Đầy Bụng Buồn Nôn Và Những Vấn Đề Liên Quan

Đầy Bụng Buồn Nôn Và Những Vấn Đề Liên Quan

day-bung-buon-non-2

Đầy bụng buồn nôn và những vấn đề liên quan

Theo chia sẻ của Bác sĩ CKII.Phan Thanh Tòng, nguyên trưởng khoa Nội-Lão học, Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ: “Đầy bụng buồn nôn hiện nay là một căn bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam và cả trên Thế giới. Nhìn chung, tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể hết trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, nếu chúng diễn ra khá thường xuyên và dai dẳng, thì đây là vấn đề cần được kiểm soát ngay.” Vậy chúng nguy hiểm như thế nào, các biện pháp ngăn ngừa chúng ra sao, hãy theo chân Scurma Fizzy và tìm hiểu cùng nhau nhé.

1.Đầy bụng buồn nôn là những tình trạng như thế nào?

1.1.Đầy bụng là gì?

Đầy bụng là cảm giác no sau khi ăn một bữa ăn nhiều, đây là một vấn đề bình thường. Tuy nhiên, nếu dạ dày của chúng ta thường xuyên cảm thấy đầy và căng tức mà không có lý do rõ ràng cho những điều đó, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể.

đầy bụng là gì

Đầy bụng buồn nôn là gì?

1.2.Buồn nôn là gì?

Buồn nôn là sự lan tỏa của cảm giác khó chịu của dạ dày và xuất hiện trước khi nôn, thường được coi là sự thôi thúc muốn nôn. Nôn là hiện tượng tống ra ngoài một cách chủ động hoặc không chủ ý các chất trong dạ dày qua đường miệng. Mặc dù buồn nôn không gây đau đớn, nhưng nó có thể là một triệu chứng suy nhược nếu kéo dài và có thể gây khó chịu ở ngực, bụng trên hoặc phía sau cổ họng.

2.Nguyên nhân gây nên tình trạng đầy bụng buồn nôn là gì?

2.1.Nguyên nhân gây nên đầy bụng

Căng thẳng, thói quen ăn uống hay các yếu tố liên quan đến lối sống đều có thể gây ra tình trạng căng tức, đầy bụng.  Các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và nội tiết tố cũng có thể gây ra tình trạng đầy bụng, buồn nôn.

2.1.1.Thói quen ăn uống

Cách mà chúng ta ăn có thể gây ra cảm giác no khó chịu sau bữa ăn. Ví dụ như ăn quá nhiều, ăn quá nhanh hoặc ăn khi đang căng thẳng.

Một số loại thực phẩm cũng có nhiều khả năng gây đầy bụng sau bữa ăn như các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như đậu, hành tây và bắp cải. Các loại đồ uống có gas làm tăng cảm giác no.

Nếu nguyên nhân do thói quen ăn uống hoặc một số loại thực phẩm gây đầy bụng, thì các triệu chứng này có thể được cải thiện khi chúng ta điều chỉnh được chế độ ăn uống của mình một cách hợp lý.

2.1.2.Khó tiêu

Khó tiêu là tình trạng bao gồm một nhóm các triệu chứng như đau hoặc có cảm giác nóng trong dạ dày, cảm thấy no ngay sau khi ăn, dạ dày ùng ục, ợ hơi, đầy hơi, buồn nôn.

Chứng khó tiêu xảy ra rất phổ biến và có thể điều trị chỉ với việc thay đổi chế độ ăn uống. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK), một số người nhận thấy rằng thực phẩm có tính axit, chẳng hạn như cà chua hoặc nước cam sẽ làm tăng nguy cơ gây ra chứng khó tiêu. Những nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng khó tiêu bao gồm stress, hút thuốc lá, cafein, rượu, nước giải khát có gas, ăn quá nhanh, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Việc làm giảm tác nhân kích thích có thể giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu. Tuy nhiên, nếu chứng khó tiêu thường xuyên xảy ra thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị.

