Lỡ Uống Thuốc Đau Dạ Dày Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không
Phụ nữ mang thai là đối tượng cần được chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Khi mang thai những thay đổi về nội tiết và tâm sinh lý là cơ hội để các bệnh lý phát triển. Mẹ bầu thường lo lắng với các bệnh vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi và việc điều trị bằng thuốc cũng bị hạn chế. Đau dạ dày là căn bệnh rất phổ biến, phụ nữ mang thai cũng có khả năng mắc bệnh. Nếu lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai liệu có nguy hiểm và ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về vấn đề này nhé.
1. Nguyên nhân và biểu hiện đau dạ dày khi mang thai
1.1. Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai
Phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh đau dạ dày từ trước đó và khi mang thai các triệu chứng rõ rệt hơn, cộng với những ảnh hưởng của thai nghén khiến bà bầu rất mệt mỏi.
Nhiều trường hợp sau khi mang thai mẹ bầu mới mắc bệnh đau dạ dày, nguyên nhân có thể kể đến như:
- Ốm nghén
Trong ba tháng đầu mẹ bầu thường gặp phải hiện tượng ốm nghén, biểu hiện bằng những cơn buồn nôn và nôn mửa thường xuyên, điều này tác động lên hệ tiêu hóa, kích thích dạ dày co bóp quá mức, tiết nhiều dịch vị và sinh ra các cơn đau.
- Do áp lực lên vùng bụng tăng
Trong thời kỳ mang thai, sự lớn lên của bào thai làm áp lực tại ổ bụng tăng lên. Những thay đổi của hormon làm quá trình tiêu hóa chậm lại.
Điều này là nguyên nhân gây ra các cơn đau tại vùng thượng vị dạ dày, phần lớn phụ nữ mang thai đều gặp tình trạng này vì thế đây không phải tình trạng đáng lo ngại.
- Do dạ dày tăng tiết acid dịch vị
Có nhiều nguyên nhân khiến dạ dày tiết nhiều acid hơn như căng thẳng stress trong thời kỳ mang thai, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và các chất gây kích ứng, sử dụng chất kích thích,…lượng acid tăng gây ra hiện tượng đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng,…
- Tiền sử đau dạ dày
Bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày từ trước khi mang thai bệnh tái phát do những thay đổi của cơ thể về tâm lý và nội tiết.
- Sử dụng thuốc trước khi mang thai
Do trước khi mang thai, bệnh nhân có sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc các corticoid. Một trong những ảnh hưởng của tác dụng phụ của thuốc khi lạm dụng là gây đau, viêm loét dạ dày tá tràng.
- Vi khuẩn Helicobacter Pylori
Là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về dạ dày và ung thư dạ dày. Có tới 60% người trưởng thành nhiễm H.Pylori trong dạ dày.
>>>>> Xem thêm: Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không, cách điều trị hiệu quả
- Do các bệnh lý đường tiêu hóa
Nguyên nhân do các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa như viêm tụy, viêm túi mật,… Những tuyến này có chức năng bài tiết các chất cho quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, khi thiếu hụt những chất đó sẽ ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa và các bộ phận trong đường tiêu hóa trong đó có dạ dày.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày và có biện pháp chữa trị kịp thời bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và có lời khuyên từ bác sĩ.
1.2. Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai
Các biểu hiện của bệnh đau dạ dày khi mang thai cũng giống như người bình thường. Có một số dấu hiệu dễ nhầm với hiện tượng ốm nghén.
- Đau thượng vị
Cơn đau ở vị trí dưới xương ức, phía trên rốn, xuất hiện cả khi đói và khi ăn quá no, bùng phát hơn khi sử dụng các thực phẩm chứa acid và rượu bia hoặc thức ăn chứa chất kích thích dạ dày tiết nhiều acid.
Dấu hiệu này còn gặp ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản – một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ có thai, hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
>>>> Xem thêm: Đau thượng vị là gì, tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- Ợ hơi, ợ chua
Đây là biểu hiện đặc trưng của đau dạ dày, tuy nhiên khi mang thai triệu chứng này dễ nhầm lẫn với hiện tượng ốm nghén. Triệu chứng này có xu hướng nặng hơn trong những tháng cuối của thai kỳ.
