn khả năng cân bằng các chất điện giải. Từ đó sẽ dẫn đến các nguy cơ như phù nề, sụt cân rõ rệt, thiếu máu.

  • Chướng bụng
  • Đầy hơi
  • Nấc cụt hoặc ho
cach-chua-dau-da-day

Cách chữa đau dạ dày – triệu chứng

 

4. Cách chữa đau dạ dày- Các vấn đề có thể gặp phải khi bị đau dạ dày?

  • Trào ngược dạ dày thực quản: acid trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản. Bệnh thường không có triệu chứng, nếu có thì thường là ợ nóng và ho khan.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Khi triệu chứng trào ngược ngày càng tồi tệ và xảy ra thường xuyên hơn, lúc này gọi là bệnh GERD. Hiếm khi, GERD gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở thực quản
  • Rối loạn tiêu hóa: hay còn gọi đau bụng hoặc khó tiêu. Tình trạng này xảy ra trong các trường hợp viêm dạ dày nhẹ hoặc nghiêm trọng.
  • Loét tiêu hóa (loét dạ dày): lớp niêm mạc bị bào mòn, gây ra các cơn đau, xuất huyết. Nguyên nhân gây loét thường gặp là do sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs hoặc người bệnh nhiễm virus Hp.
  • Loét dạ dày – tá tràng (phần đầu ruột non)
  • Viêm dạ dày: là tình trạng viêm nhiễm thường gây buồn nôn có thể kèm theo đau. Viêm dạ dày có thể gây ra bởi rượu, các loại thuốc, nhiễm virus Hp, hoặc các yếu tố khác.
  • Ung thư dạ dày
  • Hội chứng Zollinger-Ellison (ZES): Đây là một căn bệnh hiếm gặp. Khối u làm tăng tiết hormone kích thích sản xuất acid dạ dày. Một trong những hậu quả của ZES là bệnh GERD mức độ nặng và loét dạ dày tá tràng.
  • Giãn tĩnh mạch dạ dày: người bị suy gan nặng, mạch máu ở dạ dày có thể bị sưng phồng lên do tăng áp lực, lúc này nguy cơ chảy máu cao, mặc dù nguy cơ thấp hơn so với mạch máu thực quản.
  • Xuất huyết dạ dày: viêm. loét hoặc ung thư có thể gây chảy máu. Khi nôn hoặc đi phân ra máu tươi hoặc có vệt máu đen thì cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
  • Liệt dạ dày: tổn thương ở hệ thần kinh do đái tháo đường hoặc các tình trạng khác gây suy giảm chức năng co bóp của cơ dạ dày. Các triệu chứng thường gặp của tình trạng này như nôn, buồn nôn.cach-chua-dau-da-dayCác vấn đề có thể gặp phải khi bị đau dạ dày

5. Cách chữa đau dạ dày- Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh đau dạ dày

  • Nội soi đường tiêu hóa trên (EGD): Ống có gắn camera được đưa vào miệng xuống ống tiêu hóa, nhờ đó có thể kiểm tra được thực quản, dạ dày, và tá tràng.
  • Chụp cắt lớp vi tính: máy chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X và 1 máy tính để tạo hình ảnh của dạ dày và bụng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): sử dụng từ trường, máy quét tạo ra được các hình ảnh dạ dày và bụng có độ phân giải cao.
  • Test pH: sử dụng một ống dài từ mũi tới thực quản, kiểm tra lượng acid trong thực quản. Phương pháp này giúp chẩn đoán và định hướng phương pháp điều trị thích hợp trong trường hợp bệnh nhân bị GERD.
  • Xét nghiệm nuốt Barium: chụp X-quang thực quản và dạ dày sau khi nuốt hóa chất. Xét nghiệm này thường dùng để chẩn đoán loét tiêu hóa hoặc các bệnh khác.
  • Sinh thiết dạ dày: trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy một mẫu tế bào nhỏ để kiểm tra. Xét nghiệm này có thể chẩn đoán liệu người bệnh có nhiễm virus Hp, có bị ung thư hoặc các vấn đề nào khác hay không.
  • Kiểm tra Hp: hầu hết những ca nhiễm Hp thì thường không bị loét tiêu hóa. Xét nghiệm nhiễm Hp thường lấy mẫu máu hoặc mẫu phân để kiểm tra ở những bệnh nhân bị viêm loét hoặc để kiểm tra đã khỏi hay chưa sau khi điều trị.

