Tại Sao Đau Dạ Dày Lại Gây Khó Thở Và Cách Điều Trị
Hiện nay, đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến ở hầu hết các nước, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Và chúng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, cuộc sống con người. Nó gây ra nhiều hậu quả: gây khó thở, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày,….Việc tìm hiểu nguyên nhân, khả năng mắc bệnh, hậu quả giúp ta có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe và tìm ra các phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời. Các bạn có từng thắc mắc: “Tại sao đau dạ dày lại gây khó thở ?”. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân, triệu chứng đau dạ dày
1.1. Nguyên nhân tại sao đau dạ dày
Kiến thức chung về dạ dày và bệnh đau dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối giữa thực quản và tá tràng, có dung tích thay đổi. Dạ dày khi rỗng sẽ có hình chữ J và gồm 4 phần từ trên xuống dưới: tâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị. Gồm 3 lớp cơ: cơ thắt, cơ vòng, cơ chéo.
Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Sự tiêu hoá diễn ra nhờ hoạt động co bóp của lớp cơ và các dịch vị dạ dày được tiết ra ở nước bọt, tuyến vị dạ dày.
Bệnh đau dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hoá. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về đường tiêu hóa: Hơn 70% bệnh nhân đến khám hệ tiêu hóa đều mắc bệnh đau dạ dày này, vì thế chúng ta cần phải quan tâm đến căn bệnh này nhiều hơn.
Đau dạ dày là hiện tượng tổn thương niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học của con người. Khi bị viêm dạ dày, loét dạ dày, bệnh Crohn, ung thư dạ dày thì đều gây ra triệu chứng đau dạ dày.
Nguyên nhân đau dạ dày chủ yếu bao gồm
- Do vi khuẩn HP
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau dạ dày. Vi khuẩn HP có khả năng tiết ra men urease gây phân hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, khi đó lớp acid trên bề mặt niêm mạc sẽ tấn công sâu vào trong lớp niêm mạc, gây ra tổn thương và viêm loét niêm mạc dạ dày.
Vi khuẩn HP có rất nhiều đường lây: dạ dày – miệng, miệng – miệng, dạ dày – dạ dày.
>>>> Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn hp có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả
- Do ăn uống không khoa học
Thói quen, sở thích ăn đồ chua, đồ ăn cay nóng sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày, dẫn đến loét dạ dày, gây ra hiện tượng đau dạ dày.
- Do stress kéo dài
Khi căng thẳng kéo dài có thể gây kích thích hệ thống thần kinh trung ương của bạn, do đó hệ thống tiêu hóa có thể bị ngừng trệ. Stress cũng có thể khiến hệ thống tiêu hóa bị viêm và dễ gây nhiễm trùng hệ thống tiêu hóa.
Ngoài ra, nó còn có thể gây ra sự co thắt ở thực quản, làm tăng acid trong dạ dày của bạn gây ra chứng khó tiêu.
- Do thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống không khoa học hợp lý
Các thói quen xong xong đi nằm, vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi,.. là một thói quen khá phổ biến trong các gia đình, nhưng lại là một thói quen xấu.
Vừa ăn cơm vừa sử dụng điện thoại hoặc xem tivi sẽ dẫn một lượng lớn máu lên não và không thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn hiệu quả được.
Lúc này, thức ăn lâu tiêu hóa và tồn đọng sẽ là thu hút các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho dạ dày.
1.2. Dấu hiệu của đau dạ dày
Vị trí đau là ở vùng thượng vị (trên rốn một ít), cơn đau tùy mức độ nặng nhẹ mà có thể dữ dội hay âm ỉ. Khi đói, no đều có thể gây ra đau dạ dày. Một số triệu chứng cụ thể của đau dạ dày là:
- Ợ hơi, ợ chua
Ợ hơi xảy ra nhiều khi đói. Ợ chua hay xảy ra vào buổi sáng khi đánh răng. Những triệu chứng này gần như xuất hiện lúc no, đầy bụng, khó tiêu.