2.1.2.Táo bón

Táo bón xảy ra khi chúng ta đi tiêu ít hơn ba lần trong một tuần và nó có thể gây ra cảm giác khó chịu và đầy bụng. Một người bị táo bón cũng có thể gặp tình trạng đi tiêu khó hoặc đau; phân cứng, khô hoặc vón cục; đi tiêu không hết hoàn toàn

Táo bón là một vấn đề xảy ra rất phổ biến. Trong những trường hợp nhẹ, việc ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục có thể hữu ích trong việc điều trị táo bón. Mọi người cũng có thể sử dụng các biện pháp dùng thuốc, chẳng hạn như thuốc làm mềm phân để điều trị táo bón.

2.1.3.Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tập hợp của các triệu chứng bao gồm khó chịu và đầy hơi. Theo NIDDK, những người bị IBS cũng có các dấu hiệu như đau quặn bụng; tiêu chảy hoặc táo bón, hoặc cả hai; đi tiêu không hoàn toàn.

Một loạt các yếu tố có thể gây ra IBS hoặc làm tăng nguy cơ bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn trong đường tiêu hóa, sự phát triển quá mức của hệ vi khuẩn đường ruột bên trong ruột non, không dung nạp và nhạy cảm với một số loại thực phẩm, có tiền sử chấn thương, lo lắng hoặc trầm cảm.

2.1.3.Bệnh viêm loét dạ dày

Helicobacter pylori là một loài vi khuẩn có thể làm hỏng lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến loét dạ dày. Loét dạ dày cũng có thể xảy ra do sử dụng các thuốc chống viêm Non-Steroid (NSAIDs) trong thời gian dài hoặc hội chứng Zollinger Ellison-là một tình trạng hiếm gặp gây ra sự phát triển của các khối u ở phần trên của ruột non.

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét là đau dạ dày âm ỉ hoặc nóng rát. Cơn đau có thể xảy ra khi dạ dày trống rỗng, đến và đi trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng. Các triệu chứng khác của loét dạ dày bao gồm đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, giảm cân.

Tác hại của vi khuẩn Hp

Một nguyên nhân có thể gây nên đầy bụng buồn nôn

>>>Xem thêm: Loet Da Day Và Các Nguy Hiểm Thường Gặp Cần Điều Trị Kịp Thời

2.1.4.Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nếu những người bị trào ngược axit hoặc ợ chua thường xuyên, kéo dài, thì bệnh nhân có thể đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Những người bị GERD thường sẽ gặp các triệu chứng sau: đau rát ở bụng trên hoặc ngực, buồn nôn hoặc nôn mửa, hơi thở có mùi hôi, khó nuốt, bị mắc các vấn đề hô hấp, răng bị mòn,…

GERD có nhiều nguyên nhân, bao gồm việc do tăng áp lực lên dạ dày khi mang thai, béo phì, thoát vị gián đoạn, hút thuốc và một số loại thuốc. Xác định nguyên nhân gây ra GERD có thể giúp tìm ra cách để dự phòng và điều trị bệnh được tốt hơn. 

2.1.5.Chậm sự làm rỗng dạ dày

Chậm sự làm rỗng dạ dày là một tình trạng gây ra sự chậm trễ trong việc làm rỗng dạ dày. Điều này có nghĩa là các thức ăn chứa trong dạ dày không được đẩy hết xuống ruột non như bình thường, khiến dạ dày có cảm giác no. Một số các triệu chứng khác của chậm sự làm rỗng dạ dày như cảm thấy no nhanh chóng khi ăn dù ăn không nhiều, cảm thấy vẫn còn no trong một thời gian dài sau khi ăn, buồn nôn hoặc nôn mửa, đầy hơi, ợ hơi, đau bụng trên, ợ nóng, ăn mất ngon.

2.1.6.Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác có thể gây đầy bụng, căng tức bao gồm hội chứng tiền kinh nguyệt; viêm dạ dày hoặc viêm niêm mạc dạ dày; viêm tụy gây đau hoặc mềm ở vùng bụng trên.

