Chống Trào Ngược Dạ Dày, Thuốc Điều Trị Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa

Chống Trào Ngược Dạ Dày, Thuốc Điều Trị Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa

Chống trào ngược dạ dày là vấn đề nan giải mà nhiều người đang tìm kiếm? Trong bài viết này, chuyên gia Scurma fizzy sẽ giới thiệu đến bạn một số biện pháp chống trào ngược dạ dày, giúp giải quyết dứt khoát tình trạng này.

1, Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược là tình trạng rất phổ biến trong điều trị bệnh đường tiêu hóa tại các nước Phương Tây. Hiện nay, nhận thấy rằng tỷ lệ này đang bắt đầu gia tăng ở các nước vùng châu Á-Thái Bình Dương. Tại nước ta, trong tổng dân số 97,58 triệu dân thì có khoảng 7.5 triệu người mắc hội chứng trào ngược dạ dày. Vậy trào ngược dạ dày là gì?

Chống trào ngược dạ dày

Chống trào ngược dạ dày

1.1 Khái niệm

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên trên so với chiều của đường tiêu hóa từng lức hay thường xuyên. Trong dịch vị có chứa các thành phần như HCl, Pepsin, dịch mật, một số enzyme tiêu hóa,…Có thể trào ngược lên thực quản gọi là trào ngược dạ dày- thực quản hoặc trào ngược lên cả thanh quản- họng gọi là trào ngược họng- thanh quản ( hoặc là trào ngược ngoài thực quản).

Các dịch vị chứa nồng độ acid cao (pH khoảng 1-1,5) gây kích thích trực tiếp lên niêm mạc thực quản, thanh quản hoặc họng. Là nguyên nhân gây ra các triệu chứng và biến chứng khác nhau của bệnh.

Chống trào ngược dạ dày là các biệp pháp điều trị ngăn cản sự trào ngược bất thường của dịch dạ dày lên thực quản hoặc các vị trí cao hơn. Từ đó, làm hạn chế các biến chứng do trào ngược gây ra, giúp khôi phục lại chất lượng cuộc sống và sinh hoạt cho người bệnh.

1.2, Triệu chứng của trào ngược dạ dày?

Dịch vị có chứa nhiều thành phần như enzyme tiêu hóa (pepsin, lipase, men sữa, giúp phân giải protid và lipid giai đoạn đầu) và nồng độ cao acid hydrocloric (HCl giúp phân giải thức ăn là tiêu diệt vi khuẩn có trong thành phần của thức ăn). Niêm mạc thực quản không có các yếu tố bảo vệ giống như niêm mạch dạ dày. Do đó, khi tiếp xúc trực tiếp với dịch vị và pepsin đã hoạt hóa, lớp niêm mạc sẽ trực tiếp bị tổn thương do tác dụng phân giải tương tự như thức ăn. Đồng thống, hệ thống quét lông chuyển cũng bị phá hủy. Tùy vào tình trạng trào ngược lên dạ dày và thực quản mà có các triệu chứng ở vị trí đặc thù.

Tại sao phải chống trào ngược dạ dày?

– Các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản:

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

 Là các triệu chứng chiếm 25-65% trên bệnh nhân trào ngược dạ dày- thực quản.

Ợ nóng: Cảm giác nóng rát sau xương ức, giữa ngực rồi lan hướng lên trên thường xảy ra sau bữa ăn, đầy bụng, khó tiêu hoặc khi cúi đầu về phía trước. Đây là một trong những triệu chứng để phân biệt với trào ngược họng- thanh hầu, trong trường hợp này không có triệu chứng nóng rát trước ngực.

Ợ hơi thường gặp khi đói trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ chua, bệnh nhân ợ lên cả dịch tiêu hóa, cảm nhận được vị chua trong miệng hay họng, thường xảy ra vào buổi sáng. Ợ chua kéo dài làm cho hơi thở có mùi hôi.

