Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Giảm Nhanh, Hiệu Quả Triệu Chứng
Điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả và an toàn cho người bệnh khi tình trạng bệnh lý này ngày càng phổ biến và diễn biến tiến triển các triệu chứng thầm lặng và nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Theo cơ sở dữ liệu Healthcare Cost and Utilization Project (HCUP): ” Có 955,402 trường hợp nhập viện do trào ngược dạ dày thực quản vào năm 1998. Năm 2005, con số này là 3,14 triệu, tăng 216%.”
1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản, tên tiếng Anh là Gastroesophageal reflux disease – GERD, là tình trạng dịch vị dạ dày ( bao gồm thức ăn, axit, pepsin, dịch mật…) trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa nối khoang miệng với dạ dày) trong thời gian dài gây kích ứng thực quản dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa, đau rát thượng vị,…
Trung bình, người mắc bệnh trào ngược dạ dày bị ít nhất 2 ngày mỗi tuần với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hầu hết mọi người đều có thể tự chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi thói quen, lối sống hoặc dùng thuốc điều trị không kê đơn.
Nhưng một số người có thể cần phải phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị trào ngược dạ dày.
2. Nguyên nhân để điều trị trào ngược dạ dày
Chức năng của dạ dày là tiêu hóa và chứa đựng thức ăn, trong đó, cơ thắt thực quản (dải cơ tròn xung quanh đáy thực quản) đóng vai trò như một cái nắp để ngăn không cho thức ăn bị trào ngược lên bằng cách giãn ra khi nuốt thức ăn và chất lỏng, sau đóng lại.
Vì vậy, khi cơ thắt thực quản không thắt chặt hoặc không đóng lại đúng cách có thể gây làm cho thức ăn, axit,… từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Theo một số giải thích, nguyên nhân gây ra tình trạng trên có thể do dịch vị axit ở dạ dày kích thích niêm mạc thực quản, khi kéo dài sẽ gây viêm, từ đó tổn thương cơ thắt thực quản và thường xuyên trào ngược dạ dày.
Vì vậy, những nguyên nhân gây tăng tiết axit làm tổn thương cơ thắt thực quản sẽ gây ra bệnh trào ngược dạ dày.
2.1. Do thói quen ăn uống, lối sống không khoa học, lành mạnh
Theo các chuyên gia, hầu hết nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày chủ yếu do thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt không hợp lý. Việc ăn uống không đúng giờ giấc, ăn quá nhiều thực phẩm đầy bụng, khó tiêu hay ăn nhiều đồ dầu mỡ và ít rau xanh,… sẽ gây kích thích dạ dày, về lâu về dài có thể gây trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, hút thuốc và uống rượu bia, đồ uống có cồn hay cà phê cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày.
Do trong thuốc lá chứa làm lượng nicotin cao, khi được hít vào sẽ kích thích cơ thể tăng tiết cortisol, làm tăng tiết axit dạ dày. Còn trong rượu bia và đồ uống có cồn có thể ức chế sự tạo thành chất nhầy và làm tăng tiết axit dạ dày.
2.2. Căng thẳng, lo âu kéo dài
Căng thẳng (stress) không phải lúc nào cũng xấu. Nếu ở ngưỡng thấp, nó sẽ giúp tăng hiệu suất công việc. Tuy nhiên, nếu bạn căng thẳng quá mức hoặc trong thời gian dài, nó sẽ kích thích cơ thể tăng tiết cortisol – một trong những nguyên nhân làm tăng nồng độ pepsin và HCl trong dạ dày.
Pepsin sẽ phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó tạo điều kiện cho axit tiếp xúc và phá hủy lớp niêm mạc, gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày.
2.3. Lạm dụng thuốc
Tác dụng phụ của một số thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm tổn thương tới dạ dày và đường ruột của bạn. Nguyên nhân là do NSAIDs ức chế sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Khi chất nhầy bảo vệ giảm, axit trong dạ dày sẽ tấn công niêm mạc dạ dày, gây các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,… Chính vì vậy, bạn không được tự ý sử dụng thuốc mà phải nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
>>>>> Xem thêm: Cơ Chế Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và 6+ Vấn Đề Hữu Ích Bạn Cần Biết
3. Nhận biết triệu chứng của bệnh để điều trị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày có những triệu chứng rất dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày khác. Vì vậy, mọi người không được chủ quan mà cần chú ý tới những dấu hiệu dưới đây để điều trị trào ngược dạ dày kịp thời:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày. Ợ hơi giúp làm giảm lượng khí tích tụ trong dạ dày. Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở ngực, có thể lan dần tới cổ và miệng do axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Ợ chua, ợ nóng thường đi kèm với cảm giác chua, đắng ở phía sau miệng. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn, nằm, thậm chí kể cả trong khi ngủ.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa: do dạ dày co thắt liên tục, đẩy dịch dạ dày ra ngoài gây cảm giác buồn nôn
- Hắng giọng, khàn giọng: do trào ngược vào thanh quản
- Co thắt phế quản: làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn dẫn đến ho, khó thở, khò khè
- Khó nuốt, nuốt đau
- Sút cân trầm trọng
4. Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, gây ra những biến chứng nào?