2.2.Nguyên nhân gây nên buồn nôn

Buồn nôn và nôn không phải là bệnh, nhưng chúng là triệu chứng của nhiều tình trạng như say tàu xe hoặc say sóng; giai đoạn đầu của thai kỳ (buồn nôn xảy ra trong khoảng 50% đến 90% tổng số thai kỳ; nôn mửa trong khoảng 25% đến 55%); nôn do thuốc; đau nhức; tình trạng căng thẳng cảm xúc (chẳng hạn như sợ hãi); bệnh túi mật; ngộ độc thực phẩm; nhiễm trùng (chẳng hạn như “cúm dạ dày”); ăn quá nhiều; phản ứng của cơ thể với một số mùi; đau tim; chấn động hoặc chấn thương não; u não; có vết loét; một số dạng ung thư; chứng cuồng ăn hoặc các bệnh tâm lý khác; quá trình làm rỗng dạ dày chậm (một tình trạng có thể gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường); ăn phải chất độc hoặc uống quá nhiều rượu; tắc ruột; viêm ruột thừa; đang điều trị ung thư như xạ trị hoặc hóa trị cũng sẽ có nguy cơ bị buồn nôn và nôn mửa.

Các nguyên nhân gây nôn sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi. Đối với trẻ em, nôn trớ thường xảy ra do nhiễm virus, ngộ độc thức ăn, dị ứng sữa, say tàu xe, ăn quá no, ho, tắc ruột và trẻ bị sốt cao.

Theo Stanford Health Care, hai trong số những nguyên nhân phổ biến nhất của buồn nôn và nôn là bệnh cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột do virus) và ngộ độc thực phẩm.

Thời gian xảy ra buồn nôn hoặc nôn có thể giúp chúng ta xác định được nguyên nhân gây ra chúng. Khi xuất hiện ngay sau bữa ăn, buồn nôn hoặc nôn có thể do ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày (viêm niêm mạc dạ dày), loét hoặc ăn vô độ. Buồn nôn hoặc nôn từ 1 đến 8 giờ sau bữa ăn cũng có thể là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, một số vi khuẩn bị lây nhiễm qua thực phẩm, chẳng hạn như Salmonella, có thể mất nhiều thời gian hơn để biểu hiện ra các triệu chứng.

>>>Xem thêm: 12 Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Thượng Vị Buồn Nôn Và Cách Điều Trị

3.Đầy bụng buồn nôn có nguy hiểm hay không?

3.1.Tác hại của đầy bụng

Đầy bụng có thể là một tình trạng khá bình thường và thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên nếu nó xảy ra trong khoảng thời gian dài, thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn khác trong cơ thể. Nếu không được điều trị, thì có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe chúng ta.

3.2.Tác hại của buồn nôn

Thông thường, cảm giác buồn nôn có thể là vô hại, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác nghiêm trọng hơn. Một số ví dụ về các tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến buồn nôn hoặc nôn bao gồm chấn thương, viêm màng não (nhiễm trùng màng não), gây tắc nghẽn đường ruột, khối u não hay viêm ruột thừa.

Một vấn đề khác cần quan tâm là tình trạng mất nước. Người lớn có nguy cơ bị mất nước thấp hơn trẻ em, vì họ có thể phát hiện ra các triệu chứng mất nước của mình (chẳng hạn như tăng cảm giác khát và khô môi hoặc miệng) trong khi trẻ nhỏ có nguy cơ bị mất nước cao hơn, đặc biệt nếu chúng cũng bị tiêu chảy, vì chúng thường không thể biết hay truyền đạt đến người lớn những dấu hiệu đó. Cho nên khi người lớn chăm sóc trẻ bị bệnh cần lưu ý những dấu hiệu mất nước có thể nhìn thấy như môi và miệng khô, mắt trũng, thở nhanh hoặc mạch đập. Ở trẻ sơ sinh, cũng cần để ý xem trẻ có giảm đi tiểu và thóp trũng (chỗ mềm trên đỉnh đầu của trẻ) hay không.

Thóp trũng ở trẻ

Tác hại của đầy bụng buồn nôn

Tình trạng nôn mửa tái diễn trong thai kỳ có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng gọi là chứng nôn trớ, trong đó người mẹ có thể bị mất cân bằng lượng chất lỏng và khoáng chất, từ đó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ mang thai hoặc thai nhi.

