Chia Sẻ Về Trình Trạng Bị Đau Dạ Dày Và Cách Điều Trị

Chia Sẻ Về Trình Trạng Bị Đau Dạ Dày Và Cách Điều Trị

Dưới sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cuộc sống của con người trở nên bận rộn hơn, ít có thời gian chăm sóc bản thân hợp lý và khoa học. Số liệu ghi nhận được rằng trong những năm gần đây, số lượng người bị đau dạ dày có khuynh hướng gia tăng rất nhiều. Đau dạ dày gây tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hằng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày ? dấu hiệu biểu hiện điển hình khi bạn bị đau dạ dày là gì? Cần xử trí như thế nào khi triệu chứng đau dạ dày xuất hiện? Hãy cùng Scurma Fizzy giải đáp câu hỏi của bạn thông qua bài viết sau.

1.Nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày

1.1. Chế độ ăn uống và thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống thời nhiều thực phẩm, đồ uống giàu tính acid hoặc kích thích tăng sản xuất acid dịch vị, kích ứng niêm mạc dạ dày. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo khó tiêu có thể khiến tình trạng đau dạ dày trầm trọng hơn. Thức ăn quá cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày đồng thời kích thích cơ trơn ruột co thắt mạnh hơn, làm tăng cơn đau dạ dày, ngoài ra thực phẩm cay có thể khiến vết loét dạ dày lan rộng hơn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thói quen xấu khi ăn uống cũng khiến bạn bị đau dạ dày. Điển hình như ăn quá no , nhịn đói trong khoảng thời gian dài rồi mới ăn, vừa ăn vừa đọc sách, xem tivi, ăn quá khuya, thường xuyên không ăn đúng bữa,….

1.2. Hút thuốc lá

Nghiên cứu cho thấy Nicotine có chứa trong khói thuốc lá kích thích tăng tiết acid dịch vị, đồng thời ngăn cản sự bảo vệ, phục hồi vết thương ở niêm mạc dạ dày.

1.3. Uống nhiều rượu bia

Uống rượu bia quá nhiều nhiều sẽ tổn hại sức khỏe và mắc phải các bệnh liên quan đường tiêu hóa do hầu hết rượu bia khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

>>> Xem thêm Triệu Chứng Dạ Dày Ở Người Lớn Mắc Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

1.4. Căng thẳng

Khi bạn thường xuyên trong tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến dạ dày co bóp nhiều hơn, đồng thời gây tăng tiết acid dịch vị, làm mất cân bằng pH tại dạ dày, bào mòn niêm mạc, lâu ngày dẫn đến loét dạ dày và biểu hiện ra cảm giác đau dạ dày.

1.5. Vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp ( tên khoa học: Helicobacter pylori) hình xoắn, sinh sống và phát triển trong lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Người bệnh có thể bị vi khuẩn này xâm nhập qua nhiều con đường khác nhau như lây nhiễm qua đường miệng – miệng khi dùng chung bát đũa, bàn chải đánh răng, lây nhiễm qua đường phân – miệng do đó nên rửa tay bằng xà phòng sau khi đại tiện,…Vi khuẩn Hp hoạt động theo 2 cơ chế chính: Tiết ra enzyme làm suy yếu lớp chất nhầy bao lấy niêm mạc thành dạ dày, khiến cho acid dạ dày dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương lớp niêm mạc, trong khi đó vi khuẩn cũng sản sinh ra độc tố làm thoái hóa, hoại tử tế bào dạ dày.

>>> Xem thêm Triệu Chứng Nhiễm Vi Khuẩn Hp Trong Dạ Dày – Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục.

1.6. Các bệnh lý liên quan khiến người bệnh bị đau dạ dày

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm túi thừa
  • Loét dạ dày
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Tụ khí ga

2.Dấu hiệu điển hình của đau dạ dày khi bạn mắc phải

Khi bị đau dạ dày, bạn thường có những biểu hiện rõ rệt. Nhưng cũng có một số trường hợp không xuất hiện biểu hiện đặc trưng nào mà chỉ thấy đau âm ỉ vùng bụng.