Có thể thấy, trào ngược dạ dày có những biểu hiện rất phổ biến và giống với nhiều bệnh lý về dạ dày khác. Vì vậy, nếu để lâu và không được phát hiện kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn trong việc điều trị trào ngược dạ dày.
Các biến chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày là:
- Hẹp thực quản
Là tình trạng thực quản bị tổn thương dưới tác động của axit dạ dày làm hình thành các vết sẹo, gây hẹp lòng thực quản, từ đó dẫn tới thức ăn bị cản trở khi xuống dạ dày.
- Viêm loét thực quản
Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể làm mòn niêm mạc thực quản, gây ra viêm loét. Viêm loét thực quản có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa (GI), gây đau và khó nuốt.
- Barrett thực quản
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày dai dẳng có thể có nguy cơ bị Barrett thực quản.
Khi axit dạ dày trào ngược lên làm tổn thương thực quản, các tế bào trong lớp lót dưới thực quản có thể bị thay đổi tính chất cấu trúc để tự chữa lành vết thương, từ đó gây ra Barrett thực quản. Những thay đổi này có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.
- Ung thư thực quản
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể mắc phải. Ung thư dạ dày không có phương pháp điều trị đặc trị và có nguy cơ tử vong cao.
Qua trên, có thể thấy rằng trào ngược dạ dày nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, việc phát hiện sớm có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày.
5. Các xét nghiệm, chẩn đoán bệnh để có giải pháp điều trị trào ngược dạ dày phù hợp
Bên cạnh việc chẩn đoán trào ngược dạ dày dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh, bác sĩ thường sử dụng một số phương pháp, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh và các biến chứng của bệnh. Từ đó có thể đưa ra các phác đồ điều trị trào ngược dạ dày phù hợp.
Nội soi thực quản
Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi có gắn camera qua họng tới thực quản, dạ dày, rồi dựa vào hình ảnh trực tiếp của lớp niêm mạc để kiểm tra. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ phát hiện các triệu chứng của bệnh và các biến chứng của bệnh như viêm loét dạ dày, hẹp thực quản.
Ngoài ra, còn có thể chẩn đoán biến chứng Barrett thực quản bằng cách lấy mẫu mô đi sinh thiết.
Chụp X – quang
Bệnh nhân sẽ được uống chất lỏng có chứa hoạt chất bari sulfat (BaSO4) rồi được đưa đi chụp X – quang. Hình ảnh X – quang sẽ được sử dụng để kiểm tra đường tiêu hóa trên của bạn, từ đó xác định mức độ tổn thương của thực quản dễ dàng hơn.
Đo áp lực nhu động của thực quản (HRM)
Đo áp lực nhu động thực quản là kỹ thuật sử dụng dây đo (Catheter) có gắn các thụ thể để khảo sát chức năng của thực quản có hoạt động bình thường hay không. Dây sẽ được luồn qua mũi, xuống thực quản vào dạ dày để kiểm tra chức năng của thực quản của bạn bằng cách:
- Đo các cơn co bóp của thực quản
- Kiểm tra sự phối hợp của của các cơ thực quản khi làm nhiệm vụ vận chuyển thức ăn tới dạ dày
Theo dõi nồng độ pH thực quản
Theo dõi nồng độ pH thực quản cho phép phát hiện khách quan các hiện tượng trào ngược dạ dày và mối tương quan với các triệu chứng. Điều này đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân có triệu chứng với kết quả nội soi bình thường.
Khi thực hiện phương pháp chẩn đoán này, một màn hình kết nối với máy tính nhỏ sẽ được đặt trong thực quản của bạn để xác định khi nào và trong bao lâu axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Màn hình có thể luồn qua mũi tới thực quản của bạn trong quá trình nội soi và thải qua phân sau khoảng 2 ngày.
