Đau Dạ Dày Đau Bên Nào, Lắng Nghe Lý Giải Từ Chuyên Gia

Đau Dạ Dày Đau Bên Nào, Lắng Nghe Lý Giải Từ Chuyên Gia

Đau dạ dày đau bên nào? Đau dạ dày là một trong những căn bệnh rất thường gặp nhất trong xã hội ngày nay, từ người già cho đến trẻ em, tầng lớp nào cũng có người bị đau dạ dày. 

Phần bụng có rất nhiều cơ quan, hiểu được đau dạ dày đau bên nào và những vị trí nào, điều đó sẽ giúp người bệnh định hình sơ bộ về cơ quan bị tổn thương. Từ đó sẽ giúp người bệnh không bị lo lắng quá mức khi gặp tình trạng này.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc về bệnh liên quan đến dạ dày, đau dạ dày đau bên nào, cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về dạ dày. Đặc biệt, bài viết còn có những chia sẻ bổ ích từ chuyên gia về vị trí đau dạ dày và các biện pháp điều trị cũng như ngăn ngừa đau dạ dày.

1. Tìm hiểu chung về bệnh đau dạ dày và đau dạ dày đau bên nào?

1.1. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

dau-da-day-dau-ben-nao-1

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Người đau dạ dày thường xuyên phải ôm bụng vì quá đau, nhưng cũng không thể chắc chắn đau dạ dày đau bên nào?

Nếu thường xuyên cảm thấy đau bụng ở vị trí trên rốn, khi ăn vào hay bị đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua và nhiều lúc đi đại tiện ra máu thì rất có thể bạn đã bị đau dạ dày.

Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân có thể như:

  • Thói quen ăn quá nhanh: Ăn nhanh, ăn cho lẹ để tiết kiệm thời gian là một thói quen không tốt. Vì khi ăn nhanh thức ăn sẽ không được nhai kĩ, kích thước thức ăn sẽ lớn, khi lượng thức ăn này xuống tới dạ dày sẽ làm cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa chúng, dẫn đến lưu giữ thức ăn ở dạ dày khá lâu gây khó tiêu.
  • Ăn không đúng giờ: Nếu chúng ta có thói quen ăn uống không có tổ chức, muốn ăn khi nào thì ăn, ăn không có giờ giấc hay có thói quen ăn vặt bỏ bữa chính, thì hãy loại bỏ ngay thói quen này. Đến giờ ăn mà chúng ta bỏ bữa, lượng axit dịch vị mà dạ dày đã tiết ra sẽ có thể gây loét dạ dày.
  • Làm việc quá sức: Sẽ làm cho năng lượng dần cạn kiệt, sức đề kháng của cơ thể bị giảm súc nhanh chóng. Niêm mạc dạ dày sẽ tổn thương, gây đau dạ dày.
  • Căng thẳng thần kinh: Với nhịp sống ngày nay, chúng ta thường hay rơi vào trạng thái khó chịu, căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi. Điều này làm tăng tiết dịch acid ở dạ dày, ảnh hưởng niêm mạc dạ dày, dẫn đến chức năng của dạ dày bị suy giảm.
  • Uống nhiều rượu bia: Các thức uống chứa cồn có thể gây ức chế sự tạo thành chất nhầy, làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn này còn kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều axit, tăng khả năng gây đau dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau  sử dụng qua đường uống vào dạ dày nhưng kém hòa tan trong môi trường acid của dạ dày. Khi đó, các phân tử thuốc sẽ tích tụ thành từng đám trong lòng dạ dày và khiến cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị ức chế, tạo điều kiện cho acid dạ dày ăn mòn, gây tổn thương lớp niêm mạc”. Vì vậy không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chỉ sử dụng khi có sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ.
  • Vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp khu trú trong dạ dày, sau một thời gian sẽ gây tổn thương niêm mạc, làm viêm loét dạ dày gây đau.

>>> Xem thêm Nhiễm Khuẩn HP Và Những Điều Cần Phải Biết

1.2. Đau dạ dày đau bên nào và gây ra biểu hiện gì?

Những dấu hiệu cho thấy rối loạn ở khu vực dạ dày tá tràng. Dạ dày là nơi đón thức ăn vào để tiêu hóa thức ăn, nên nếu dạ dày có vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

Đau dạ dày đau bên nào là một câu hỏi không phải dễ. Người đau dạ dày, đầu tiên sẽ cảm thấy đau vùng bụng, tập trung ở vùng thượng vị. Khi đói, khi chúng ta ăn đồ cay, đồ chua, các chất kích thích sẽ gây cảm giác khó chịu. Luôn có cảm giác đầy hơi, ợ chua, trường hợp nếu axit dạ dày nhiều hơn sẽ trào ngược lên trên thực quản. Ngoài ra, tâm lí sẽ hay dễ bị cáu gắt, stress. Nếu để tình trạng đau kéo dài, tái đi tái lại mà không chữa trị sẽ có nguy cơ dẫn đến thủng, viêm loét, xuất huyết dạ dày. 