Các triệu chứng này ít khi xuất hiện riêng rẽ mà thường kết hợp với nhau. Tình trạng trào ngược bên phải thường xảy ra về đêm, ngồi dậy hoặc là nâng cao đầu thì đỡ. Khác với trào ngược họng –thanh quản hay xuất hiện tình trạng trào ngược bên phải vào ban ngày.

  • Đau ngực:

Đau sau xương ức, không lan sang hai bên, đôi khi là đau theo đường tiêu hóa. Đau tăng lên sau bữa ăn, khi đói và đặc biệt là vào ban đêm, cảm giác đau có thể kéo dài vài giờ.

  • Khó nuốt

Triệu chứng này chỉ xuất hiện trên các bệnh nhân gặp tình trạng trào ngược nặng và thường xuyên. Acid dạ dày liên tục trào ngược với tần suất lớn gây sưng, đau, phù nề vùng niêm mạc thực quản, gây thít chặt thực quản. Làm cho bệnh nhân đau, khó nuốt, nuốt nghẹn khi ăn, như có vật gì vướng vào cổ.

Triệu chứng này thường gặp trong trào ngược họng- thanh quản hơn với biểu hiện khó nuốt vùng cổ.

Triệu chứng này ghi nhận thấy trên 23-68% bệnh nhân trào ngược dạ dày- thực quản

  • Khản tiếng, khó phát âm ho

Triệu chứng này là do tác động của acid lên dây thanh quản, gây phù nề, sưng tấy. Bệnh nhân cảm thấy đau rát vùng họng đi cùng với khàn tiếng, khó nói, nếu không được xử trí dùng lâu ngày sẽ thành ho kéo dài. Tuy nhiên triệu chứng này có thể xuất hiện hoặc không trên bệnh nhân trào ngược dạ dày- thực quản.

  • Đắng miệng

Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản kèm theo cả dịch mật khiến cho người bệnh có cảm giác đắng trong miệng. Miệng lúc nào cũng cảm thấy đắng gây ảnh hưởng đến vị giác của người bệnh, lâu ngày dẫn đến chán ăn, sụt cân.

  • Triệu chứng khác

Trên một số bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản ghi nhận thêm một số triệu chứng khác như thiếu máu, chảy máu đường tiêu hóa rỉ rả, nấc, ợ xuất hiện từng cơn trong thời gian ngắn,…Đôi khi có thể gặp các triệu chứng ngoài thực quản như chảy nước mũi, dị ứng, hen phế quản,… hay nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

>>>Xem thêm: Các Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Biện Pháp Xử Lý Trào Ngược

1.3, Nguyên nhân của trào ngược dạ dày?

Cơ chế của sự đóng mở “lối” (tâm vị) xuống dạ dày từ thực quản:

Sau khi ăn, thức ăn sẽ theo thực quản xuống dạ dày. Khi đến đoạn cuối ống thực quản thì tâm vị mở ra, đoạn cuối thực quản co lại đẩy thức ăn xuống dạ dày. Thức ăn giúp trung hòa acid dạ dày, làm tăng độ pH của dịch vị, đây chính là yếu tố giúp tâm vị đóng lại. Sau một thời gian, độ acid của dạ dày khôi phục thì tâm vị lại mở ra. Chính nhờ cơ chế này mà thức ăn xuống dạ dày không bị trào ngược lên thực quản. Khi có một vấn đề hay bệnh lý nào ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở của tâm vị sẽ gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

nguyên-nhân-trào-ngược-dạ-dày-ở-trẻ-sơ-sinh8.jpg

Nguyên nhân của trào ngược dạ dày

Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Tại thực quản: 
  • Suy có thắt dưới thực quản: khi có vấn đề ảnh hưởng đến trương lực cơ thắt thực quản làm cho tâm vị không đóng được hoặc đóng không hoàn toàn, không kín thì đều gây trào ngược dịch dạ dày. Ban đấu sự trào ngược này sẽ có sự bảo vệ của lớp dịch nhầy và bicarbonat tại thực quản trung hòa một phần giúp làm giảm triệu kích thích với niêm mạc nhưng lâu ngày sẽ gây ra các triệu chứng như trên.
  • Thoát vị hoành là yếu tố giúp tăng cường chức năng của cơ thắt dưới thực quản. Khi cơ hoành bị thoát vị thì hai cơ này không còn tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, dễ gây trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tại dạ dày:

Thức ăn ứ đọng tại dạ dày, chậm tống xuống đường tiêu hóa dưới, gây tăng áp lực dạ dày. Đây là hậu quả của một số bệnh lý tại dạ dày như môn vị thít hẹp, K dạ dày, viêm loét dạ dày, trợt niêm mach dạ dày, .

  • Trào ngược dạ dày do thuốc: tác dụng không mong muốn của một số thuốc như là các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs); các thuốc làm giảm co thắt cơ tâm vị như Theophyllin, thuốc an thần kinh, thuốc ức chế kênh calci, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế cholin…, đặc biệt là Aspirin.
  • Các nguyên nhân liên quan đến thói quen, lối sống:
  • Stress, căng thẳng, thức khuya
  • Ăn quá no, hoạt động mạnh sau ăn, ăn thực phẩm có vị chua, có nồng độ acid cao, hút thuốc lá, uống rượu bia, cafein,…Ăn các thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán, dầu mỡ, nước ngọt có gas.
  • Béo phì
  • Mang thai

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, Bật Mí Hay Cho Bạn

2, Tại sao phải chống trào ngược dạ dày? 

Dịch dạ dày có nồng độ acid cao và hệ hàm lượng cao các enzym tiêu hóa . Khác với dạ dày là có hàng rào bảo vệ vững chắc, thực quản rất dễ bị “tiêu hóa” bởi chính dịch vị này khi tiếp  xúc lâu dài và thường xuyên.

Tình trạng trào ngược dịch từ dạ dày lên đường tiêu hóa trên có thể là sinh lý hoặc là bệnh lý, hậu quả tùy thuộc vào mức độ khác nhau có thể gây suy dinh dưỡng, tình trạng viêm thực quản, thậm chí là tử vong và một số biến chứng hô hấp khác.

Biến chứng của trò ngược dạ dày

Biến chứng của trò ngược dạ dày

Các biến chứng hay gặp là:

  • Loét thực quản: nhẹ là gây trợt niêm mạc, nếu nặng có thể gây xuất huyết, gây cảm giác đau đớn, khó nuốt, nuốt nghẹn trên bệnh nhân.
  • Chít hẹp thực quản: sự liền sẹo của các ổ loét gây giảm bán kính thực quản, cản trở quá trình thức ăn đi qua xuống dạ dày.
  • Ung thư thực quản
  • Một số các tác hại của trào ngược dạ dày khác như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản- phổi không do vi khuẩn, mòn răng, viêm tai, viêm tuyến giáp,.. Do acid dạ dày trào ngược lên đường hô hấp trên lâu ngày gây ra.

3, Một số loại thuốc chống trào ngược dạ dày hiệu quả

Mục đích của việc điều trị bằng các thuốc trào ngược dạ dày là:

– Điều trị triệu chứng, giảm tối đa triệu chứng bệnh do trào ngược acid gây ra như ho, khản tiếng, ợ nóng,…

– Khôi phục chất lượng cuộc sống, đảm bảo sinh hoạt thường ngày.

– Hạn chế mọi biến chứng và tai biến có thể xảy ra. 

3.1 Thuốc chống trào ngược dạ dày do ức chế bơm Proton 

 

thuốc chống trào ngược da dày

Thuốc chống trào ngược da dày

 

Thuốc chống trào ngược theo cơ chế ức chế bơm proton (hay còn gọi là PPI). Bơm H+/K+ ATPase có nhiều trên thành tế bào dạ dày, có chức năng vận chuyển HCl vào lòng dạ dày. Thuốc ở dạng tiền chất, không hoạt động, trong môi trường acid dạ dày, thuốc mới được hoạt hóa. Sau khi được hấp thu, PPI sẽ tác động ức chế đặc hiệu và không phục hồi bơm H+/K+ ATPase trên tế bào thành của dạ dày, cản trở sự bài tiết ion H+ trong quá trình hình thành acid HCl. Thuốc có hiệu quả cao do ức chế giai đoạn cuối cùng của sự bài tiết acid., ức chế sự bài tiết acid do bất kì nguyên nhân gì.