- Nôn và buồn nôn
Đây cũng là một dấu hiệu dễ nhầm lẫn. Biểu hiện của nôn do thai nghén thường là nôn và nôn khan, còn nguyên nhân do đau dạ dày thường nôn ra nước và có thức ăn.
Nôn nhiều khiến mẹ bầu mệt mỏi, thiếu hụt chất dinh dưỡng và mất nước, mất cân bằng điện giải.
- Kém ăn
Do dạ dày tiêu hóa kém và những tổn thương của hệ tiêu hóa, ảnh hưởng của việc mang thai khiến bệnh nhân ăn uống kém ngon, chán ăn, ít có cảm giác đói.
Điều này khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nếu kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.
- Đầy bụng khó tiêu
Chức năng tiêu hóa của dạ dày giảm vì thế thức ăn tồn tại lâu trong dạ dày, lên men sinh hơi gầy đầy bụng, gây hiện tượng buồn nôn, ợ chua và cảm giác khó chịu, nặng nề.
Tình trạng này không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn ảnh hưởng tới thai nhi vì thế cần khắc phục bằng cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để tránh bị đầy bụng.
>>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả
- Chảy máu tiêu hóa
Là một dấu hiệu rất nguy hiểm, xảy ra khi bệnh đã trở nặng. Người bị chảy máu tiêu hóa có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen, phân có màu đen và mùi khó chịu. Mất máu khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Ảnh hưởng của đau dạ dày với phụ nữ mang thai
Với người khỏe mạnh, đau dạ dày gây nên những cơn đau âm ỉ kéo dài và các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn,… khiến người bệnh rất mệt mỏi.
Phụ nữ mang thai với nhiều sự thay đổi về tâm lý, sinh lý ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
Bệnh đau dạ dày là trở ngại lớn với bà bầu, tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi nhưng những tác động gián tiếp của nó qua sức khỏe của mẹ là gánh nặng cho người bệnh.
Ngoài mệt mỏi, khó chịu, đau dạ dày có thể gây thiếu chất dinh dưỡng, stress vì bệnh khiến tình trạng càng tệ hơn và ảnh hưởng tới thai nhi.
Vì thế hãy chăm sóc tốt cho sức khỏe trước và trong khi mang thai thật tốt để phòng và đẩy lùi tác động có hại của bệnh lên thai nhi.
3. Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Thuốc tây cần được bác sĩ chỉ định sử dụng để dùng đúng mục đích, trị đúng bệnh và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc.
Tự ý mua và sử dụng thuốc không chỉ không chữa khỏi bệnh mà có thể gây ra nhiều tác hại cho người sử dụng, đặc biệt là với phụ nữ có thai.
Tất cả các loại thuốc tây trong đó có thuốc đau dạ dày đều có khả năng tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tác hại của việc lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai là rất lớn, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp do thiếu kiến thức, sự chủ quan và những cơn đau do bệnh đem lại mà một số người vẫn tự ý mua thuốc uống trong thai kỳ mà không lường được hậu quả.
Cũng có trường hợp lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai vì ở những tháng đầu, do không biết mình mang thai nên phụ nữ sử dụng thuốc.
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc tây vì một số thành phần có trong thuốc có thể gây dị tật thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển hình thành các cơ quan của trẻ.
- 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu là lúc thai nhi hình thành các cơ quan như thần kinh, tim, chân tay,…Lỡ uống thuốc đau dạ dày trong giai đoạn này rất dễ làm thai nhi bị dị tật.
- 3 tháng giữa
Ở ba tháng giữa, dù thai nhi đã bớt nhạy cảm với những kích thích bên ngoài nhưng đây là thời gian các bộ phận tiếp tục được biệt hóa vì thế không nên sử dụng thuốc tây.
- 3 tháng cuối
Ba tháng cuối cùng các bộ phận đã hình thành đầy đủ nhưng về phần chức năng chưa hoàn thiện do đó vẫn cần cẩn thận trong việc dùng thuốc.
Phụ nữ có thai, những loại thuốc có thành phần là Cimetidin, Bismuth Salicylate, Famotidin, Lansoprazol cần tránh xa vì đây là những chất có độc tính cao, khả năng gây sảy thai và dị tật thai nhi lớn.