Một tình trạng hiếm hơn là khi nôn quá nhiều có thể làm rách niêm mạc thực quản, còn được gọi là vết rách Mallory-Weiss. Nếu thực quản bị vỡ ra, đây được gọi là hội chứng Boerhaave, và là một trường hợp cần được sự cấp cứu y tế khẩn cấp.

4.Cách triệu chứng của đầy bụng buồn nôn

4.1.Các triệu chứng của đầy bụng

Một số triệu chứng của đầy bụng bao gồm cảm thấy no dù không ăn nhiều; căng hoặc nặng nề bụng rất khó chịu; bụng đầy hơi hoặc chướng lên; đau bụng hoặc chuột rút; cảm thấy no nhanh chóng trong khi ăn; buồn nôn; ợ nóng; ợ hơi hoặc đầy hơi; thay đổi nhu động ruột.

4.2.Các triệu chứng của buồn nôn

Theo Stanford Health Care, các dấu hiệu và triệu chứng của buồn nôn bao gồm cảm thấy cơ thể yếu đi, mệt lả; đổ mồ hôi; nước bọt tích tụ lại trong miệng; muốn nôn mửa.

5.Chẩn đoán tình trạng đầy bụng buồn nôn

5.1.Chẩn đoán đầy bụng

Các chuyên gia y tế có thể chẩn đoán đầy bụng chỉ qua việc dựa vào các triệu chứng như đã mô tả như trên, theo lời khai của bệnh nhân về thói quen, lối sống, cũng như tiền sử ăn uống, tiền sử sức khỏe bản thân.

5.2.Chẩn đoán buồn nôn

Để xác định nguyên nhân nào gây ra cảm giác buồn nôn, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, hỏi bệnh nhân về các triệu chứng và tiến hành khám sức khỏe. Họ cũng sẽ tìm các dấu hiệu mất nước và có thể tiến hành một số xét nghiệm, bao gồm cả máu, nước tiểu, và có thể tiến hành các biện pháp thử thai để xác định xem liệu có đang mang thai hay không.

thử thai xem có mang thai không

Dùng que thử thai giúp chẩn đoán đầy bụng buồn nôn

6.Các phương pháp điều trị và phòng ngừa đầy bụng buồn nôn

6.1.Điều trị và ngăn ngừa đầy bụng

Các lựa chọn điều trị cho tình trạng đầy bụng dựa trên nguyên nhân gây ra nó

6.1.1.Dùng thuốc

Một số thuốc có thể dùng điều trị tình trạng đầy bụng như

-Thuốc kháng axit (Antacid) như Tums, Rolaids, Mylanta

-Thuốc hỗn dịch uống bao gồm Pepto-Bismol, Carafate

-Sản phẩm chống đầy hơi như Phazyme, Gas-X, Beano

-Thuốc chẹn thụ thể H2: famotidine (Pepcid AC), Cimetidine (Tagamet HB), hoặc nizatidine (Axid AR)

-Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như Lansoprazole (Prevacid 24 HR), omeprazole (Prilosec, Zegerid)

6.1.2.Thay đổi lối sống ngăn ngừa đầy bụng

-Tránh hoặc hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị và khó tiêu hóa.

-Thay đổi thói quen ăn uống, nên ăn chậm hơn và ăn nhiều bữa nhỏ thay vì bữa ăn  lớn

-Tập thể dục thường xuyên

-Giảm hoặc loại bỏ caffeine và rượu

-Quản lý mọi lo lắng và căng thẳng

-Ngừng ăn khi cảm thấy bắt đầu no

-Uống nhiều nước

-Bỏ hút thuốc lá

-Mặc quần áo rộng rãi

-Tránh nằm trong 3 giờ sau khi ăn

Các phương pháp điều trị tại nhà sẽ không điều trị được các tình trạng như loét dạ dày hoặc chứng liệt dạ dày. Đối với những vấn đề này, cần sự trợ giúp của chuyên gia y tế để được tư vấn về cách kiểm soát tình trạng bệnh.