Hơn nữa, PPI không làm ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin và yếu tố nội tại của dạ dày. Hiệu quả ức chế sự bài tiết acid có hiệu lực cao hơn khi dùng một liều duy nhất so với các thuốc kháng thụ thể H2. Tỷ lệ liền sẹo lên tới 90% sau 4 tuần điều trị bằng PPI.

Các thuốc trong nhóm điển hình là Omeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol, Rabeprazole.

Cách dùng: các thuốc ức chế bơm proton nên được uống trước ăn 30-60 phút để đủ thời gian cho thuốc hấp thu vào máu và phat huy tác dụng. Thời điểm uống PPI tốt nhất là trước bữa ăn sáng và tối.

3.1.1 Omeprazol

 Thuốc ức chế bơm proton đầu bảng trong nhóm này. Ức chế quá trình bài tiết acid tại dạ dày do ức chế bơm proton trên tế bào thành.

Chỉ định: omeprazole được sử dụng trong điều trị loét dạ dày- tá tràng tiến triển, viêm loét thực quản do trào ngược dạ dày- thực quản, hội chứng Zollinger- Ellison.

Liều lượng và cách dùng: trong trào ngược dạ dày thực quản: uống mỗi ngày 20mg, kéo dài liên tục trong 4 tuần hoặc xem xét kéo dài hơn dựa vào kết quả nội soi và chỉ định của thầy thuốc.

Omeprazol nên được uống trước bữa ăn sáng 30 phút hoặc trước khi đi ngủ với nước đun sôi để nguội.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Không lạm dụng thuốc kéo dài do thuốc làm tăng độ pH của dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Không sử dụng omeprazole để điều trị dự phòng.
  • Thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận.
  • Chú ý đề phòng trên phụ nữ có thai và đang cho con bú, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Omeprazol ức chế enzym chuyển hóa tại gan nên thận trọng khi kết hợp với các thuốc chuyển hóa chủ yếu qua gan như phenytoin, diazepam, warfarin,…
  • Các thuốc như magnesi hydroxid, aluminium hydroxid, antacid,… làm giảm hấp thu thuốc nên sử dụng cách xa nhau ít nhất là 2 giờ.

3.1.2 Pantoprazol

Pantoprazole là thuốc có khả năng hấp thu và dung nạp tốt, có khả năng liền sẹo nhanh, có khả năng cầm máu ổ loét trong loét dạ dày- tá tràng nên thường được sử dụng bằng đường tiêm trong các trường hợp này. Pantoprazol ít tác dụng phụ hơn omeprazole do không ức chế hoạt tính của enzyme gan.

Liều dùng và cách dùng: mỗi ngày 40mg, uống trước bữa ăn 30 phút.

3.1.2 Lansoprazol

Thuốc ức chế bơm H+/K+ ATPase thế hệ 2, có ưu điểm hơn so với thế hệ trước là không ức chế enzyme chuyển hóa tại gan. Hiệu quả cao, tỷ lệ liền sẹo lên tới 93% sau 8 tuần điều trị trong loét dạ dày tá tràng.

Liều dùng và cách dùng: mỗi ngày uống 30mg, điều trị liên tục trong 4-8 tuần. Thuốc nên được uống trước bữa ăn 30 phút với nước đun sôi để nguội.

3.1.4 Rabeprazole

 Thuốc ức chế bài tiết acid nhanh chóng và hiệu quả hơn so với omeprazole.

Liều dùng và cách dùng: người lớn mỗi ngày uống 20mg, điều trị liên tục trong 4-8 tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không vết loét chưa liền hẳn sau đợt điều trị có thể xem xét điều trị thêm một đợt thuốc Rabeprazole 8 tuần nữa.

 Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bị suy giảm chức năng gan, trẻ em.

3.2. Thuốc trợ vận động

Thuốc trợ vận động có tác dụng cải thiện chức năng nhu động của thực quản, loại trừ acid tại thực quản do trào ngược, tăng trương lực của cơ co thắt dưới thực quản, hạn chế sự trào ngược, cải thiện sự làm chống của dạ dày.

Thuốc trợ vận động chỉ có tác dụng hỗ trợ các thuốc PPI, hạn chế các tổn thương tại thực quản trong chống trào ngược dạ dày- thực quản mà không có tác dụng điều trị triệu chứng trào ngược.

Đặc biệt thích hợp sử dụng thuốc trợ vận động trên các bệnh nhân mắc các tình trạng như đau bụng, no sớm, nôn,… do giảm nhu động dạ dày.

 Thuốc điển hình như Cisaprid. 

Cisaprid là thuốc trợ vận động khu trú tại ruột do kích thích sự giải phóng của Acetylcholin tại đầu tận cùng của đám rối thần kinh. Tác động kích thích lên toàn bộ đường tiêu hóa, đặc biệt là nhu động thực quản, tăng trương lực của cơ vòng tâm vị. kích thích nhu động dạ dày và ruột nên tăng cường khả năng tháo rỗng của dạ dày.

Liều dùng và cách dùng: mỗi ngày uống 5-20mg x 3-4 lần/ngày. Cisaprid nên được uống trước mỗi bữa ăn 30 phút.

3.3. Thuốc chống trào ngược dạ dày theo cơ chế trung hòa 

Điền hình trong nhóm này là Natri Alginate, là một polysacarit tự nhiên, tan được trong nước. Khi uống vào dạ dày, gặp dịch vị sẽ tạo thành dạng gel alginic đặc quánh, ngăn cản sự trào ngược dạ dày- thực quản. Natri Alginate thường được sử dụng kết hợp với các thuốc kháng thụ thể H2 để điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Liều dùng và cách dùng: uống 200mg/lần, ngày 1-2 lần. Thuốc có thể uống cùng hoặc không cùng với bữa ăn do thức ăn không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Ngoài ra còn có một số thuốc Antacid khác cũng có tác dụng điều trị trào ngược dạ dày- thực quản như Nhôm hydroxid, magnesi hydroxid,..Đây là các base yếu, khi tiếp xúc với acid dạ dày có tác dụng trung hòa, làm giảm độ acid dạ dày.

Sử dụng khi xuất hiện triệu chứng trong trào ngược dạ dày- thực quản hay trào ngược không kiểm soát mỗi 30-60 phút/ lần.

3.4 Thuốc chống trào ngược dạ dày do kháng thụ thể H2

Thụ thể Histamin có nồng độ cao tại tế bào thành dạ dày. Thuốc kháng thụ thể H2 tác dụng bằng cách cạnh tranh với receptor của Histamin trên thành dạ dày, do dó, ức chế sự bài tiết acid. Thuốc có hiệu quả cao nhưng vẫn kém hơn so với PPI, ức chế bài tiết acid 75% trong suốt 24 giờ. Đặc biệt có hiệu quả trong giảm bài tiết acid về đêm. Tuy nhiên tác dụng của thuốc phụ thuộc vào liều dùng. 

Một số thuốc điển hình của nhóm này là ranitidin, Famotidin, Nizatidin.

Thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị trào ngược dạ dày- thực quản, loét dạ dày tá tràng.Trong trào ngược dạ dày thực quản sử dụng kết hợp với natri alginate cho hiệu quả cao.

Tuy nhiên có thể gặp một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc, chủ yếu trên đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt…Có thể gặp tình trạng kháng androgen ,tăng tiết prolactin gây tình trạng chảy sữa, chứng vú to ở đàn ông.

