Top 5 thuốc bảo vệ dạ dày và các biện pháp điều chỉnh hỗ trợ thuốc.

Top 5 thuốc bảo vệ dạ dày và các biện pháp điều chỉnh hỗ trợ thuốc.

Top 5 thuốc bảo vệ dạ dày và các biện pháp điều chỉnh hỗ trợ thuốc.

Thuốc bảo vệ dạ dày là một yếu tố giúp tăng cường yếu tố niêm mạc dạ dày, lập lại cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Trong bài viết này, chuyên gia Scurma Fizzy xin giới thiệu Top 5 thuốc bảo vệ dạ dày và các biện pháp điều chỉnh hỗ trợ thuốc.

 

1.Tại sao phải sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày?

Dạ dày là phần phình to trên đường tiêu hóa, có chức năng là chứa đựng thức ăn, co bóp, nhào trộn và tiếp tục nghiền nát thức ăn, sau đó đẩy xuống ruột để tiếp tục phân giải và hấp thu. Tại đây dạ dày sẽ bài tiết dịch và acid để giúp làm mềm và phân giải ban đầu. Mỗi ngày dạ dày tiết ra khoảng 1-3 lít dịch do các tuyến nằm rải rác ở niêm mạc vùng đáy, thân và môn vị chịu trách nhiệm. Đồng thời, tại dạ dày các tế bào phủ sẽ tiết chất nhầy và Bicarbonat, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bởi sự tiêu hóa chính nó.

Vai trò của các yếu tố bảo vệ tại dạ dày:

  • Lớp chất nhầy có mặt tại niêm mạc đường đường tiêu hóa dưới dạng gel nhầy, dính, bám chặt vào niêm mạc dạ dày. Chất nhầy có tính kiềm, giúp ngăn chặn sự khuếch tán của pepsin và HCl đến lớp sâu của niêm mạc, ngăn cản sự phân giải của các enzyme dịch vị.
  • Bicarbonate là anion HCO3, có tác dụng trung hòa do phản ứng với H+ theo phản ứng sau 

H+ + HCO3–  => CO2   + H2O

Chống lại sự khuếch tán ngược H+.

  • Dòng máu nuôi niêm mạc dạ dày:  dạ dày có hệ thống mạch máu nuôi dưỡng dày đặc, chủ yếu nằm dưới lớp biểu mô. Có vai trò cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng cho các tế bào biểu mô và mang ion H+ đi.
  • Prostaglandin: giúp làm giảm bài tiết acid dạ dày do tác động ức chế trực tiếp tế bào thành dạ dày. Đồng thời, kích thích tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat, hỗ trợ tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày

Một số yếu tố tấn công thường gặp:

  • Acid hydrochloric và pepsin là các chất lần lượt do tế bào chính và tế bào viền bài tiết ra. Pepsin được bài tiết dưới dạng  dưới dạng pepsinogen, không hoạt tính phân giải protein. Dưới tác dụng của HCl được hoạt hóa, có khả năng phân giải protid. Hai yếu tố này gây ăn mòn và phân giải lớp niêm mạc, gây tổn thương và loét niêm mạc dạ dày.
  • Một số loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid, corticoid, aspirin,… ức chế enzyme cyclooxygenase gây ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin không chọn lọc, làm giảm yếu tố bảo vệ. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phá hủy lớp niêm mạc dạ dày và gây viêm loét.
  • Yếu tố thần kinh như stress, thức đêm nhiều, hóa chất, thực phẩm (đồ cay nóng, caffeine, hút thuốc lá,…) kích thích tăng bài tiết acid dạ dày, tăng nguy cơ mất cân bằng sinh học tại dạ dày.
  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): vi khuẩn gram âm. Vi khuẩn này được phát hiện sông trên lớp chất nhầy hoặc giữa lớp chất nhầy và biểu mô niêm mạc. HP gây kiềm hóa môi trường xung quanh do thúc đẩy quá trình thủy phân ure thành amoniac. Đông thời, HP sau khi bám vào niêm mạc dạ dày sẽ giải phóng độc tố trực tiếp gây tổn thương tế bào biểu mô dạ dày, gây hoại tử. Đây chính là thời cơ thích hợp cho sự tấn công của acid và pepsin, gây loét, viêm trợt dạ dày.

