Khó Tiêu Chức Năng Có Nguy Hiểm Không
Khó tiêu chức năng là một rối loạn tiêu hóa thường có biểu hiện:đầy hơi,chướng bụng,đau thượng vị…Bệnh gặp phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi,giới tính, nếu không can thiệp điều trị bệnh sẽ tiến triển dai dẳng,làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Vậy để hiểu thêm về bệnh khó tiêu chức năng là gì?Nguyên nhân gây ra khó tiêu chức năng?Làm thế nào để khắc phục hiệu quả?Mời bạn cùng SCurma Fizzy đi tìm lời giải đáp qua bài viết hữu ích dưới đây nhé!
1.Khó tiêu chức năng là bệnh gì?
Khó tiêu là một chứng bệnh xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi.Bệnh có thể xuất hiện khi tổn thương,viêm loét niêm mạc dạ dày hoặc cũng có thể xuất hiện khi không có tổn thương,viêm loét niêm mạc dạ dày.
Khó tiêu chức năng thực chất là bệnh khó tiêu không do loét(Non-ulcer dyspepsia).
Khó tiêu chức năng xuất phát từ dạ dày,tá tràng với các biểu hiện: đau tức vùng bụng vị trí thượng vị,đầy chướng bụng,có thể buồn nôn hoặc nôn,…Các biểu hiện này không do tổn thương loét dạ dày tá tràng gây ra.
Khó tiêu chức năng là gì?
2.Nguyên nhân gây ra khó tiêu chức năng?
Đến nay,y học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra khó tiêu chức năng.
Nhiều bài nghiên cứu đã chứng minh được một số yếu tố có liên quan khá chặt
chẽ với bệnh khó tiêu chức năng và có thể là nguyên nhân gây ra bệnh này:
–Sự bất thường về vận động của dạ dày tá tràng:theo thống kê nghiên cứu trong số những bệnh nhân bị khó tiêu chức năng thì có khoảng 60% có bất thường về vận động của dạ dày tá tràng .Các bất thường này bao gồm:
+Việc làm rỗng dạ dày chậm: trong số những người bị bệnh khó tiêu chức năng nghiên cứu thấy khoảng 30-50% trường hợp có tình trạng tống thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng chậm dẫn đến việc làm rỗng dạ dày chậm điều này khiến cho người bệnh có cảm giác no lâu,chướng bụng,không muốn ăn trong khi quá trình tiêu hóa vẫn đang tiếp diễn một cách kém hiệu quả.Nguyên nhân có thể do thiếu dịch mật(dịch mật giúp tiêu hóa lipid,các chất béo)…vì vậy,nếu trong bữa ăn,ăn quá nhiều chất béo,đồ chiên rán,nhiều dầu mỡ sẽ gây tình trạng khó tiêu.
+ Giảm mức độ chứa của dạ dày:là tình trạng thể tích của dạ dày nhỏ đi:có thể là do di truyền,người bệnh sinh ra đã có kích thước dạ dày nhỏ so với kích thước bình thường,hoặc do người bệnh có tiền sử cắt một phần dạ dày do chấn thương hay một lý do nào đó,…
+Sự bất thường về điện cơ.
+Tăng độ nhạy cảm của thần kinh với các nội tạng: điều này khiến cho niêm mạc dạ dày,ruột tăng độ nhạy cảm dễ dàng bị kích thích.
– Thói quen ăn uống không hợp lí :ăn nhanh, nhai không kỹ,nuốt chửng,nói chuyện quá nhiều trong bữa ăn làm cho không khí tràn nhiều vào dạ dày;ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ,sử dụng nhiều các chất kích thích như:rượu,bia,thuốc lá,cà phê,nước có ga…
Nguyên nhân gây khó tiêu chức năng
-Vi khuẩn Helicobacter pylori(Hp): Có mối liên quan giữa Vi khuẩn Hp và khó tiêu chức năng tuy nhiên các nhà nghiên cứu dịch tễ học vẫn chưa chứng minh được một cách thuyết phục.
