Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tuổi, Cách Chăm Sóc Và Điều Trị An Toàn

Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tuổi, Cách Chăm Sóc Và Điều Trị An Toàn

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi là một trong những bệnh lý khiến cho bậc cha mẹ đau đầu và lo lắng khi chăm sóc con. Đây là một căn bệnh phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu do thói quen chăm con tưởng chừng như vô hại của cha mẹ. Tìm hiểu các kiến thức về trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi cách chăm sóc và điều trị an toàn cho bé để phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xuất phát từ căn bệnh này. 

1. Tìm hiểu trào ngược dạ dày ở trẻ là gì? Có đáng lo không?

Trào ngược dạ dày hay có tên khác là trào ngược thực quản là tình trạng thức ăn và dịch tiêu hóa thay vì đi theo con đường thông thường là từ thực quản đi xuống dạ dày thì nó sẽ từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Do cơ vòng thực quản gặp vấn đề, không kịp thời đóng lại để ngăn thức ăn và dịch tiêu hóa trào ngược lên trên. Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa mãn tính gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn với tỉ lệ rất cao.

Đối với trẻ em, nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày có thể là xuất phát từ sinh lý hoặc bệnh lý, tuỳ từng loại mà ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ là khác nhau. Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi là tình trạng phổ biến và thường gặp nhất có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ.

2. Phân loại nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

nguyen-nhan-trao-nguoc

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi, nhưng người ta thường chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

2.1. Nguyên nhân sinh lý gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

Các yếu tố sinh lý làm tăng nguy cơ làm cho trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ 2 tuổi chưa ổn định: Trẻ 2 tuổi có hệ tiêu hóa còn non và thường xuất hiện những rối loạn bất thường khi có tác động xảy ra. Đây là nguyên nhân khiến cho acid dịch vị của trẻ trào ngược lên dạ dày do xuất hiện những co thắt lạ có trong dạ dày làm đẩy thức ăn lên trên. 
  • Cơ vòng thực quản chưa phát triển hoàn chỉnh: Cơ vòng thực quản giữ đảm nhiệm vai trò mở ra khi có thức ăn xuống và đóng vào để ngăn thức ăn trào ngược lên trên, giữ thức ăn ở lại bên trong dạ dày để dần tiêu hóa. Tuy nhiên, khi cơ quan này chưa hoàn thiện thì đôi khi cơ chế đóng mở sẽ bị rối loạn và không hoạt động như bình thường, khiến cho thức ăn và dịch vị có nhiều cơ hội để trào ngược lên trên. 
  • Vận động ngay sau khi ăn: 2 tuổi là độ tuổi trẻ rất hiếu động hay thích chạy nhảy nô đùa. Chạy nhảy nô đùa ngay sau khi ăn sẽ tạo áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ và tăng cường nguy cơ trẻ bị trào ngược dạ dày. 
  • Nằm uống sữa, uống sữa không đúng tư thế: Đây là một thói quen khi cho con ăn rất phổ biến ở các bà mẹ khi cho con ăn hay bú nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ trẻ bị trào ngược dạ dày. Ở trẻ 2 tuổi, hệ tiêu hóa còn chưa ổn định nên cơ thắt của dạ dày vẫn còn yếu, tâm vị không được khép lại như bình thường sau khi ăn thức ăn nên dễ trào ngược lên thực quản hoặc bị nôn, trớ khi cho ăn không đặt đúng tư thế. Nôn trớ thường xảy ra 15-20 phút sau khi trẻ ăn hoặc bú bình. Tình trạng này sẽ làm cho cuống họng của trẻ đau dẫn tới việc trẻ khó nuốt thức ăn và từ đó bỏ ăn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên hiện tượng này đôi lúc có thể nhầm lẫn với việc trẻ bị nôn do bú quá no hoặc sữa và thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ làm trẻ không chịu ăn. Một số trẻ bị trào ngược dạ dày nhẹ không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của trẻ: vẫn lên cân đều đặn, không biếng ăn. Thì đây mới chỉ là giai đoạn nhẹ của bệnh nên các bà mẹ cũng không cần quá lo lắng, khi lớn lên dạ dày sẽ co thắt tốt hơn và trẻ sẽ tự khỏi bệnh theo thời gian mà không có biến chứng kèm theo. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh diễn biến nhiều lần trong ngày, trẻ biếng ăn, chậm lên cân, thường xuyên cáu kỉnh và quấy khóc… Cha mẹ nên đưa con đi khám để chẩn đoán đúng bệnh, không nên xem nhẹ, điều trị kịp thời cho trẻ để không gây ra triệu chứng trầm trọng hơn. 
nam-uong-sua-trao-nguoc-da-day-o-tre-2-tuoi