- Buồn nôn, nôn
Khi ăn no và nằm ngay, dễ làm cho thức ăn bị trào ngược lên thực quản, lên miệng.
- Ăn không ngon miệng – đắng miệng
do trong dịch vị dạ dày có dịch mật có vị đắng. Khi trào thức ăn lên miệng có xen lẫn dịch mật. Vì thế, ta thấy đắng miệng, ăn không ngon.
- Đầy bụng, khó tiêu
khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, khả năng tiêu hoá thức ăn sẽ kém đi, dẫn đến bị đầy bụng.
- Đau, tức ngực
khi thức ăn trào lên, kéo theo acid. Nó kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh ở niêm mạc thực quản, làm xuất hiện triệu chứng đau, tức ngực.
- Nặng hơn có thể nôn ra máu, đi ra phân đen.
>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Vùng Thượng Vị Hay Gặp Khi Nào
1.4.Trào ngược dạ dày có gây khó thở không?
Trào ngược dạ dày là bệnh gì?
GERD là một chứng rối loạn nhu động đường tiêu hóa do trào ngược các chất trong dạ dày lên thực quản hoặc khoang miệng dẫn đến các triệu chứng hoặc biến chứng.
GERD ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể gây ăn mòn thực quản, hẹp thực quản và Barrett thực quản, tiền thân của ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm loét dạ dày thực quản
Bệnh viêm loét dạ dày thường có các biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng và buồn nôn. Thời điểm ban đầu, các triệu chứng thường ở mức độ nhẹ và ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực quản.
Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, cảm giác ợ hơi, ợ chua và buồn nôn sẽ tiến triển nhiều lên. Acid trong dạ dày se tiết ra nhiều hơn làm kích thích khiến thức ăn trào ngược lên thực quản.
- Căng thẳng, stress
Kích thích các dây thần kinh huy động một lượng cortisol. Chất này có tác dụng là tăng lượng acid HCl và pepsine của cơ thể, gây kích thích trào ngược dạ dày, phá hủy các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản.
Từ đó, acid HCl dễ dàng phá hủy bề mặt niêm mạc thực quản. Bên cạnh đó, nó còn gây áp lực lên cơ thắt thực quản làm cơ yếu đi. Gia tăng hiện tượng trào ngược.
- Ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, các loại đồ ăn chua, cay
Chất béo có thể gây giãn ống thực quản khiến lượng acid dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản nhiều hơn. Chất cay làm giảm khả năng co bóp của dạ dày. Đồ chua làm tăng lượng acid trong dạ dày.
>>> Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì?
- Sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cocaine, heroin, nicotine,…. làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó gây ra chán ăn, lượng chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể ít đi, khiến bụng bị đói và cồn cào.
Nguyên nhân tiêu biểu là do thuốc lá, trong thành phần chứa nhiều chất nicotin, chất này gây kích thích sản sinh nhiều cortisol, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Không chỉ vậy, thuốc lá còn gây giảm lưu lượng máu đến dạ dày, làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Với rượu bia, nếu được sử dụng với liều lượng đúng quy định thì sẽ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống rượu bia thường xuyên sẽ gây đau dạ dày, chất cồn trong rượu phá hủy niêm mạc, làm bào mòn dạ dày, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Trước khi uống nên ăn gì đó, hoặc uống sữa tươi, nước ép hoa quả để hạn chế sự tiếp xúc của acid với chất cồn lên niêm mạc dạ dày.
- Socola
Socola có chứa thành phần Methylxanthine. Khi có nhiều chất Methylxanthine trong cơ thể sẽ khiến acid dạ dày tăng và giãn cơ trơn quá mức gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu.
- Lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh
Một số loại thuốc như Aspirin, Ibuprofen,…. có xu hướng sản sinh ra acid nhiều hơn, gây loét và trào ngược dạ dày. Đặc biệt là thuốc giảm đau nhóm NSAID, nó có tác dụng chống viêm và giảm đau nhờ tác dụng ức chế của enzyme COX.
