Đau Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì Và Cần Làm Gì Để Giảm Cơn Đau Dạ Dày

Đau Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì Và Cần Làm Gì Để Giảm Cơn Đau Dạ Dày

Đau dạ dày nên uống thuốc gì là câu hỏi của rất nhiều người khi mắc phải khi đau dạ dày. Đau dạ dày là căn bệnh rất phổ biến mà gần như ai trong chúng ta cũng đều bị ít nhất một lần trong đời. Cùng với sự phát triển của xã hội thì những yếu tố khác như thực phẩm, chất lượng cuộc sống, không khí, stress, thói quen ăn uống,… cũng thay đổi theo và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, ảnh hưởng đến dạ dày-cơ quan chịu tác động lớn từ các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Đau dạ dày khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, vậy đau dạ dày nên uống thuốc gì và cần làm gì để giảm đau. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về đau dạ dày.

1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày (hay còn gọi là bao tử), là một phần của ống tiêu hóa, nằm giữa thực quản và tá tràng, là nơi phụ trách chứa và tiêu hóa thức ăn mà chúng ta đưa vào. Đau dạ dày, một số người còn gọi là đau bao tử là cảm giác đau ở vùng dạ dày, kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Nếu không được điều trị đầy đủ và kịp thời  bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần, gây khó chịu cho người bệnh, thậm chí  có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày.

dau-da-day-nen-uong-thuoc-gi-6

Bệnh đau dạ dày là gì?

2. Đau dạ dày thì có thể đau ở những vị trí nào?

Để biết đau dạ dày nên uống thuốc gì, trước hết chúng ta phải xác định được vị trí đau. Các vị trí đau khác nhau mà chúng ta cần quan tâm gồm:

  • Đau ở vùng thượng vị: vùng thượng vị là tên gọi để chỉ vùng bụng dưới xương ức và trên rốn. Khi đau ở vùng thượng vị người bệnh thường có cảm giác đau âm ỉ, cảm giác căng tức vùng thượng vị và rất khó chịu. Đau thượng vị thường lan ra rất nhanh, vị trí cơn đau thượng vị hay lan sang là vùng ngực, vùng lưng và có thể lan xuống vùng xương chậu.
  • Đau ở vùng bụng giữa: vùng bụng giữa chính là vùng bụng quanh rốn. Khi bị đau vùng này mà có kèm thêm các triệu chứng như đau âm ỉ hay quặn thắt, buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, thì có khả năng bạn bị đau dạ dày. Tuy nhiên, đây là  vùng chứa nhiều cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể nên rất khó phân biết các bệnh lý. Vì vậy, khi bị đau vùng này bạn đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán một cách chính xác.

Ngoài các vị trí đã nêu ở trên, nếu bạn xuất hiện cơn đau tai các vị trí khác gần với dạ dày thì hãy theo dõi, đặc biệt là khi có thêm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Hãy đến khám tại các cơ sở y tế sớm để biết chính xác nguyên nhân cơn đau. 

>>>Xem thêm: Vị trí đau dạ dày ở đâu, nguyên nhân và các mẹo phòng tránh

dau-da-day-nen-uong-thuoc-gi-1

Đau vùng thượng vị là vị trí đau hay gặp trong đau dạ dày

3. Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Một số biểu hiện hay gặp khi bị đau dạ dày: 

  • Thường đau ở vùng thượng vị 
  • Thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua
  • Khó tiêu sau khi ăn, đầy hơi
  • Cảm giác buồn nôn và nôn: có thể nôn ra thức ăn chưa được tiêu hóa kịp do dạ dày không  hoạt động bình thường
  • Chán ăn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi
  • Dịch nôn và phân có màu khác lạ: phân đen, nôn ra máu cũng là một triệu chứng cảnh báo nguy hiểm khi bị đau dạ dày.