Sự cân bằng giữa yếu tố tấn công và bảo vệ tại dạ dày

Hậu quả của mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và tấn công là gây ra các tổn thương có thể sâu tới lớp cơ niêm mạc dạ dày, gây loét và viêm. Hay gặp nhất là tình trạng viêm, loét dạ dày- tá tràng, trào ngược dạ dày-thực quản. Nếu không được điều trị hiệu quả sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Các nguyên nhân gây sự mất cân bằng acid- base tai dạ dày

Các nguyên nhân gây sự mất cân bằng acid- base tai dạ dày

 

 

Các biến chứng gặp trong bệnh loét dạ dày- tá tràng

Các biến chứng gặp trong bệnh loét dạ dày- tá tràng

Khi có một rối loạn xảy ra như stress, thuốc, corticoid, Helicobacter pylori,…, làm tăng cường yếu tố tấn công hoặc giảm yếu tố bảo vệ hoặc cả hai. Tạo cơ hội cho acid, enzyme tiêu hóa tấn công vào niêm mạc dạ dày, gây các tổn thương bệnh lý, đặc biệt là loét dạ dày, tá tràng

Vì vậy, việc sử dụng các thuốc bảo vệ dạ dày có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bổ sung, tăng cường yếu tố bảo vệ, lập lại cân bằng, hạn chế sự tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó, hạn chế sự tiến triển bệnh thành các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đặc biệt là thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Bệnh Đau Dạ Dày Gây Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ

Một Số Triệu Chứng Bệnh Dạ Dày Thường Gặp

2. Top 5 thuốc bảo vệ dạ dày hiệu quả

Một trong những biện pháp điều trị tổn thương dạ dày do mất cân bằng acid-base tốt nhất là sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày. Qua nghiên cứu về tỷ lệ kê đơn thuốc sử dụng trên bệnh nhân trong điều trị loét dạ dày tá tràng cho thấy rằng tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày chiếm 57,2%; thuốc kháng thụ thể H2 chiếm 26,4%; thuốc ức chế bơm proton chiếm 16,2%. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày cho thấy hiệu quả cao và nhanh chóng sau liều đầu tiên sử dụng trên nhiều bệnh nhân. 

Các thuốc bảo vệ dạ dày hiệu quả hiện nay gồm:

Top 5 thuốc bảo vệ dạ dày

Top 5 thuốc bảo vệ dạ dày

  • 2.1 Misoprostol

 

Cơ chế:

Trên dạ dày, Misoprostol là chất tổng hợp có cấu trúc và hoạt tính tương tự như Prostaglandin E1, có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày do tác dụng kích thích tế bào không phải ở thành dạ dày tăng tiết HCO3 và chất nhầy. Ngoài ra, Misoprostol ức chế quá trình bài tiết acid dạ dày do cơ chế tác động trực tiếp trên các tế bào thành dạ dày, bảo vệ sự tăng sinh tế bào dưới niêm mạc làm tăng khả năng liền sẹo ổ loét và giữ vững hệ thống màng nhầy, bảo vệ niêm mạc không bị kích ứng do thuốc (như NSAIDs, corticoid); rượu; caffeine;…Tuy nhiên, các tác dụng này của Misoprostol liên quan đến liều dùng.

Tác dụng không mong muốn:

 Ngoài tác dụng trên dạ dày, Misoprostol còn có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh dục- tiết niệu. Misoprostol tác động trên tử cung làm tăng cường độ và tần số cơn co bóp tử cung, gây  đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau rút bụng ở phụ nữ; kích thích tăng nguy cơ xuất huyết tử cung, đặc biệt gây sảy thai trên phụ nữ đang mang thai. Do đó, tuyệt đối không sử dụng Misoprostol để điều trị loét dạ dày tá tràng trên phụ nữ đang có thai

Tuy nhiên, ở liều thông thường, Misoprostol lại gây nhiều phản ứng phụ như tiêu chảy ( gặp trên 40% bệnh nhân sử dụng Misoprostol điều trị).

Vì vậy, Misoprostol hiện nay chỉ được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp loét dạ dày- tá tràng do thuốc kháng viêm không steroid.

Chỉ định:

Dự phòng loét trong suốt thời gian sử dụng NSAIDs 

Liều lượng và cách dùng:

Liều dùng 100-200mcg/ lần, ngày dùng 3-4 lần.

Misoprostol nên được sử dụng cùng với bữa ăn và trước khi đi ngủ.