4. Nên làm gì khi lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai?
Khi đã lỡ uống thuốc, việc đầu tiên các bà mẹ cần làm là ngừng ngay sử dụng thuốc và đem những loại thuốc đó đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được khám và tư vấn hợp lý.
Những trang thiết bị và phương pháp hiện đại có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi từng ngày vì thế bạn không cần quá lo lắng. Tránh để tâm lý ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
>>>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Đau Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai
5. Cách chữa bệnh đau dạ dày cho phụ nữ có thai
5.1. Chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm đau dạ dày ở phụ nữ mang thai
Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Đối với phụ nữ mang thai có bệnh đau dạ dày, ngoài yếu tố dinh dưỡng cần chú ý chọn những thực phẩm tốt cho dạ dày, không gây kích ứng để làm giảm các triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh lên thai phụ.
- Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc cụ thể, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Khi chế biến hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ, các món chiên rán ngập dầu, đồ tẩm ướp nhiều gia vị.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp và những thực phẩm có chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản.
- Không ăn đồ cay nóng, hoa quả có vị chua, dưa cà muối, kim chi,…và những thực phẩm có chứa chất gây kích ứng dạ dày.
- Ăn đủ bữa, đặc biệt là bữa sáng, bà bầu có thể chia 3 bữa ăn chính thành 4-6 bữa nhỏ trong ngày, khi ăn nhớ ăn chậm, nhai kỹ.
- Uống đủ 1.5-2.5 lít nước mỗi ngày, không nên uống trong khi ăn.
- Không sử dụng các loại đồ uống có gas, nước ngọt đóng chai. Đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê cũng có thể làm nặng thêm triệu chứng đau dạ dày.
Quá trình ốm nghén phụ nữ có thể thèm những đồ ăn không lành mạnh, tuy nhiên không nên vì thế mà ăn uống thoải mái, nên hạn chế hết mức những món ăn có khả năng là tăng các triệu chứng đau dạ dày.
5.2. Sinh hoạt lành mạnh tránh stress cao độ khi mang thai
Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai vì thế mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
Đặc biệt một tinh thần tốt cũng giúp đẩy lùi bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai cũng không nên quá lo lắng, hãy gặp bác sĩ để có lời khuyên phù hợp nhất.
>>>> Xem thêm: Cách giảm áp lực căng thẳng cho người viêm loét dạ dày
Chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng nếu muốn điều trị bệnh đau dạ dày. Để giảm tối đa những triệu chứng của bệnh đau dạ dày với phụ nữ có thai, cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Ngủ đủ giấc, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp làm giảm stress, việc này giảm đau dạ dày hiệu quả. Tập thể dục, lựa chọn những bộ môn phù hợp như bơi lội, yoga,…nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.
Bổ sung kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Có cách giải trí phù hợp.
5.3. Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Không phải tất cả các loại thuốc tây đều không dùng được với phụ nữ mang thai, vẫn có những loại thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả và an toàn không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Omeprazole
Là thuốc điều trị đau dạ dày thuộc nhóm ức chế bơm proton, nghĩa là ức chế sự bài tiết acid của dạ dày để giảm các triệu chứng đau dạ dày do acid gây ra.
- Thuốc đau dạ dày Sucralfate
Đây cũng thuộc nhóm ức chế bơm proton, thuốc này nằm trong nhóm an toàn với thai nhi nhưng bạn chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc đau dạ dày Phosphalugel
Thuộc nhóm thuốc kháng acid dùng trong các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản…
- Thuốc chống nôn Domperidon
Chỉ định trong trường hợp buồn nôn, nôn và chán ăn kéo dài
- Thuốc Prilosec
Thuộc nhóm thuốc ức chế proton với thành phần là esomeprazol và dexlansoprazole có tác dụng giảm tiết acid dạ dày, cải thiện các tổn thương.
- Thuốc Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y)
Thuộc nhóm thuốc kháng acid giúp giảm triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, giảm tiết acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ về những loại thuốc có khả năng sử dụng khi mang thai để chữa bệnh đau dạ dày.
Tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi vì thế mẹ bầu không được chủ quan.