>>>Xem thêm: Thuốc Trào Ngược Thực Quản Và Các Phương Pháp Phòng Tránh Bệnh

4, Các biện pháp dự phòng

Các yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

Các yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày

Các yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày

  • Tuổi> 40
  • Giới tính: hay gặp ở nam
  • Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
  • Sử dụng các thuốc NSAIDs lâu ngày.
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu bia
  • Béo phì, BMI>23

Tổng hợp từ các nghiên cứu và hơn 16 báo cáo nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng giảm cân và điều chỉnh lối sống là các biện pháp can thiệp hiệu quả trong chống trào ngược dạ dày.

4.1 Các thói quen nên sửa để chống trào ngược dạ dày.

Biện pháp chống trào ngược dạ dày

Biện pháp chống trào ngược dạ dày

  • Cai thuốc hoặc hạn chế hút thuốc lá
  • Thay đổi tư thế nằm khi ngủ, kê cao gối ngủ lên cao khoảng 10-15 cm hoặc kê vai cao lên đến 25 cm. Đây là biện pháp được chứng minh là có tính hiệu quả cao.
  • Tránh thực hiện các động tác cúi quá lâu
  • Không nằm ngay sau khi ăn no, trong khoảng là 3 giờ.
  • Tích cực tham gia hoạt động thể dục thể thao, giảm cân nếu thừa cân (BMI> 23). Do cân nặng ảnh hưởng là tăng áp lực lên dạ dày và cơ thắt dưới thực quản, làm giảm trường lực đóng mở của cơ, làm tăng nguy cơ trào ngược. 
  • Không ăn quá no vào buổi tối hay uống quá nhiều nước trong bữa ăn.
  •  hạn chế mặc quần áo quá chật, bó sát
  • Giảm chênh lệch áp lực bụng- thực quản bằng cách chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh để đói hoặc ăn quá no.
  •  Hạn chế uống rượu, bia và các chất kích thích như cafein
  • Hạn chế sử dụng các thuốc sau trên bệnh nhân bị trào ngược dạ dày: Anticholinergic, Theophylin, Diazepam, Thuốc chẹn beta- adrenergic, progesterone, thuốc an thần,  chống Parkinson,..Do các thuốc này làm giảm trương lực cơ co thắt thực quản.

4.2 Để chống trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh. Giúp cải thiện triệu chứng và tăng hiệu quả của thuốc điều trị.

Các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng hút cao như tinh bột bánh mì, bột yến mạch, bánh quy, hay đạm dễ tiêu,..Các thực phẩm này có tác dụng trung hòa hoặc thấm hút dịch vị tốt, làm tăng độ pH của dạ dày, tránh sự bào mòn và trào ngược của acid lên thực quản.

Trong điều trị chống trào ngược dạ dày nên ăn các thực phẩm:

Chống trào ngược da dày nên ăn gì?

Chống trào ngược da dày nên ăn gì?

– Yến mạch, bánh mì

– Sữa chua chứa hàm lượng cao các lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất, rất dinh dưỡng đối với cơ thể, cải thiện hiệu quả và chức năng của đường tiêu hóa.

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên bổ sung sữa chua mỗi ngày 1-2 lần, sau ăn 30 phút. Chú ý sữa chua có vị chua nên không uống vào lúc đói, tránh gây kích thích dạ dày.

– Nghệ: là dược liệu rất tốt với dạ dày do có chứa thành phần là cucurmin. 

– Mật ong hỗ trợ điều trị chống trào ngược dạ dày, thành phần chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ ích đối với cơ thể.

– Các loại thực phẩm, rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ như đậu, súp lơ, rau cải, …

Tránh sử dụng các loại thực phẩm có tính kích thích hệ tiêu hóa như:

Chống trào ngược dạ dày không nên ăn gì?

  • Đồ ăn nhanh, chiến nướng, nhiều dầu mỡ,..
  • Các loại nước có gas, socola, bạc hà, café,..
  • Đố ăn quá cay, chua
  • Các loại hoa quả có hàm lượng acid cao, vị chua như chanh, cam, xoài , dứa,…
  • Các bài tập thư giãn giúp chống trào ngược dạ dày dễ dàng tại nhà. Thư giãn, giảm căng thẳng, stress, thả lỏng tâm trí là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng bệnh. 