>>>Xem thêm: Hp Trong Dạ Dày, Cách Phòng Tránh Và Các Phác Đồ Điều Trị
-Stress:các yếu tố bất thường về tâm lý,lo lắng ,sợ hãi,căng thẳng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra khó tiêu, đặc biệt là trong tình trạng cuộc sống vội vàng,áp lực hiện nay.
Nguyên nhân gây khó tiêu chức năng
3.Triệu chứng của khó tiêu chức năng là gì?
Khó tiêu chức năng do có nhiều yếu tố nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên các triệu chứng cũng xuất hiện phong phú và không đồng nhất,biểu hiện ở người này thế này và có thể biểu hiện ở người kia thế khác,theo tài liệu nước ngoài có thể chia ra thành 3 nhóm triệu chứng chính như sau:
3.1.Triệu chứng khó tiêu chức năng giống như loét
-Người bệnh khó tiêu chức năng có triệu chứng giống như triệu chứng điển hình của loét dạ dày,tá tràng:
+Đau bụng vùng thượng vị: người bệnh đau bụng đau bụng âm ỉ,đau có thể tăng lên thành dữ dội đặc biệt sau khi ăn xong các loại thức ăn chua,cay,nóng,đồ uống có ga,rượu,bia,…
+Buồn nôn: do tình trạng chậm tiêu hóa nên bệnh nhân luôn có cảm giác đầy bụng, chướng bụng,buồn nôn.Buồn nôn mức độ tăng lên khi để bụng đói hoặc ăn no.
+Ợ hơi,ợ chua: do dịch vị có tính acid trào ngược lên thực quản gây vị chua hoặc đắng miệng…
>>>Xem thêm: Ợ Hơi Nhiều Liên Tục Có Nguy Hiểm Không
Triệu chứng của khó tiêu chức năng
3.2.Triệu chứng khó tiêu chức năng giống như rối loạn chuyển hóa(ứ trệ)
-Nhóm này bao gồm các triệu chứng như:
+No sớm: người bệnh mới ăn được vài miếng đã cảm thấy no,không muốn ăn nữa do tình trạng ứ trệ ở dạ dày,thức ăn được đưa xuống tá tràng chậm.
+Buồn nôn:người bệnh có cảm giác khó chịu, chướng bụng,buồn nôn hoặc nôn.
+Đầy bụng,ợ hơi…
Các triệu chứng này xuất hiện có thể nghĩ tới tình trạng ứ trệ dịch vị trong dạ dày hoặc do rối loạn chức năng của ruột non.
3.3.Triệu chứng khó tiêu chức năng giống như trào ngược dạ dày
Người bệnh có biểu hiện tương tự giống với người bị trào ngược dạ dày với các triệu chứng tiêu biểu như:
-Ợ hơi,ợ nóng,ợ chua do kèm theo dịch vị trào lên thực quản
-Khó chịu, tức bụng phần trên( vùng thượng vị)
-Đầy bụng,chướng bụng
-Nôn,buồn nôn…
Triệu chứng của khó tiêu chức năng
Ngoài ra,các nhóm triệu chứng trên có thể xuất hiện vào ban đêm khiến cho người bệnh khó chịu,mệt mỏi,mất ngủ,ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống,triệu chứng của bệnh kéo dài có thể dẫn đến người bệnh suy nhược,gầy sút cân.
4.Những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh khó tiêu chức năng.
Các triệu chứng của khó tiêu chức năng biểu hiện khá rõ ràng,tuy nhiên việc khám trên lâm sàng của bác sĩ không phát hiện thấy gì đặc biệt. Vì vậy,việc chẩn đoán bệnh phải theo hướng loại trừ các bệnh lý thực thể bằng các kĩ thuật cận lâm sàng.
Các kĩ thuật cận lâm sàng thường sử dụng để chẩn đoán bệnh như:
–Xét nghiệm máu: người bệnh sẽ được điều dưỡng tiến hành lấy khoảng 2-4ml máu cho vào ống nghiệm để tiến hành xét nghiệm,kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ loại trừ các bệnh có triệu chứng tương tự như bệnh đau dạ dày không do loét.
