Dấu Hiệu Của Bệnh Dạ Dày, Dấu Hiệu Của TOP 4 Bệnh Dạ Dày Thường Gặp

Dấu Hiệu Của Bệnh Dạ Dày, Dấu Hiệu Của TOP 4 Bệnh Dạ Dày Thường Gặp

Bệnh dạ dày ngày càng trở nên phổ biến và nó xảy ra với bất kỳ lứa tuổi nào. Nếu phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh dạ dày thì nên đến cơ sở y tế để thăm khám để phát hiện ra bệnh kịp thời. Bệnh dạ dày là các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Việc phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh dạ dày sẽ góp phần chẩn đoán sớm các bệnh lý liên quan dạ dày từ đó mang lại nhiều lợi ít cho người bệnh và cả cộng đồng. Dấu hiệu của bệnh dạ dày đôi lúc dễ nhầm với bệnh lý thông thường khác nên gây ra sự chủ quan cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có các nhìn rõ hơn về dấu hiệu của bệnh dạ dày và sự nguy hiểm các bệnh lý liên quan tới dạ dày.

1.Giải phẫu dạ dày và một số bệnh dạ dày hay gặp

1.1.Giải phẫu dạ dày trong cơ thể

Dạ dày là cơ quan quan trọng trong cơ thể và là chỗ phình to nhất của đường tiêu hóa. Trên thì được nối với thực quản dưới thì nối với hành tá tràng. Dạ dày co giãn rất tốt để nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa. Dung tích chứa của dạ dày cỡ 2000-2500ml. Dạ dày đối chiếu lên bụng thuộc vùng thượng vị, hạ sườn bên trái và rốn.

Về cấu trúc của dạ dày gồm có tâm vị, môn vị, thân vị và đáy vị. Dạ dày rất quan trọng vì vậy khi gặp một số bệnh lý thì ảnh hưởng không nhỏ tới thể trạng con người. Những dấu hiệu của bệnh dạ dày tưởng chừng như bình thường nhưng có thể báo hiệu tình trạng nguy hiểm của các bệnh lý khác.

 dau-hieu-cua-benh-da-day-1

Vị trí dạ dày trong cơ thể

1.2. Một số bệnh dạ dày hay gặp

Một số bệnh lý về dạ dày hay gặp:

>>>Xem thêm: Dạ Dầy Và Các Bệnh Lý Dạ Dầy Thường Gặp

2. Nguyên nhân phổ biến của bệnh dạ dày

Một số nguyên nhân của bệnh dạ dày:

  • Do nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn này bám vào dạ dày và tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hơn 70% người bệnh có bệnh dạ dày đều có vi khuẩn HP. Nó tiết ra enzyme urease phá hủy thành dạ dày và gây teo dạ dày.
  • Do thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, chua, thêm vào đó ăn khuya. Việc ăn khuya làm cho bộ máy tiêu hóa phải hoạt động mạnh hơn. Hay nhin ăn sáng cũng góp phần gây loét dạ dày tá tràng mà đây là căn bệnh mà các bạn trẻ hay mắc và với tỉ lệ cao.
  • Do áp lực căng thẳng, stress kéo dài: Khi quá căng thẳng thì sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid HCl và tăng co thắt gây đau. Nếu mắc bệnh loét trước đó thì sẽ làm trầm trọng bệnh hơn.
  • Do uống nhiều rượu, bia: Các chất có trong bia, rượu sẽ góp phần phá hủy dạ dày
  • Thói quen sinh hoạt: Thức quá khuya cũng gây tăng tiết acid dạ dày
  • Dùng các chất kích thích
  • Do yếu tố miễn dịch: Cơ thể sản xuất ra kháng thể tấn công và phá hoại yếu tố nội của dạ dày.

3. Dấu hiệu của bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày là tập hợp nhiều bệnh vì vậy bệnh lý nào có ảnh hưởng hay xuất phát từ dạ dày đều được mọi người quan tâm. Việc tìm ra một bệnh cụ thể giúp định hướng cách chữa bệnh hiệu quả và tiết kiệm được thời gian và công sức. Vậy nên dấu hiệu của bệnh dạ dày là một câu hỏi hay gặp và nếu biết các dấu hiệu của bệnh dạ dày thì nó có lợi ích gì.