Hãy cùng nhau điểm qua 5 biểu hiện điển hình khi bạn bị đau dạ dày:

2.1. Đau thượng vị

Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình thường xuyên bắt gặp ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, đau âm ỉ và tức ở vùng bụng. Vị trí đau có thể từ bụng lên ngực lan qua sau lưng, cơn đau thường xuất hiện trong 2 tuần đầu của bệnh và tái đi tái lại nhiều lần. Cơn đau thường xuyên xuất hiện hơn khi thời tiết thay đổi và giai đoạn giao mùa.

>>> Xem thêm Đau Thượng Vị Là Gì? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

2.2. Cảm thấy chán ăn, khó tiêu

Người bị đau dạ dày thường có kém ăn hơn thể hiện qua lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày giảm đi và cảm giác ngon miệng khi ăn cũng kém đi nhiều. Sau khi ăn xong, người bệnh thường hay cảm thấy đầy trướng vùng bụng, cảm giác nặng nề do thức ăn tiêu hóa tiêu hóa với tốc độ quá chậm.

2.3. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Ợ chua, ợ hơi gây nhiều khó chịu cho người bị đau dạ dày, là triệu chứng thường xuyên xảy ra ở người bệnh này. Hiện tượng này xảy ra do hoạt động của hệ tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn tiêu hóa kém, dẫn đến bị lên men. Khi bị ợ chua, ợ hơi người bệnh có cảm thấy vị chua khi thức ăn hoặc hơi ợ lên nữa chừng hoặc lên tận cổ họng, người bệnh có cảm giác đau ở vùng ức mũi và sau xương ức.

>>> Xem thêm Ợ Chua Nóng Rát Cổ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

2.4. Xuất huyết tiêu hóa

Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau: nôn ra máu tươi hay máu đen thấy vệt máu trong phân màu đỏ tươi hoặc màu đen do máu chảy ra khỏi thành mạch máu và đi vào lòng ống tiêu hóa rồi theo phân ra ngoài. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh có thể mắc phải các bệnh lý như viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng,… hoặc nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày.

2.5. Buồn nôn, nôn

Khi bị đau dạ dày, người bệnh cũng có thể gặp phải triệu chứng buồn nôn, nôn ói. Nếu tình trạng này lặp lại quá thường xuyên sẽ gây nguy hiểm cho thực quản của bệnh nhân vì khi nôn ói dịch acid từ dạ dày sẽ trào lên thực quản cùng với thức ăn, do vậy nếu tình trạng lặp lại nhiều lần, nguy cơ rách thực quản, tổn thương niêm mạc là rất cao.

3.Lời khuyên từ chuyên gia đối với bệnh nhân bị đau dạ dày

3.1. Bị đau dạ dày có nên đi nội soi không ?

Đau dạ dày thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau , với kiểm tra dạ dày thực quản thông thường ở những người có nguy cơ thì thậm thí họ cũng phải làm nội sôi dù không có cơn đau. Bệnh nhân khi có triệu chứng đau thì nên đến thăm khám chuyên gia chuyên khoa, tùy theo tính chất cơn đau, chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết và quyết định đau dạ dày có nên đi nội soi hay không. Có khoảng 98% các trường hợp đau dạ dày không chống chỉ định với nội sôi, các trường hợp đau dạ dày như thủng ổ loét dạ dày tác tràng hay đau ở vùng thượng vị chưa loại trừ nhồi máu cơ tim ở thành sau dưới thì chuyên gia không cho chỉ định nội soi.