6. Các cách phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày
6.1. Áp dụng chế độ ăn uống và lối sống khoa học, lành mạnh
Để phòng ngừa và điều trị bệnh trào ngược dạ dày, hãy thay đổi lối sống và áp dụng chế độ ăn uống khoa học từ bây giờ để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Kê cao đầu giường
Làm giảm tiếp xúc với acid dạ dày. Bạn có thể đặt các khối gỗ hoặc hoặc xi măng dưới chân giường sao cho phần đầu của bạn được nâng lên từ 6 đến 9 inch.
Nếu bạn không thể nâng cao giường của mình, bạn có thể đặt một vật cứng dưới nệm giường để nâng cơ thể từ thắt lưng lên. Năng cao đầu bằng gối không có tác dụng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày.
- Giảm cân
Do thừa cân, béo phì làm trầm trọng thêm trình trạng trào ngược
- Cai thuốc lá
Do thường xuyên hút thuốc lá làm cơ thắt thực quản dưới (cơ tâm vị) hoạt động kém đi, gây tăng nguy cơ trào ngược dạ dày
- Không mặc những bộ quần áo quá ôm sát cơ thể
Do mặc quần áo bó sát có thể gây áp lực lên dạ dày và cơ tâm vị gây trào ngược dạ dày
- Không nằm ngay sau bữa ăn
Không nên nằm nghỉ hay đi ngủ vội mà hãy chờ ít nhất 3 tiếng sau khi ăn tránh gây khó tiêu, ợ hơi, trào ngược.
6.2. Sử dụng thuốc kê đơn để điều trị trào ngược dạ dày
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc kháng axit mạnh nhất.
Các thuốc phổ biến trong nhóm này là: esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec, Zegerid), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (Aciphex) và dexlansoprazole (Dexilant).
- Liều dùng
Uống trước bữa ăn 30 đến 60 phút, mỗi ngày một đến hai lần.
- Lưu ý
Những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu và thiếu vitamin B12. Nếu sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, thiếu chất điện giải và nhiễm trùng và suy thận.
Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton, bạn không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc chẹn thụ thể H2
Thuốc chẹn thụ thể H2 bao gồm famotidine theo toa (Pepcid) và nizatidine. Những loại thuốc này nếu sử dụng lâu dài có thể làm tăng nhẹ nguy cơ thiếu hụt vitamin B-12 và gãy xương.
Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới (cơ tâm vị)
Baclofen có thể làm dịu triệu chứng trào ngược dạ dày bằng cách giảm tần suất giãn cơ thắt thực quản dưới. Tuy nhiên, nó có thể gây tác dụng phụ bao gồm mệt mỏi hoặc buồn nôn.
>>>>> Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Thuốc Nào Là Tốt Và Phù Hợp Nhất
7. Điều trị trào ngược dạ dày tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Ông cha ta để lại rất nhiều bài thuốc chuyên điều trị trào ngược dạ dày. Một số bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất là:
7.1. Sử dụng lá trầu không điều trị trào ngược dạ dày
Công dụng
Lá trầu không có hoạt chất Tanin giúp điều hòa, cân bằng độ pH ở dạ dày, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn ở dạ dày, giúp giảm đáng kể tình trạng chất chứa trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
Cách sử dụng
Có 3 cách sử dụng lá trầu không để điều trị trào ngược dạ dày:
Cách 1: Uống nước nấu từ lá trà không
- Rửa sạch 3 – 4 lá trầu không và ngâm trong 5 phút với nước muối
- Vò nát, hãm cùng 100ml nước nóng trong 15 phút
- Uống khi còn ấm, đều đặn mỗi ngày sau bữa trưa 1 tiếng
Cách 2: Nhai trực tiếp lá trầu không
- Rửa sạch 2 lá trầu không và ngâm trong nước muối khoảng 5 phút
- Để ráo nước, nhai lá trầu không thật kỹ
- Duy trì đều đặn nhai lá trầu không mỗi ngày
Cách 3: Đắp lá trầu không lên bụng
- Rửa sạch lá trầu không, ngâm trong nước muối khoảng 5 phút rồi để ráo nước
- Xay nhuyễn lá trầu không với một nắm muối nhỏ để tạo thành hỗn hợp
- Đắp hỗn hợp trên lên phần bụng trong khoảng 15 – 20 phút
- Khi đắp, xoa bụng thật nhẹ nhàng giúp cải thiện chứng khó tiêu, ngăn ngừa trào ngược dạ dày
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày nhanh chóng.