Vậy chung quy lại đau dạ dày có các triệu chứng thường gặp như:

  • Ăn không ngon miệng, đầy tức vùng thượng vị
  • Cảm giác nóng rát, khó chịu
  • Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi
  • Tâm lí hay dễ bị cáu gắt, stress

>>>>>>>>>> Xem thêm: Những Dấu Hiệu Nhận Biết Điển Hình Khi Bị Đau Dạ Dày Mà Bạn Cần Nắm Rõ

2. Đau dạ dày đau bên nào – Giải thích từ các chuyên gia y tế

Người ta chia ổ bụng ra thành nhiều vùng. Vùng trên rốn nhưng dưới xương ức là vùng thượng vị, tương ứng với vùng này có các tạng như dạ dày, tá tràng, gan, tụy. Nếu đau râm râm kèm theo có ợ hơi, ợ chua tái đi tái lại nhiều đợt thì chúng ta nghĩ ngay đến viêm loét dạ dày tá tràng. Nhưng nếu một người đau ở vùng thượng vị dữ dội, đặc biệt khủng khiếp nhất là sau bữa ăn thì nên xem xét thử có phải viêm tụy cấp hay không. Khi có các triệu chứng bất thường phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế. 

Có thể nói đau vùng thượng vị là biểu hiện điển hình của chứng bệnh đau dạ dày; nhưng ngoài dạ dày ra, thì đau vùng thượng vị còn có thể do các bệnh lí khác. 

Sau đây là những chia sẻ của chuyên gia y tế về biểu hiện đau vùng thượng vị.

2.1. Giới thiệu về chuyên gia

dau-da-day-dau-ben-nao-2

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay chia sẻ về chứng đau vùng thượng vị

Chúng ta cùng tìm hiểu về chứng đau vùng thượng vị với chuyên gia là PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay. PGS Bay là một người bác sĩ tràng đầy nhiệt huyết và hoài bão. Với kinh nghiệm gần 40 năm,  PGS Bay là nguyên trưởng Cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, nguyên trưởng bộ môn bệnh học của trường Đại học Y Dược TP.HCM, là thành viên của hội Thấp khớp học, tham gia các nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực y tế cho nước nhà. Là một bác sĩ có chuyên môn cao nên PGS Bay cũng thường xuyên tham gia các chương trình truyền hình, tư vấn cho bệnh nhân.

2.2. Đau dạ dày đau bên nào – Giải đáp của chuyên gia

Đau vùng thượng vị dạ dày được xác định là đau vùng trên rốn, dưới mũi xương ức và đau hai bên xương sườn. Dấu hiệu này đang cảnh báo cơ thể mắc một vài bệnh lí có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Vì lý do này mà việc đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhằm tìm ra lời giải đáp cho bài toán “Đau bụng vùng thượng vị là hậu quả của nguyên do nào?” là một việc làm cần thiết khi mà các cơn đau vùng thượng vị ở bệnh nhân bắt đầu trở nên rõ rệt với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là những chia sẻ của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay, giải đáp những thắc mắc của bệnh nhân về biểu hiện đau vùng thượng vị, đau dạ dày đau bên nào và bệnh đau dạ dày. 

Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân dẫn đến đau vùng thượng vị, bác sĩ đã có những chia sẻ:

“Dấu hiệu tiềm ẩn cho thấy rằng bạn đang phải đối mặt với sự nguy hại đến đau dạ dày đó là khi các cơn đau ở vùng thượng vị xuất hiện. Tuy nhiên, đau ở vị trí này ngoài đau dạ dày ra cũng có thể ở cơ quan khác. Nếu ở dạ dày thì có thể là các bệnh như viêm dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí trào ngược thực quản thực quản, thì có khi các bệnh này cũng khởi phát đau ở vùng thượng vị của chúng ta. Bên cạnh đó, có những triệu chứng khác của toàn thân nhưng cũng biểu hiện đau thượng vị trước. Cũng giống như vậy, khi có các dấu hiệu, như đau lưng, đau ở vùng thắt lưng cao, mình tưởng là bệnh về xương nhưng thực ra là bệnh dạ dày. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp giả, như trường hợp bệnh lí của phụ nữ mang thai ở giai đoạn tiền sản giật cũng có biểu hiện đau thắt ở vùng thượng vị.”

Khi bệnh nhân có biểu hiện đau thượng vị thường xuyên đó là cảnh báo của bệnh gì?