>>>> Tìm hiểu thêm: Xét Nghiệm Máu Hp Có Chính Xác Không? Các Xét Nghiệm Thường Dùng

6. Cách chữa đau dạ dày là gì?

  • Thuốc kháng Histamine (H2): Histamin tăng làm tăng tiết acid dạ dày, thuốc kháng H2 giúp giảm acid và triệu chứng bệnh GERD.
  • Thuốc ức chế bơm proton: những thuốc này ức chế trực tiếp bơm acid vào dạ dày.
  • Antacid: là thuốc giúp trung hòa tác dụng của acid nhưng không diệt khuẩn hoặc làm ngừng tiết acid dạ dày.
  • Thuốc làm tăng co bóp dạ dày, các thuốc này giúp cải thiện triệu chứng của chứng liệt dạ dày.
  • Phẫu thuật: các trường hợp bị xuất huyết nghiêm trọng. hoặc loét dạ dày hoặc ung thư thì cần điều trị bằng phương pháp này.
  • Kháng sinh: dùng trong các trường hợp bệnh nhân nhiễm virus Hp.

>>> Đọc ngay:

Có Những Tác Dụng Phụ Gì Khi Uống Thuốc Đau Dạ Dày Và Làm Thế Nào Để Khắc Phục

Lỡ Uống Thuốc Đau Dạ Dày Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

7. Cấp tốc chữa đau dạ dày bằng liệu pháp đơn giản tại nhà

Đau dạ dày có thể là do dị ứng thức ăn, khó tiêu, hoặc ngộ độc thực phẩm hoặc do những tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư, hội chứng Crohn, viêm loét dạ dày.  Bạn có thể thực hiện những cách sau đây để giảm cơn đau:

  • Sử dụng chườm túi nóng

Phương pháp đơn giản nhất là chườm túi nóng lên chỗ bạn bị đau. Hơi nóng tỏa ra giúp làm giãn cơ từ đó giúp dạ dày co bóp dễ dàng hơn. Bạn nên nằm nghỉ ngơi khi chườm để nhanh đạt hiệu quả. Thời gian chườm trong khoảng 15 phút.

  • Ngâm trong bồn nước nóng

Tương tự như sử dụng túi chườm nóng, hiệu quả của ngâm trong bồn nước nóng không chỉ tác dụng lên vùng bụng mà còn giúp thả lỏng các phần khác của cơ thể, bạn có thể ngâm trong 15 – 20 phút.

  • Ngủ đủ giấc

Vài nghiên cứu gần đây cho thấy rối loạn tiêu hóa có thể do thiếu ngủ. Bạn cần ngủ đủ giấc để cải thiện tình trạng sức khỏe của cơ thể và có thể giúp loại bỏ đau dạ dày.

  • Ăn vừa đủ

Ăn quá nhiều có thể làm dạ dày của bạn giãn ra, chèn ép cơ quan khác, gây cảm giác khó chịu, dạ dày phải tiết thêm nhiều acid. Cần kiểm soát lượng thức ăn ăn vào không chỉ nhằm giới hạn cân nặng ở mức hợp lý mà còn giúp dạ dày của bạn hoạt động vừa phải.

  • Trà hoa cúc

Loại trà này có tác dụng làm dịu ngay cơn đau dạ dày. Ngoài ra còn có đặc tính kháng viêm và giúp giãn cơ dạ dày, giảm các cơn đau quặn, đau thắt.

trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng tốt giúp giảm đau dạ dày

  • Chanh, bột soda và nước

Hỗn hợp chanh, soda và nước có thể giúp bạn giảm triệu chứng khó tiêu

Hỗn hợp này tạo ra carbonic acid giúp làm giảm lượng khí trong dạ dày, giảm  đầy hơi chướng bụng. Nó giúp cải thiện chức năng thải độc của gan và nhu động ruột.

Bạn có thể trộn các thành phần lại với nhau theo công thức sau: 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng cà phê bột soda, 8 oz nước lọc

  • .Gừng

Đây là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến để loại bỏ cảm giác khó tiêu, đau bụng. Thành phần chứa gingerol và shogoal giúp tăng co bóp dạ dày, làm thức ăn di chuyển nhanh xuống ruột. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng cải thiện hiệu quả triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

>>>> Tham khảo thêm: Giảm Đau Dạ Dày Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản Với Liệu Pháp Tới Từ Gừng

  • Bạc hà

Bạn có thể sử dụng tinh dầu menthol trong bạc hà để làm giảm các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, giảm đau cơ do co thắt đường ruột, giảm đau dạ dày, ợ nóng.