Tuy nhiên, thời gian sử dụng thuốc không nên kéo dài quá 10 ngày và cần được điều chỉnh phù hợp với độ tuổi, cân nặng.
Nguyên tắc sử dụng thuốc NSAID là dùng với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất. Khi sử dụng thuốc nhóm này kéo dài có thể gây thủng dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hoá,….
Để hạn chế tác dụng không mong muốn của NSAID, nên dùng cùng với một số thuốc bảo vệ đường tiêu hoá như: misoprostol, thuốc đối kháng thụ thể H2,…
Như vậy, trào ngược dạ dày thực quản do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có cả đau dạ dày.
Phương pháp tránh trào ngược thực quản để giảm tình trạng theo từng đối tượng
- Trẻ sơ sinh
Đây là một quá trình sinh lý bình thường xảy ra suốt cả ngày ở trẻ sơ sinh, hầu hết tình trạng nôn trớ tự khỏi sau 12 tháng tuổi và không cần điều trị.
Trào ngược ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị bằng cách thay đổi vị trí cơ thể khi thức, cho ăn với khối lượng thấp hơn, chất làm đặc (ví dụ: ngũ cốc gạo), sữa công thức chống nôn trớ, sữa công thức chứa nhiều axit amin hoặc thủy phân, và ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, loại bỏ sữa bò và trứng khỏi chế độ ăn uống của mẹ.
- Người lớn
Thay đổi lối sống để điều trị chứng trào ngược bao gồm thay đổi tư thế ngủ; giảm cân; và tránh hút thuốc, uống rượu và ăn tối muộn. GERD là một chẩn đoán lâm sàng và được điều trị hiệu quả nhất bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Sử dụng PPI lâu dài có liên quan đến gãy xương, bệnh thận mãn tính, bệnh thận cấp tính, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng và nhiễm trùng đường ruột do Clostridium difficile. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc đối kháng thụ thể histamine H2.
>>> Xem thêm: Chướng Bụng Khó Thở Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
2.Tại sao đau dạ dày lại gây khó thở?
Thành dạ dày cấu tạo từ 5 lớp: thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, áo cơ, tấm dưới niêm mạc, niêm mạc. Tuyến vị ở lớp niêm mạc tiết ra các dịch vị dạ dày cùng với hoạt động của lớp cơ làm tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, việc tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên khó khăn. Đồng thời, việc viêm loét dạ dày là do lượng acid tăng cao trong niêm mạc dạ dày, kích thích mở cơ thắt tâm vị dạ dày. Do đó, dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày lên thực quản.
Như ta đã biết, thực quản nằm ngay sau thanh quản – đường dẫn khí. Khi thức ăn trào lên thực quản làm thực quản phình to ra, gây đè ép lên thanh quản và xuất hiện triệu chứng khó thở.
Hãy để lại thông tin tình trạng bệnh để dược các chuyên gia tư vấn nhanh nhất và hiệu quả.
3.Cách làm giảm hiện tượng tại sao đau dạ dày lại gây khó thở
Muốn không bị chứng khó thở khi đau dạ dày, chúng ta có 2 cách như sau:
- Bảo vệ cơ thể để không bị đau dạ dày.
- Khi bị đau dạ dày rồi, cần tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.
3.1.Thay đổi lối sống giúp giải quyết tại sao đau dạ dày lại gây khó thở
- Thay đổi thói quen ăn uống
Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất đạm. Nghệ và mật ong là những thứ cực tốt cho dạ dày của chúng ta.
Không nên ăn đồ ăn sẵn, nhiều dầu mỡ và đặc biệt là quá nhiều đồ chua. Nói không với các loại chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,….