Nằm uống sữa là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

  • Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ: Những thực phẩm dầu mỡ được ăn thường xuyên không tốt cho sức khỏe của bé. Các bà mẹ cũng chú ý đến việc nấu thức ăn không nên cho quá nhiều gia vị hay không sử dụng những loại sữa không phù hợp với tuổi của bé.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

Bên cạnh nguyên nhân sinh lý, có nhiều trường hợp trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày là do nguyên nhân bệnh lý. Khi đó, việc khắc phục và điều trị bệnh sẽ phức tạp hơn nhiều. Một số nguyên nhân bệnh lý gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi thường bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: Các cơ quan là dạ dày và tá tràng của trẻ sẽ bị tổn thương, hình thành nên những viêm loét ở vùng niêm mạc.
  • Mắc các dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành: một số trẻ bị mắc bệnh bẩm sinh, làm cho các cơ quan có trong ổ bụng bị trồi lên lồng ngực tạo ra những lỗ khuyết làm cho trào ngược dạ dày nghiêm trọng.
  • Sa dạ dày: Là một bệnh lý mà vị trí của dạ dày bị sa xuống thấp hơn so với bình thường, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
  • Ngoài ra còn một số bệnh lý khác làm cho trẻ bị trào ngược dạ dày như: hen phế quản, bại não, nhiễm trùng toàn thân…

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Là Gì

3. Biểu hiện, triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có thể dễ dàng nhận thấy dựa trên các triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ buồn nôn hoặc trớ chủ yếu bằng đường miệng và có thể cả ở mũi khi ăn
tre-buon-non-tro

Trẻ buồn nôn, trớ do trào ngược dạ dày

  • Trẻ thường xuyên la hét, cáu kỉnh, quấy khóc, buổi đêm khó ngủ và ngủ không sâu giấc
  • Trẻ nhẹ cân, không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng do hệ tiêu hóa rối loạn. Một số trẻ gặp tình trạng nặng hơn là suy dinh dưỡng. 
  • Một số biểu hiện ở đường hô hấp như ho, khó thở, thở khò khè khi ngủ 
  • Hơi thở hôi, có mùi khó chịu: Thức ăn bị trào ngược lên thực quản làm cho khí bị đẩy lên kèm theo. Gây nên tình trạng ợ hơi, ợ chua làm cho hơi thở từ miệng có mùi khó chịu.
  • Đau thượng vị: Đây là một tình trạng phổ biến ở trào ngược dạ dày và đau dạ dày. Phần thượng vị ở trên ổ bụng và dưới ngực đau rát, lẩm nhẩm, khó chịu.
  • Khó nuốt thức ăn: Do thức ăn cọ xát vào thành thực quản làm cho cuống họng của trẻ bị đau rát, dẫn tới trẻ khó nuốt, lười ăn.
  • Răng bị mòn: Acid dịch vị cùng các enzym, vi sinh vật lên men bị trào ngược lên, làm men răng của trẻ bị bào mòn.

4. Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có gây ra biến chứng nguy hiểm không?