>>>Xem thêm: Triệu Chứng Đau Dạ Dày Cảnh Báo Dạ Dày Bị Tổn Thương

4. Những ai dễ bị mắc bệnh đau dạ dày?

Trong cuộc sống ngày nay, chúng ta rất dễ bị mắc đau dạ dày, hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ mắc như nhau, có những nhóm đối tượng rất dễ bị đau dạ dày như:

  • Những người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê khi bụng rỗng.
  • Những người hay ăn các thức ăn cay nóng, chua, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm độc.
  • Những người hay bị stress trong công việc và trong cuộc sống, chán nản, luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Thuốc: việc thường xuyên sử dụng một số nhóm thuốc ảnh hưởng đến dạ dày như nhóm thuốc giảm đau kháng viêm (aspirin, ibuprofen,diclofenac,…) có thể gây ra tình trạng đau dạ dày.

5. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Để biết đau dạ dày nên uống thuốc gì, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về những nguyên nhân có thể dẫn đến cơn đau dạ dày. Cơn đau dạ dày có khi do một nguyên nhân gây ra, cũng có khi là do nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến đau dạ dày thường gặp.

dau-da-day-nen-uong-thuoc-gi-4

Một số nguyên nhân gây đau dạ dày

5.1. Do thói quen ăn uống và sinh hoạt của mỗi người

Những người hay ăn đồ ăn cay, nóng, quá chua, hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Những người có thói quen nằm ngay sau khi ăn, lười vận động, ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn uống không đúng giờ giấc. Khi duy trì các thói quen trên lâu dài rất có thể dẫn đến đau dạ dày.

5.2. Do vi khuẩn 

Bị nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) cũng là một nguyên nhân gây ra đau dạ dày. Hp gây viêm loét dạ dày nặng lên, gây ra các cơn đau dạ dày cấp hoặc mãn tính. Uống rượu bia và ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Hp. Có đến khoảng 80% những người bị đau dạ dày là do vi phẩn này gây ra. Ở Việt nam, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp khoảng 50-60%.

dau-da-day-nen-uong-thuoc-gi-2

Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây đau dạ dày

5.3. Do các bệnh lý 

khi bị mắc các bệnh như trào ngược dạ dày-thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày cùng với đó là một loạt các triệu chứng khác. Ngoài ra các bệnh lý đường tiêu hóa khác cũng ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, gây đau dạ dày như: viêm loét hành tá tràng, viêm ruột, tắc ruột, bệnh lý gan mật và tuyến tụy.

5.4. Do yếu tố tâm lý 

Stress, căng thẳng kéo dài cũng dễ gây ra các cơn đau dạ dày hơn so với những người duy trì tình thần thoải mái. Nguyên nhân là khi chúng ta bị căng thẳng, áp lực, dạ dày sẽ tăng cường co bóp và bài tiết acid dạ dày. Lúc này các yếu tố gây bệnh tăng lên trong khi các yếu tố bảo vệ bị giảm, dẫn tới sự mất cân bằng và gây ra các cơn đau dạ dày.

dau-da-day-nen-uong-thuoc-gi-3

Stress và căng thẳng dễ gây đau dạ dày

5.5. Do việc lạm dụng thuốc

Việc lạm dụng thuốc đặc biệt là nhóm thuốc giảm đau-hạ sốt-kháng viêm non steroid (NSAIDs) gây ra tình trạng viêm loét dạ dày do dùng thuốc. Nguyên nhân là do cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này làm giảm đi lớp chất nhầy một yếu tố bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.

Việc biết được nguyên nhân gây đau dạ dày là rất quan trọng. Biết được nguyên nhân gây đau dạ dày sẽ biết đau dạ dày nên uống thuốc gì cho đúng. Vì khi biết cơn đau dạ dày do đâu sẽ có những hướng xử lý đúng và có thể điều trị hoàn toàn cơn đau dạ dày. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bị đau dạ dày không rõ nguyên nhân, tuy nhiên vẫn có những phương pháp điều trị cho các trường hợp này.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Đau Dạ Dày Và Cơ Chế Hoạt Động Hiện Nay

6. Mắc bệnh đau dạ dày nên uống thuốc gì để điều trị 

Không phải ai cũng biết đau dạ dày nên uống thuốc gì, và xử lý như thế nào cho đúng cách. Tùy vào nguyên nhân gây đau dạ dày mà có những cách điều trị khác nhau. Nếu bạn có các triệu chứng của đau dạ dày, trước hết cần đến cơ sở y tế để khám và kiểm tra sức khỏe đầy đủ. 

