Cách Đỡ Đau Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Mà Ai Cũng Nên Biết

Cách Đỡ Đau Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Mà Ai Cũng Nên Biết

Cách đỡ đau dạ dày – số lượng tìm kiếm cụm từ khóa này đang tăng lên từng ngày. Có thể thấy tỉ lệ người mắc các bệnh về dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung đang gia tăng. Cũng dễ hiểu thôi bởi trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người phải đối diện với rất nhiều áp lực, cùng với đó là lối sống không lành mạnh, ít vận động.

Và trong bài viết này, các chuyên gia của Scurma Fizzy sẽ nêu ra các nguyên nhân thường gặp và cách đỡ đau dạ dày đơn giản, hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân nào gây ra đau dạ dày?

Một loạt các tình trạng, từ lành tính đến đe dọa tính mạng, có thể gây ra đau dạ dày.

Các nguyên nhân khác nhau gây ra đau dạ dày

Các nguyên nhân khác nhau gây ra đau dạ dày

1.1. Đau dạ dày cấp tính

Các nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày trong thời gian ngắn bao gồm:

  • Táo bón
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Dị ứng thực phẩm
  • Không dung nạp lactose
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Viêm ruột thừa
  • Tắc ruột
  • Viêm túi mật

Đau bụng cũng có thể do các vấn đề tác động đến từ các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi, tim hoặc vùng xương chậu. Những bệnh này bao gồm:

  • Đau bụng kinh
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm tụy

1.2. Đau dạ dày mạn tính

Cơn đau dạ dày liên tục có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Đau dạ dày mãn tính có thể do một trong những lý do sau:

  • Viêm tụy mãn tính 
  • Lạc nội mạc tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Sỏi mật
  • Viêm dạ dày hoặc các bệnh đường tiêu hóa khác bao gồm cả bệnh viêm ruột
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc trào ngược axit)
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Một số bệnh ung thư
  • Khó tiêu tái phát mà không rõ nguyên nhân (Khó tiêu chức năng)

>>> Xem thêm Trào Ngược Dạ Dày Dấu Hiệu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị GERD

2. Các cách đỡ đau dạ dày hiệu quả

2.1. Cách đỡ đau dạ dày bằng thuốc

Bởi vì đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên quá trình điều trị hiệu quả nhất phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau.

2.1.1. Thuốc giảm đau

  • Một trong những liệu trình điều trị phổ biến nhất cho bất kỳ loại đau nào là thuốc giảm đau. Nếu cơn đau của bạn là do kinh nguyệt hoặc do bất kỳ chứng co cơ nào, thì việc mua thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp điều trị cơn đau ngay lập tức. 
  • Tuy nhiên, nếu cơn đau do một tình trạng bệnh lý gây ra, thì nó có khả năng xảy ra lặp đi lặp lại ngay cả khi bạn đã dùng thuốc giảm đau. 
  • Thuốc dùng làm cách đỡ đau dạ dày thường gặp là thuốc giảm đau chống viêm non-steroid (NSAIDs), nhưng hãy lưu ý đến thuốc giảm đau dựa trên aspirin có thể tác động mạnh đến dạ dày và thậm chí gây chảy máu.
  • Vì vậy hãy tránh dùng aspirin. Ibuprofen và naproxen cũng có thể khiến cho người bệnh thấy khó chịu. Thay vì những lựa chọn này, hãy dùng acetaminophen để giảm đau bụng.
Sử dụng thuốc NSAIDs là một cách đỡ đau dạ dày

Sử dụng thuốc NSAIDs là một cách đỡ đau dạ dày

2.1.2. Thuốc giảm axit

  • Uống thuốc kháng axit không kê đơn hoặc thuốc giảm axit để chữa chứng ợ nóng. Ợ chua sẽ có cảm giác đau rát ở ngực. Nó thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi bạn đang nằm. Nguyên nhân là do axit tích tụ trong dạ dày. Thuốc kháng axit không kê đơn hoặc thuốc giảm axit sẽ chữa khỏi hầu hết các trường hợp ợ chua.
  • Ví dụ về thuốc giảm axit bao gồm Maalox, zantac, prilosec và nexium. Lưu ý rằng thuốc kháng axit có chứa nhôm có thể gây táo bón. Ngoài ra, thuốc kháng axit có chứa magiê có thể gây tiêu chảy.
  • Điều trị GERD, bệnh loét dạ dày tá tràng và viêm dạ dày để giảm đau dạ dày thì cần yêu cầu dùng các thuốc chống tiết axit như thuốc chẹn histamin hoặc thuốc ức chế bơm proton.