“Nếu như không lập tức có những can thiệp để điều trị kịp thời khi mà người bệnh đã nhận ra rõ cơn đau nơi thượng vị thì nững hậu quả có thể gây ra đối với sức khỏe của người bệnh là rất khó lường. Đối với dạ dày, từ viêm có thể đưa đến loét, đưa đến thủng, nếu thủng thì phải mổ cấp cứu để giải quyết, nếu không có thể xuất huyết dạ dày gây tử vong.”

Khi đau vùng thượng vị thì nên làm gì để giảm đau?

“Đảm bảo chắc chắn quá trình sử dụng thuốc của bản thân luôn tuân theo chính xác phác đồ mà bác sĩ điều trị đặt ra là vấn đề tiên quyết để bệnh tình có cơ hội thuyên giảm. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, chúng ta làm sao để không bị táo bón, bởi vì táo bón làm cho nặng nề hơn tình trạng đau thượng vị hay làm nặng nề hơn các bệnh cảnh gây ra đau thượng vị này.”

Giải pháp để điều trị đau vùng thượng vị?

“Hai loại thuốc luôn được các bác sĩ lựa chọn để chỉ định đầu tay chính là các loại thuốc có công hiệu chống co thắt và các loại thuốc có khả năng gây ra những tác động làm giãn cơ trơn. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân dạ dày, sẽ sử dụng các loại thuốc đặc trị cho dạ dày. Đối với các bệnh lí khác, người ta có thể dựa vào nguyên nhân, những giải pháp này có thể là điều trị nội khoa bảo tồn, có thể là phẫu thuật.”

Để phòng ngừa đau vùng thượng vị bác sĩ có lời khuyên gì?

“Việc cấp thiết nhất lúc này là việc có được một chế độ sinh hoạt, ăn uống hằng ngày được xây dựng một cách khoa học, những giai đoạn viêm loét nhiều ăn các thức ăn mềm, tránh thức khuya dậy sớm, tránh các thành phần chứa các chất kích thích, uống đầy đủ các thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.”

>>> Tham khảo thêm ngay bài viết 12 Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Thượng Vị Buồn Nôn Và Cách Điều Trị

dau-da-day-dau-ben-nao

Giải đáp của chuyên gia về đau vùng thượng vị

3. Áp dụng theo những giải đáp của chuyên gia về đau dạ dày đau bên nào và điều trị đau dạ dày 

3.1. Đau dạ dày đau bên nào – Vị trí đau dạ dày

Đau dạ dày đau bên nào? 

Khi đau dạ dày, vị trí đau nằm ở bên nào là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Vì vùng bụng của chúng ta có rất nhiều cơ quan, nên khi bị đau bụng nếu không có những hiểu biết thì sẽ không định hình sơ bộ được nguyên nhân vì sao chúng ta lại đau và cơ quan nào gây đau.

Ba vị trí thường gặp của đau dạ dày: 

  • Vùng thượng vị: Là vùng nằm dưới xương ức và trên rốn. Cơn đau dạ dày có thể lan rộng ra vùng ngực và lưng, người bệnh có thể đau tức ngực hoặc đau âm ỉ kéo dài. 
  • Vùng giữa bụng: Đây là vùng rất khó để phân biệt với các bệnh lí khác, vì vùng này có rất nhiều cơ quan khác nhau. Khi có biểu hiện đau ở vị trí này, người bệnh nên đến gặp các chuyên gia y tế để có được những chẩn đoán chính xác.
  • Vùng bụng phía trên bên trái: Đối với đau dạ dày ở vị trí này sẽ tạo cho người bệnh cảm giác đói, nóng bụng. Cơn đau có thể giảm sau khi ăn no, nhưng lại gây căng tức, đầy hơi, khó chịu. Người bệnh khi bị đau vùng này nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

>>>>>>>>>>> Xem thêm: Dạ Dày Nằm Ở Nơi Nào Trong Cơ Thể, Vị Trí Chính Xác Khi Bị Đau Dạ Dày

3.2. Nên điều trị đau dạ dày như thế nào?

Phần trên đã giúp chúng ta biết được đau dạ dày đau bên nào, vậy cách điều trị khi bệnh nhân bị đau dạ dày như thế nào?

 dau-da-day-dau-ben-nao-4

Đến gặp bác sĩ để khám và điều trị khi bị đau dạ dày

Đau vùng thượng vị có thể là đau dạ dày, có thể là bệnh lí về gan, mật, tụy, tim mạch, đường ruột, cột sống hoặc đau cơ. Vì vậy người bệnh không thể dựa vào triệu chứng đau vùng thượng vị mà tự kết luận mình bị đau dạ dày. Một số người có cùng biểu hiện đau vùng thượng vị nhưng không hẳn là gặp phải bệnh lí giống nhau. Vì thế việc sử dụng thuốc ở những người bệnh có cùng biểu hiện đau vùng thượng vị có thể khác nhau. Việc lấy thuốc của bệnh nhân đau vùng thượng vị này dùng cho bệnh nhân đau vùng thượng vị khác là rất nguy hiểm, có thể để lại những hậu quả nặng nề. Triệu chứng đau có thể không giảm mà còn tăng thêm. Nếu ở dạ dày, tình trạng bệnh lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Bệnh nhân nên đến gặp các chuyên gia y tế để được khám và có được những chẩn đoán chính xác về bệnh.