6.1. Đau dạ dày nên uống thuốc gì và làm gì đầu tiên?

Nếu cơn đau nhẹ và thoáng qua thì không cần dụng biện pháp giảm đau tại chỗ, nhưng nếu cơn đau của bạn dữ dội thì bạn cần áp dụng một số phương pháp giúp giảm đau tại chỗ như sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau dạ dày tại chỗ: có thể sử dụng nhóm thuốc trung hòa acid dịch vị như muối phosphat của nhôm và magnesi. Nhóm thuốc này sẽ trung hòa acid dịch vị, giúp lấy lại sự cân bằng tạm thời giữa yếu tố bảo vệ và gây đau dạ dày. Tuy nhiên, đây chỉ là nhóm điều trị triệu chứng đau dạ dày chứ không thể loại bỏ đau dạ dày hoàn toàn và cũng không nên sử dụng lâu dài.
  • Chườm ấm vùng bụng để giảm đau: đây là một cách dễ dàng áp dụng tại nhà. Chườm ấm giúp cho tuần hoàn máu được lưu thông, giảm sự co bóp dạ dày. Có thể sử dụng túi hoặc chai nước ấm để chườm lên bụng. Kết hợp chườm ấm với mát xa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ trong ít nhất 10 phút, cơn đau dạ dày sẽ giảm đi đáng kể.
  • Luyện tập hít thở: tập hít thở sâu một cách đều đặn để giảm cường đồ của các cơn đau dạ dày. Việc hít thở sâu và đều đặn sẽ giúp giảm co thắt và giảm tiết acid dạ dày. Đồng thời, khi tập trung vào hít thở, bạn sẽ quên đi cơn đau dạ dày. Khi tập hít thở sâu bạn cần ngồi thoải mái, hít sâu, cố gắng giữ trong vòng 3-5 giây, sau đó thở ra từ từ bằng đường miệng. 

6.2. Đau dạ dày có cần đi khám không?

Đau dạ dày có cần đi khám không? Nếu bạn chưa được chẩn đoán trước đó hoặc các cơn đau dữ dội, xuất hiện thường xuyên và có những triệu chứng bất thường khác thì cần phải đến khám tại các cơ sở y tế. Vì đau dạ dày có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó, mà chúng ta cần phải được thăm khám mới phát hiện được.

Khi đến khám bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau để kiểm tra dạ dày của bạn: 

  • Nội soi dạ dày: nội soi dạ dày là xét nghiệm thường được chỉ định cho những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày. Nội soi giúp hỗ trợ cho việc chẩn đoán và phát hiện sớm nguy cơ mắc  ung thư dạ dày, cũng như các bệnh lý dạ dày khác. Nội soi dạ dày thường kết hợp với xét nghiệm tìm Hp. Vì đa số các trường hợp đau dạ dày đều có Hp dương tính.
  • Một số xét nghiệm khác: tùy vào những triệu chứng, tiền sử,… của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm khác như: siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ổ bụng, sinh thiết, các xét nghiệm thường quy khác.

6.3. Đau dạ dày nên uống thuốc gì liên quan đến thuốc tây?