Luôn ăn sáng đầy đủ. Thời gian ăn sáng tốt nhất cho bạn là 7-8 giờ sáng. Loại thực phẩm nên ăn như: ngũ cốc, bột yến mạch, trái cây, rau quả, đặc biệt là uống thật nhiều nước.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa, đặc biệt là sát giờ đi ngủ. Hãy dùng bữa tối trước 19 giờ và có một bữa ăn nhẹ khoảng 1 giờ trước khi ngủ. Điều này giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh bị tổn thương và trào ngược dạ dày.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý giữa các bữa ăn, nên mua đồ sống về tự nấu để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều chỉnh chế độ ăn uống một cách khoa học và hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều acid, gia vị cay nóng.
- Tập luyên thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể: đá bóng, bơi, đi bộ, tập yoga,… Trong đó, đi bộ là kiểu tập đơn giản nhất, có thể ở mọi lúc mọi nơi. Theo các chuyên gia, một ngày chúng ta nên đi bộ 8km là tốt nhất, tương đương với 10.000 bước chân.
- Ngủ đủ giấc
Nên ngủ nghỉ đúng giờ giấc, đừng để bản thân bị stress, căng thẳng kéo dài. Đối tượng bị stress nhiều nhất do công việc chủ yếu là thanh niên và người trưởng thành.
Yêu cầu giấc ngủ đối với họ là 8 – 10 giờ/ngày. Và đặc biệt nên ngủ trước 23 giờ đêm. Vì từ 23h-1h sáng là khoảng thời gian quan trọng để gan thải độc, khi cơ thể ngủ thì quá trình này diễn ra thuận lợi hơn.
- Nâng cao đầu khi ngủ
Nâng cao đầu khi ngủ sẽ khiến cho tình trạng ợ chua, ợ nóng giảm thiểu đi rất nhiều và tránh sự trào ngược của thức ăn. Có khá nhiều người bị mất ngủ do tình trạng bệnh diễn ra vào ban đêm, gây cảm giác khó chịu.
Chủ yếu điều này xảy ra là do người bệnh nằm ngủ sai tư thế, nằm đầu quá thấp. Đây là mẹo chữa trào ngược dạ dày rất hiệu quả được 90% người bệnh áp dụng và đã thành công.
Cần tránh tư thế ngủ nằm nghiêng sang bên phải và đè bụng xuống giường. Điều này sẽ làm giảm thiểu tình trạng co thắt thực quản ở phần dưới của dạ dày. Bởi vì khi dạ dày bị đè nén thì khả năng rất cao là acid sẽ bị rò rỉ.
- Thư giãn, tránh căng thẳng
Thường xuyên thư giãn và áp dụng các bài tập nhẹ nhàng tại nhà, đây cũng là một trong những mẹo chữa bệnh trào ngược dạ dày rất tốt. Bởi sự căng thẳng chính là yếu tố quan trọng khiến cho acid trong dạ dày bị tăng cao.
Nếu bạn không biết kiểm soát tốt tâm lý của mình, bệnh sẽ từ đó mà càng bị “nặng” hơn và khó chữa trị được. Một số bài tập thư giãn đơn giản mà rất hữu ích tại nhà mà bạn nên thử như: thiền, Yoga, hít thở sâu, nghe nhạc…..
Thực hiện lối sống lành mạnh cùng với những thói quen tốt là một trong những cách chữa hiệu quả.
3.2. Một số loại thuốc, thực phẩm giúp giảm vấn đề tại sao đau dạ dày lại gây khó thở
3.2.1. Các thực phẩm giúp làm giảm tình trạng đau dạ dày
- Đu đủ
Đây là loại trái cây có tác dụng hỗ trợ điều trị dạ dày, vừa cung cấp rất nhiều vitamin cho cơ thể như: vitamin K, vitamin E, vitamin C và một số khoáng chất như: sắt, đồng, kẽm, magie,….
Ngoài ra, trong đu đủ chứa loại men tiêu hủy protein, phân giải protein thành các acid amin. Enzyme papain tiêu hóa thức ăn giàu tinh bột và các loại chất béo dễ dàng hơn.
Trong 100g đu đủ chứa rất ít hàm lượng calo khoảng 32 kcal. Tuy nhiên, đu đủ chứa nhiều chất xơ và có tính hàn, không nên ăn khi đã để trong ngăn mát tủ lạnh. Ăn nhiều đu đủ cũng sẽ gây đi ngoài phân lỏng, dẫn đến bị mất nước.