3.2. Bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau ?

Đau dạ dày có nhiều cơ chế : có thể do tăng tiết acid dạ dày gây viêm loét niêm mạc dạ dày, do rối loạn nhu động ruột hoặc do vấn đề liên quan đến thần kinh, do đó tùy theo cơ chế và mức độ đau có thể sử dụng các loại thuốc giúp trung hòa acid dịch vị, giảm tiết acid dịch vị, giảm co bóp nhu động dạ dày, thuốc giảm đau tác động vào hệ thần kinh. Trong trường hợp chưa can thiệp y tế, chưa có thuốc thì người bị đau dạ dày nên loại bỏ các yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây đau, chẳng hạn bạn đang uống bia rượu nhiều thì nên dừng lại. Một cách hiệu quả tại thời điểm chưa can thiệp thuốc là bạn nên uống nước lọc để giúp làm loãng nồng độ acid dịch vị giúp giảm đau. Trong trường hợp cơn đau dạ dày nặng, bệnh nhân không thể đứng dậy được thì có thể nằm nghiêng sang bên trái để tránh trường hợp thức ăn đầy ở dạ dày gây trào ngược lên thực quản làm trầm trọng cơn đau. Ngoài ra, có thể ăn một ít bánh mì giúp thấm dịch acid dịch vị. Khi bắt đầu xuất hiện cơn đau, bạn có thể xoa bụng đều theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái và hít thở nhẹ nhàng cũng sẽ làm giảm cơn đau dạ dày.

3.3. Bị đau dạ dày nên tránh ăn gì ?

Đau dạ dày xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó phần lớn do chế độ ăn không hợp lý, khoa học trong đó đặc biệt là việc uống nhiều bia rượu, làm thay đổi nồng độ acid dạ gây, thúc đẩy tình trạng viêm tiến triển nặng hơn, mặt khác những thức ăn khó tiêu như thực ăn cứng, chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn sống có nhựa.

Ở những tình trang viêm dạ dày, lỗ môn vị bị phù nề rất hẹp, việc lưu thông qua là rất khó, nếu thức ăn lưu trữ quá đầy ở dạ dày làm tăng nhu động co bóp dạ dày khiến tình trạng đau trầm trọng hơn. Do vậy thức ăn cho người bị đau dạ dày là thực ăn nên có tính kiềm, mềm, dễ tiêu hóa. Ví dụ rau củ thì nên chọn rau đay, rau mồng tơi, khoai lang, khoai sọ,…

3.4. Mật ong, nghệ có chữa khỏi đau dạ dày không ?

Đau dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân, và mỗi nguyên nhân có cách sử dụng thuốc tương ứng, ví dụ đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp thì chỉ có thể điều bằng kháng sinh, các thuốc khác chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời, cơn đau sẽ tái phát nếu không tiêu diệt được vi khuẩn. Về mặt khoa học thì mật ong và nghệ không thể chữa khỏi bệnh lý liên quan đau dạ dày, nhưng có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong điều trị các bệnh liên quan dạ dày, đường ruột nhờ vào tác động làm lành phần niêm mạc bị tổn thương, trung hòa và làm giảm lượng acid dịch vị đồng thời điều hòa nhu động ruột. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng nghệ và mật ong như sau : không nên dùng nghệ tươi đem xay ra và nên sử dụng mật ong có nguồn gốc an toàn. Đặc biệt ở người cao tuổi, mắc bệnh dạ dày mãn tính có thể sử dụng nghệ và mật ong nhưng cần tham khảo chuyên gia để sử dụng liều lượng thích hợp.

>>> Xem thêm Bật Mí Đau Dạ Dày Uống Mật Ong Có Tốt Không

4. Một số cách khác giúp giảm đau cho người bị đau dạ dày

4.1. Chườm ấm

Chườm ấm được áp dụng giảm đau trong y học cổ truyền nhưng hiện nay đã được công nhận và ứng dụng tương đối rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Túi chườm với nhiệt độ thích hợp giúp làm giãn mạch máu tại vùng bụng, đồng thời làm dịu tình trạng thành dạ dày co bóp quá mức, giúp giảm mức độ đau đáng kể. Ngoài ra, chườm ấm cũng giúp máu tuần hoàn tốt hơn hơn dạ dày và đường ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa. Nhờ đó, giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu ở người mắc các bệnh lý liên quan dạ dày, đường ruột.

Cách thực hiện như sau : Chuẩn bị túi chườm có nhiệt độ khoảng 50 độ C , chườm trực tiếp lên vùng bụng trong 10 đến 20 phút, cơn đau sẽ giảm đáng kể. Bạn nên sử dụng các hơi thở sâu trong khi chườm để làm dịu sự co bóp quá mức của dạ dày từ đó tăng hiệu quả giảm đau.