Đau dạ dày cũng như các bệnh lý dạ dày khác đều có nguyên nhân và cơ chế gần tương tự nhau. Do đó, có những thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày khác có thể dùng để điều trị đau dạ dày. Nếu đau dạ dày mà đã xác định được nguyên nhân thì sẽ được điều trị theo nguyên nhân. Một số nguyên nhân hay gặp và cách điều trị:

  • Đau dạ dày do nhiễm Hp: nếu bị đau dạ dày do nhiễm Hp thì cần phải sử dụng kháng sinh điều trị Hp. Việc sử dụng kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh để điều trị. Vì việc tự ý dùng kháng sinh có thể dẫn tới triệu chứng bệnh không giảm do sử dụng kháng sinh không đúng, làm cho vi khuẩn Hp đề kháng kháng sinh, vi khuẩn khó tiêu diệt hơn.
  • Đau dạ dày do viêm loét dạ dày: viêm loét dạ dày là bệnh rất phổ biến, là nguyên nhân thường gặp gây đau dạ dày. Viêm loét dạ dày được chẩn đoán khi kết quả nội soi cho thấy hình ảnh các ổ viêm loét ở dạ dày. Trong trường hợp này bác ĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc điều trị dạ dày như: thuốc ức chế bơm proton (PPI) hay nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 để giảm tiết acid, nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (sucralfat, bismuth) hoặc misoprostol khi bị viêm loét dạ dày do thuốc NSAIDs.
  • Đau dạ dày do nhiễm độc: khi bị ngộ độc thực phẩm gây đau dạ dày thì cần đưa người bệnh đến cơ sở ý tế gần nhất để rửa dạ dày ngay nhằm loại bỏ chất độc ra khỏi dạ dày.

Việc sử dụng thuốc tây y trong điều trị giảm đau dạ dày phải được thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng. Phải uống thuốc đúng giờ, đúng liều,  đúng theo hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả điều trị, đẩy lùi cơn đau dạ dày. 

>>>Xem thêm: Đơn Thuốc Chữa Đau Dạ Dày, Tư Vấn Từ Chuyên Gia

6.4. Đau dạ dày nên uống thuốc gì theo y học cổ truyền 

6.4.1. Bấm huyệt 

Phương pháp chữa đau dạ dày bằng bấm huyệt áp dụng cho một số huyệt sau đây:

  • Huyệt nội quan 
  • Huyệt trung quản
  • Huyệt tam cúc
  • Huyệt thái xung

Tuy nhiên, phương pháp này được nhiều người đánh giá là không mang lại hiệu quả cho lắm.

6.4.2. Sử dụng các bài thuốc đông y

Trong y học cổ truyền người ta cũng chia đau dạ dày ra thành nhiều loại dựa vào nguyên nhân. Ứng với mỗi nguyên nhân sẽ có những phương thuốc chữa trị khác nhau: 

Đau dạ dày do Tỳ vị hư hàn: có thể sử dụng một trong hai bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: gồm hoàng kỳ 8, hương phụ 12g, quế chi 12g, bạch thược 10g, đại táo 16g, gừng sống 5 lát, cao lương khương 8g, cam thảo 4g. Dùng 1 lít nước thì sắc cạn đến còn khoảng 300ml nước thì chắt nước ra uống. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, chia làm 3 lần sắc uống.
  • Bài thuốc 2: gồm 20g chi tử, 20g thược dược, 20g đan bì, 8g thạch bì, 10g trần bì, 16g trạch tả, 12g bối mẫu. Đem sắc uống, cho thuốc vào ấm, thêm khoảng 1,2 lít nước vào đun sôi sau đó vặn nhỏ lửa để sắc, đến khi còn khoảng 250ml thì lấy uống, sắc mỗi ngày 3 lần.

Đau dạ dày do Huyết ứ: sử dụng các vị thuốc như bồ hoàng hay ngũ linh chi tán bột mịn.

Đau dạ dày do can khí phạm vị: Có thể dùng một trong ba bài thuốc: 

  • Thể hỏa uất: gồm các vị sa sâm 12g, câu kỷ tử 12g, đương quy12g, mạch đông 12g, sinh địa 14g, xuyên luyện tử 6g. Bài thuốc đem chia 3 lần sắc uống trong ngày.
  • Can khí phạm vị: gồm các vị bạch thược 12g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, chỉ xác 8g, hương phụ 8g, xuyên khung 8g. Chia làm 3 lần sắc uống trong ngày.
  • Thất tiêu tán: Ngũ linh chi 100g, bồ hoàng 100g. Vị thuốc được đem phơi khô sau đó tán thành bột rồi pha với nước uống. Uống mỗi lần khoảng 10g, ngày chia  2 lần uống trước bữa ăn.