Lưu ý
Sử dụng lá trầu không để điều trị trào ngược dạ dày là một phương pháp được nhiều người sử dụng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân theo và thực hiện, duy trì đều đặn những hướng dẫn ở trên.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận được kết quả như mong muốn do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, cơ địa và cách thực hiện. Mặc dù không trị dứt điểm nhưng sử dụng lá trầu không có thể giảm bớt triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.
7.2. Điều trị trào ngược dạ dày bằng gừng
Công dụng
Chữa trào ngược bằng gừng giúp giảm đau, tăng sự chuyển hóa của mật và trung hòa axit dạ dày. Cụ thể, các chất có tác dụng đối với bệnh trào ngược dạ dày là:
- Zingiberol
Ức chế tổng hợp prostaglandin, giảm mệt mỏi căng thẳng kéo dài nên giảm lượng axit dạ dày tiết ra, giúp giảm tình trạng trào ngược nhanh chóng.
- Tecpen
Có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở dạ dày giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.
- Shogaol
Là hoạt chất giúp ổn định hệ tiêu hóa và giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu cho người mắc trào ngược dạ dày.
- Một số hoạt chất khác
Giúp giảm đau, sát khuẩn và trung hòa dịch vị dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ trào ngược dạ dày.
Cách sử dụng
Có 5 cách phổ biến sử dụng gừng để điều trị trào ngược dạ dày là:
Cách 1: Ngậm gừng
- Khi có cảm giác buồn nôn, ngậm ngay 1 lát gừng tươi.
- Nếu vẫn cảm giác buồn nôn, nhai nhẹ lát gừng để tiết ra tinh chất giúp giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày gây nên.
Ngậm gừng là cách đơn giản nhất để giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày như buồn nôn, nôn mửa,…
Cách 2: Ngâm gừng với mật ong
- Chuẩn bị 200g gừng tươi, đem cạo vỏ, rửa sạch, sau đó để ráo nước và thái thành lát mỏng.
- Xếp gừng thành từng lớp vào lọ thủy tinh rồi đổ ngập mật ong nguyên chất.
- Ngâm gừng với mật ong trong tầm 10 ngày là có thể sử dụng.
- Ngậm khoảng 3 lát gừng ngâm mật ong mỗi ngày để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.
Đây là cách điều trị trào ngược dạ dày được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Kiên trì sử dụng cách này trong 1 tới 3 tháng bạn sẽ thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày nhanh chóng suy giảm.
Cách 3: Ngâm gừng với giấm
- Chuẩn bị 300g gừng đã được cạo vỏ, rửa sạch, để ráo nước và thái thành lát mỏng.
- Xếp gừng thành từng lớp vào lọ thủy tinh rồi đổ khoảng 400g giấm gạo.
- Ngâm gừng với giấm trong khoảng 7 – 10 ngày là có thể sử dụng.
- Mỗi ngày nhai nhẹ khoảng 3 lát gừng để ngăn ngừa trào ngược dạ dày.
Cách 4: Pha trà gừng
- Rửa sạch gừng, để ráo nước và thái thành lát mỏng
- Đun 5 – 7 lát gừng với 250ml nước sôi trong 5 phút
- Có thể thêm đường phèn vào trà gừng để dễ uống hơn
- Khi uống nên uống từng ngụm nhỏ để tinh chất từ gừng thẩm thấu vào niêm mạc
- Nên uống trà gừng vào mỗi sáng sớm để thanh lọc cơ thể và giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày
Cách 5: Pha trà gừng kết hợp với chanh và mật ong
- Chuẩn bị gừng tươi đã được cạo vỏ và rửa sạch, đem xay nhuyễn lấy nước cốt
- Pha trà gừng với tỉ lệ 1 thìa nước cốt gừng, 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong và 300ml nước
- Uống trà gừng kết hợp với mật ong và chanh mỗi ngày một lần, trước bữa sáng 20 – 30 phút
>>>>>> Nhấn đọc thêm: 10+ Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Cực Đơn Giản
7.3. Sử dụng lá tía tô để điều trị trào ngược dạ dày
Công dụng
Trong lá tía tô chứa các hoạt chất như quercetin, acid rosmarinic,… có tác dụng chống viêm, sát trùng, làm lành lớp niêm mạc, giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Cách sử dụng