5.4. Mẹo dân gian chữa đau dạ dày khi mang thai
Những bài thuốc từ thiên nhiên là một giải pháp hữu hiệu để giảm chứng đau dạ dày khi mang thai. Tuy nhiên không phải loại thảo dược nào cũng an toàn và phù hợp với phụ nữ có thai.
Dưới đây là một số gợi ý cách chữa đau dạ dày khi mang thai bằng các vị thuốc đơn giản.
- Nước ép bắp cải
Bắp cải là loại rau rất tốt cho người đau dạ dày. Bắp cải nên tự trồng hoặc tìm loại có nguồn gốc đảm bảo, rửa sạch trần qua nước sôi và ép lấy nước uống. Nước ép bắp cải có khả năng giảm nhanh các cơn đau dạ dày rất hiệu quả.
- Lá lô hội (nha đam)
Là cây thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Bạn có thể dùng lá lô hội để nấu nước uống hằng ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Chữa đau dạ dày bằng trà hoa cúc
Hoa cúc la mã chứa tinh dầu và hoạt chất Apigenin có tác dụng chống viêm, chống kích ứng và ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.
Phụ nữ có thai có thể sử dụng trà hoa cúc hàng ngày để giảm những cơn đau, cơn co thắt do bệnh dạ dày gây ra và đem lại giấc ngủ ngon, tinh thần tốt cho mẹ và thai nhi.
- Mẹo chữa đau dạ dày bằng củ gừng an toàn và mang lại hiệu quả nhanh chóng
Gừng được biết đế là loại gia vị quen thuộc và là vị thuốc chữa rất nhiều bệnh. Cách dùng gừng để chữa bệnh đau dạ dày rất đơn giản.
Bạn có thể sử dụng trà gừng bằng cách thái mỏng hoặc thái sợi gừng sau đó hãm với nước nóng như hãm trà, sử dụng khi còn ấm và thêm mật ong để tăng hương vị cũng như hiệu quả điều trị cho bài thuốc.
>>>> Tìm hiểu thêm: Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản
- Đậu bắp chữa đau dạ dày
Đậu bắp chứa lượng lớn chất nhầy có tác dụng bao phủ niêm mạc dạ dày giúp điều trị chứng viêm loét dạ dày và những cơn đau do acid dạ dày gây ra.
Ngoài ra trong đậu bắp chứa lượng lớn vitamin B9 rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Bạn chỉ cần sử dụng đậu bắp chế biến thành món ăn như hấp hoặc luộc.
Sử dụng ít nhất một lần trong tuần để đạt hiệu quả cao nhất.
- Nghệ và mật ong
Được xem là vị thuốc vàng trong việc điều trị bệnh đau dạ dày. Hoạt chất curcumin có trong củ nghệ có tính kháng viêm và chống oxy hóa, giảm việc hình thành các vết loét tại niêm mạc dạ dày,…
Mật ong chứa lượng lớn các chất kháng khuẩn và chống oxy hóa, khả năng bao phủ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự ăn mòn của acid và tạo môi trường thuận lợi cho các vết loét tái tạo.
Nghệ và mật ong thường được kết hợp để chữa bệnh đau dạ dày. Bạn có thể dùng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ và kết hợp theo một số cách tại đây.
6. Lời khuyên cho mẹ bầu khi lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai
- Mang thai là một quá trình rất dài và vất vả cho phụ nữ, bệnh đau dạ dày gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
- Để điều trị và giảm thiểu tối đa những triệu chứng của bệnh cần có kiến thức về đau dạ dày và xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, khoa học đồng thời làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sức khỏe của bé phụ thuộc vào quá trình mang thai vì thế mẹ bầu phải rất cẩn thận, nói không với việc tự ý dùng thuốc tây để chữa bệnh đau dạ dày.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mẹ và thai nhi đồng thời có cách xử lý phù hợp nếu lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai.
Trên đây là những chia sẻ về lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này hoặc những bệnh lý khác về đường tiêu hóa hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 đề được các chuyên gia hàng đầu và các bác sĩ, dược sĩ của Scurma Fizzy tư vấn miễn phí đồng thời theo dõi bảng tin của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất và bổ sung kiến thức về bệnh dạ dày nhé.