6.4.3. Đau dạ dày nên uống thuốc gì theo kinh nghiệm dân gian

Trước đây, khi không có thuốc, người xưa bị đau dạ dày nên uống thuốc gì, làm gì.

Dưới đây là một số nguyên liệu dùng để giảm đau dạ dày theo kinh nghiệm dân gian:

  • Tinh bột nghệ và mật ong: Tinh bột nghệ có chứa hoạt chất curcumin rất tốt cho dạ dày. Ngoài ra, curcumin còn hỗ trợ cho việc điều trị nhiễm Hp, làm lành vết thương. Có thể dùng kết hợp tinh bột nghệ cùng với mật ong cũng rất tốt trong trị đau dạ dày.
  • Gừng: gừng giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm co thắt dạ dày, là nguyên liệu cũng hay được sử dụng trong dân gian để điều trị đau dạ dày. 
  • Chuối xanh: Trong chuối xanh có chứa các sợi pectin hòa tan giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ cho quá trình lành lại của niêm mạc dạ dày. 
  • Giảm đau bằng nghệ tươi và nước dừa: đun sôi nước dừa cùng với nghệ tươi, uống 3 lần/ngày cũng giúp giảm đau dạ dày
  • Lá tía tô: Trong lá tía tô có các thành phần giúp làm se các vết loét và liền sẹo ở dạ dày như tanin, glucoside. Sử dụng một lượng vừa phải lá tía tô tươi hoặc khô đem đun sôi với nước rồi uống. 
  • Cam thảo: cũng như lá tía tô, trong cam thảo cúng có các hoạt chất như tanin giúp săn se và lành các vết loét dạ dày, hỗ trợ giảm đau dạ dày.

>>>Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

dau-da-day-nen-uong-thuoc-gi-5

Nghệ và mật ong hay được dùng chữa đau dạ dày

7. Các cách phòng đau dạ dày và biến chứng của đau dạ dày 

Nếu chưa bị hoặc đã bị đau dạ dày thì làm gì để phòng tránh? có thể có một số biện pháp như:

Duy trì chế độ ăn uống, sinh hóa lành mạnh:

  • Ăn nhiều rau, củ, quả, các thực phẩm chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, quá chua, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, nước có ga, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác.
  • Ăn lượng thức ăn hợp, ăn uống đều đặn, đúng giờ giấc. Ăn đầy đủ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Không nên ăn quá khuya, tốt nhất là không nên ăn sau 7 giờ tối.
  • Sử dụng các loại thực phẩm hợp vệ sinh.
  • Uống đủ nước (tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày), hạn chế ăn nhiều muối.
  • Luyện tập thể dục thể thao, nên tập 30 phút mỗi ngày sẽ tốt cho dạ dày, có thể tập luyện bằng cách đi bộ. 
  • duy trì sức khỏe và tinh thần thoải mái, tránh stress. 

Khám và điều trị sớm các bệnh lý dạ dày, các bệnh lý đường tiêu hóa.

Đau dạ dày nên uống thuốc gì? Bạn đã biết đau dạ dày là gì chưa? Đau dạ dày không phải là một căn bệnh nan y, tuy nhiên chúng ta cũng không nên chủ quan trước căn bệnh này. Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin đã chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bạn đọc có được cái nhìn tổng quát về căn bệnh đau dạ dày, hiểu thêm về căn bệnh này, và biết đau dạ dày nên uống thuốc gì để giúp chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc hay có câu hỏi nào cần lời giải đáp, hãy liên ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp các thắc mắc, đồng hành cùng bạn trong các vấn đề về đau dạ dày.

dau-da-day-nen-uong-thuoc-gi-8

Scurma Fizzy giúp bảo vệ dạ dày

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091