4.2. Sử dụng nước muối loãng

Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền mẹo chữa đau dạ dày đơn giản nhờ nước muối loãng. Nước muối có khả năng ức chế một phần vi khuẩn tại dạ dày, đồng thời làm sạch dạ dày, giúp giảm nhu động co bóp quá mức của dạ dày. Do đó, chỉ cần pha một ít muối với nước ấm, khuấy đều được một dung dịch nước muối loãng rồi uống thành từng ngụm nhỏ sẽ giúp giảm đau dạ dày đáng kể. Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi sử dụng nước muối với lượng vừa phải. Uống quá nhiều sẽ làm tăng lượng muối trong cơ thể khiến thận hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận.

 

4.3. Uống trà cam thảo

Cam thảo được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh, là thảo dược có vị ngọt, tính bình. Cam thảo thường được dùng trong pha trà uống chữa trị các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa như đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu gây ra bởi trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày…

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh được rằng cam thảo cho hiệu quả trong việc giảm cơn đau dạ dày. Cam thảo chứa 2 chất chống oxy hóa là glabridin và glabrae có tác dụng trung hòa dịch vị axit, thúc đẩy nhanh lành vết loét, trợt dạ dày, ngoài ra còn có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn Hp.

Cách sử dụng cam thảo pha trà uống theo dân gian: Cho 1-2g rễ cam thảo vào 300ml nước sôi, hãm trong 15 phút. Sử dụng khi trà còn ấm và uống thành từng ngụm nhỏ để đạt hiệu quả cao nhất.

4.4. Sử dụng nha đam

Nha đam chứa nhiều vitamin, khoáng chất và nước nên thường được ứng dùng vào chế biến các thức uống giải nhiệt. Ngoài ra, một công dụng không thể không kể đến của nha đam là chữa đau dạ dày và các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Dân gian cho rằng nha đam có vị ngọt nhạt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong người, giảm đau dạ dày do thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, uống nhiều bia rượu.

Ngoài ra, trong nha đam chứa dồi dào hàm lượng chất xơ và nước góp phần làm giảm nồng độ pH trong dịch vị. Hai chất có hoạt tính anthraquinone và glucomannan ở trong nha đam có khả năng giảm tiết axit dịch vị, đồng thời giảm thiểu chứng trào ngược và các triệu chứng gây khó chịu khác.

Cách sử dụng nha đam như sau : Nha đam tươi đem rửa sạch, gọt vỏ, lấy phần thịt trắng bên trong đem rửa sạch, đem xay nhuyễn , thêm một ít đường tạo vị ngọt và cảm giác dễ uống. Uống trực tiếp trước khi ăn khoảng 20 phút hoặc dùng khi đói để làm giảm cảm giác đau rát khó chịu vùng thượng vị.

4.5. Uống trà gừng

Gừng tươi hay còn gọi là sinh khương – là vị thuốc có nhiều công dụng như chống buồn nôn, làm ấm tỳ vị, chữa đau bụng. Vì gừng có vị cay tính ấm nên thường được dân gian dùng để chữa đau dạ dày và đau bụng do lạnh ( ăn phải thực phẩm có vị tanh, tính hàn).

Nghiên cứu khoa học cho thấy, Gừng chứa các hợp chất zingerone , gingerol và Shogaol có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và cải thiện nhu động ruột. Do đó, dùng gừng tươi hay uống trà gừng giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày và cảm giác buồn nôn đáng kể.

Cách pha trà gừng theo dân gian : Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng, đem hãm với 200ml nước sôi. Đợi khoảng 10-15 phút , sau đó cho 1 ít mật ong vào khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện thì có thể dùng uống trực tiếp. Bạn cũng có thể giảm đau dạ dày và cầm nôn bằng cách ngậm 1-2 lát gừng tươi.

>>> Xem thêm Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

Kết luận

Như vậy đau dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau với nhiều mức độ khác nhau, khi xuất hiện cơn đau bạn nên đến thăm khám chuyên gia chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng và lời khuyên hợp lý cho việc điều trị. Song song, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí và sinh hoạt khoa học hơn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được đội ngũ Scurma Fizzy tư vấn chi tiết.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091