  • Tuyệt đối tránh hút thuốc và hạn chế đồ uống có cồn đến mức tối đa
  • Tránh ăn thức ăn khó tiêu

Bạn nên tránh ăn những thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, chất béo và nên hạn chế ăn mặn.

  • Quế

Quế có chứa nhiều chất chống oxi hóa như eugenol, cinnamaldehyde, linalool, camphor giúp của thiện chức năng, làm giảm kích ứng đường tiêu hóa.

Ngoài ra các thành phần khác giúp làm giảm đầy hơi, chướng bụng, co thắt, ợ hơi. Chúng cũng giúp trung hòa acid trong dạ dày, cải thiện triệu chứng ợ nóng, khó tiêu.

Để giảm đau bụng, có thể cho 1 muỗng cà phê bột quế (hoặc 1 inch quế) vào bữa ăn. Ngoài ra, bạn có thể pha quế thành trà, dùng 2-3 lần mỗi ngày nhằm làm giảm triệu chứng khó tiêu.

  • Đinh hương

Thảo dược này giúp làm giảm đầy hơi, cảm giác buồn nôn, nôn hiệu quả.

Bạn có thể trộn 1-2 muỗng bột đinh hương với 1 muỗng mật ong dùng 1 lần/ngày, trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trà Đinh Hương để làm giảm triệu chứng buồn nôn, ợ nóng, dùng 1-2 lần ngày.

  • Thì là

Tác dụng làm giảm khó tiêu, trung hòa acid, giảm đầy hơi, có tác động kháng viêm.

Người bị đau bụng có thể dùng 1-2 muỗng cà phê bột thì là vào bữa ăn hoặc pha thành trà để dùng.

  • Quả sung

Thành phần quả có tác dụng nhuận tràng nên thường được dùng để trị táo bón và giúp cho hệ đường ruột co bóp. Quả sung còn giúp chữa chứng khó tiêu.

Những người bị đau dạ dày nên thử ăn vài quả nhiều lần trong ngày cho đến khi triệu chứng của họ được cải thiện. Một cách khác, bạn có thể thử cho 1 tới 2 muỗng cà phê lá sung để pha trà dùng.

Lưu ý, nếu đang bị tiêu chảy, bạn cần tránh ăn loại quả này.

  • Nước lô hội

Thức uống này có thể giúp:

  • Giảm acid thừa dạ dày
  • Nhu động của ruột được cải thiện tốt hơn, các chất độc được loại bỏ ra khỏi cơ thể
  • Tốt cho hệ tiêu hóa
  • Giúp cho hệ vi khuẩn đường ruột được củng cố cân bằng
  • Giảm tình trạng bị nhiễm trùng ruột

Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra với những người uống 10ml nước lô hội mỗi ngày trong 4 tuần đã giúp cải thiện đáng kể triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản (GERD) như: ợ nóng, ợ hơi, đầy hơi, buồn nôn, nôn, trào ngược acid.

nước lô hội

Chữa đau dạ dày bằng nước lô hội

  • Vạn Diệp

Hoa của loài cây này có chứa flavonoids, polyphenol, lactones, tannin, và resin giúp làm giảm lượng acid thừa ở dạ dày nhờ tác dụng chủ yếu lên hệ thần kinh tiêu hóa. Nhờ đó làm giảm ợ nóng và chứng khó tiêu bạn hay gặp phải.

Người bệnh có thể sử dụng Vạn Diệp như một thực phẩm để làm món salad hoặc chế biến thành món ăn. Hoặc cũng có thể pha trà bằng cách cho 1 đến 2 muỗng cà phê bột lá hoặc hoa vào nước sôi.

>>>> Xem thêm: Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Với 10 Nhóm Thực Phẩm Quen Thuộc Ngay Tại Nhà

  • Húng quế

Tác dụng của cây giúp làm giảm khí dư, tăng cảm giác thèm ăn, giảm co thắt quặn bụng cũng như cải thiện tiêu hóa. Húng quế có chưa eugenol, giúp giảm lượng acid thừa trong dạ dày.

Ngoài ra, thành phần cây còn chứa một lượng lớn acid linoleic có tác dụng kháng viêm.

Bạn có thể thử cho 1 đến 2 muỗng cà phê lá húng quế khô hoặc một vài lá húng quế tươi vào món ăn cho đến khi các triệu chứng dần được cải thiện. Để có kết quả ngay, bạn có thể trộn 1 nữa muỗng canh húng quế khô hoặc một vài lá tươi với nước sôi pha thành trà để dùng.