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị sớm nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ nên phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị triệt để giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng sau đây: 

  • Các biến chứng về tiêu hóa: Trẻ dễ bị các bệnh về tiêu hóa, viêm loét dạ dày thực quản ở nhiều mức độ khác nhau ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng. Có thể dẫn đến bệnh nặng như barrett thực quản, tình trạng kích thích niêm mạc thực quản làm cho tế bào lót dưới của thực quản bị ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư biểu mô tuyến thực quản. Hầu hết người bị barrett thực quản đều có tiền sử bị trào ngược dạ dày. 
  • Các biến chứng về hô hấp: Trẻ thường bị thở khò khè khi ngủ hay có tình trạng ho kéo dài, ho khan. Khi chữa trị triệu chứng thông thường sẽ khó đáp ứng và chữa khỏi. Yếu tố này còn liên quan trực tiếp đến bệnh hen suyễn thường gặp ở trẻ em.
  • Các biến chứng về răng miệng hay tai-mũi-họng: Trẻ bị trào ngược dạ dày do nguyên nhân bệnh lý dễ gây ra các bệnh về phổi, khí quản,…có thể dẫn đến tình trạng viêm tai, viêm xoang mũi, răng trẻ bị bào mòn bởi các vi khuẩn hay acid trào ngược trong dạ dày.
  • Các biến chứng về thần kinh và hành vi: Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng lâu dần sẽ gây rối loạn lên hệ thần kinh và hành vi của trẻ.
tre-bieng-an

Trẻ biếng ăn

5. Chăm sóc và điều trị cho trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày như thế nào? 

5.1. Thực đơn dành cho trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày

5.1.1. Trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Trào ngược dạ dày là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Song song với việc điều trị cho trẻ, thì thức ăn trẻ ăn hàng ngày cũng tác động trực tiếp vào các cơ quan tiêu hóa. Nên việc điều trị kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh. Cha mẹ nên chú ý đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho dạ dày như sau: 

trao-nguoc-da-day-o-tre-2-tuoi-an-gi

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi nên ăn gì?

  • Rau củ xanh: Kết hợp các loại rau củ vào trong bữa ăn của trẻ là một cách rất hiệu quả để làm tình trạng của bệnh giảm nhẹ do rau củ chứa một lượng vitamin và chất xơ rất lớn, có lợi để giảm acid dịch vị. Các bậc phụ huynh có thể chế biến rau củ bằng cách nghiền, xay ra nấu cùng cháo, bột để cho trẻ dễ tiêu hóa. Một số loại rau củ có tác dụng tích cực chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi là súp lơ, bắp cải,…
  • Các loại đậu, đỗ: Khi nấu cháo hay sữa kết hợp với các loại đậu, đỗ không những ngon miệng, đổi vị cho trẻ mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi khi chữa trào ngược dạ dày. Trong đỗ đậu chữa nhiều chất xơ và amino acid giúp trung hòa lượng acid có trong dạ dày, giảm bớt tình trạng trào ngược do rối loạn co thắt bên trong dạ dày.
  • Thịt nạc: Cung cấp nhiều chất đạm cho cơ thể và làm giảm lượng acid dịch vị. Cha mẹ nên chọn những loại thịt ít béo và mỡ khi chế biến. 
  • Chuối: Đây được coi là một trong những trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chuối cũng giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, tăng cường hệ vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. 
  • Các loại yến mạch: Yến mạch cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày
  • Sữa: Cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể và là thực phẩm được các bé rất yêu thích. Khi cho con uống sữa, cha mẹ cũng nên chú ý không nên để trẻ uống sữa quá nóng hay quá lạnh. Uống sữa lúc bụng đói hay mới ngủ dậy cũng không tốt cho dạ dày của trẻ. 
  • Sữa chua: Sữa chua chứa probiotic là một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Nhưng nên tránh cho trẻ ăn sữa chua lúc đang đói và cha mẹ nên sử dụng các loại sữa chua ít đường để giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ.
  • Bánh mì: Khả năng thấm hút rất tốt của bánh mì giúp giảm lượng acid dịch vị trào ngược. 