>>> Xem thêm Những Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Tốt Nhất Năm 2021

2.1.3. Thuốc nhuận tràng cũng là một cách đỡ đau dạ dày khi táo bón

  • Bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc nhuận tràng đối với chứng khó chịu ở dạ dày do táo bón, nhất là khi việc thay đổi lối sống không giúp cải thiện tình trạng. 
  • Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên hoặc khó đi tiêu. Táo bón tương đối phổ biến, nhưng đối với một số người, nó có thể gây đau bụng và khó chịu. 
  • Thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân có thể giúp giảm bớt sự khó chịu. Hãy nhớ thảo luận với bác sĩ về loại thuốc nhuận tràng mà bạn sử dụng vì chúng có tác dụng khác nhau và một số loại có thể không an toàn cho bạn.

2.1.4. Thuốc kháng sinh

  • Đối với các nguồn đau bụng liên quan đến nhiễm trùng , như nhiễm khuẩn hoặc để kiểm soát H. pylori (khi nó là thủ phạm gây ra bệnh viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng chủ yếu ở người), thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng. 
Thuốc kháng sinh diệt HP - nguyên nhân gây loét và các cơn đau dạ dày

Thuốc kháng sinh diệt HP – nguyên nhân gây loét và các cơn đau dạ dày

2.1.5. Steroid và thuốc ức chế miễn dịch

Điều trị bệnh viêm ruột có thể bao gồm steroid và thuốc ức chế miễn dịch để làm chậm sự tiến triển của rối loạn.

2.1.6. Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) gây đau dạ dày

Điều trị IBS rất phức tạp và có thể đòi hỏi phải dùng một hoặc nhiều loại thuốc, tùy thuộc vào các triệu chứng riêng của mỗi người. Mặc dù không phải là danh sách đầy đủ, nhưng một số loại thuốc được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng của IBS bao gồm:

  • Thuốc chống tiêu chảy như Imodium (loperamide)
  • Thuốc chống táo bón như Miralax (polyethylene glycol)
  • Thuốc chống co thắt như Bentyl (dicyclomine)

2.2. Cách đỡ đau dạ dày bằng các biện pháp chữa bệnh bằng thảo dược

2.2.1. Gừng

  • Ngoài các đặc tính chống viêm và các lợi ích sức khỏe khác, gừng còn hỗ trợ tiêu hóa và có thể làm dịu cơn đau dạ dày. Gừng tươi là dạng mạnh nhất, và bạn nên sử dụng một loại trà gừng. 
  • Trong khi có nhiều công thức pha trà gừng tươi, tôi khuyên bạn nên gọt vỏ và bào sợi gừng để sử dụng cho kết quả tốt nhất. Nếu không có gừng tươi, thì cũng đừng lo bởi có rất nhiều loại trà gừng khác trên thị trường. 
  • Hãy nhớ rằng gừng mang tính cay, nóng, vì vậy nếu bạn nhạy cảm với thức ăn cay, bạn có thể cân nhắc mua thực phẩm bổ sung từ gừng. Hầu hết các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe đều bán các chất bổ sung, có thể được tìm thấy dưới dạng thuốc viên, thực phẩm chức năng… 

>>> Xem thêm Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

2.2.2. Bạc hà là mọt cách đỡ đau dạ dày được nhiều người sử dụng

Bạc hà giúp giảm đau dạ dày hiệu quả

Bạc hà giúp giảm đau dạ dày hiệu quả

  • Giống như gừng, bạc hà tươi có tác dụng tốt nhất để làm dịu dạ dày, và tất cả những gì bạn cần là một cốc nước ấm và một vài nhánh bạc hà để pha trà, hay đơn giản là nhâm nhi một vài lá bạc hà cũng có tác dụng. 
  • Bạn cũng có thể mua trà hoặc thực phẩm bổ sung bạc hà. Kẹo bạc hà có xu hướng có đường, vì vậy hãy nhớ kiểm tra thành phần nếu bạn mua kẹo bạc hà thông thường. 
  • Bạc hà cũng giúp tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, và nó là một trong những biện pháp khắc phục chứng đau bụng kinh tốt hơn, đặc biệt nếu bạn pha trà với bạc hà tươi.

2.2.3. Cam thảo

  • Nếu bạn không thích mùi vị của cam thảo, thì là bạn có thể lựa chọn một phương thuốc khác cho chứng đau dạ dày. Cam thảo được tìm thấy trong nhiều loại trà thảo mộc, có lẽ đây là dạng dễ dàng và phổ biến nhất. 
  • Bên cạnh đó, chúng cũng có thể được tìm thấy dưới dạng thực phẩm bổ sung. Nếu thích ăn sống, bạn có thể nhai một lát củ tươi để giảm chứng khó tiêu hoặc đầy hơi sau bữa ăn. 

Theo tạp chí MedlinePlus đăng tải trên NIH, cam thảo có thể làm tăng huyết áp và kích thích vết loét, nhưng chỉ khi sử dụng với một lượng lớn. Nhiều loại trà tự nhiên “làm dịu dạ dày” có chứa cam thảo, vì vậy hãy kiểm tra thành phần để biết số lượng nếu bạn lo lắng.

2.2.4. Hạt thì là

  • Hạt thì là cũng là một phương pháp điều trị tại nhà tốt cho chứng co thắt và đau dạ dày. Sử dụng trà được chế biến từ hạt thì là ba lần trong một ngày sẽ giúp ích rất nhiều. 
  • Thì là có chứa axit aspartic, axit anethole giảm viêm dạ dày và ruột trong khi axit aspartic có tác dụng chống đầy hơi và giúp giải phóng khí thừa trong dạ dày một cách tự nhiên. Hạt thì là cũng là chất nhuận tràng rất tốt và chứa nhiều chất xơ không chỉ giúp làm sạch ruột mà còn giúp duy trì các chuyển động nhu động của ruột. 
  • Các chất kháng khuẩn và khử trùng và các axit amin như histidine có trong hạt thì là cũng giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và đồng thời điều trị tiêu chảy do khó tiêu nên sử dụng nó là một cách đỡ đau dạ  dày rất hiệu quả

2.2.5. Hoa cúc la mã

trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một cách đỡ đau dạ dày hữu hiệu

  • Trà hoa cúc không chỉ làm dịu cơn đau dạ dày mà còn có thể giúp giải tỏa căng thẳng. Nếu bạn đang khó ngủ cùng với các cơn đau dạ dày xuất hiện, trà hoa cúc là một lựa chọn hoàn hảo. 
  • Hoa cúc khô thường được bán trong các cửa hàng thực phẩm sức khỏe hoặc nhà thuốc Đông Y, nhưng bạn có thể dễ dàng tìm thấy trà hoa cúc ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị…, vì nó là một trong những loại trà thảo mộc phổ biến nhất. 
  • Một mẹo nhỏ là hãy thêm một vài lát chanh để tăng thêm hương vị và công dụng của trà.

>>> Xem thêm Món Ăn Dễ Tiêu Cho Người Đau Dạ Dày Cực Đơn Giản

2.2.6. Nước chanh

Nếu không có bạc hà, gừng hoặc các loại thảo mộc khác ở nhà, bạn chỉ cần vắt nửa quả chanh vào cốc nước ấm. Bạn cũng có thể sử dụng nước cốt chanh nếu không có chanh tươi, nó hoàn toàn có thể xoa dịu cơn đau dạ dày.

2.2.7. Baking Soda là một cách đỡ đau dạ dày thay thế cho các thuốc OTC

  • Nếu không sử dụng thuốc kháng axit, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng baking soda ( hay còn gọi là natri bicarbonate). 
  • Trộn một muỗng cà phê (hoặc hai, tùy thuộc vào mức độ bạn cần) vào một cốc nước ấm nó sẽ nhanh chóng làm dịu cơn đau dạ dày và chứng ợ nóng. 
  • Nhưng lưu ý là không nên sử dụng quá nhiều và liên tục vì có thể gây ra tác dụng phụ như tăng huyết áp hay tăng tiết axit sau khi dùng…

2.2.8. Nước ép nha đam

  • Nước ép nha đam là một trong những chất bổ sung phổ biến nhất được nhiều người sử dụng trong thực đơn hàng ngày. 
  • Có những tuyên bố về lợi ích của nước ép nha đam, và thực tế là nhiều bệnh nhân đã có kết quả tốt sau khi sử dụng nó đối với một số vấn đề về đường ruột khác nhau. Và lý do số một để mọi người sử dụng nó là để điều trị táo bón.

2.2.9. Giấm táo

Giấm táo cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và điều trị đau dạ dày. Chỉ cần cho một vài thìa cà phê vào một cốc nước và sử dụng. Để giúp hấp thụ chất dinh dưỡng, hãy uống trước bữa ăn.

2.3. Thay đổi thói quen sống cũng là cách đỡ đau dạ dày

2.3.1. Sử dụng đệm chườm nóng

  • Thử đặt một miếng đệm nóng hoặc một chai nước nóng lên bụng. Để đạt hiệu quả tối đa, miếng đệm hoặc chai phải ở khoảng 104 F hoặc 40°C. 
  • Đệm sưởi hoặc bình nước nóng hoạt động bằng cách kích hoạt các thụ thể nhiệt sâu trong cơ thể, do đó, khiến cơ thể bạn không cảm thấy đau nhiều. Phương pháp điều trị này đặc biệt được khuyến khích cho chứng đau bụng kinh.

2.3.2. Giữ đủ nước có thể giúp ngăn ngừa đau dạ dày

  • Uống đủ nước cũng rất cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày vì mất nước là nguyên nhân chính gây khó chịu cho dạ dày. Khi một bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột hoặc loét dạ dày, người ta thường hạn chế dung nạp các loại thực phẩm vì nó có thể gây khó tiêu, đau bụng hoặc buồn nôn…
  • Tuy nhiên khi dạ dày trống rỗng dẫn đến việc tăng tiết quá mức axit có trong dạ dày, cơ thể mất nước và làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu ở dạ dày.
  • Người bệnh nên duy trì uống 2l nước mỗi ngày nó giúp giữ cho cơ thể đủ nước, xoa dịu cơn đau bụng và giúp đẩy nhanh thời gian hồi phục. Tương đương với việc uống trung bình từ sáu đến tám cốc nước giúp duy trì chức năng thích hợp của ruột. Điều này cũng giúp loại bỏ vi khuẩn, virut và các phần tử độc hại.

2.3.3. Nên tránh một số loại thực phẩm

  • Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy có thể khó đưa ra lời khuyên chung về những thực phẩm nên tránh. Khi bạn ăn một loại thực phẩm nào đó, hãy chú ý đến cảm giác của bạn sau đó. 
  • Bằng cách này, bạn sẽ sớm xác định được thực phẩm hoặc loại thực phẩm nào đang gây ra vấn đề. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để xem liệu bạn có thể bị dị ứng với một loại thực phẩm nhất định, nhạy cảm với gluten hoặc bệnh celiac. 
  • Đặc biệt lưu ý nên tránh các loại thực phẩm sau:
    • Thực phẩm đã qua chế biến, bao gồm thức ăn nhanh, xúc xích, bánh rán, bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên….
    • Các sản phẩm từ sữa có thể gây đau bụng ở một số người, đặc biệt nếu họ mắc chứng không dung nạp lactose. Hãy thử ngừng sử dụng các sản phẩm từ sữa trong một tuần để xem liệu có cải thiện hay không hoặc thử dùng sữa làm từ đậu nành.
    • Thức ăn cay và nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng dạ dày và nên tránh ăn nếu bạn đang bị đau dạ dày.

2.3.4. Tránh ăn quá nhiều

Ăn quá no có thể gây khó chịu và đau dạ dày, ngay cả khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm lành mạnh. Cố gắng không nạp tất cả calo trong một hoặc hai bữa ăn lớn; thay vào đó, hãy chia đều lượng calo của bạn trong ba bữa ăn chính và một đến hai bữa ăn nhẹ.

2.3.5. Tránh sử dụng rượu và thuốc lá

Bạn không nên uống rượu bởi nó có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày. Rượu làm tăng sản sinh axit ở dạ dày và có thể dẫn đến loét, trào ngược axit và các vấn đề khác. Rượu cũng có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.

2.3.6. Giảm căng thẳng và lo lắng

căng thẳng không tốt cho tiêu hóa

Giữ cuộc sống cân bằng, giảm căng thẳng lo âu ngăn ngừa đau dạ dày

  • Đau dạ dày có thể do căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm. Cố gắng hạn chế mức độ căng thẳng của bạn. Cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ hoặc chạy bộ. 
  • Cân nhắc nói chuyện với chuyên gia tư vấn nếu bạn đang phải đối mặt với nhiều căng thẳng hoặc lo lắng.
  • Đối với chị em phụ nữ, nên Nghỉ ngơi khi bị đau bụng kinh. Nếu bị đau bụng kinh, bạn nên nghỉ ngơi nhiều. Ngoài ra, bạn sẽ muốn tránh rượu, caffein và hút thuốc.

>>> Xem thêm Đau Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Và 5 Lưu Ý Cần Biết

3. Khi nào bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế

  • Lưu ý rằng nếu bạn bị đau dạ dày thường xuyên trong nhiều ngày liên tiếp, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Đau dạ dày kéo dài mà các cách đỡ đau dạ dày thông thường không có tác dụng, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
    • Đau dạ dày kèm theo phân có máu, buồn nôn và nôn dai dẳng, da có màu vàng, sưng tấy ở bụng hoặc đau ở bụng
    • Nếu bạn bị đau dạ dày sau một chấn thương hoặc tai nạn xe hơi.
    • Bị chứng ợ nóng kéo dài trong vài tuần mà không cải thiện kể cả khi sử dụng các thuốc mua tự do.
    • Cơn đau dạ dày kèm theo sốt và nhức đầu, kém ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.

>>> Xem thêm Top 15 cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp về nguyên nhân của đau dạ dày, các cách đỡ đau dạ dày hiệu quả, dễ dàng dàng thực hiện. Và nếu bạn đang gặp phải bất kì một vấn đề về hệ tiêu hóa nào đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia của Scurma Fizzy tư vấn và đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091