Một số bài tập tại nhà như:

Bài tập chống trào ngược dạ dày tại nhà

Bài tập chống trào ngược dạ dày tại nhà

  • Ngồi thiền tĩnh tâm mỗi ngày khoảng 30-60 phút trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức giấc.
  • Nghe nhạc thư giãn
  • Tập yoga. Bạn có thể tham gia các khóa học yoga hoặc tự tập tại nhà.
  • Tập thói quan hít thở sâu mỗi khi căng thẳng, nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh.

>>>Xem thêm: 8 Bai Thuoc Dan Gian Chua Trao Nguoc Da Day Nhanh

5. Mẹo chống trào ngược dạ dày từ các nguyên liệu có sẵn tại nhà

5.1 Nghệ và mật ong

Mẹo chống tròa ngược dạ ày từ nghệ và mật ong

Mẹo chống tròa ngược dạ ày từ nghệ và mật ong

Cucurmin trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn, giảm loét niêm mạc do tác động của acid. Mật ong giúp làm dịu và làm lành vết loét nhanh chóng. Hai thành phần hay được kết hợp với nhau trong điều trị loét thực quản, dạ dày do acid. Nghệ có thể dùng tươi hoặc dưới dạng tinh bột.

Cách làm: 

  • Nghệ dùng tươi: Nghệ vàng hoặc đen thái thành các miếng nhỏ, vừa ăn. Sau đó trộn với mật ong và có thể ăn liền trong 1-2 tháng.
  • Tinh bột nghệ: 1 thìa cafe mật ong, 2-3 thìa tinh bột nghệ hòa tan trong 200ml nước ấm. Uống đều đặn hàng ngày trước mỗi bữa ăn sáng từ 20-30 phút.

 

5.2 Trà gừng- mật ong

Mẹo chống trào ngược dạ dày từ gừng và mật ong

Mẹo chống trào ngược dạ dày từ gừng và mật ong

Gừng là nguyên liệu luôn có sẵn trong tủ thuốc của nhiều gia đình. Gừng có vị cay hơi ấm có tác dụng giúp xoa dịu, giảm kích thích, đau đớn tại dạ dày, thực quản do tình trạng trào ngược acid gây ra. Kết hợp với mật ong giúp cải thiện triệu chứng do trào ngược nhanh chóng.

Cách làm trà gừng, mật ong: 

  • Lấy một nhánh gừng nhỏ (tùy thuốc vào sở thích của người dùng), sau khi rửa sạch thì thái lát, 
  • Thêm một thìa cafe mật ong
  • Hòa tan trong 200-300ml nước ấm. Uống trước mỗi bữa ăn hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

6, Điều trị bằng can thiệp ngoại khoa

Sau tất cả các biện pháp điều trị nội trú bằng thuốc kết hợp với các biện pháp điều chỉnh lối sống nếu tình trạng trào ngược dạ dày không được cải thiện thì có thể xem xét can thiệp ngoại khoa. Các can thiệp hiện nay đang được sử dụng để điều trị chống trào ngược dạ dày là đặt van dạ dày ở vùng cơ thắt thấp của thực quản.

Hiện nay, trong y học sử dụng phổ biến phương pháp” Nissen mềm” tiến hành thao tác qua nội soi ổ bụng, hiệu quả chống trào ngược dạ dày lên đến 80-90%.

>>>Xem thêm: Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Đơn Giản Hiệu Quả Và An Toàn

Trên đây là một số thông tin cơ bản về chống trào ngược dạ dày mà chuyên gia Scurma Fizzy giới thiệu đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tham khảo ý kiến, hãy gọi đến Hotline 18006091 để được các chuyên giá giàu kinh nghiệm giải đáp và tư vấn chi tiết nhất.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091