  • Cam thảo

Rễ cam thảo có chứa các chất giúp làm giảm viêm dạ dày hoặc viêm nhiễm đường tiêu hóa cũng như tình trạng nhiễm trùng trong các trường hợp bị viêm loét.

Hãy thử dùng trà pha từ rễ cam thảo vài lần trong ngày, các triệu chứng của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần trộn 1 đến 2 muỗng và phê bột rễ cam thảo với nước sôi là có thể dùng được.

  • Bạc hà lục

Giống như bạc hà bình thường, bạc hà lục thường được dùng như một phương pháp điều trị các triệu chứng tiêu hóa một cách hiệu quả như:

  • Buồn nôn
  • Cơ thắt dạ dày và đường ruột
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • Tiêu chảy

Mọi người có thể dễ dàng sử dụng bạc hà lục như một loại thảo dược pha thành trà để sử dụng. Bạn có thể sử dụng nhiều lần trogn ngày để nhanh đạt hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh trà, kẹo bạc hà cũng có tác dụng giúp làm giảm cảm giác ợ nóng.

  • Gạo

Thật vậy, gạo rất tốt cho những người có vấn đề về tiêu hóa. Nó giúp:

  • Làm tăng khối lượng phân
  • Giúp hấp thu các chất độc
  • Giảm đau và co thắt

Đối với những người bị buồn nôn hoặc tiêu chảy có thể ăn từ từ khoảng nửa chén cơm gạo tẻ sau khi chờ khoảng vài giờ từ lần nôn cuối cùng. Người bệnh sau khi dừng tiêu chảy nên tiếp tục ăn cơm như vậy cho đến 24-48 giờ trước khi ăn thức ăn khác.

  • Nước dừa

Nước dừa chứa hàm lượng kali và magne cao giúp giảm đau, co thắt quặn bụng.

Thức uống này còn giúp ích cho trường hợp bị mất nước ví dụ như những người vừa chơi thể thao xong.

Bạn nên uống 2 cốc nước dừa mỗi 4-6 tiếng để giúp giảm triệu chứng đau dạ dày.

Nước dừa

Nước dừa là một cách chữa đau dạ dày hiệu quả

  • Chuối

Có rất nhiều chất dinh dưỡng trong loại trái cây này như vitamin B6, kali, folate. Những thành phần này giúp làm giảm co thắt, giảm đau. Chuối cũng giúp làm tăng khối lượng phân, giảm triệu chứng tiêu chảy.

8. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?- Cách chữa đau dạ dày

Cơn đau dai dẳng kéo dài có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh nặng không nên chủ quan lơ là.

Khi gặp các triệu chứng nghiêm trọng như đau quặn thắt, tiêu chảy hoặc nôn ra máu bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

9. Cách chữa đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ, bạn thật khó xác định chính xác được đau ở đâu và đau như thế nào vì trẻ chưa đủ khả năng diễn đạt những thông tin cần thiết. Hãy nhẫn nại và đưa ra câu hỏi cụ thể cho trẻ để có thể biết tình trạng đau như thế nào.

Trà bạc hà ấm có tác dụng hiệu quả để giúp trẻ cải thiện mỗi khi bị đau dạ dày.

Phụ huynh cần lưu ý khi các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, cần đưa trẻ đến ngay cơ quan y tế để được điều trị kịp thời.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Bệnh đau dạ dày ở trẻ em và những kiến thức bố mẹ không thể bỏ qua

10. Những trường hợp đau dạ dày cần cấp cứu ngay

Chỉ khoảng 10% người bệnh cần được cấp cứu kịp thời. Những trường hợp người bệnh đau dữ dội, không thể di chuyển được, không thể ngồi hoặc không thể tìm được tư thế nào giúp giảm bớt đau cần lập tức đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất.

Ngoài ra, những trường hợp đau dạ dày kèm các triệu chứng sau cũng cần được cấp cứu kịp thời như:

  • Phân ra máu
  • Sốt
  • Nôn hoặc buồn nôn kéo dài
  • Vàng da
  • Bụng trướng.

Trên đây là những thông tin về đau dạ dày cũng như cách để chữa đau dạ dày cấp tốc có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích để bảo vệ bản thân và gia đình.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia Scurma Fizzy tư vấn và giải đáp thắc mắc về những vấn đề liên quan đến dạ dày.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091