Có 4 cách sử dụng lá tía tô để điều trị trào ngược dạ dày là:
Cách 1: Ăn lá tía tô tươi
- Ngâm lá tía tô trong nước muối khoảng 5 phút, rửa sạch và để ráo nước
- Ăn sống lá tía tô, có thể thêm vài hạt muối để tăng mùi vị
- Có thể sử dụng lá tía tô để ăn kèm trong các bữa ăn hằng ngày
Cách 2: Sắc lá tía tô
- Ngâm lá tía tô trong nước muối khoảng 5 phút, rửa sạch
- Đun lá tía tô với 500ml nước trong 10 phút với lửa nhỏ
- Sau khi đun lọc lấy nước
- Uống khi còn ấm, chia thành nhiều lần uống trong ngày
Cách 3: Kết hợp lá tía tô với gừng
- Cạo vỏ gừng, rửa sạch, để ráo nước và thái thành lát
- Ngâm lá tía tô trong nước muối và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn
- Thả gừng và lá tía tô vào trong 500ml nước sôi, đun nhỏ lửa thêm 3 -5 phút
- Lọc lấy nước để sử dụng, uống 3 lần mỗi ngày
Cách 4: Nấu cháo tía tô
- Rửa sạch lá tía tô, thái thành khúc nhỏ
- Sau khi nấu cháo xong, thêm lá tía tô vào là hoành thành món ăn
7.4. Sử dụng nghệ vàng để điều trị trào ngược dạ dày
Công dụng
Nghệ vàng là vị thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị trào ngược dạ dày do trong nghệ có chứa hoạt chất Curcumin có nhiều tác dụng như:
- Làm lành những tổn thương gây ra bởi viêm loét dạ dày
- Ức chế tiết axit dạ dày, từ đó giảm tình trạng trào ngược dạ dày
- Giảm đầy hơi, khó tiêu và các rối loạn tiêu hóa khác
Lưu ý
Tuy nhiên, bạn không nên nhầm lẫn với nghệ đen. Mặc dù nghệ đen có nhiều hoạt chất tương tự như ở nghệ vàng nhưng không được sử dụng nghệ đen để điều trị trào ngược dạ dày.
Vì nghệ đen sẽ làm bệnh trầm trọng thêm. Thậm chí, bạn có thể mắc phải một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, có thể dẫn đến tử vong.
Cách sử dụng
Có 4 cách điều trị trào ngược dạ dày bằng nghệ là:
Cách 1: Uống tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ mang lại hiệu quả cao hơn so với nghệ tươi do tinh bột nghệ đã được loại bỏ tạp chất, chỉ còn lại các tinh chất có lợi nhất cho cơ thể. Cách sử dụng tinh bột nghệ để chữa trào ngược dạ dày là:
- Hòa tan 1 – 2 thìa tinh bột nghệ với 300ml – 500ml nước ấm và khuấy đều
- Uống mỗi ngày, trước bữa sáng khoảng 30 phút
Cách 2: Kết hợp nghệ tươi với mật ong
- Rửa sạch, gọt vỏ nghệ tươi, sau đó xay nguyễn lấy phần nước cốt
- Trộn nước cốt nghệ với 2 thìa mật ong nguyên chất
- Mỗi ngày uống 2 lần khoảng 30 phút trước khi ăn
Cách 3: Kết hợp tinh bột nghệ và mật ong
- Chuẩn bị tinh bột nghệ với mật ong theo tỷ lệ 1:1, trộn đều để tạo thành hỗn hợp
- Vo hỗn hợp trên thành từng viên nhỏ và cho vào bình thủy tinh
- Bảo quản tủ lạnh để sử dụng sau
- Uống 3 viên với nước ấm mỗi ngày
Cách 4: Uống nước nghệ
- Rửa sạch nghệ tươi, gọt vỏ sau đó đem đi xay nhuyễn
- Cho thêm chút nước rồi lọc lấy phần nước nghệ nguyên chất
- Đun sôi phần nước nghệ vừa lọc, để nguội
- Bảo quản tủ lạnh để sử dụng vào lần uống tiếp theo
- Mỗi ngày uống 2 lần, sử dụng sau bữa ăn khoảng 30 phút
Tất cả những bài thuốc dân gian trên có thể giúp thuyên giảm tình trạng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, chúng chỉ là giải pháp mang tính hỗ trợ chứ không đặc trị bệnh, không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có các dấu hiệu trào ngược và chuyển biến xấu, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và chữa khỏi bệnh.
Qua bài viết trên, Scurma Fizzy hi vọng bạn có thể có thêm những kiến thức về bệnh trào ngược dạ dày. Đồng thời biết thêm những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày, giúp bản thân và gia đình bạn luôn có một sức khỏe tốt.
Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được nhận tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia và giải đáp các thắc mắc của bạn về những vấn đề liên quan đến bệnh cũng như các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày.