Chia Sẻ Thuốc Tráng Dạ Dày Dùng Khi Nào, Hiệu Quả Ra Sao
Hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều các trường hợp các bệnh nhân có biến chứng của tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa, trong đó các bệnh liên quan đến đau dạ dày đang có xu hướng ngày càng tăng. Một trong những phương pháp điều trị giảm triệu chứng đau dạ dày tạm thời đó chính là sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, hãy cùng các chuyên gia của Scurma Fizzy tìm hiểu về thuốc tráng dạ dày trong bài viết dưới đây nhé.
1.Thuốc tráng dạ dày được dùng do nguyên nhân nào gây ra?
Đối với từng đối tượng khác nhau đều sẽ có nhiều lúc cảm thấy đau dạ dày thoáng qua và nhiều khi thực sự không quá phải lo ngại về điều đó. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng cũng như biến chứng kèm theo của tình trạng đau dạ dày kéo dài sẽ báo hiệu cho bạn biết rằng bản thân nên dành thời gian để đến thăm khám các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa về đường tiêu hóa để tìm hiểu rõ ràng căn nguyên gây đau dạ dày là gì.
1.1.Bị viêm dạ dày nên dùng thuốc tráng dạ dày
Đối với những ai bị viêm dạ dày, chắc hẳn đều không ngạc nhiên khi trong quá trình kê đơn hoặc điều trị bệnh, các bác sĩ đều cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc tráng dạ dày. Theo sinh lý tiêu hóa thức ăn thông thường, các chất dịch trong dịch vị dạ dày hỗ trợ bạn tăng cường tiêu hóa các loại thức ăn nhờ tính acid của dịch vị. Tính acid này có được là nhờ các tế bào chính trong niêm mạc dạ dày tiết ra acid hydroclorid với nồng độ cao để pH dịch vị đạt từ 1,5 đến 2. Nhờ đó mà liên tục kích thích dạ dày sản sinh thêm các pepsin nhằm phân giải thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn và tiếp tục đưa vào đường ruột để tiếp tục tiêu hóa và hấp thu ở các bước tiếp theo.
Khi bị viêm dạ dày, lượng HCl và pepsin thường vượt ra khỏi ngưỡng “hàng rào bảo vệ” của cơ thể và tác động lên niêm mạc, khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích dẫn đến tình trạng viêm dạ dày. Tình trạng này xuất hiện thường do việc bạn bị bội nhiễm vi khuẩn trong quá trình ăn uống không khoa học và lành mạnh, hoặc là quá lạm dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm được bán nhiều trên thị trường. Ngoài ra, với thói quen sử dụng nhiều rượu bia hoặc làm việc căng thẳng dưới áp lực và cường độ công việc cao cũng khiến cho bạn bị đau dạ dày.
Do đó, với những nguyên do như vậy, xuất hiện tình trạng viêm dạ dày không sớm thì muộn cũng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe về tinh thần cũng như sinh lý của cơ thể. Để hạn chế tạm thời một phần tác động, các bác sĩ sẽ thường cho bệnh nhân sử dụng thuốc tráng dạ dày để giảm bớt cơn đau.
1.2.Sử dụng khi có tình trạng viêm loét dạ dày
Viêm dạ dày chưa hoàn toàn có thể dẫn đến loét dạ dày, nhưng loét dạ dày thường sẽ dẫn đến viêm dạ dày kèm loét nhiều khu vực niêm mạc dạ dày. Lý do là bởi khi đã bị loét dạ dày, các tế bào niêm mạc dạ dày bị tổn thương bởi tác động của HCl và pepsin khiến xuất hiện tình trạng viêm sưng với các biểu hiện sưng nóng đỏ đau rất điển hình.
Thực tế, các trường hợp bị loét dạ dày thường do các bệnh nhân này sử dụng một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen hoặc đã gặp phải một số nguyên nhân gây viêm loét dạ dày khác. Ngoài ra, với những người thường xuyên hút thuốc lá, đặc biệt là nam giới, thì dễ bị viêm loét dạ dày hơn bởi trong thuốc lá có một chất hóa học là nicotin.
Nicotin là một chất hóa học được sản sinh trong cơ thể với một lượng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động sinh lý của mỗi người. Tuy nhiên, khi hút thuốc lá, bạn đang nạp một lượng nicotin một cách thụ động khiến cho cơ thể không tự sản sinh nicotin sinh lý nữa. Với một lượng thuốc lá bạn hút trong ngày cũng là quá thừa cho cơ thể. Nicotin nạp vào cơ thể với số lượng lớn sẽ kích thích cơ thể sản sinh cortisol.
Cortisol được coi là một loại hormon stress bởi loại hormon này thường được tiết ra khi cơ thể phải chịu đựng stress trong một thời gian dài. Mặc dù có chức năng chống stress nhưng đổi lại, có một tác dụng không mong muốn của cortisol là làm tăng tiết HCl và pepsin trong dạ dày. Từ đó, ở những người thường xuyên hút thuốc sẽ kèm theo tình trạng viêm loét dạ dày nghiêm trọng.
Ngoài ra, cortisol còn làm giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì thế, với sự kết hợp của các nguyên nhân trên, thuốc lá thực sự làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày trong các trường hợp này chỉ là giải pháp tạm thời với chức năng làm giảm triệu chứng chứ không có chức năng chữa trị dứt điểm căn nguyên gây ra bệnh.
>>>Xem thêm: Top 12 Thuốc Trị Loét Dạ Dày Hiệu Quả Nhất
1.3.Thuốc tráng dạ dày có thể sử dụng nếu bạn bị viêm loét dạ dày – tá tràng
Để gây ra tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng kết hợp thì trước đó bệnh nhân đã có trên một yếu tố nguy cơ gây bệnh. Trong đó, ở hầu hết các trường hợp, đa số thường gặp tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng kết hợp ở những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, hút thuốc lá lâu năm, có tiền sử bệnh mạn như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Vi khuẩn Helicobacter pylori, thường được viết tắt là Hp, là loại xoắn khuẩn đường ruột mới được các nhà khoa học phát hiện ra trong vài năm gần đây. Vi khuẩn này là một trong nhiều nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày nghiêm trọng, đặc biệt là ở người trưởng thành.
Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể tồn tại dưới tác động của acid dịch vị mà trong khi đó hầu hết các vi khuẩn khác đều không thể sống sót trong môi trường acid đó. Chúng tiết ra các nội độc tố để gây ra bào mòn niêm mạc dạ dày và gây ra tình trạng viêm khu trú. Sau một thời gian dài, viêm sẽ lan tỏa ra từ dạ dày xuống ruột non gây ra tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng.
Hút thuốc, như đã nói ở trên, là căn nguyên gây ra viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, hút thuốc với lượng nạp nicotin với số lượng lớn vào trong cơ thể sẽ khiến cho cơ thể bị ức chế. Ức chế ở chỗ là làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng vùng niêm mạc dạ dày – tá tràng bị loét, khiến vết loét ngày càng lan rộng và sâu. Ngoài ra, chất nhầy bề mặt niêm mạc dạ dày – tá tràng bị giảm bài tiết và còn tăng tiết prostaglandin ở dạ dày khiến giảm tốc độ tái tạo tế bào và tăng thời gian lành vết thương.
Do đó, người hút thuốc lá thường xuyên với số lượng ngày càng nhiều thì nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng ngày càng nghiêm trọng. Thời điểm này, sử dụng thuốc tráng dạ dày hoàn toàn chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng tạm thời, không thể dứt điểm điều trị bệnh mà hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen và thái độ của người bệnh về bệnh tật của mình.
2.Thuốc tráng dạ dày được sử dụng với tình trạng đau dạ dày như thế nào?
2.1.Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương do tình trạng viêm loét gây ra, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị gián đoạn và trở nên khó khăn đối với người bệnh. Hiện tượng buồn nôn và nôn thường rất hay xảy ra đối với bệnh nhân trong giai đoạn đầu của bệnh. Đây hoàn toàn là sinh lý bình thường của cơ thể chống lại bệnh tật. Thức ăn khi vào trong dạ dày, ngoài việc giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn thì chúng còn tác động, kích thích vào niêm mạc dạ dày khiến dạ dày bị tăng nhu động, kết hợp với việc nồng độ acid trong dạ dày cao hơn bình thường khiến tâm vị mở ra làm thức ăn dễ trào ngược lên thực quản. Từ đó, bạn sẽ luôn có cảm giác buồn nôn trong và sau khi ăn.
Để giảm kích thích, tác động của thức ăn lên bề mặt niêm mạc dạ dày, thuốc tráng dạ dày được sử dụng với chức năng tạo một lớp màng mỏng che phủ niêm mạc dạ dày, giúp dạ dày được bảo vệ tốt hơn và tránh được tác động của thức ăn lên niêm mạc dạ dày.
2.2.Các trường hợp đầy hơi, khó tiêu nên dùng thuốc tráng dạ dày
Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người bệnh thường xuyên xuất hiện các tình trạng bụng đầy hơi, chướng bụng hay cảm thấy khó tiêu, ậm ạch suốt cả ngày dài. Lý do là bởi quá trình tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn do chức năng tiêu hóa ở dạ dày bị suy giảm. Bên cạnh đó, do acid dạ dày tăng cao cùng với lượng thức ăn được nạp vào ủ lại lâu, khiến các men tiêu hóa và các vi khuẩn lên men được hoạt động lâu hơn, làm tăng sản sinh các loại khí hơi trong dạ dày. Từ đó, dạ dày căng giãn quá mức, áp suất trong dạ dày tăng cao, tạo áp lực lên vùng bụng xung quanh khiến cho bản cảm thấy đầy hơi, khó tiêu là vì như vậy.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày với chức năng tạo dựng một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm hiện tượng tăng tiết acid dịch vị và hỗ trợ dạ dày đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó, hạn chế được các hiện tượng đầy hơi, khó tiêu trong thời gian ngắn.
2.3.Người bệnh cảm thấy chán ăn, sau ăn bị ợ chua, ợ hơi
Ợ hơi thực chất là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Khi bạn ăn, nhai hoặc nuốt thì khí sẽ được tích tụ và cố gắng tìm đường để thoát ra bên ngoài thông qua miệng. Vì thế, trong quá trình ăn, sẽ có một lượng khí nhỏ nhất định đi vào bên trong dạ dày. Ngoài ra, ợ hơi có thể xuất hiện do lượng khí sinh ra ngay bên trong dạ dày do quá trình lên men của thức ăn.
Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, bạn rất dễ bị đầy hơi, khó tiêu nên lượng khí trong dạ dày thường bị tích tụ lại trong dạ dày rất nhiều. Vì thế, nếu áp lực trong dạ dày tăng quá cao, kết hợp với lượng acid trong dạ dày tăng cao khiến cho lỗ tâm vị mở ra làm cho hơi thoát ra ngoài trào ngược lên thực quản làm bạn bị ợ hơi. Trong quá trình đó, acid trong dạ dày có thể bị trào ngược lên nên gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua là vì lý do đó. Thông thường, các triệu chứng này hay xuất hiện sau ăn nên người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc tráng dạ dày hợp lý để hạn chế tình trạng này tái diễn nhiều lần trong ngày.
>>>Xem thêm: TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY – DẤU HIỆU CẢNH BÁO DẠ DÀY BẠN ĐANG TỔN THƯƠNG
3.Thuốc tráng dạ dày được dùng theo những nguyên tắc nào?
Trong điều trị các bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày – tá tràng, để giảm thiểu các tác động không mong muốn của các triệu chứng như đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, người bệnh thường được sử dụng đồng thời hai hoặc hơn hai loại thuốc điều trị bệnh. Trong đó, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thường được sử dụng cùng với các thuốc điều trị căn nguyên của bệnh.
Do thuốc tráng dạ dày chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, không có chức năng giảm thiểu hoặc điều trị nguyên nhân gây bệnh nên khi sử dụng cần phải cân nhắc, không quá lạm dụng thuốc trong thời gian dài để tránh hiện tượng quá lệ thuộc vào hiệu quả tức thời của thuốc mà bệnh nhân lại quên đi việc xây dựng các thói quen sinh hoạt lành mạnh cho bản thân.
Sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày kết hợp với phác đồ điều trị, không mua thuốc mà không được kê đơn của bác sĩ và nếu các thành phần trong thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc, bạn bên báo lại với bác sĩ để được tư vấn thay đổi sử dụng một loại thuốc khác an toàn và hiệu quả hơn đối với bệnh tình của bạn.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thường được phối hợp với một số phác đồ như sau, có thể chia thành các nhóm gồm:
- Thuốc chống acid và thuốc tráng bảo vệ niêm mạc dạ dày: phác đồ này giúp làm tăng cường tác dụng che phủ niêm mạc dạ dày và hạn chế tác động của acid HCl và pepsin, có lợi cho sự giảm tình trạng viêm nhanh chóng.
- Thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc che phủ niêm mạc dạ dày – thuốc tráng dạ dày: phương pháp này thường được dùng khi điều trị các bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở vùng môn vị dạ dày và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc kháng sinh gây ra.
- Thuốc chống thụ thể anti-Histamin H2 với thuốc tráng dạ dày: phác đồ này được kết hợp sử dụng sẽ làm giảm rõ tình trạng tái phát viêm sưng ở các vị trí bị loét dạ dày, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ cho niêm mạc dạ dày nhằm tăng cường khả năng phục hồi vị tại nơi bị loét.
4.Thuốc tráng dạ dày khi sử dụng cần lưu ý những điểm gì?
Khi sử dụng thuốc tráng dạ dày cần phải lưu ý một số điểm như sau để hạn chế được tác dụng không mong muốn cũng như cải thiện được tình trạng bệnh của bạn trong thời gian ngắn.
Một là không dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày quá nhanh mà nên uống từ từ. Thuốc tráng dạ dày thường ở dạng dung dịch lỏng và hơi quánh nên vì thế nếu uống quá nhanh sẽ khiến bạn dễ bị sặc thuốc lên mũi. Đây không phải là tác dụng không mong muốn của thuốc mà là do hiện tượng kích ứng của niêm mạc thực quản. Thuốc thường rất dễ uống nhưng khi có hiện tượng trào ngược thực quản kèm theo rất dễ khiến cho bạn bị trào ngược thuốc lên miệng, làm giảm hiệu quả điều trị.
Hai là sử dụng thuốc tráng dạ dày nên sử dụng trước bữa ăn từ 15 đến 30 phút. Sử dụng như vậy sẽ giúp cho dạ dày có được một lớp màng bảo vệ vững chắc, bao bọc vị trí viêm loét, hạn chế tác động không tốt của thức ăn làm cọ xát lên vị trí bị viêm.
Ba là sử dụng thuốc tráng dạ dày theo nhịp sinh học. Đó là ngoài việc sử dụng thuốc trước ăn như đã trình bày ở trên, người bệnh cần dùng thuốc đều sau 3 bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng và sử dụng vào trước lúc đi ngủ mỗi tối 1 lần. Khi bụng rỗng, thường là lúc bạn đang bị đói, thuốc tráng dạ dày sẽ tiếp xúc với vị trí niêm mạc bị viêm loét, từ đó giúp tăng sự tiếp xúc của thuốc với chất đạm ở nơi bị viêm. Từ đó, tăng cường sự bảo vệ niêm mạc dạ dày trong thời gian dài hơn.
Bốn là sử dụng thuốc phải sử dụng đều đặn, hằng ngày và theo lộ trình điều trị mà bác sĩ đã thiết kế cho bạn. Nếu hết thuốc nên đến gặp hoặc gọi điện cho bác sĩ để họ xem xét và đưa ra những đề xuất điều trị phù hợp với bệnh trạng của bạn trong thời điểm hiện tại.
>>>Xem thêm: Top 15 cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả
Qua bài viết trên, bạn cũng đã biết được cách sử dụng thuốc tráng dạ dày vì lý do gì. Hãy thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa đường tiêu hóa để được kê đơn, sử dụng các loại thuốc tráng dạ dày hợp lý cũng như xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt lành mạnh, một thói quen sống không thuốc lá trong tương lai. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được đội ngũ bác sỹ, dược sĩ của Scurma Fizzy giải đáp và tư vấn miễn phí.