Theo các nhà khoa học chứng minh: “10 khẩu phần, tương đương 800g rau quả và trái cây mỗi ngày sẽ là một tiêu chuẩn vàng mới”.
- Mù tạt
Là loại thực phẩm Alkaline cung cấp khoáng chất thiết yếu như: canxi, mangan, chất xơ, có tác dụng trung hòa lượng acid trong cơ thể, tránh loét dạ dày, tránh mở cơ thắt tâm vị, từ đó tránh trào ngược dạ dày.
Tuy nhiên, cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt và mù tạt không ngoại lệ. Ăn quá nhiều sẽ gây ngứa rát cổ họng, khó thở, tiêu chảy, da sưng rộp,….
- Thì là
Chứa hoạt chất quan trọng trong việc làm dịu các cơn co thắt trong dạ dày và bảo vệ đường tiêu hoá an toàn khỏi các tác nhân gây hại. Hạt cây thì là có thể làm giảm các cơn đau, ngăn ngừa trào ngược dạ dày.
Trong 100g rau thì là có 5.5% chất xơ, 21% canxi, 82% sắt, 140% vitamin C, 257% vitamin A,…..Tuy có tác dụng tốt nhưng vì chứa quá nhiều vitamin C, không nên ăn thì là khi đói, đặc biệt là ăn sống. Vì vậy, thì là chỉ nên dùng 1-2 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100-200 gam.
- Nghệ
Trong nghệ có chứa hoạt chất Curcumin giúp ngăn chặn viêm nhiễm, ức chế các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Ngoài ra, tính chống oxy hóa cao của nghệ giúp loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
Nghệ khá an toàn khi dùng qua đường ăn uống hoặc thoa lên da trong vòng 8 tháng liên tục. Do tác dụng làm chậm quá trình đông máu, vì vậy khi phẫu thuật thì nên dừng ăn nghệ trước 2 tuần.
Không nên sử dụng tinh bột nghệ cùng với thuốc Tây để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Những bệnh nhân bị bệnh dạ dày thì nên sử dụng nghệ trước bữa ăn.
- Gừng
Chứa nhiều loại kháng sinh tự nhiên, chất có tác dụng tiệt trùng như: Tecpen, Oleoresin,….và nhiều loại vitamin, khoáng chất.
Nhờ đó giúp giảm triệu chứng buồn nôn, giảm acid dạ dày đưa về mức độ trung bình, đảm bảo hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
Nên uống một tách trà gừng vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối. Không nên ăn gừng trong thời gian dài nếu bị mắc một số bệnh như: viêm phổi, viêm gan, viêm dạ dày, tiểu đường,….
Mỗi ngày, ăn 10-15 gam gừng sẽ có tác dụng tốt kích thích tiêu hoá, làm ấm người.
- Cây lô hội
Chứa hơn 300 hợp chất gồm nhiều acid amin, khoáng chất, vitamin. Ngoài chăm sóc sắc đẹp, nó còn là vị thuốc ngăn chặn chứng ợ nóng. Với người bị táo bón, ngày ăn một lá lô hội tươi.
Với người bị viêm đại tràng mãn tính, trộn 5 lá lô hội tươi với 500ml mật ong, mỗi ngày dùng khoảng 30ml chia làm 2-3 lần.
Chú ý chỉ dùng phần thạch trắng ở bên trong của lô hội, không dụng phần màu xanh bên ngoài hay phần màu vàng có vị đắng.
>>>> Tìm hiểu thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà
3.2.2.Tại sao đau dạ dày lại gây khó thở nên sử dụng thuốc Tây
Thuốc Tây rất tiện lợi, các loại thuốc được bào chế thành những viên nén với kích thước vô cùng nhỏ gọn, thuận tiện mang theo mọi lúc mọi nơi.