>>>Xem thêm: Trẻ Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

5.1.2. Trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày kiêng ăn gì?

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm có lợi trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi. Cha mẹ cũng nên nghiên cứu những thực phẩm không tốt và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh để hạn chế sử dụng trong thực đơn của trẻ

  • Thực phẩm chứa nhiều acid như các loại dưa muối, hoa quả chua…sẽ làm cho lượng acid trong dạ dày tăng lên cao và khiến cho trào ngược dạ dày diễn biến trầm trọng hơn. Bậc cha mẹ khi thấy con bị nôn trớ thì thường lo lắng việc trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng và hay bổ sung các loại hoa quả, trái cây chứa nhiều vitamin C để tăng cường. Tuy nhiên việc lạm dụng điều này làm cho tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn do lượng acid trong các hoa quả đấy làm tăng cường acid có trong dạ dày. 
  • Đồ ăn giàu mỡ, cay nóng: Đây là thực phẩm nên kiêng kị trong bệnh trào ngược dạ dày. Do chất béo làm cho khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể khó khăn hơn, làm chướng bụng và ợ hơi ợ chua tăng nguy cơ gây ra bệnh trào ngược dạ dày. Nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn cay xào để giảm triệu chứng của bệnh.
  • Ăn nhiều muối hoặc nhiều đường: Cho trẻ ăn nhiều các loại bánh kẹo làm tăng lượng đường có trong cơ thể của trẻ. Muối và đường sẽ làm gia tăng acid có trong dạ dày và là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày. Vì vậy cha mẹ không nên cho quá nhiều gia vị vào trong thức ăn của bé.
  • Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hay đồ uống có gas: Các chất độc hại này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, làm cho tình trạng trào ngược dạ dày trở nên vô cùng nghiêm trọng.

5.2. Đâu là cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi?

5.2.1. Sử dụng các loại thuốc Tây y theo đơn của bác sĩ

Việc sử dụng thuốc Tây y tuy mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng đôi khi lại mang đến tác dụng phụ cho trẻ vì cơ thể trẻ vốn rất non nớt và nhạy cảm. Trong trường hợp cần thiết các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc có chứa alginates, thuốc ức chế bơm proton giúp giảm lượng acid do dạ dày tiết ra, thuốc đối kháng thụ thể H2 ngăn chặn tiết acid, thuốc prokinetic được sử dụng để làm tăng co bóp thực quản và tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới giúp làm rỗng dạ dày để điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tùy tiện đi mua thuốc và sử dụng thuốc đúng liều, tránh trường hợp không sử dụng khi thấy tình trạng bệnh đã giảm.

su-dung-thuoc-tay-y

Sử dụng thuốc Tây y theo đơn

5.2.2. Điều trị trào ngược dạ dày bằng các bài thuốc từ dân gian

Các bài thuốc từ dân gian để chữa trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi rất an toàn và ít có tác dụng phụ nên hay được các bà mẹ tin dùng. Tuy nhiên lưu ý khi sử dụng thuốc dân gian cần sự kiên nhẫn và duy trì trong khoảng thời gian dài mới thấy rõ sự hiệu quả. 

  • Nghệ vàng: Tinh chất curcumin có trong nghệ vàng có tác dụng làm giảm trào ngược dạ dày rất tốt vì nó có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây ra các biến chứng của dạ dày. Có thể dùng công thức sau để chế biến nghệ vàng cho trẻ ăn với nguyên liệu là mật ong và bột nghệ. Sử dụng 1 thìa bột nghệ và 1 thìa mật ong nguyên chất, trộn đều thành một hỗn hợp sệt dùng để cho trẻ uống. Hoặc có thể vo thành những viên nhỏ cho trẻ ăn. 
nghe-vang-giup-dieu-tri-trao-nguoc-da-day

Nghệ vàng giúp điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

  • Trà gừng: Uống trà gừng ấm giúp điều hòa co bóp dạ dày, làm giảm đi triệu chứng của trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi. Có thể pha trà với một ít mật ong để trẻ dễ uống hơn. Mật ong cũng có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng và giúp bảo vệ niêm mạc của dạ dày tránh những tác nhân gây tổn thương. Không nên dùng gừng khi trẻ bị sốt hoặc cảm nắng vì sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn. 
  • Lá bạc hà: Khi sử dụng để ăn, lá bạc hà sẽ làm triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên sử dụng lá bạc hà để thoa là một cách dùng để giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày rất tốt. Với nguyên liệu là tinh dầu bạc hà và một muỗng dầu ô liu, trộn lại với nhau cha mẹ sẽ có một hỗn hợp dùng để xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bụng của trẻ. Nên sử dụng thường xuyên hỗn hợp này 2 lần một ngày. 
  • Nha đam: Gọt sạch vỏ nha đam, dùng phần thịt bên trong xay nhuyễn trên máy xay sinh tố. Cho trẻ uống nước sau khi đã xay trước bữa ăn 10 phút để giảm trào ngược dạ dày. 
nha-dam-dieu-tri-trao-nguoc

Nha đam điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ

5.2.3. Phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật khi trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi là tình huống rất hiếm khi xảy ra. Nhưng khi gặp trường hợp bệnh rất trầm trọng và nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng thì bác sĩ sẽ đề nghị ngay 1 cuộc phẫu thuật để giúp ngăn ngừa biến chứng và hậu quả khôn lường sau đó. 

Cuộc phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp có các triệu chứng như: trẻ thường xuyên nôn mửa, tình trạng suy dinh dưỡng, sụt cân xuất hiện trầm trọng và có tác nhân kích thích nghiêm trọng trong thực quản.

Phẫu thuật trào ngược dạ dày thường được thực hiện thông qua phẫu thuật nội soi. Bác sĩ có thể khôi phục lại cơ thắt thực quản dưới LES và ngăn chặn tình trạng trào ngược.Phẫu thuật bao đáy vị được sử dụng chủ yếu với cách thức là phần trên của dạ dày bọc quanh thực quản đoạn xa để giúp thắt chặt cơ thắt thực quản dưới. Tuy rất hiệu quả nhưng phẫu thuật này cũng để lại những biến chứng cho trẻ. Khi trẻ nôn có thể gây đau đớn và khó nuốt khi cơ thắt này quá chặt.

5.3. Một số mẹo chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày

Đa số trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi bắt nguồn từ những nguyên nhân sinh lý thường sẽ tự khỏi sau khoảng 3 tuổi và không cần điều trị bằng phương pháp phức tạp. Khi đó bắt đầu việc chăm sóc, phối hợp điều chỉnh dinh dưỡng, chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp hạn chế được tình trạng nôn, trớ, các triệu chứng của bệnh. Cha mẹ có thể áp dụng 1 số mẹo chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày dưới đây để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn:

5.3.1. Các loại gối chống trào ngược là sự lựa chọn tốt cho trẻ

su-dung-goi-chong-trao-nguoc-da-day

Sử dụng các loại gối chống trào ngược

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi hay xảy ra vào ban đêm, thời điểm mà trẻ đang ngủ, do vậy có một chiếc gối chống trào ngược lúc này sẽ là “vị cứu tinh” cho căn bệnh. Loại gối này giúp nâng vùng thực quản và cổ họng cao lên so với vùng dạ dày, giảm hiện tượng trào ngược từ đó giảm các triệu chứng của bệnh như nôn, ói, ở hơi… Nhưng các mẹ lưu ý chỉ nên ưu tiên chọn những loại gối có độ nghiêng từ 15 đến 20 độ, chất lượng gối mềm mại để bảo đảm cho trẻ có giấc ngủ ngon, không bị quá cao gây nên cảm giác khó chịu.

5.3.2. Mát-xa cho vùng bụng của trẻ

Mát-xa là biện pháp tốt giúp cơ hoành của trẻ đang căng được kéo giãn ra mục đích giúp cải thiện các hoạt động ở bên trong dạ dày, hoạt động tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, giảm được trào ngược dạ dày. Cha mẹ có thể dùng 1 ít dầu oliu hoặc dầu dừa để xoa nhẹ nhàng lên vùng bụng của bé. Có thể áp dụng hình thức này 5-10 phút mỗi ngày tuy nhiên không nên xoa bóp sau khi cho trẻ ăn no hoặc uống sữa. 

5.3.3. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. 

Trẻ 2 tuổi nếu còn bú bình thì không nên để trẻ bú quá no, quá nhiều trong vòng một lần mà cha mẹ nên chia thành nhiều lần. Khi bế, ẵm con không ngửa đầu bé ra đằng sau vì có thể gây ra hiện tượng sữa sặc vào phổi nguy cơ dẫn đến tử vong. Nên cho con ăn những thức ăn đặc và dễ tiêu hóa. Có nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, mỗi bữa thì không nên ép bé ăn quá nhiều. 

Tránh cho trẻ ăn lại ngay sau khi vừa nôn vì lúc đó dịch vị trong dạ dày đã bị mất hết, khi đó bé tuy ăn nhưng cũng không tiêu hóa ngay được. Cho trẻ súc miệng sau khi nôn để rửa sạch miệng và lưỡi và ngừng ăn 1-2 tiếng rồi hẵng cho ăn lại. Nên cho bé uống thêm nước ấm bổ sung lại lượng nước vừa bị mất theo nôn, trớ. Thức ăn mà bị sặc lên mũi trẻ thì cha mẹ nên vệ sinh khoang mũi, hút mũi, miệng để tránh tình trạng viêm đường hô hấp xảy ra ở trẻ. 

Các bậc cha mẹ cũng có thể sử dụng các loại sữa công thức dành riêng cho bé bị trào ngược dạ dày để bổ sung các chất xơ có trong các loại thực phẩm để giúp bé không bị ảnh hưởng bởi dịch vị có trong dạ dày, duy trì được độ sệt của sữa vào trong dạ dày để bé sẽ giảm nôn trớ.

Không nên cho trẻ vừa ăn xong đã nằm, mà nên để trẻ nghỉ ngơi 30 phút. Lúc ngủ nên điều chỉnh tư thế của bé để bé nằm nghiêng đầu sang một bên để khi bé nôn, trớ thức ăn sẽ không chảy ngược vào trong họng và mũi mà thức ăn sẽ chảy ra ngoài. Bố mẹ nên nằm cạnh và thỉnh thoảng dậy theo dõi bé lúc ngủ để khi bé nôn, trớ trong khi ngủ còn có thể phát hiện kịp thời tránh nguy cơ tắc thở dẫn đến tử vong.

5.3.4. Cung cấp chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hợp lý, lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh là một phần rất quan trọng trong điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, các trứng . Ngoài ra, bổ sung thêm các loại hoa quả, trái cây tươi vào bữa ăn hàng ngày để cung cấp vitamin tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của trẻ. 

5.3.5. Giúp trẻ có thói quen sinh hoạt lành mạnh

Đồng hồ sinh học hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến mức độ của các bệnh và góp phần giảm thiểu các triệu chứng. Bậc phụ huynh nên lưu ý không nên để trẻ mặc quần áo bó sát nhất là bó vào vùng bụng sẽ gây ra sự khó chịu cho trẻ, ưu tiên những trang phục rộng rãi và thoáng mát. Không để trẻ nhỏ thức khuya hay ngủ không đủ giấc vì rối loạn đến đồng hồ sinh học của bé. Cho trẻ rèn luyện thể thao để tăng cường sức khỏe. 

giup-tre-co-thoi-quen-sinh-hoat-lanh-manh

Giúp trẻ có thói quen sinh hoạt lành mạnh, hợp lý

>>>Xem thêm: Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em Cho Các Bậc Cha Mẹ

6. Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi được tiến hành như thế nào? 

Khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ hỏi cha mẹ về triệu chứng của bé, và đồng thời sẽ tiến hành thăm khám chẩn đoán lâm sàng. Trong trường hợp trẻ vẫn khỏe mạnh, tăng cân đều đặn và bình thường, thì những khám xét sâu hơn thì thường sẽ không cần thiết.

Khi có những dấu hiệu và cần khám bệnh sâu hơn, bác sĩ có thể chỉ định những kĩ thuật và xét nghiệm sau:

  • Siêu âm: đây phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện tình trạng hẹp môn vị trong dạ dày của trẻ.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm loại trừ và phân biệt với các nguyên nhân gây ra tình trạng nôn khác để tránh nhầm lẫn, định hướng hoặc nhận diện xem đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nôn tái diễn liên tục ở trẻ và chậm tăng cân.
  • Đo độ pH của thực quản: phương pháp này để tiến hành đo mức độ acid ở thực quản trẻ 2 tuổi, bác sĩ đặt một ống nhỏ vào thực quản trẻ qua đường mũi hay miệng và ống này được nối với thiết bị được dùng để đo nồng độ chính xác acid có trong thực quản . Trẻ có thể sẽ cần phải nhập viện điều trị để chuẩn bị cho việc thực hiện kĩ thuật như thế này.
  • Chụp X-quang: Trước khi chụp trẻ sẽ nuốt Barium (một loại chất cản quang) và được soi ở máy chụp X-quang. Những hình ảnh thu được từ việc chụp này có thể giúp phát hiện ra các bất thường tổn thương trong ống tiêu hóa của trẻ, hay chẳng hạn như việc tắc nghẽn ống tiêu hóa. .
  • Nội soi đường tiêu hóa trên: cho một loại ống nội soi mềm (có trang bị camera và đèn ở đầu ống) để đưa vào cơ thể từ miệng xuống thực quản, dạ dày và phần đầu tiểu tràng. Khi thực hiện quá trình này, bác sĩ có thể lấy các mẫu mô để làm xét nghiệm. Đối với trẻ khi còn nhỏ, quá trình nội soi đường tiêu hóa trên sẽ hay được tiến hành sau khi đã gây mê trẻ. Hình ảnh các tổn thương được thu lại và quan sát trên màn hình. Các vết tổn thương dù nhỏ cũng có thể tìm thấy dựa trên việc sử dụng phương pháp này.

7. Khi thấy những dấu hiệu nào cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức?

Để tránh tình trạng của bệnh xấu và có những biến chứng khó lường, khi thấy các dấu hiệu sau, các bậc cha mẹ phụ huynh nên sắp xếp để đưa trẻ đi đến phòng khám ngay lập tức: 

  • Đi khám ngay khi nhìn thấy máu hoặc dịch mật màu xanh trong dịch nôn của trẻ.
  • Khi trào ngược dạ dày làm trẻ có cảm thấy nghẹt thở và ngưng thở trên 10 giây.

Ngoài ra khi thấy các tình trạng của bệnh cha mẹ cũng không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám để có thể chẩn đoán sớm và điều trị được bệnh. 

  • Khi trẻ chuyển từ trớ sang nôn ói kéo dài
  • Đã sử dụng những biện pháp cơ bản nhưng tình trạng vẫn không giảm
  • Trẻ chậm tăng cân và suy dinh dưỡng 
  • Các yếu tố khác xảy ra trong quá trình chăm sóc cho trẻ 

Trên đây là một số thông tin về trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi theo Scurma Fizzy. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay có câu hỏi nào cần lời giải đáp kĩ hơn về trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi hãy liên ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp những khúc mắc của bạn về trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi và đồng hành cùng bạn trong các vấn đề này. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091