–Các xét nghiệm vi sinh: bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm vi sinh. Người bệnh có thể được hướng dẫn lấy bệnh phẩm như phân hoặc máu để tiến hành làm xét nghiệm nhằm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori(Hp) sống tại niêm mạc dạ dày gây ra các bệnh lý về dạ dày.
Chẩn đoán khó tiêu chức năng
–Siêu âm :người bệnh sẽ được hướng dẫn vào buồng tiến hành siêu âm nhằm loại trừ các bệnh lý thực thể ở gan,mật như: sỏi túi mật,sỏi ống mật chủ,các khối u ở gan,u tụy,sỏi tụy,…
–Thủ thuật nội soi: tùy từng trường hợp,tùy mức độ của bệnh bác sĩ có thể chỉ định nội soi đường tiêu hóa.Người bệnh sẽ được đưa một dụng cụ mỏng,dễ linh hoạt, phần đầu có đèn chiếu sáng đưa từ miệng xuống thực quản rồi đến dạ dày và tá tràng(phần đầu của ruột non) nhằm kiểm tra,phát hiện các bất thường đường tiêu hóa.
Chẩn đoán khó tiêu chức năng
Người bệnh nên tìm hiểu,đến khám tại các cơ sở y tế uy tín,đảm bảo chất lượng để được chẩn đoán chính xác nhất và can thiệp điều trị kịp thời.
>>>Xem thêm: Bị Khó Tiêu Có Phải Đã Mắc Bệnh Lý Về Tiêu Hóa Không
5.Cách điều trị khó tiêu chức năng
Khó tiêu chức năng gặp phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính,đặc biệt tỉ lệ bị bệnh ngày càng tăng lên tuy nhiên chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ chủ động can thiệp điều trị bệnh.
Trường hợp bệnh có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt thì có thể không cần đến cơ sở y tế điều trị.Ngược lại,triệu chứng bệnh kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt hơn hết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và can thiệp điều trị sớm nhất.
Hiện nay, khó tiêu chức năng vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng.
5.1.Điều trị triệu chứng của khó tiêu chức năng bằng thuốc Tây
Các nhóm thuốc Tây có tác dụng điều trị triệu chứng của khó tiêu chức năng thường được dùng như:
–Thuốc giảm ợ hơi, chướng bụng: chủ yếu là các loại thuốc chứa thành phần Simethicone như:Mylanta,Gas-X,…
-Thuốc giảm sản xuất acid dạ dày: Cimetidine,Famotidine,Nizatidine,Ranitidine,các thuốc chẹn thụ thể H-2,…
–Thuốc giảm tiết acid: Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng giảm tiết acid bằng cách ngăn chặn hoạt động của các bơm nhỏ khác.Gồm một số thuốc như:Lansoprazole,Omeprazole,…
–Thuốc tăng co bóp cơ ống tiêu hóa: nhằm tác dụng làm rỗng dạ dày nhanh hơn đồng thời giúp thắt chặt vị trí giao giữa dạ dày và thực quản, giảm cảm giác đau tức khó chịu vùng thượng vị.Có thể dùng thuốc Metoclopramide,tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng sử dụng được và có nhiều tác dụng phụ cần chú ý .
-Ngoài ra có thể dùng thuốc chống trầm cảm với liều thấp nhằm ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và kiểm soát tình trạng đau vùng dạ dày,tá tràng.
–Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp nguyên nhân khó tiêu chức năng do vi khuẩn Helicobacter pylori(Hp) gây ra : Amoxycillin , Clarythrom , Klion , Tetraxyclin.
Khi sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh cần chú ý thực hiện đúng theo đơn thuốc,uống đúng thời điểm ,liều lượng theo chi định,không tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay loại thuốc khác.
5.2.Thay đổi lối sống lành mạnh giúp cải thiện tình trạng khó tiêu chức năng
Việc điều trị bằng thuốc là chưa đủ người bệnh cần thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh giúp thúc đẩy tác dụng của thuốc được nhanh hơn cũng như kiểm soát triệu chứng của bệnh.
Người bệnh khó tiêu chức năng nên:
-Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày,không nên ăn no quá,không để bụng đói quá.
-Không nên bỏ bữa.