 

2.2 Sucralfate

Sucralfate là sản phẩm của Nhôm hydroxide với sucrose octasulfate. Khi gặp acid dạ dày sucralfat giải phóng ion Al3+, phần anion Sulfat sẽ polyme hóa tạo thành một lớp màng nhầy, dính, bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày. Đặc biệt là tại vị trí ổ loét, lớp polymer bao phủ dày hơn, nồng độ bao phủ cao hơn các vị trí niêm mạch không tổn thương. Do sản phẩm này có khả năng tạo phức hợp có khả năng kết dính mạnh với albumin và fibrinogen của dịch rỉ ổ loét.

Cơ chế bao phủ ổ loét của thuốc bảo vệ dạ dày Sucralfat

Cơ chế bao phủ ổ loét của thuốc bảo vệ dạ dày Sucralfat

Cuối cùng tạo thành một lớp màng chắn bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của acid, pepsin. Đồng thời, Sucralfat cũng ức chế hoạt động phân hủy protein của pepsin, liên kết với muối mật, làm kích thích bài tiết Prostaglandin, kích thích tăng sinh tế bào biểu mô tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

Chỉ định: sucralfat được dùng trong điều trị các bệnh liên quan đến tăng bài tiết dịch vị trong trường hợp sau:

  • Sử dụng trong điều trị hoặc dự phòng tái loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, loét lành tính.
  • Điều trị trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Dự phòng tái loét dạ dày- tá tràng do thuốc NSAIDs, corticoid, stress.

Liều dùng và cách dùng:

Liều dùng: 

  • Trong loét dạ dày lành tính: 4g/ngày, chia làm 2 lần/ngày, thời gian mỗi đợt điều trị kéo dài 4-8 tuần.
  • Loét tá tràng: 4g/ ngày, chia làm 2-4 lần/ ngày, mỗi đợt điều trị kéo dài 6-8 tuần
  • Dự phòng tái loét dạ dày-tá tràng: 2g/ngày, chia làm 2 lần/ ngày, dùng tối đa trong 6 tháng.

Cách dùng:

Sucralfat nên được uống trước mỗi bữa ăn (khoảng 15-30 phút) và trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Thuốc tạo thành một lớp màng nhầy bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày, cản trở sự hấp thu của các thuốc khác khi dùng đồng thời. Để hạn chế nhược điểm này và đảm bảo hiệu quả của các thuốc khác, nên sử dụng các thuốc trước hoặc sau sucralfat ít nhất là 2 giờ.

Antacid làm tăng độ pH dạ dày, giảm sự polyme hóa tạo lớp màng nhầy của sucralfat, giảm tác dụng của sucralfat lên niêm mạc. Do vậy, để khắc phục điểm này, nên uống hai thuốc cách xa nhau ít nhất là 30 phút.

Tác dụng không mong muốn:  thường gặp nhất là táo bón và khô miệng. biểu hiện táo bón được ghi nhận trên 2% bệnh nhân sử dụng thuốc Sucralfat.

 

2.3 Bismuth

Thuốc bảo vệ dạ dày

Thuốc bảo vệ dạ dày

Bismuth là thuốc bảo vệ niêm mạc có tác dụng bao bọc ổ loét. Tác dụng chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày nhưng lại không có tác động đến niêm mạch bình thường của dạ dày. Thuốc có tác dụng tại chỗ, tạo hàng rào bảo vệ tránh sự ăn mòn của acid dạ dày.

Cơ chế: Sau khi uống vào dạ dày, Bismuth tạo tủa với acid dạ dày. Đồng thời, tại ổ loét, quá trình phân giải protein giải phóng ra các sản phẩm giáng vị. Hai sản phẩm này sẽ liên kết với nhau dưới dạng phức hợp chelat, tạo thành một lớp màng bao phủ toàn bộ ổ loét. Lớp màng này có tác dụng ngăn ngừa tác dụng của cả pepsin và enzyme phân giải trong dịch vị.

Ngoài ra, Bismuth còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori(80-90% trường hợp loét dạ dày, tá tràng được báo cáo là có sự hiện diện của vi khuẩn). Khi dùng đơn trị liệu, tỷ lệ diệt được vi khuẩn HP của bismuth đạt được là 20%, tỷ lệ này tăng lên đáng kể khi phối hợp với các thuốc ức chế bơm proton (khoảng 95%).

Thuốc tác dụng ngay trên đường tiêu hóa, rất ít hấp thu.

Chỉ định:

Bismuth được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Loét dạ dày- tá tràng
  • Kết hợp với các thuốc khác trong phác đồ diệt Helicobacter Pylori.
  • Dự phòng tái phát loét tá tràng.

Liều dùng và cách dùng:

Liều dùng: 120mg/ lần x 2-4 lần/ ngày, mỗi đợt điều trị kéo dài 4-8 tuần.

Không khuyến cáo sử dụng Bismuth để điều trị duy trì, nên dừng thuốc 1 tháng giữa mỗi đợt điều trị

Cách dùng: bismuth nên được uống trước bữa ăn (khoảng 15-30 phút).

Lưu ý: Các thuốc như antacid, thuốc kháng thụ thể H2 làm giảm hiệu quả của Bismuth trong điều trị nhưng lại tăng tác dụng điều trị khi kết hợp với các thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên, gợi ý cho thấy sự tăng nguy cơ độc tính nếu dùng liệu pháp hai thuốc này.

Tác dụng không mong muốn: Khi sử dụng Bismuth ghi nhận dấu hiệu đen vòm miệng và phân, biến màu răng. Tuy nhiên, sẽ cải thiện và có khả năng khôi phục sau khi ngừng điều trị Bismuth.

>>>Xem thêm: 10 Cách Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn

2.4 Rebamipide

Rebamipide là một chất tương tự như acid của quinolinone. Đây là thuốc bảo vệ dạ dày bảo vệ các tế bào hiện có và thay thế các mô đã mất, hoạt động theo cơ chế:

  • Bảo tồn mô hiện giúp đảm bảo và tăng cường bài tiết chất nhầy, tăng nồng độ PGE2 và PGI2 trong dạ dày. 
  • Tăng lưu lượng máu đến niêm mạc ruột thông qua tác dụng kích thích quá trình sinh tổng hợp oxit nitric. Hạn chế xuất hiện sự kết dính của các bạch cầu đa nhân trung tính, ức chế quá trình tổng hợp E-selectin nên giảm phản ứng viêm.
  • Loại bỏ các gốc tự do sinh ra từ phản ứng oxi hóa khử.
  • Kích thích sự hồi phục của Shh, chất này cần thiết cho quá trình biệt hóa tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày, tăng cường tổng hợp các yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) và các thụ thể EGF. Những thành phần này chính là nguyên liệu tham gia vào quá trình hình thành thành mạch, tăng sản xuất mô hạt và biểu mô hóa quá trình lành vết thương.

Chỉ định:

Rebamipide được sử dụng trong trường hợp:

  • Viêm, loét dạ dày, tá tràng, viêm niêm mạc dạ dày lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Cải thiện tình trạng khó tiêu, chướng bụng chức năng.
  • Phối hợp với các thuốc khác trong điều trị loét đại tràng.
  • Kết hợp với thuốc ức chế bơm proton trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản và dự phòng loét dạ dày do thuốc NSAIDs.

Liều lượng: Người lớn 100mg/lần x 3 lần/ngày, dùng liên tục trong 7-14 ngày.

Tác dụng không mong muốn: Rebamipide là thuốc bảo vệ dạ dày hiệu quả và an toàn nhất, tỷ lệ xuất hiện phản ứng phụ chỉ chiếm khoảng 0,54% số bệnh nhân sử dụng. các tác dụng ngoại ý thường nhẹ và có thể thay đổi bằng cách hiệu chỉnh liều. Các triệu chứng chủ yếu là táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn. Hiện tượng quá mẫn hay phát ban chỉ thấy dưới 1% bệnh nhân.

 

2.5 Gastropulgite

Gastropulgite là thuốc vừa có tác dụng bảo vệ dạ dày vừa có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư thừa. Với thành phần chính gồm Attrapulgite Mormoiron ở dạng hoạt hóa và Gel Aluminnium hydroxide, Magnesi Cacbonat ở dạng khô. Gastropulgite có khả năng tạo hệ đệm trung hòa, tác dụng kháng acid mà không gây hiện tượng tăng tiết acid hồi ứng. Đồng thời, Gastropulgite cũng tạo thành một lớp màng nhày bảo phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày, bảo vệ tránh khỏi sự tác động của các yếu tố tấn công và tạo điều kiện thuận lợi cho sự lienf sẹo của niêm mạc dạ dày và thực quản. Ngoài ra, Gastropulgite còn có tác dụng kích thích sinh chất nhày, cầm máu và chống loét hoặc loét trên niêm mạc dạ dày.

Chỉ định:

Gastropulgite được chỉ định sử dụng trong các trường sau:

Liều dùng và cách dùng:

-Người lớn: uống mỗi ngày 2-4 gói.

Trẻ em mỗi ngày uống 1 gói, chia thành 2-3 lần/ ngày. Có thể xem xét tăng liều tùy thuốc vào lứa tuổi của trẻ hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn.

Cách dùng:

 Thuốc Gastropulgite dạng bột pha hỗn dịch uống nên đường uống là đường dùng thích hợp nhất. Bạn nên pha thuốc với nước đun sôi để nguội.

Uống thuốc trước hoặc sau bữa an. Gastropulgite có tác dụng cắt nhanh cơn đau nên có thể uống ngay khi xuất hiện triệu chứng đau.

Tác dụng không mong muốn:

Thành phần của Gastropulgite có chứa Aluminium, có khả năng hấp thu nhất định, tuy  nhiên khi dùng kéo dài làm tăng nguy cơ giảm nồng độ Phospho. Do vạy, không lạm dụng thuốc trong điều trị.

 

3. Các biện pháp nào hỗ trợ thuốc bảo vệ dạ dày?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào để giúp làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc bảo vệ dạ dày?

Các thực phẩm cần thiết và nên tránh giúp hỗ trợ thuốc bảo vệ dạ dày

Các thực phẩm cần thiết và nên tránh giúp hỗ trợ thuốc bảo vệ dạ dày

Bạn nên cần xây dựng chế độ ăn bình thường đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nhiều vitamin, chất xơ, ăn thực phẩm dễ tiêu, chia thành nhiều bữa trong ngày.

Xây dựng thời khóa biểu lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, không thức khuya. Không để bản thân quá đói, ăn đúng bữa. Có thể bổ sung thêm các bữa phụ trong ngày, chia thành nhiều bữa, không nên hoạt động mạnh sau khi ăn. Nghỉ ngơi ít nhất là 30 phút sau ăn.

Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích thích dạ dày như cay, nóng. Trong quá trình điều trị bằng thuốc bảo vệ dạ dày, nên ăn các loại thực phẩm lỏng, mềm, thanh đạm, dễ tiêu hóa như cháo.

Cai thuốc lá giúp ổ loét nhanh chóng liền sẹo.

Tránh lạm dụng các thuốc như aspirin, NSAIDs, corticoid trong thời gian dài. 

Tái khám tại các cơ sở y tế thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm bệnh.

Chế độ ăn như thế nào giúp hỗ trợ khắc phục các tác dụng ngoại ý của thuốc bảo vệ dạ dày Sucralfat, Rebamipide?

Trong quá trình điều trị bằng thuốc sucralfat bạn có thể gặp một số phản ứng phụ, đặc biệt là táo bón. Hôm nay, chuyên gia Scurma Fizzy sẽ giới thiệu đến cho bạn một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón do Sucralfat:

-Bổ sung tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, củ quả như bơ, bắp cải, dâu tây, mâm xôi, việt quất, chuối, táo,…

– Thường xuyên uống nước, đủ 2 lít nước mỗi ngày.

– Tăng cường thể dục thể thao, luyện tập sức khỏe.

– Mỗi ngày dành thời gian đi vệ sinh hợp lý, cố định trong ngày. Loại bỏ thói quen nhịn đại tiện

– Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, nhiều chất béo, đồ ăn chiên rán,… gây khó tiêu hóa, chướng bụng.

>>>Xem thêm: Chua Benh Da Day Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến thuốc bảo vệ dạ dày mà bạn nên biết trước khi lựa chọn sử dụng. Thuốc bảo vệ dạ dày có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp lập lại cân bằng tại dạ dày, hạn chế các tổn thương niêm mạc dạ dày do sự mất cân bằng, tránh các biến chứng tại dạ dày, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa. Đồng thời, các thuốc bảo vệ dạ dày giúp giảm nhanh cơn đau trong loét dạ dày tá tràng, thuốc tác dụng tại chỗ nên đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc hoặc để biết thêm thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091 để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhất. Rất vui khi bạn đến quan tâm đến chủ đề này.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091