Khi sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị chứng trào ngược dạ dày như: thuốc trung hòa acid, thuốc kháng thụ thể H2 – histamine, thuốc ức chế bơm proton….
Thuốc này nhanh chóng phát huy tác dụng, làm cải thiện nhanh chóng các triệu chứng trào ngược dạ dày. Nhờ vậy, thời gian điều trị của bệnh nhân được rút ngắn rất nhiều, chỉ còn khoảng 10-15 ngày.
- Thuốc Metoclopramid
Có tác dụng kích thích lớp cơ của hệ thống tiêu hoá, từ đó giảm được triệu chứng trào ngược dạ dày. Không được dùng thuốc cho người bị động kinh hoặc những người bị xuất huyết dạ dày, tắc ruột và những người nhạy cảm với thành phần của thuốc.
- Thuốc Sucralfat
Các tiểu phân thuốc có khả năng gắn với protein để tạo ra lớp phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản. Uống 1 gam trước bữa ăn và khi đi ngủ. Chú ý không dùng thuốc kháng histamin H2 trước hoặc sau khi uống Sucralfat 30 phút. Tốt nhất nên dùng thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ để đảm bảo thuốc có hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc Alginat
Thuốc này có khả năng phản ứng với acid có trong dạ dày để tạo thành lớp gel Alginic, do đó giúp ngăn chặn sự trào ngược dạ dày thực quản. Nên dùng thuốc sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Chống chỉ định với những người mẫn cảm với thành phần trong thuốc.
- Thuốc làm tăng trương lực cơ dưới thực quản
Các thuốc domperidone, metoclopramide,….tránh hiện tượng trào ngược. Chống chỉ định với những bệnh nhân bị tắc ruột, chảy máu dạ dày ruột, thủng ống tiêu hoá.
Tuy nhiên, ông bà ta có câu: Dục tốc bất đạt, những cái gì càng nhanh thì sẽ càng không chắc chắn, luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ nhất định:
- Các thuốc điều trị Tây y ngày nay có tác dụng ức chế niêm mạc dạ dày tiết acid, do đó việc tiêu hoá thức ăn gặp nhiều khó khăn. Hậu quả là dù bệnh nhân có thể giảm được những cơn trào ngược acid nhưng lại bị gặp phải một số hiện tượng như: đầy bụng, khó tiêu dẫn đến chán ăn.
- Nếu bệnh nhân dùng thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, sẽ tạo ra những rào cản bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản chống lại tác nhân gây hại. Tuy nhiên, thuốc này lại sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, rối loạn hệ tiêu hoá nhẹ.
- Nếu bệnh nhân dùng thuốc điều hoà nhu động ruột, thuốc này có tác dụng đẩy thức ăn đi từ dạ dày xuống ruột non. Bệnh nhân không còn cảm giác đầy bụng, chướng bụng, hạn chế được sự trào ngược. Tuy nhiên thuốc này thường khiến bệnh nhân không minh mẫn, hay buồn ngủ.
3.2.3.Các thảo dược thiên nhiên giúp làm giảm đau dạ dày
Các loại dược liệu như: Cúc la mã, hậu phác, ngô thù du, curmaNano, hoàng liên, cam thảo, bán hạ bắc,….rất tốt cho điều trị chứng trào ngược dạ dày.
- Làm lành vết loét, giảm viêm: cam thảo, hoàng liên,…
- Giảm tiết acid, kích thích tiêu hóa: bán hạ bắc, hậu phác,…
- Làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng: cúc la mã, cam thảo,…
Trên đây là một số phương pháp điều trị và ngăn ngừa triệu chứng trào ngược dạ dày. Từ đó giúp bạn giảm được hiện tượng khó thở khi bị đau dạ dày. Tuỳ vào từng mức độ bệnh, điều kiện kinh tế, thời gian, các bạn nên chọn cho mình một phương pháp hiệu quả nhất.
Nếu thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 18006091 để được chuyên gia dược sĩ Scurma Fizzy hỗ trợ và tư vấn miễn phí về tình trạng dạ dày của bạn.