6.2.Điều trị và ngăn ngừa buồn nôn

Có một số cách giúp ngăn ngừa cảm giác buồn nôn phát triển như:

-Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn một bữa quá no

-Ăn chậm, nhai kỹ

-Bạn nên hạn chế ăn các thức ăn, đồ uống khó tiêu

-Ăn thực phẩm lạnh nếu cảm thấy buồn nôn bởi mùi thức ăn khi chúng nóng hoặc ấm

-Nghỉ ngơi sau khi ăn, nâng cao đầu nằm

-Nên ăn khi cảm thấy bớt buồn nôn

-Nếu cảm thấy buồn nôn khi thức dậy, hãy ăn một vài chiếc bánh quy giòn trước khi ra khỏi giường hoặc ăn một bữa ăn nhẹ giàu protein  như thịt nạc hoặc phomat  trước khi bạn đi ngủ

-Tránh uống quá nhiều nước trong bữa ăn

-Tránh thức ăn béo hoặc cay vì những loại thực phẩm này có thể làm cho buồn nôn trở nên nặng hơn.

-Không kết hợp thức ăn nóng và lạnh

-Uống đồ uống một cách từ từ

-Để điều trị chứng say tàu xe, nên ngồi đối diện với kính chắn gió phía trước vì quan sát chuyển động nhanh qua cửa sổ bên có thể khiến cơn buồn nôn trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bấm điện thoại, đọc sách hoặc chơi trò chơi điện tử trong xe có thể gây ra say tàu xe.

-Đối với trẻ em, đừng để trẻ vừa ăn vừa chơi.

-Tránh xa các tác nhân gây mùi mạnh như mùi từ các loại thực phẩm hay mùi nấu ăn, nước hoa và khói vì chúng có thể là nguyên nhân gây ra buồn nôn

-Tránh các tác nhân khác có thể gây ra tình trạng buồn nôn như ở trong phòng ngột ngạt, nóng, ẩm, đèn nhấp nháy và lái xe.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng nôn mửa khi cảm thấy buồn nôn?

Khi bắt đầu cảm thấy buồn nôn, chúng ta có thể ngăn chặn tình trạng nôn mửa bằng cách:

-Uống một lượng nhỏ chất lỏng ngọt như soda hoặc nước trái cây (ngoại trừ nước cam và bưởi, vì chúng quá chua)

-Nghỉ ngơi ở tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng; tránh các hoạt động có thể làm trầm trọng thêm cảm giác buồn nôn và có thể dẫn đến nôn.

6.2.2.Các lựa chọn thuốc điều trị tình trạng buồn nôn

Nếu chúng ta bị say tàu xe, việc sử dụng các thuốc chống say tàu xe không kê đơn có thể giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả như Dimenhydrinate (Dramamine), Meclizine, thuốc kháng axit dạng lỏng hoặc dạng nhai, Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol), dung dịch gồm glucozơ, fructozơ và axit photphoric (Emetrol)

Miếng dán Scopolamine (Transderm Scop) chống say tàu xe là lựa chọn hữu ích cho những chuyến đi dài, như du ngoạn trên biển.

Việc dùng các loại thuốc này sẽ có nhiều hiệu quả và tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc và cơ địa của mỗi người.

6.2.3.Liệu pháp thay thế và bổ sung

Một phương pháp truyền thống bên Đông y được gọi là bấm huyệt đã được sử dụng để giúp giải quyết cơn buồn nôn nhẹ và ốm nghén. Điều này liên quan đến việc kích thích một huyệt đạo hoặc huyệt gọi là P6. Dùng ngón giữa và ngón trỏ ấn mạnh xuống rãnh giữa hai gân lớn ở mặt trong cổ tay, cách lòng bàn tay rộng ba ngón tay.

Nếu cảm giác buồn nôn là do hóa trị liệu ung thư, thì phương pháp châm cứu có thể hữu ích.

Ngoài ra, các liệu pháp khác cho tình trạng buồn nôn cấp tính đến mãn tính với số lượng nghiên cứu đánh giá khác nhau bao gồm liệu pháp hương thơm, liệu pháp thôi miên, dùng gừng,..

day-bung-buon-non-8

Châm cứu giúp điều trị đầy bụng buồn nôn

7.Khi nào nên đi khám ngay nếu bị đầy bụng buồn nôn?