3.1. Dấu hiệu của bệnh dạ dày-loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là gây ra tổn thương viêm và loét lớp niêm của niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Khi bị loét thì sẽ làm viêm đỏ và gây ra đau nhức cho người bệnh và thường nguyên nhân do tăng acid dạ dày quá mức hay giảm sản xuất dịch nhầy.

3.1.1. Dấu hiệu của bệnh loét dạ dày tá tràng hay gặp

Dấu hiệu điển hình của loét dạ dày tá tràng:

  • Bụng đầy hơi, buồn nôn và ăn uống khó tiêu: Do tiết ra nhiều acid dạ dày nên dễ gây ra hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản gây ra buồn nôn. Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng thấy khó chịu và chướng bụng. Thêm vào đó đi kèm với triệu chứng ợ hơi, ợ chua, lười biếng ăn.
  • Đau ở phần phía trên rốn: Phần phía trên rốn hay gọi là phần thượng vị và là vị trí cơ bản để nhận biết viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau vùng thượng vị râm ran, âm ỉ, và có khi kéo dài gây sụt cân.
  • Mất ngủ và ngủ không sâu giấc: Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng không phải chỉ ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa mà nó còn ảnh hưởng đến giấc ngủ vì hay đau bụng lúc nửa đêm nên làm cho người bệnh dễ thức giấc và khó ngủ.
  • Thường xuyên ợ hơi và cảm thấy nóng rát ở dạ dày: Triệu chứng này phổ biến ở người bị viêm loét dạ dày. Hay gặp nhiều ở các bệnh nhân mới bắt đầu khởi phát bệnh.
  • Rối loạn tiêu hóa: Hay bị đau bụng liên tục, táo bón hoặc tiêu chảy. Do khi bị viêm loét thì khả năng tiêu hóa thức ăn cũng giảm đi. 

>>>Xem thêm: Mẹo nhận biết triệu chứng của bệnh đau dạ dày trong vòng 1 phút

dau-hieu-cua-benh-da-day-2

Dấu hiệu thường gặp của bệnh loét dạ dày tá tràng

3.1.2. Cách chẩn đoán dấu hiệu của loét dạ dày tá tràng

Ngoài dựa vào dấu hiệu của bệnh dạ dày ở lâm sàng thì để chắc chắn thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một vài kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng. Các kĩ thuật này ngoài xác định được bệnh còn giúp tìm ra gốc rễ của bệnh từ đó đưa ra lựa chọn hợp lý.

Gồm có các kỹ thuật sau:

  • Xét nghiệm công thức máu: Giúp tìm nguyên nhân xe người bệnh có thiếu máu không.
  • Soi phân: giúp đánh giá mức độ bệnh xem có xuất huyết hay chảy máu dạ dày không, phân nhầy không.
  • Nội soi ở trong dạ dày: Dùng một cái ống có gắn thêm camera. Ống dày này sẽ được đưa từ miệng xuống tới dạ dày và hành tá tràng. Nó giúp đánh giá trực tiếp xem tổn thương ở dạ dày mức nào.
  • Chụp X-quang: Bệnh nhân sẽ được uống bari-là chất phản quang trước khi chụp X- quang.

3.2. Dấu hiệu của bệnh dạ dày-trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi GERD là tình trạng các chất chứa đựng trong dạ dày như thức ăn, nước trào ngược ở dạ dày lên thực quản. Chính điều đó làm kích ứng niêm mạc ở thực quản có thể gây nóng rát nữa. Ngoài ra gây ra cảm giác khó chịu ở người bệnh.