Nếu bị nhiễm vi khuẩn Hp mà sử dụng các thảo dược thiên nhiên để điều trị thì sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn này, dẫn đến viêm và loét. Nếu việc điều trị không kịp thời, vết loét sẽ dần ăn sâu vào mạch máu gây nên tình trạng xuất huyết dạ dày, hoặc có thể thủng dạ dày. Một viêm mạn tính lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Vì vậy, việc chủ động đi đến các sơ sở y tế để được khám và điều trị là rất quan trọng.

>>>>>>>>>> Đọc thêm: Các Nhóm Thuốc Thường Được Dùng Để Điều Trị Đau Dạ Dày Hiện Nay

3.2. Đau dạ dày đau bên nào – Những cách nào giảm đau tại nhà hiệu quả

banh-quy

Bánh quy giúp giảm đau dạ dày tại nhà hiệu quả

Đau dạ dày là một căn bệnh thường gặp và gây nên cảm giác rất khó chịu cho người bị mắc phải, sau đây là một vài mẹo nhỏ tại nhà để giúp làm dịu bớt cơn đau dạ dày:

  • Ăn bánh mì, bánh quy ngọt: Khi cơn đau ập đến, người bệnh nên ăn một trong hai loại bánh này sẽ giúp bệnh nhân hút bớt dịch vị dư thừa trong dạ dày, giảm cơn đau hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.
  • Uống sữa ấm: Khi dạ dày có biểu hiện đau, người bệnh nên uống một ít sữa để giảm cơn đau. Không nên uống quá nhiều sữa, vì sữa sẽ kích thích axit không tốt cho dạ dày.
  • Uống trà gừng: Để làm giảm cơn đau dạ dày ngay tức thời tại nhà hãy nhâm nhi một cốc trà gừng. Uống trà gừng điều độ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau dạ dày, xoa dịu cơn đau rất tốt.
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc không chỉ thơm ngon, dễ uống mà còn có công dụng giải nhiệt, chống co thắt dạ dày và kháng viêm. Nên cách giảm cơn đau dạ dày tại nhà bằng việc duy trì uống trà hoa cúc được rất nhiều người áp dụng và hài lòng.
  • Nghệ pha mật ong: Trong nghệ có chứa curcumin có tính chống viêm, mau lành vết loét, chống lão hóa. Giúp cho dạ dày khỏe mạnh hơn. Ngoài ra còn có tác dụng bổ thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ và phòng ngừa được ung thư. Tuy nhiên nghệ mật ong không có tác dụng diệt vi khuẩn Hp. Vậy nên, người bệnh cần phải đi gặp các chuyên gia y tế trước để biết được nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
  • Chườm nóng: Giúp máu lưu thông, giảm co bóp dạ dày và dịu bớt cơn đau vùng thượng vị. Đây là một cách  rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả, có thể rót nước nóng vào một vỏ chai nước hoặc vào túi chườm, rồi lăn quanh vùng bụng để giảm đau.
tra-hoa-cuc

Sử dụng trà hoa cúc thường xuyên là một cách giảm đau tại nhà rất hiệu quả

Bài viết trên đã cung cấp cho người bệnh các kiến thức về bệnh dạ dày, biết được vị trị đau dạ dày, đau dạ dày đau bên nào của ổ bụng. Đã được lắng nghe chia sẻ rất hữu ích từ PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay về vị trí đau dạ dày, các biện pháp điều trị khi xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị. Và hiểu rõ về bệnh để có thể phòng ngừa được các cơn đau khó chịu này. Bằng cách sửa đổi từ những thói quen nhỏ cho đến thiết lập cho mình các thói quen sống tích cực khác để không bị mắc phải căn bệnh này.

>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Cách Làm Hết Đau Bao Tử Đơn Giản Có Thể Thực Hiện Ngay Tại Nhà Được Nhiều Người Áp Dụng

Đau dạ dày đau bên nào?

Câu hỏi này đã được chúng tôi phần nào giải đáp. Giúp bạn đọc có một cái nhìn chính xác về những cơn đau vùng bụng.

Nếu bạn cần được giải đáp các thắc mắc hay có câu hỏi nào, hãy nhấc máy gọi ngay tới HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng bạn trong các vấn đề về đau dạ dày. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091