7.1.Đầy bụng

Bất kỳ ai có cảm giác no hoặc chướng bụng dai dẳng lâu ngày nên đi khám bác sĩ ngay để nhận được lời khuyên. Đây có thể là một dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Một số dấu hiệu nên đi khám ngay chẳng hạn như giảm cân không giải thích được, đầy hơi dai dẳng hoặc cảm giác no, thay đổi bất thường khi đi tiêu hoặc đi tiểu, đau lưng dưới, sốt hoặc ớn lạnh, máu xuất hiện trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu từ trực tràng, đau bụng dai dẳng, buồn nôn và ói mửa, khó thở.

Những triệu chứng này có thể cho thấy một tình trạng bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm tụy hoặc ung thư.

7.2.Buồn nôn

Đi khám Bác sĩ ngay nếu:

-Cảm giác buồn nôn kéo dài hơn vài ngày hoặc có khả năng mang thai.

-Nếu việc điều trị tại nhà không hiệu quả như mất nước hoặc chấn thương đã biết xảy ra (chẳng hạn như chấn thương đầu hoặc nhiễm trùng) có thể gây ra nôn mửa

-Người lớn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu tình trạng nôn mửa kéo dài hơn một ngày, tiêu chảy và nôn mửa kéo dài hơn 24 giờ, hoặc có dấu hiệu mất nước.

-Đưa trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 6 tuổi đến bác sĩ nếu nôn mửa kéo dài hơn vài giờ, tiêu chảy, có dấu hiệu mất nước, sốt hoặc nếu trẻ không đi tiểu trong 4-6 giờ.

-Đưa trẻ trên 6 tuổi đi khám nếu trẻ bị nôn trớ kéo dài một ngày, tiêu chảy kết hợp với nôn kéo dài hơn 24 giờ, có dấu hiệu mất nước, sốt cao hoặc trẻ chưa đi tiểu trong vòng 6 giờ.

Nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bất kỳ trường hợp nào sau đây xảy ra với nôn:

-Có máu trong chất nôn (màu đỏ tươi hoặc giống như “bã cà phê”)

-Đau đầu dữ dội hoặc cứng cổ

-Mất tỉnh táo, hôn mê, lú lẫn

-Đau bụng nặng

-Bệnh tiêu chảy

-Nhịp thở hoặc mạch nhanh

Tóm lại, tình trạng đầy bụng buồn nôn hiện nay đang là một tình trạng bệnh khá phổ biến và có nhiều nguy cơ mắc phải, vấn đề này tuy không nghiêm trọng nhưng có thể dẫn đến nhiều bất tiện và khó khăn trong cuộc sống giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của tất cả chúng ta. Nguyên nhân gây nên bệnh cũng chủ yếu xuất phát từ trong lối sống không lành mạnh, từ đó dẫn đến các bệnh lý là nguyên nhân của hiện tượng đầy bụng hay buồn nôn. Tuy nhiên việc phòng ngừa và điều trị tình trạng đầy bụng và buồn nôn không hề khó khăn, có thể bắt đầu ngay từ việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, lối sống, thói quen sinh hoạt cũng cần được thay đổi. Hy vọng qua bài viết này, Scurma Fizzy đã giúp các bạn hiểu rõ các vấn đề về buồn nôn và đầy bụng, cũng như các biện pháp giúp chúng ta có thể điều trị và phòng ngừa triệu chứng này một cách tốt nhất.

Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người mắc tình trạng đầy bụng buồn nôn. Bên cạnh tạo thói quen tốt hàng ngày như ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái,.. người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh, hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.

>>>Xem thêm: Chướng Bụng Đầy Hơi Buồn Nôn Và 6 Điều Bạn Cần Biết

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội, đã áp dụng công nghệ hướng đích nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường từ củ nghệ vàng. Đồng thời, hiệu quả làm lành vết loét sẽ cao hơn và có khả năng chống oxy hóa so với các dạng bào chế khác. Tìm hiểu thêm về sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để có thể giúp ngăn ngừa tình trạng đầy bụng và buồn nôn.

Vai trò của Scurma Fizzy

Scurma Fizzy giúp hỗ trợ điều trị tình trạng đầy bụng buồn nôn

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào hay các vấn đề nào khác cần quan tâm đến tình trạng đầy bụng buồn nôn, hãy gọi ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp các thắc mắc đó cùng bạn.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091