3.2.1. Dấu hiệu của bệnh trào ngược từ dạ dày lên thực quản

Dưới đây là một số dấu hiệu:

  • Ợ hơi: Lúc đói bụng rỗng, nếu thường xuyên ợ hơi thì nghĩ ngay đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ợ nóng: Thấy nóng rát ở dạ dày lan lên thực quản.
  • Ợ chua: Hay xảy ra lúc buổi sáng khi đánh răng. Thường thì ợ chua và ợ nóng hay đi kèm với nhau. Cảm thấy có vị chua ở trong miệng và cứ thấy khó chịu.
  • Buồn nôn và nôn mửa: Hay xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm sau khi ăn xong hoặc có lúc cảm thấy thứ gì mắc nghẹn ở cổ họng. Nhiều bệnh nhân dễ say tàu, hay ốm nghén thì dễ buồn nôn hơn.
  • Đau tức ngực: Cảm thấy như thứ gì đè ở ngực sau đó xuyên ra lưng và cánh tay. Biểu hiện đau dạ dày này làm cho chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Do acid dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích vào đầu dây thần kinh ở niêm mạc thực quản và gây đau như đau thắt ngực.
  • Khó nuốt: Khi trào ngược acid dạ dày lên thì gây sưng tấy và phù niêm mạc thực quản. Vì vậy bệnh nhân cũng ngại nuốt vì sợ đau, nghẹn, vướng cổ.
  • Khàn giọng và gây ra ho: Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể ho khan liên tục và mất tiếng, khàn giọng. Nguyên nhân là do chỗ dây thanh quản khi được tiếp xúc với acid dạ dày tràn từ dưới lên làm viêm sưng.
  • Miệng tiết ra rất nhiều nước bọt: phản xạ tự nhiên khi miệng có ợ chua. Nước bọt tiết ra để trung hòa chất chua.
  • Đắng miệng: Khi dịch vị dạ dày trào lên kèm theo dịch mật tiêu hóa thức ăn thì chúng ta cảm thấy đắng. Đây là thể hiện của sự rối dây thần kinh dạ dày làm cho cơ thể mở nhiều van môn vị dẫn đến dịch mật trào ra.Bên cạnh đó bệnh nhân có thể chán ăn, giảm cân, thiếu máu.

>>>Xem thêm: BIỂU HIỆN BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

3.2.2. Cách chẩn đoán dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Ngoài dựa vào dấu hiệu lâm sàng của bệnh dạ dày trào ngược thực quản thì nếu thấy cần thiết thì bác sĩ sẽ cho làm một số xét nghiệm để khẳng định rõ hơn về bệnh.

  • Nội soi dạ dày thực quản: Phương pháp này sẽ được bác sĩ dùng một ống nội soi có thành mỏng và dễ luồn vào để di chuyển từ thực quản đến đường ruột và  ống có lắp thêm camera để có thể quan sát được lớp niêm mạc đường tiêu hóa. Bằng cách nội soi bác sĩ sẽ xem có phải bệnh trào ngược dạ dày hay không. 
  • Chụp X–quang đường tiêu hóa trên: Phương pháp này hay được chỉ định khi có biểu hiện sụt cân, rối loạn tiêu hóa thức ăn, ói mửa. Có thể nội soi bằng huỳnh quang là xét nghiệm sử dụng tia X hoặc dùng bari thực quản sau đó chụp cản quang.
  • Đo PH ở trong thực quản trong vòng 24h: Đây là một trong những xét nghiệm sử dụng để xác định nồng độ axit trào ngược lên thực quản và hay được chỉ định ở bệnh nhân ho nhiều, ợ hơi và hay ợ nóng. Bệnh nhân khi làm xét nghiệm này sẽ phải nhịn ăn khoảng 5 giờ. Có một ống thông có cảm biến đo PH được đặt từ mũi xuống dưới thực quản. Khó khăn là đo trong 24h nên gây khó chịu cho bệnh nhân. Lưu ý vẫn ăn uống được bình thường khi xét nghiệm.
  • Nhân trắc học thực quản: Đối với bệnh nhân mà khó ăn uống, đau rát họng nặng, tức ngực thì có thể phải phẫu thuật. Dùng cái ống mỏng đã được gắn cảm biến khi vào thực quản đo được co giãn thực quản khi khi bệnh nhân nuốt và xác định được áp lực trong thực quản.

Lưu ý: Các phương pháp xét nghiệm trên đều có ưu và nhược điểm. Tuy nhiên tùy vào tình trạng của từng người bệnh để chỉ định xét nghiệm nào cho phù hợp nhất.

do-nong-do-ph-3

Đo nồng độ PH trong dạ dày

3.3. Dấu hiệu của bệnh dạ dày-chảy máu dạ dày

Chảy máu ở dạ dày là tình trạng xuất huyết rồi chảy máu ở niêm mạc dạ dày làm cho bệnh nhân đau và nôn ra máu, đi phân có trộn lẫn máu. Đây là dấu hiệu bệnh dạ dày cấp tính và rất nguy hiểm nên cần cấp cứu chữa kịp thời.

3.3.1. Dấu hiệu của bệnh chảy máu dạ dày

Dấu hiệu của bệnh chảy máu dạ dày gồm:

  • Thay đổi màu da: Dạ dày bị xuất huyết dẫn đến mất máu và dạ dày tổn thương nên khó tiêu hóa thức ăn dẫn đến thiếu dinh dưỡng, cơ thể suy nhược. Da sẽ trở nên nhợt nhạt và thiếu sức sống. 
  • Đau ở vùng thượng vị của dạ dày: Cơn đau ở vùng thượng vị của dạ dày rồi lan rộng ra vùng lưng và bụng. Bệnh nhân có thể đau bụng dữ dội, vã mồ hôi tái nhợt mặt.
  • Nôn ra máu: Nôn ra máu đây là dấu hiệu chảy máu dạ dày da cơ bản. Bệnh nhân sẽ có cảm giác mùi tanh ở miệng và có thể nôn ra máu lẫn với thức ăn. Nôn ra máu là hết sức nguy hiểm nếu nôn ra máu nhiều thì bệnh nhân có thể mất máu nặng và đe dọa tử vong. Vì vậy bệnh nhân cần được cấp cứu để cầm máu.
  • Đi ngoài phân màu đen: Người bệnh có thể đi ngoài phân màu đen như bã cà phê. Phân có mùi hôi thối khó chịu vì trong phân có máu. Lượng phân màu đen càng nhiều thì chảy máu dạ dày càng nặng.
  • Cơ thể mất máu: Người bệnh nôn ra máu và đi ngoài ra máu nhiều lần khiến cơ thể bị mất máu.

Khi các dấu hiệu xuất huyết trên, bệnh nhân nên nhập viện và kiểm tra mức độ nguy hiểm và tiến hành cầm máu. Nếu với trường hợp chảy máu dạ dày nhẹ có thể sử dụng thuốc và chữa trị tại nhà. Còn xuất huyết nặng thì cần cầm máu ngay lập tức bằng cách can thiệp ngoại khoa.

3.3.2. Cách chẩn đoán dấu hiệu của bệnh chảy máu dạ dày

Một số xét nghiệm:

  • Nội soi dạ dày: Là phương pháp quan trọng nhất tìm được vị trí chảy máu và có thể hạn chế chảy máu bằng cách tiêm xơ hay đốt laser.
  • Xét nghiệm: Tìm công thức máu,  tỷ lệ Prothrombin, số lượng tiểu cầu để xem mức độ mất màu.
  • Siêu âm: Chẩn đoán phân biệt chảy máu dạ dày hay do cơ quan nào khác trong ổ bụng.

3.4. Dấu hiệu của bệnh dạ dày-ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là những tế bào phát triển quá mức không kìm lại được và tạo ra các khối u ở dạ dày. Khối u này có thể lan ra xung quanh và nếu di căn thì có thể đi nhiều bộ phận khác trên cơ thể con người. Ung thư dạ dày là khá phổ biến và nam mắc nhiều hơn nữ.

ung-thu-da-day-5

Ung thư dạ dày

3.4.1. Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày

Dấu hiệu của ung thư dạ dày:

  • Đau bụng: Đau bụng xuất hiện từng đợt lúc mới ban đầu và đau trầm trọng hơn khi chuyển sang ung thư và cơn đau không mất đi khi dùng thuốc.
  • Bụng phình trướng: Bụng to lên bất thường, phình trướng to thường hay là giai đoạn cuối của bệnh.
  • Hay ợ nóng
  • Sụt cân đột ngột: Đây là triệu chứng thường gặp và dễ phát hiện nhất ở bệnh nhân mắc ung thư dạ dày. Người bệnh có thể mất 1/3 khối lượng cơ thể trong thời gian ngắn
  • Đi phân đen và có lẫn máu
  • Nôn ra máu: Trầm trọng hơn nếu giai đoạn cuối của bệnh khi đó bệnh nhân tử vọng là chuyện sớm muộn.

3.4.2. Cách chẩn đoán dấu hiệu của ung thư dạ dày

Một số xét nghiệm:

  • Nội soi dạ dày: Nội soi sẽ quan sát được toàn bộ dạ dày nên có thể giúp chẩn đoán chính xác hơn và phát hiện được các khối u bất thường.Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu khi nội soi dạ dày.
  • Chụp cắt lớp: Không tổng quát được như nội soi dạ dày. Khi nghi ngờ vùng nào có khối u bất thường thì chụp ảnh lại để đánh giá bệnh.
  • Sinh thiết: Xét nghiệm quan trọng có thể khẳng định có tế bào ung thư hay không. Mẫu sinh thiết được lấy từ áu trình nội soi và đực soi dưới kính hiển vi
  • Xét nghiệm máu: Có thể tìm các dấu hiệu ung thư như CAE hay CA19-9.

Bệnh lý từ dạ dày tá tràng nhiều khi có thể chữa khỏi nhưng có khi gây ra tử vong cho người bệnh. Dựa vào dấu hiệu của bệnh dạ dày có thể giúp chẩn đoán phân biệt được các bệnh lý dạ dày từ đó tìm phương pháp ddieuf trị hữu hiệu nhất.

>>>Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Có Lây Không Và Lây Qua Con Đường Nào

5. Cách chữa các dấu hiệu của bệnh dạ dày

5.1. Sử dụng bằng thuốc

Một số nhóm thuốc điều trị dấu hiệu bệnh dạ dày:

  • Nếu loét dạ dày tá tràng thì nên dùng nhóm ức chế proton PPI.
  • Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Nhóm antacid trung hòa acid dạ dày.
  • Thuốc kháng sinh diệt HP.
  • Thuốc cầm máu nếu trường hợp xuất huyết nhẹ.
  • Thuốc giảm đau nếu quá đau trong ung thư.
  • Thuốc giảm viêm tấy trong trường hợp thực quản bị sưng phù.

5.2. Sử dụng kinh nghiệm dân gian

Một số thực phẩm giúp giảm dấu hiệu của bệnh dạ dày:

  • Chuối
  • Sữa chua
  • Trà xanh
  • Nha đam
  • Ngũ cốc và các loại đậu

6. Cách phòng tránh các dấu hiệu của bệnh dạ dày

Một số cách phòng dấu hiệu của bệnh dạ dày:

  • Thay đổi lại chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống.
  • Cấm sử dụng các chất kích thích, bia rượu.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin.
  • Tuân thủ liệu trình điều trị thuốc của bác sĩ.
  • Tránh căng thẳng và hãy tạo tinh thần thoải mái.
 dau-hieu-cua-benh-da-day-6

Chế độ ăn giàu chất xơ

Bài viết trên là giúp bạn đọc nhận biết được các dấu hiệu của bệnh dạ dày và cách chuẩn đoán chính xác từ các dấu hiệu của bệnh dạ dày. Các dấu hiệu đó tưởng chừng như bình thường đem lại tình trạng lơ là chủ quan cho người bệnh. Nhưng nếu dấu hiệu của bệnh dạ dày đó kéo dài và không thuyên giảm thì bạn nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán một cách chính xác.

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được các chuyên gia Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091