-Tránh ăn các loại thực phẩm kích thích dạ dày như:đồ ăn có nhiều chất béo,đồ ăn cay,rượu,bia,thuốc lá ,đồ uống có ga,…
-Khi ăn nên ăn chậm,nhai kỹ.
-Hạn chế căng thẳng,lo lắng.Có thể giảm tình trạng này bằng cách thay thế những thời gian đó bằng việc làm những điều mình thích như xem phim,nghe nhạc ,ngủ,…
Ngoài ra ,nếu tình trạng khó tiêu của người bệnh vẫn đang ở mức độ nhẹ có thể kiểm soát được thì có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian giúp giảm và hết các triệu chứng của chứng bệnh khó tiêu chức năng như:
-Gừng:có thể rửa sạch, cạo vỏ,thái lát ngậm ngày vài lần hoặc giã nát gùng pha với nước ấm khuấy đều rồi uống, có thể cho thêm một ít mật ong cho dễ uống và tăng tác dụng của bài thuốc.
–Tía tô: rửa sạch thân và lá,giã nát,chắt lấy nước uống,hoặc chưng cách thủy uống lúc con ấm.
–Tỏi: dùng 30g tỏi bóc vỏ,giã nát,trộn với 5g đường,sau đó hòa với 50-60ml nước ấm.Uống 2 lần /ngày.Sau khi uống có thể gây khó chịu do mùi hăng của tỏi,để khử mùi hăng có thể nhai búp chè khô, dùng nước chè đặc hoặc bã chè…
Điều trị khó tiêu chức năng
6.Cách phòng tránh khó tiêu chức năng.
Khó tiêu chức năng là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạng,tuy nhiên nó các triệu chứng gây rất khó chịu cho người bệnh,làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.Hơn nữa,bệnh còn đang có xu hướng phát triển tăng cao gặp ở mọi giới tính,lứa tuổi.Vì vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cần có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Có thể tham khảo một số biện pháp phòng bệnh dưới đây:
6.1.Tăng cường chất xơ
Cuộc sống hiện nay ngày càng xoay quanh những thực phẩm chế biến sẵn,đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp ,… chính những thứ này là nguyên nhân gây ra khó tiêu có thể là khó tiêu chức năng.
Chất xơ vốn là yếu tố quan trọng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người.
Mỗi bữa ăn nên có thêm khẩu phần chất xơ ,tăng cường ăn các loại rau ,củ xanh như:rau cải,rau ngót,rau muống,rau dền,rau mồng tơi,quả bí đao,…Trong một ngày,mỗi người cần có 20-30 gram chất xơ ngoài các loại rau củ xanh có thể ăn thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt,hoa quả tươi như: cam,bưởi,táo,chuối,…Một bữa ăn giàu chất xơ sẽ giúp cho bạn tiêu hóa tốt đồng thời giúp ngăn ngừa các bệnh lý như :tiểu đường,các bệnh tim mạch,trĩ,ung thư đại trực tràng và một số bệnh khác nữa.
Cần hạn chế tối đa ăn các thực phẩm như:đậu đũa,bắp cải,súp lơ,nước uống có ga,..những thực phẩm này sẽ làm bụng đầy hơi dễ gây khó tiêu.
Nên uống thật nhiều nước,mỗi ngày tối thiểu 1,5-2 lít nước,không uống một lúc một cốc đầy,nên uống từng ngụm nhỏ chia nhiều lần giúp cơ thể hấp thu tốt nhất và giúp tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.Ngoài ra,nước còn có tác dụng hòa tan dễ dàng các khoáng chất trong cơ thể,các vitamin và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Phòng tránh khó tiêu chức năng
6.2.Ăn chậm,nhai kỹ
Việc ăn chậm,nhai kỹ tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất nó rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa,giảm nguy cơ xảy ra khó tiêu chức năng.
Ăn chậm,nhai kĩ sự phối hợp này giúp nghiền nát thức ăn đến độ phù hợp giúp dễ nuốt tránh tổn thương niêm mạc họng,giúp báo hiệu tuyến nước bọt chuẩn bị sẵn sàng tiết nước bọt và các báo hiệu dạ dày,ruột non chuẩn bị tiết dịch vị,dịch mật.Quá trình này diễn ra giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Tuy nhiên cần lưu ý,không nên ăn quá no vì quá nhiều thức ăn cần tiêu hóa nên dạ dày phải tiết rất nhiều dịch vị điều này sẽ dễ gây ra hiện tượng ợ nóng ,ợ chua và khó tiêu.
Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ là tốt nhất, tránh ăn quá no.
6.3.Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh,tăng lưu thông mạch máu,tăng cường sức đề kháng,đồng thời tập thể dục thường xuyên còn giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa,góp phần ngăn chặn hiện tượng khó tiêu.
Theo nghiên cứu của một giáo sư nước ngoài cho thấy rằng,chức năng tiêu hóa tăng rõ rệt ở những người thường xuyên tập thể dục.Trong nghiên cứu này,các nhà nghiên cứu còn phát hiện mối liên quan giữa bệnh béo phì và sự lười vận động.
Phòng tránh khó tiêu chức năng
6.4.Tránh căng thẳng kéo dài
Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh khó tiêu chức năng nói riêng và các bệnh lý rối loạn tiêu hóa nói chung.Điều này được lý giải như sau:
Việc căng thẳng,lo lắng,stress quá mức trong một thời gian dài có tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa.Căng thẳng làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh dần dần sẽ làm giảm lượng máu lưu thông tới vùng bụng từ đó ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tiêu hóa gây giảm hoạt động tiết dịch vị, quá trình tiêu hóa chậm lại từ đó gây ra ợ nóng,đầy hơi,chướng bụng và táo bón.
Vì vậy, cần tránh những căng thẳng ,lo lắng kéo dài,cần bình tĩnh trước mọi tình huống,tự tìm cách giải quyết những vấn đề gặp phải tránh để quá lâu,có thể thay thế thời gian suy nghĩ về chuyện tiêu cực bằng làm những thứ mà mình thích,mình cảm thấy thoải mái như:xem phim,nghe nhạc,vẽ tranh,hát,ngủ,…
6.5. Không lạm dụng thuốc antacid
Trong dạ dày có chứa dịch vị,dịch vị có tính acid có tác dụng tiết ra để tiêu hóa thức ăn.Nhưng do một nguyên nhân nào đó , dịch vị bị trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó tiêu.Khi đó, nhiều người thường sử dụng 1 loại thuốc đó là antacid,loại thuốc này có tác dụng trung hòa lượng acid trong dạ dày và đồng thời giải quyết luôn được triệu chứng trào ngược trên.
Tuy nhiên,nếu sử dụng quá nhiều,lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến làm giảm đặc tính acid của dịch dạ dày từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và dễ dàng mặc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày nhưng dịch vị không tiêu diệt được.
Vì vậy,tuyệt đối không lạm dụng thuốc antacid.
6.6. Sử dụng men tiêu hóa khi cần
– Men tiêu hóa chủ yếu được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên có thể cải thiện chức năng tiêu hóa và thậm chí giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
– Trong trường hợp men tiêu hóa bị thiếu do chế độ ăn uống không hợp lí và chế độ sinh hoạt không đảm bảo,việc bổ sung men tiêu hóa bằng cách uống 1 số dược phẩm có thể có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau dạ dày và khó tiêu chức năng.
-Ngoài ra,đối với những người khỏe mạnh bổ sung thêm men tiêu hóa thì men tiêu hóa cũng phát huy tác dụng trong việc tăng cường thúc đẩy chức năng tiêu hóa của cơ thể.
Phòng tránh khó tiêu chức năng
>>>Xem thêm: Cách Chữa Đầy Bụng Khó Tiêu, Nguyên Do Và Dấu Hiệu Nhận Biết
Trên đây là những thông tin hữu ích về chứng bệnh khó tiêu chức năng,mong rằng qua bài viết trên bạn có thể tự biết cách bảo vệ sức khỏe của mình cũng như người thân.SCurma Fizzy xin kính chúc bạn và gia đình luôn hạnh phúc và khỏe mạnh!
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với SCurma Fizzy theo hotline:18006091 để được tư vấn, giải đáp một cách tốt nhất.